CON CHÓ NHÀ NGHÈO, ĐẾN THỞ CŨNG SAI

CON CHÓ NHÀ NGHÈO, ĐẾN THỞ CŨNG SAI

Hôm trước ngày Bến Tre giãn cách xã hội, mẹ tôi vừa kịp đón Maika về nhà sau hơn 15 ngày nằm viện điều trị ở phòng khám thành phố Bến Tre cách nhà tôi 20km. Xã và huyện nhà không đủ điều kiện về bác sĩ thú y cũng như y tế để có thể cứu Maika khỏi cơn thập tử nhất sinh khi sinh khó, con chết lưu, phẫu thuật một lần nhưng nhiễm trùng ổ bụng. Mẹ tôi bồng bế em qua tận phòng khám tỉnh, “vượt tuyến” để mong cầu sự sống cho em. Chi phí điều trị, phẫu thuật nạo vét nhiễm trùng ổ bụng chiếm hết toàn bộ tháng lương của một cô giáo về hưu, mẹ không tiếc, mẹ không nghĩ nhiều, chỉ âu yếm nói với em “Maika là cục cưng bạc triệu của mẹ”. 

Sẽ có nhiều người nói những câu rằng “trời ơi, sao sang quá”, hay “có con mèo thôi mà làm thấy ghê”, “làm như nhà giàu lắm, bày đặt cưng chó mèo”, “nhiêu đó tiền giúp được bao nhiêu người”… Nhưng họ sẽ không bao giờ biết đến những điều đẹp đẽ Maika đã đem lại cho mẹ tôi. Những ngày mà chúng tôi – những đứa con của mẹ xa nhà, những đêm mà chúng tôi không hề biết rằng mẹ lên  huyết áp, thì Maika biết và Maika luôn luôn bên cạnh mẹ, chỉ cần mẹ nói “Maika tối nay ngủ với mẹ cho mẹ đỡ sợ nhen”.

Họ sẽ không thể nào biết được, sự ôm ấp vuốt ve giữa người và động vật sẽ đem lại được sự cân bằng và giúp con người có thể bình tâm trở lại. Những đêm khó khăn với mẹ, chỉ có Maika túc trực ở cạnh đêm ngày. Họ sẽ không thể nào biết được sự thông minh của Maika. Những ngày đầu mới ở viện về, còn nguyên chỉ khâu. Mẹ cho nằm ổ riêng vì chưa tắm rửa được sợ em còn đau. Sau một tuần, em lén lên giường nằm. Mẹ mới nói “thôi chưa có tắm rửa, còn hôi rình, chỉ còn chưa cắt kìa, không có cho lên nằm trên giường”. Thế là em cúi xuống bụng, giật tưng chỉ khâu cho đứt ra, để được tắm, được lên giường ngủ, mẹ tôi ngăn lại, lấy kéo cắt chỉ đi mới thôi không cắn bừa vào bụng nữa. Và hàng triệu những hành động tranh giành yêu thương, giận hờn, nịnh nọt khác mà tôi dám chắc đến gương mặt lạnh lùng nhất cũng có thể mỉm cười khi nhìn thấy những hành động của em.

Họ không biết được những điều này và không bao giờ biết được, bởi vì trong tư duy và suy nghĩ của họ thiếu mất một điều mà con người nên có: đó chính là tình thương thực sự. Khiếm khuyết này sẽ là điều hối tiếc vô cùng trong đời sống của một con người khi không bao giờ có được tình thương từ những đứa trẻ như Maika. 

Lẽ ra tôi không bao giờ phán xét hay nói gì thêm đến vấn đề này, cũng không tranh luận với những con người không có khả năng thấu cảm, bởi có tranh cãi đến rách miệng cũng không bao giờ khiến họ chấp nhận điều họ sai. Những vụ việc đau lòng xảy ra ở huyện Trần Văn Thời, Cà Mau đã thực sự khiến tôi và bạn bè, cộng đồng căm phẫn đến đỉnh điểm. 

Những người ra phán quyết đối với 15 đứa trẻ không tấc sắt trong tay thế kia có bao giờ biết đến cảm nghĩ, sự đau khổ của hai vợ chồng anh Hùng khi đối mặt với cái chết đến một cách thô bạo của những đứa trẻ họ đã xem như con ruột, đã nuôi nấng 7-8 năm trời, vào những ngày nghèo khổ nhất có thể nhịn ăn để nhường cho chúng hay không? Họ có mảy may nghĩ đến sang chấn tâm lý sẽ đeo đẳng cả đời của hai vợ chồng, những ray rứt không cách nào thoát ra được, luôn luôn dằn vặt bản thân mình rằng “biết vậy, mình ở lại, đói nghèo cũng được, miễn là còn sống bên cạnh nhau?”. Họ có bù đắp được không?

