CÒN CHÚT TÌNH NÀO CHO EM

CÒN CHÚT TÌNH NÀO CHO EM

Có rất nhiều người trong chúng ta đã từng một lần trong đời say nắng hay thầm thương trộm nhớ một người mà lòng chẳng bao giờ dám tỏ. Cũng bởi sợ lời chối từ của người yêu, cũng lo ta mất đi cái tình vừa chớm nở hay vì sĩ diện nên thôi đành ngó lơ dù rằng tim ai cũng đã từng lỡ nhịp. Những dùng dằng trong việc nói lên tâm sự đơn phương không chỉ làm đau nhói trái tim người trong cuộc mà đôi lúc cũng gây ra lắm bẽ bàng cho người may mắn được yêu. 

Yêu mà chẳng thể nói nên lời

Chuyện tình yêu, ham muốn vốn dĩ rất phức tạp, là thứ rất khó kiểm soát, và cũng chẳng ai cắt nghĩa được lý do tại sao ta yêu nhau, hay chẳng ai có thể phân định rạch ròi tốt-xấu, đúng-sai. Người bạn say nắng dù biết chẳng đến được với nhau nhưng một khi cảm xúc đã lên tiếng thì lý trí chỉ biết lủi thủi đi về lẻ bóng. 

Còn nhớ, trong một buổi nói chuyện chuyên đề, Phượng Liên đã nghẹn ngào tâm sự: “Theo cô, khi một người chồng nằm im quên hết mọi thứ, anh ấy quên luôn cả sự tồn tại của người vợ, rồi người vợ yêu một người đàn ông khác, thì người vợ có được xem là kẻ phản bội không?”

Nước mắt Liên vừa kịp khóc cho người chồng quá cố thì bản thân cũng cảm thấy xấu hổ vì đã thầm yêu kẻ khác. Nỗi cô đơn cùng những năm tháng quạnh hiu bên chồng khiến cô thèm một câu hỏi han và một ai đó quan tâm đến mình. Đến khi gặp Thịnh đưa vợ bị bệnh chết não vào nằm cùng tầng với chồng Liên thì cả hai mới có dịp tâm tình lúc trống trải.

Rồi vợ Thịnh cũng ra đi sau đó, đàn ông chưa kịp 50 đã thành góa vợ, đàn bà mới 40 cũng ra góa chồng. Liên qua lại chăm sóc anh và dặn dò những lúc cô không có mặt. Tình cảm lớn dần theo năm tháng nhưng đợi hoài mà Thịnh chẳng ngỏ một lời. Anh còn bận tiếc thương người vợ quá cố. Anh yêu cô ấy nhiều đến nỗi ngay cả những lúc mặn nồng cũng gọi tên cô.  Liên thấy mình có lỗi nhưng sao cô không thể níu giữ trái tim mình, càng không thể bỏ mặc anh một mình trong hiu quạnh.

Ngõ tối đàn bà

Liên nói chị thèm được như những người đàn bà có chồng vẹn nguyên. Thi thoảng được chồng gọi tên, lắm lúc anh say xỉn đi về kì kèo, giận hờn rồi mắng mỏ. Trong cái nắng chói chang của miền Đông Nam Bộ, giữa những bạt ngàn, chị ước gì có ai đó túm lấy mình, rồi ghì chặt một cái cho chị thấy mình còn tỉnh. Nói vậy chứ, cái chị thèm cũng rất đỗi đàn bà, chỉ là có ai đó nghe mình hỉ hả chuyện đời mỗi lần dắt xe về tới cửa. 

Bất cứ cảnh nào có chồng có vợ hiện diện là chị tủi thân. Lấy chồng từ khi ra trường đến nay đã hơn mười năm vậy mà hết năm năm anh sống đời thực vật. Cũng là tình yêu mà lấy nhau, anh đi công trình rồi chẳng may bị giàn giáo đè trúng rồi thành ra cái cây chẳng nghĩ suy, quên mất vợ tên gì. Anh cứ í ới gọi tên ai đó mà chớ hề kêu tên chị. Trong những lần thèm được như vợ người ta, chị lén gọi anh tỉnh lại mà cũng như không. Chị khóc, bĩu môi rồi càm ràm một mình. Có lần Thịnh bắt gặp, hình như anh thấy mình trong nỗi đau đàn bà đó. Anh muốn san sẻ nên vội vàng hôn lấy hôn để người đàn bà chẳng phải vợ mình để biết cả hai còn tồn tại. Thành thực mà nói, anh thèm đàn bà chứ chẳng yêu ai khác ngoài vợ mình.

Sẽ có người trách Thịnh sao lại sớm phản bội vợ, gieo vào lòng người đàn bà thèm yêu một hạt giống yêu đương chẳng thể đâm chồi. Có người lại chỉ trích đàn bà không biết thủy chung trong lúc chồng bệnh hoạn lại để tình riêng phản bội lại mình. Bởi không ai trong chúng ta biết được khi nào là lần cuối cùng, chỉ đến khi đi đến giới hạn của sự biệt ly, của những nỗi đau kéo dài theo năm tháng khi đó ta mới có thể đồng cảm, và rồi biết quý yêu người ở hiện tại.

Cần bao lâu để vượt qua sự mất mát

Theo các nghiên cứu tâm lý, khi ai đó mất đi người mình thương yêu thì cần từ 6 tháng đến 2 năm để họ nguôi ngoai, nhưng nỗi đau thì vẫn âm ỉ những ngày sau đó, có khi đến suốt cuộc đời vì còn phụ thuộc vào tình cảm đó sâu đậm thế nào.

Anh đến với Liên trong những rối bời và gần kề với sự mất mát. Người anh đầu ấp tay gối đã ra đi vĩnh viễn trong sự tiếc nuối của gia đình sau những ngày bạo bệnh. Anh mất đi một người yêu, người vợ, người tri kỷ, người mà anh đã từng muốn sống trọn đời. Còn Liên với chừng ấy thời gian tưởng như gục ngã vì một mình đi về, phải gánh gồng cả những nỗi cô đơn. Lúc cô thờ ơ muốn buông bỏ cái hạnh phúc cá nhân nhất thì Thịnh lại đến như một cơn mưa rào tưới mát cả sa mạc. 

Cô đơn, những năm tháng lạnh lẽo gối chăn, sự phẫn uất, nuối tiếc, sự lãnh đạm, mong mỏi người mình yêu sống lại, nhưng rồi tất cả lịm chết trong im lặng là động cơ để Thịnh và Liên tìm đến nhau. Nhiều người đàn ông như Thịnh sẽ chọn tình dục, rượu, thuốc lá để thoát khỏi cảm xúc đau buồn của mối quan hệ hiện tại. Còn đàn bà như Liên sẽ khao khát một sự kết nối trong tâm hồn để phản kháng và chạy trốn cảnh trống vắng, một mình.

Sẽ tốt hơn nếu Liên ngừng suy nghĩ đến những gì đã trải qua vì giây phút đó chỉ làm cô thêm nặng lòng trước sự quay lưng của Thịnh. Tập trung cho hiện tại, và cho bản thân mình nhiều hơn là những đau khổ, dằn vặt. Không có đàn ông vô tâm, chỉ có điều đàn ông chỉ quan tâm tới những người phụ nữ có giá trị bên cạnh họ. Và bạn cũng sẽ là một người phụ nữ có nhiều hơn sự quan tâm đó nếu bạn biết yêu thương bản thân mình. Nhưng khi bạn đã đủ yêu thương và thấu hiểu người đàn ông đó mà anh vẫn cứ thờ ơ, lãnh đạm thì có nghĩa là đã đến lúc bạn nên nghĩ đến việc tìm một người đàn ông khác phù hợp hơn.

Cuộc sống vẫn luôn tràn đầy những điều ngoài ý muốn. Chẳng ai biết được ngày mai sẽ ra sao hay trong những điều ngoài ý muốn cái nào sẽ đến trước. Lúc chúng ta còn mãi đang trách cứ chồng vợ mình thì ngoài kia, đâu đó còn có những người đến cơ hội nổi nóng cuối cùng cũng chẳng có. Vậy nên, đã là vợ chồng hãy luôn yêu thương và trân trọng người bên cạnh, để khi chuyện gì xảy ra ta cũng không hối tiếc vì đã sống và nuôi dưỡng một tình yêu trọn vẹn.

MIA NGUYỄN

Có rất nhiều người trong chúng ta đã từng một lần trong đời say nắng hay thầm thương trộm nhớ một người mà lòng chẳng bao giờ dám tỏ. Cũng bởi sợ lời chối từ của người yêu, cũng lo ta mất đi cái tình vừa chớm nở hay vì sĩ diện nên thôi đành ngó lơ dù rằng tim ai cũng đã từng lỡ nhịp. Những dùng dằng trong việc nói lên tâm sự đơn phương không chỉ làm đau nhói trái tim người trong cuộc mà đôi lúc cũng gây ra lắm bẽ bàng cho người may mắn được yêu. 