Chặng đường về quê lánh dịch đầy gian khổ của cả gia đình 2 người và 15 đứa trẻ kia và cái kết đầy đau đớn ấy chỉ chứng minh được một điều: cổ tích chỉ là do con người viết ra và lừa bịp nhau thôi. Anh chị ấy đã xem 15 chú chó như con cái trong nhà, bỏ lại hết những gì vướng víu chỉ để chở 15 đứa trẻ về quê, có cái ăn trong mùa dịch. Trên chiếc xe cà tàng, cũ nát ấy, những đứa trẻ lông mượt mà, mập mạp, sạch sẽ, tươi vui đủ biết là anh chị chủ đã yêu thương và chăm sóc đến nhường nào. Cái sự nghèo của anh chị đong đầy và giàu lắm những tình thương, tình người và trách nhiệm. Đã cưu mang thì không bỏ rơi bất kỳ đứa con nào. Bao nhiêu hi vọng đoàn viên sau những ngày gian khổ trong dịch giờ đây chỉ còn lại nỗi phẫn uất, đau đớn, dằn vặt, nước mắt ân hận vì cuộc “di trú” đầy máu và tang thương. Cuộc sống sau này như vậy, sống có dài đi nữa cũng chẳng thể đủ đầy. Tiền bạc bây giờ có nhiều đi nữa cũng không thể bù đắp. 

Những người đã gây ra tình cảnh này dẫu có tụng niệm đến bao nhiêu không thể xóa nhòa được tội lỗi đã gây ra đau đớn khôn cùng cho đồng loại của mình và cả những sinh linh không có sức kháng cự. Hậu quả của một quyết định liên quan đến sinh mạng đã không còn cách nào cứu vãn nổi. Khái niệm “thế nào là sinh mạng?”cái khác nhau giữa đồ vật và sinh mạng, không phải chỉ có con người mới có sinh mạng có lẽ nên được phổ cập đầy đủ hơn cho thế hệ trẻ con sau này. 

Con người chúng ta hơn con robot ở chỗ, robot được lập trình, chỉ chạy theo lập trình, con robot không theo lập trình chỉ có thể bị phá hủy nếu không thể sửa được nữa, còn con người có tư duy linh hoạt. Con người làm chủ được tình huống, xử lý được tình huống mới thể hiện được trí tuệ và tình thương của mình. Chỉ cần có tình thương thì mọi chuyện lớn nhỏ đều có cách giải quyết. Tại sao không thể sắp xếp chỗ ở cách ly cho chúng trong giai đoạn nghi ngờ? Tại sao khiến chúng chết đi trong phẫn uất, đau đớn tột cùng như vậy? Trong ánh mắt lúc ra đi của chúng, chỉ còn duy nhất nỗi sợ hãi về sự dã man, thô bạo của con người. Tại sao? Và tại sao? Chúng tôi, những người xót đau cho số phận của gia đình này vẫn chưa hết bàng hoàng và cứ mãi loay hoay kiếm tìm cho mình một câu trả lời trong bất lực.  

Xin hãy ghi nhớ cho rằng “Sự vĩ đại và tiến bộ đạo đức của một quốc gia có thể được đánh giá qua cách họ đối xử với động vật” (Mahatma Gandhi). 

Chỉ hy vọng tất cả trẻ con ở đất nước chúng ta sau này được học và hiểu thấu đáo cái gọi là nhân tính, nhân văn, cách sống có tình thương, trách nhiệm, cách sống có lương tâm, cách sống có lương tri của một con người.

Những người lên tiếng bênh vực, xin đừng lấy lí do còn nghèo, còn nhiều bất cập và chưa đầy đủ để biện minh, để thỏa hiệp một cách lạc quan đầy tiêu cực như vậy nữa. Nghèo không có tội, hèn mới có tội. Mẹ tôi từng dạy “con người sống có thể nghèo nhưng sống phải có thể diện, nghèo nhưng bộ đồ mặc dù không đẹp nhưng phải sạch, chừng nào còn lấy cái lí do nghèo để sống hèn thì chừng đó đừng mong khá hơn được. Thế giới này tiến bộ được là vì bản thân họ muốn tiến bộ, nên con đừng vì muốn sống hèn rồi lấy lí do nghèo để bao biện”. 

Bây giờ khi tất cả đã sai, mọi người chỉ cần một lời xin lỗi và giải pháp ngăn tình huống tương tự. Một lời xin lỗi nói ra khó lắm hay sao? Hay lương tâm chưa bao giờ biết cắn rứt? Chưa bao giờ biết cúi xuống để xa xót cho những mảnh đời khốn khổ đến khốn nạn?

Tôi muốn viết bài viết này để thay cho những kẻ không có tình thương XIN LỖI và cầu nguyện cho bước chân an lạc vào cõi vĩnh hằng của linh hồn 15 đứa trẻ lầm lạc khi đầu thai vào một đất nước mà những con chó nhà nghèo, đến hơi thở cũng sai này.

Tôi xin dùng câu của Bill Murray để thay lời kết “Tôi thận trọng với những người ghét chó, và tôi tin tưởng con chó khi nó không thích người nào đó”. 

LẠC NHIÊN

Hôm trước ngày Bến Tre giãn cách xã hội, mẹ tôi vừa kịp đón Maika về nhà sau hơn 15 ngày nằm viện điều trị ở phòng khám thành phố Bến Tre cách nhà tôi 20km. Xã và huyện nhà không đủ điều kiện về bác sĩ thú y cũng như y tế để có thể cứu Maika khỏi cơn thập tử nhất sinh khi sinh khó, con chết lưu, phẫu thuật một lần nhưng nhiễm trùng ổ bụng. Mẹ tôi bồng bế em qua tận phòng khám tỉnh, “vượt tuyến” để mong cầu sự sống cho em. Chi phí điều trị, phẫu thuật nạo vét nhiễm trùng ổ bụng chiếm hết toàn bộ tháng lương của một cô giáo về hưu, mẹ không tiếc, mẹ không nghĩ nhiều, chỉ âu yếm nói với em “Maika là cục cưng bạc triệu của mẹ”. 

Sẽ có nhiều người nói những câu rằng “trời ơi, sao sang quá”, hay “có con mèo thôi mà làm thấy ghê”, “làm như nhà giàu lắm, bày đặt cưng chó mèo”, “nhiêu đó tiền giúp được bao nhiêu người”… Nhưng họ sẽ không bao giờ biết đến những điều đẹp đẽ Maika đã đem lại cho mẹ tôi. Những ngày mà chúng tôi – những đứa con của mẹ xa nhà, những đêm mà chúng tôi không hề biết rằng mẹ lên  huyết áp, thì Maika biết và Maika luôn luôn bên cạnh mẹ, chỉ cần mẹ nói “Maika tối nay ngủ với mẹ cho mẹ đỡ sợ nhen”.

Họ sẽ không thể nào biết được, sự ôm ấp vuốt ve giữa người và động vật sẽ đem lại được sự cân bằng và giúp con người có thể bình tâm trở lại. Những đêm khó khăn với mẹ, chỉ có Maika túc trực ở cạnh đêm ngày. Họ sẽ không thể nào biết được sự thông minh của Maika. Những ngày đầu mới ở viện về, còn nguyên chỉ khâu. Mẹ cho nằm ổ riêng vì chưa tắm rửa được sợ em còn đau. Sau một tuần, em lén lên giường nằm. Mẹ mới nói “thôi chưa có tắm rửa, còn hôi rình, chỉ còn chưa cắt kìa, không có cho lên nằm trên giường”. Thế là em cúi xuống bụng, giật tưng chỉ khâu cho đứt ra, để được tắm, được lên giường ngủ, mẹ tôi ngăn lại, lấy kéo cắt chỉ đi mới thôi không cắn bừa vào bụng nữa. Và hàng triệu những hành động tranh giành yêu thương, giận hờn, nịnh nọt khác mà tôi dám chắc đến gương mặt lạnh lùng nhất cũng có thể mỉm cười khi nhìn thấy những hành động của em.

Họ không biết được những điều này và không bao giờ biết được, bởi vì trong tư duy và suy nghĩ của họ thiếu mất một điều mà con người nên có: đó chính là tình thương thực sự. Khiếm khuyết này sẽ là điều hối tiếc vô cùng trong đời sống của một con người khi không bao giờ có được tình thương từ những đứa trẻ như Maika. 