Yêu mà chẳng thể nói nên lời

Chuyện tình yêu, ham muốn vốn dĩ rất phức tạp, là thứ rất khó kiểm soát, và cũng chẳng ai cắt nghĩa được lý do tại sao ta yêu nhau, hay chẳng ai có thể phân định rạch ròi tốt-xấu, đúng-sai. Người bạn say nắng dù biết chẳng đến được với nhau nhưng một khi cảm xúc đã lên tiếng thì lý trí chỉ biết lủi thủi đi về lẻ bóng. 

Còn nhớ, trong một buổi nói chuyện chuyên đề, Phượng Liên đã nghẹn ngào tâm sự: “Theo cô, khi một người chồng nằm im quên hết mọi thứ, anh ấy quên luôn cả sự tồn tại của người vợ, rồi người vợ yêu một người đàn ông khác, thì người vợ có được xem là kẻ phản bội không?”

Nước mắt Liên vừa kịp khóc cho người chồng quá cố thì bản thân cũng cảm thấy xấu hổ vì đã thầm yêu kẻ khác. Nỗi cô đơn cùng những năm tháng quạnh hiu bên chồng khiến cô thèm một câu hỏi han và một ai đó quan tâm đến mình. Đến khi gặp Thịnh đưa vợ bị bệnh chết não vào nằm cùng tầng với chồng Liên thì cả hai mới có dịp tâm tình lúc trống trải.

Rồi vợ Thịnh cũng ra đi sau đó, đàn ông chưa kịp 50 đã thành góa vợ, đàn bà mới 40 cũng ra góa chồng. Liên qua lại chăm sóc anh và dặn dò những lúc cô không có mặt. Tình cảm lớn dần theo năm tháng nhưng đợi hoài mà Thịnh chẳng ngỏ một lời. Anh còn bận tiếc thương người vợ quá cố. Anh yêu cô ấy nhiều đến nỗi ngay cả những lúc mặn nồng cũng gọi tên cô.  Liên thấy mình có lỗi nhưng sao cô không thể níu giữ trái tim mình, càng không thể bỏ mặc anh một mình trong hiu quạnh.

Ngõ tối đàn bà

Liên nói chị thèm được như những người đàn bà có chồng vẹn nguyên. Thi thoảng được chồng gọi tên, lắm lúc anh say xỉn đi về kì kèo, giận hờn rồi mắng mỏ. Trong cái nắng chói chang của miền Đông Nam Bộ, giữa những bạt ngàn, chị ước gì có ai đó túm lấy mình, rồi ghì chặt một cái cho chị thấy mình còn tỉnh. Nói vậy chứ, cái chị thèm cũng rất đỗi đàn bà, chỉ là có ai đó nghe mình hỉ hả chuyện đời mỗi lần dắt xe về tới cửa. 

Bất cứ cảnh nào có chồng có vợ hiện diện là chị tủi thân. Lấy chồng từ khi ra trường đến nay đã hơn mười năm vậy mà hết năm năm anh sống đời thực vật. Cũng là tình yêu mà lấy nhau, anh đi công trình rồi chẳng may bị giàn giáo đè trúng rồi thành ra cái cây chẳng nghĩ suy, quên mất vợ tên gì. Anh cứ í ới gọi tên ai đó mà chớ hề kêu tên chị. Trong những lần thèm được như vợ người ta, chị lén gọi anh tỉnh lại mà cũng như không. Chị khóc, bĩu môi rồi càm ràm một mình. Có lần Thịnh bắt gặp, hình như anh thấy mình trong nỗi đau đàn bà đó. Anh muốn san sẻ nên vội vàng hôn lấy hôn để người đàn bà chẳng phải vợ mình để biết cả hai còn tồn tại. Thành thực mà nói, anh thèm đàn bà chứ chẳng yêu ai khác ngoài vợ mình.

Sẽ có người trách Thịnh sao lại sớm phản bội vợ, gieo vào lòng người đàn bà thèm yêu một hạt giống yêu đương chẳng thể đâm chồi. Có người lại chỉ trích đàn bà không biết thủy chung trong lúc chồng bệnh hoạn lại để tình riêng phản bội lại mình. Bởi không ai trong chúng ta biết được khi nào là lần cuối cùng, chỉ đến khi đi đến giới hạn của sự biệt ly, của những nỗi đau kéo dài theo năm tháng khi đó ta mới có thể đồng cảm, và rồi biết quý yêu người ở hiện tại.