Lẽ ra tôi không bao giờ phán xét hay nói gì thêm đến vấn đề này, cũng không tranh luận với những con người không có khả năng thấu cảm, bởi có tranh cãi đến rách miệng cũng không bao giờ khiến họ chấp nhận điều họ sai. Những vụ việc đau lòng xảy ra ở huyện Trần Văn Thời, Cà Mau đã thực sự khiến tôi và bạn bè, cộng đồng căm phẫn đến đỉnh điểm. 

Những người ra phán quyết đối với 15 đứa trẻ không tấc sắt trong tay thế kia có bao giờ biết đến cảm nghĩ, sự đau khổ của hai vợ chồng anh Hùng khi đối mặt với cái chết đến một cách thô bạo của những đứa trẻ họ đã xem như con ruột, đã nuôi nấng 7-8 năm trời, vào những ngày nghèo khổ nhất có thể nhịn ăn để nhường cho chúng hay không? Họ có mảy may nghĩ đến sang chấn tâm lý sẽ đeo đẳng cả đời của hai vợ chồng, những ray rứt không cách nào thoát ra được, luôn luôn dằn vặt bản thân mình rằng “biết vậy, mình ở lại, đói nghèo cũng được, miễn là còn sống bên cạnh nhau?”. Họ có bù đắp được không?

Chặng đường về quê lánh dịch đầy gian khổ của cả gia đình 2 người và 15 đứa trẻ kia và cái kết đầy đau đớn ấy chỉ chứng minh được một điều: cổ tích chỉ là do con người viết ra và lừa bịp nhau thôi. Anh chị ấy đã xem 15 chú chó như con cái trong nhà, bỏ lại hết những gì vướng víu chỉ để chở 15 đứa trẻ về quê, có cái ăn trong mùa dịch. Trên chiếc xe cà tàng, cũ nát ấy, những đứa trẻ lông mượt mà, mập mạp, sạch sẽ, tươi vui đủ biết là anh chị chủ đã yêu thương và chăm sóc đến nhường nào. Cái sự nghèo của anh chị đong đầy và giàu lắm những tình thương, tình người và trách nhiệm. Đã cưu mang thì không bỏ rơi bất kỳ đứa con nào. Bao nhiêu hi vọng đoàn viên sau những ngày gian khổ trong dịch giờ đây chỉ còn lại nỗi phẫn uất, đau đớn, dằn vặt, nước mắt ân hận vì cuộc “di trú” đầy máu và tang thương. Cuộc sống sau này như vậy, sống có dài đi nữa cũng chẳng thể đủ đầy. Tiền bạc bây giờ có nhiều đi nữa cũng không thể bù đắp. 

Những người đã gây ra tình cảnh này dẫu có tụng niệm đến bao nhiêu không thể xóa nhòa được tội lỗi đã gây ra đau đớn khôn cùng cho đồng loại của mình và cả những sinh linh không có sức kháng cự. Hậu quả của một quyết định liên quan đến sinh mạng đã không còn cách nào cứu vãn nổi. Khái niệm “thế nào là sinh mạng?”cái khác nhau giữa đồ vật và sinh mạng, không phải chỉ có con người mới có sinh mạng có lẽ nên được phổ cập đầy đủ hơn cho thế hệ trẻ con sau này. 

Con người chúng ta hơn con robot ở chỗ, robot được lập trình, chỉ chạy theo lập trình, con robot không theo lập trình chỉ có thể bị phá hủy nếu không thể sửa được nữa, còn con người có tư duy linh hoạt. Con người làm chủ được tình huống, xử lý được tình huống mới thể hiện được trí tuệ và tình thương của mình. Chỉ cần có tình thương thì mọi chuyện lớn nhỏ đều có cách giải quyết. Tại sao không thể sắp xếp chỗ ở cách ly cho chúng trong giai đoạn nghi ngờ? Tại sao khiến chúng chết đi trong phẫn uất, đau đớn tột cùng như vậy? Trong ánh mắt lúc ra đi của chúng, chỉ còn duy nhất nỗi sợ hãi về sự dã man, thô bạo của con người. Tại sao? Và tại sao? Chúng tôi, những người xót đau cho số phận của gia đình này vẫn chưa hết bàng hoàng và cứ mãi loay hoay kiếm tìm cho mình một câu trả lời trong bất lực.  

Xin hãy ghi nhớ cho rằng “Sự vĩ đại và tiến bộ đạo đức của một quốc gia có thể được đánh giá qua cách họ đối xử với động vật” (Mahatma Gandhi). 