Cần bao lâu để vượt qua sự mất mát

Theo các nghiên cứu tâm lý, khi ai đó mất đi người mình thương yêu thì cần từ 6 tháng đến 2 năm để họ nguôi ngoai, nhưng nỗi đau thì vẫn âm ỉ những ngày sau đó, có khi đến suốt cuộc đời vì còn phụ thuộc vào tình cảm đó sâu đậm thế nào.

Anh đến với Liên trong những rối bời và gần kề với sự mất mát. Người anh đầu ấp tay gối đã ra đi vĩnh viễn trong sự tiếc nuối của gia đình sau những ngày bạo bệnh. Anh mất đi một người yêu, người vợ, người tri kỷ, người mà anh đã từng muốn sống trọn đời. Còn Liên với chừng ấy thời gian tưởng như gục ngã vì một mình đi về, phải gánh gồng cả những nỗi cô đơn. Lúc cô thờ ơ muốn buông bỏ cái hạnh phúc cá nhân nhất thì Thịnh lại đến như một cơn mưa rào tưới mát cả sa mạc. 

Cô đơn, những năm tháng lạnh lẽo gối chăn, sự phẫn uất, nuối tiếc, sự lãnh đạm, mong mỏi người mình yêu sống lại, nhưng rồi tất cả lịm chết trong im lặng là động cơ để Thịnh và Liên tìm đến nhau. Nhiều người đàn ông như Thịnh sẽ chọn tình dục, rượu, thuốc lá để thoát khỏi cảm xúc đau buồn của mối quan hệ hiện tại. Còn đàn bà như Liên sẽ khao khát một sự kết nối trong tâm hồn để phản kháng và chạy trốn cảnh trống vắng, một mình.

Sẽ tốt hơn nếu Liên ngừng suy nghĩ đến những gì đã trải qua vì giây phút đó chỉ làm cô thêm nặng lòng trước sự quay lưng của Thịnh. Tập trung cho hiện tại, và cho bản thân mình nhiều hơn là những đau khổ, dằn vặt. Không có đàn ông vô tâm, chỉ có điều đàn ông chỉ quan tâm tới những người phụ nữ có giá trị bên cạnh họ. Và bạn cũng sẽ là một người phụ nữ có nhiều hơn sự quan tâm đó nếu bạn biết yêu thương bản thân mình. Nhưng khi bạn đã đủ yêu thương và thấu hiểu người đàn ông đó mà anh vẫn cứ thờ ơ, lãnh đạm thì có nghĩa là đã đến lúc bạn nên nghĩ đến việc tìm một người đàn ông khác phù hợp hơn.

Cuộc sống vẫn luôn tràn đầy những điều ngoài ý muốn. Chẳng ai biết được ngày mai sẽ ra sao hay trong những điều ngoài ý muốn cái nào sẽ đến trước. Lúc chúng ta còn mãi đang trách cứ chồng vợ mình thì ngoài kia, đâu đó còn có những người đến cơ hội nổi nóng cuối cùng cũng chẳng có. Vậy nên, đã là vợ chồng hãy luôn yêu thương và trân trọng người bên cạnh, để khi chuyện gì xảy ra ta cũng không hối tiếc vì đã sống và nuôi dưỡng một tình yêu trọn vẹn.

MIA NGUYỄN

RỐI LOẠN GẮN BÓ LO ÂU

  Gắn bó (attachment) là nhu cầu sinh tồn cốt lõi của con người, hình thành từ những năm đầu đời khi trẻ tương tác với người chăm sóc chính. Tuy nhiên, khi mối gắn bó này bị gián đoạn hoặc tổn thương – như trong trường hợp trẻ bị cha mẹ bỏ mặc cho ông bà nuôi,...

RỐI LOẠN GẮN BÓ, SANG CHẤN VÀ SINH HỌC THẦN KINH

Rối loạn gắn bó, sang chấn và sinh học thần kinh: Khi hệ thần kinh học cách sống mà không cần kết nối Gắn bó là một trong những nhu cầu cơ bản và bẩm sinh của con người. Ngay từ khi mới sinh, não bộ và hệ thần kinh đã được lập trình để tìm kiếm sự an toàn thông qua...

CƠ THỂ, NÃO BỘ VÀ SỰ GỢI NHỚ HAM MUỐN

  Phản ứng tình dục là một quá trình tinh vi, không chỉ diễn ra ở cơ quan sinh dục mà là sự cộng hưởng giữa thân thể, cảm xúc, ký ức và nhận thức. Trong nhiều trường hợp, người trưởng thành – đặc biệt là những ai từng trải qua sang chấn, trầm cảm, căng thẳng kéo...