Chỉ hy vọng tất cả trẻ con ở đất nước chúng ta sau này được học và hiểu thấu đáo cái gọi là nhân tính, nhân văn, cách sống có tình thương, trách nhiệm, cách sống có lương tâm, cách sống có lương tri của một con người.

Những người lên tiếng bênh vực, xin đừng lấy lí do còn nghèo, còn nhiều bất cập và chưa đầy đủ để biện minh, để thỏa hiệp một cách lạc quan đầy tiêu cực như vậy nữa. Nghèo không có tội, hèn mới có tội. Mẹ tôi từng dạy “con người sống có thể nghèo nhưng sống phải có thể diện, nghèo nhưng bộ đồ mặc dù không đẹp nhưng phải sạch, chừng nào còn lấy cái lí do nghèo để sống hèn thì chừng đó đừng mong khá hơn được. Thế giới này tiến bộ được là vì bản thân họ muốn tiến bộ, nên con đừng vì muốn sống hèn rồi lấy lí do nghèo để bao biện”. 

Bây giờ khi tất cả đã sai, mọi người chỉ cần một lời xin lỗi và giải pháp ngăn tình huống tương tự. Một lời xin lỗi nói ra khó lắm hay sao? Hay lương tâm chưa bao giờ biết cắn rứt? Chưa bao giờ biết cúi xuống để xa xót cho những mảnh đời khốn khổ đến khốn nạn?

Tôi muốn viết bài viết này để thay cho những kẻ không có tình thương XIN LỖI và cầu nguyện cho bước chân an lạc vào cõi vĩnh hằng của linh hồn 15 đứa trẻ lầm lạc khi đầu thai vào một đất nước mà những con chó nhà nghèo, đến hơi thở cũng sai này.

Tôi xin dùng câu của Bill Murray để thay lời kết “Tôi thận trọng với những người ghét chó, và tôi tin tưởng con chó khi nó không thích người nào đó”. 

LẠC NHIÊN

AI KHÔNG THÍCH TẾT?

  Khuôn khổ của một đứa trẻ ngoan  Gần đến Tết, tâm trạng của em cứ lên xuống thất thường. Em sắp được về nhà với vòng tay mẹ sau một năm xa nhà miệt mài học tập. Em nhớ mẹ, nhớ cha, nhớ cả đứa em gái “mít ướt, đụng đâu khóc đó”. Em nhớ những bữa ăn gia đình quây...

TÌM NGƯỜI TỐT HƠN ANH

Tôi nhớ một buổi tối nọ, cô bạn tôi sau khi uống say mèm, đã gục mặt vào lòng tôi và rơi những giọt nước mắt vừa bất lực, vừa đau đớn vì mới chia tay bạn trai sau ba năm gắn bó. Cô ấy nức nở rằng: “Anh ấy bảo tao hãy tìm người tốt hơn. Nhưng anh đâu biết rằng tao sẽ...

NGÔN NGỮ TÌNH YÊU TIẾT LỘ ĐIỀU GÌ VỀ BẢN THÂN BẠN

Thế nhưng, tiến sĩ Gary Chapman đã khiến chúng ta lầm tưởng khi ngụ ý rằng các nhóm ngôn ngữ tình yêu đều ngang bằng nhau. Thực chất, mỗi ngôn ngữ tình yêu đều ẩn chứa những ý nghĩa riêng biệt. Thời gian chất lượng (Quality Time) Thời gian chính là tài sản quý giá...

CON GÁI CỦA MẸ!

“Tôi không thích mẹ càm ràm nhưng lại không thể phớt lờ chúng. Tôi ghét bản thân không thể tốt hơn để mẹ được hạnh phúc. Tôi sợ nếu mình sai phạm thì mẹ sẽ thất vọng.  Không biết từ khi nào, những suy nghĩ về cảm nhận của mẹ luôn là mối bận tâm của tôi. Thậm chí có...

ĐỂ CON ĐƯỢC “HƯỚNG NGOẠI”

  Chị mải miết đi tìm “niềm vui sống của cuộc đời”. Chị có một công việc mà bao người ao ước, một người chồng đẹp trai và có ý chí vươn lên, hai đứa con chăm ngoan, học giỏi và một tâm hồn trống rỗng. Cuộc đời chị là một chuỗi ngày lên kế hoạch, hành động, đạt...

GIẢI TỎA CĂNG THẲNG

  Trạng thái căng thẳng trong cuộc sống chính là “kẻ thù không đội trời chung” đối với mọi người. Ngay khi cảm giác này xuất hiện, nhiều người sa lầy vào mục tiêu loại bỏ nó nhưng lại không nhận ra rằng chính điều này lại khiến tâm trạng của mình tồi tệ hơn. Thật...

RANH GIỚI TRONG NHỮNG MỐI QUAN HỆ

  Thiết lập ranh giới trong các mối quan hệ là cách tuyệt vời để các mối quan hệ phát triển lành mạnh. Nhiều người cảm thấy việc này không cần thiết với niềm tin rằng nếu ai đó yêu thương họ, người đó nên biết kỳ vọng của họ là gì và ranh giới của họ là gì. Điều...

GIAO TIẾP TRONG TÌNH YÊU

  Anh ơi, em mệt mỏi quá! Sao thế? … Thôi, không có gì đâu! Ừ. Vậy em nghỉ ngơi cho khỏe. Khi nào em thấy ổn hơn thì mình nói chuyện sau nhé. Anh không hiểu em gì cả! Anh đúng là một kẻ vô tâm. Kịch bản quen thuộc ở nhiều cặp đôi này có lẽ bạn cũng dễ đoán được...

AI KHÔNG THÍCH TẾT?

  Khuôn khổ của một đứa trẻ ngoan  Gần đến Tết, tâm trạng của em cứ lên xuống thất thường. Em sắp được về nhà với vòng tay mẹ sau một năm xa nhà miệt mài học tập. Em nhớ mẹ, nhớ cha, nhớ cả đứa em gái “mít ướt, đụng đâu khóc đó”. Em nhớ những bữa ăn gia đình quây...

CHIẾN THẮNG TRONG CUỘC HẸN ĐẦU TIÊN

  Có thể bạn sẽ không tin, nhưng trong cuộc hẹn hò đầu tiên, một người đàn ông thường chỉ mất khoảng 60 giây để quyết định xem anh ta có muốn có cuộc hẹn thứ hai với bạn không. Thật vậy ư? Chắc chắn rồi! Những khoảnh khắc cực kỳ quan trọng như thế này luôn xảy ra...

KHOẢNG CÁCH NÀO CHO TÌNH YÊU

Tôi có hai anh bạn cứ gặp nhau là than phiền về cô vợ của mình và ao ước rằng vợ của mình giống vợ người kia.  Anh Lâm ngán ngẩm với cô vợ kiểm soát và lệ thuộc quá mức vào mình. Mỗi buổi sáng thức dậy, anh sẽ phải dành ra mười lăm phút để liệt kê chi tiết lịch trình...

TÌM NGƯỜI TỐT HƠN ANH

Tôi nhớ một buổi tối nọ, cô bạn tôi sau khi uống say mèm, đã gục mặt vào lòng tôi và rơi những giọt nước mắt vừa bất lực, vừa đau đớn vì mới chia tay bạn trai sau ba năm gắn bó. Cô ấy nức nở rằng: “Anh ấy bảo tao hãy tìm người tốt hơn. Nhưng anh đâu biết rằng tao sẽ...

NỢ EM HAI TIẾNG “HÔN NHÂN”

Tình yêu mù quáng hay cạm bẫy của tình yêu phần lớn là do chính người trong cuộc tạo ra vì chưa bao giờ bạn chấp nhận sự thật rằng anh không yêu bạn chân thành. Có trăm ngàn lý do để anh còn rong ruổi bên ngoài chẳng hạn như là do còn trẻ, bị hấp dẫn bởi những cái mới...

MỘT CUỘC HÔN NHÂN BỀN VỮNG

Nhiều người cho rằng “Hôn nhân là nấm mồ của tình yêu”, bởi có những cặp đôi dù yêu nhau vô cùng sâu đậm nhưng sau khi về chung một nhà không lâu thì lại quyết định chia lìa đôi ngả. Vốn dĩ, hôn nhân không phải đích đến của tình yêu, mà là khởi đầu cho một hành trình...

NGƯỜI CŨ TÌM VỀ

Người xưa có câu “tình cũ không rủ cũng về”, để nói về những mối tình không trọn vẹn, thường làm con người ta dằn vặt, để một ngày ta muốn dang tay ôm lấy cái quá khứ, muốn bù đắp cho người cũ cũng vì ngày đó ta vội vàng đánh mất nhau. Nhưng có phải đó là ta đang yêu...