KHI TÌNH YÊU, SỰ TÔN TRỌNG KHÔNG LÀM TA HAM MUỐN

  Tính dục không đơn thuần là phản ứng sinh học, mà là một cấu trúc tâm lý phức tạp được định hình bởi cảm xúc, trải nghiệm cá nhân, chuẩn mực xã hội và các tầng sâu của vô thức. Một hiện tượng thường bị hiểu lầm là: vì sao nhiều nam giới gặp khó khăn trong việc...

KHI CON GÁI LỚN LÊN THIẾU VẮNG CHA

  Đối với nhiều cô gái, hình ảnh người cha là hình mẫu đầu tiên về sự an toàn, nâng đỡ và giới hạn. Khi sự hiện diện ấy bị thiếu vắng – do cha bỏ đi, nghiện ngập, thờ ơ, hoặc chết sớm – đứa trẻ không chỉ mất đi một người thân mà còn mất đi điểm tựa đầu tiên để...

RỐI LOẠN GẮN BÓ LO ÂU

  Gắn bó (attachment) là nhu cầu sinh tồn cốt lõi của con người, hình thành từ những năm đầu đời khi trẻ tương tác với người chăm sóc chính. Tuy nhiên, khi mối gắn bó này bị gián đoạn hoặc tổn thương – như trong trường hợp trẻ bị cha mẹ bỏ mặc cho ông bà nuôi,...

RỐI LOẠN GẮN BÓ, SANG CHẤN VÀ SINH HỌC THẦN KINH

Rối loạn gắn bó, sang chấn và sinh học thần kinh: Khi hệ thần kinh học cách sống mà không cần kết nối Gắn bó là một trong những nhu cầu cơ bản và bẩm sinh của con người. Ngay từ khi mới sinh, não bộ và hệ thần kinh đã được lập trình để tìm kiếm sự an toàn thông qua...

CƠ THỂ, NÃO BỘ VÀ SỰ GỢI NHỚ HAM MUỐN

  Phản ứng tình dục là một quá trình tinh vi, không chỉ diễn ra ở cơ quan sinh dục mà là sự cộng hưởng giữa thân thể, cảm xúc, ký ức và nhận thức. Trong nhiều trường hợp, người trưởng thành – đặc biệt là những ai từng trải qua sang chấn, trầm cảm, căng thẳng kéo...

KHI TÌNH YÊU, SỰ TÔN TRỌNG KHÔNG LÀM TA HAM MUỐN

  Tính dục không đơn thuần là phản ứng sinh học, mà là một cấu trúc tâm lý phức tạp được định hình bởi cảm xúc, trải nghiệm cá nhân, chuẩn mực xã hội và các tầng sâu của vô thức. Một hiện tượng thường bị hiểu lầm là: vì sao nhiều nam giới gặp khó khăn trong việc...

HỘI CHỨNG JEREMY – KHI TÌNH BẠN TRỞ NÊN ĐE DỌA

  Trong các mối quan hệ xã hội, đặc biệt là giữa bạn bè, chúng ta thường tin rằng tình cảm chân thành sẽ là nguồn hỗ trợ lớn lao trên hành trình phát triển cá nhân. Tuy nhiên, có những trường hợp mà chính bạn thân – người tưởng như luôn đồng hành – lại trở thành...

KHI CON GÁI LỚN LÊN THIẾU VẮNG CHA

  Đối với nhiều cô gái, hình ảnh người cha là hình mẫu đầu tiên về sự an toàn, nâng đỡ và giới hạn. Khi sự hiện diện ấy bị thiếu vắng – do cha bỏ đi, nghiện ngập, thờ ơ, hoặc chết sớm – đứa trẻ không chỉ mất đi một người thân mà còn mất đi điểm tựa đầu tiên để...

KHI ĐÀN ÔNG MÊ MASSAGE HƠN VỢ

  Trong một số mối quan hệ hôn nhân, không ít người vợ đau đớn khi phát hiện chồng mình có thói quen tìm đến các dịch vụ massage "happy ending". Điều này không chỉ là sự phản bội về mặt thể xác, mà còn mang đến cảm giác bị chối bỏ ở mức sâu sắc hơn: “Tại sao anh...

NHỮNG ĐỨA EM GÁI BỊ NGƯỢC ĐÃI TỪ ANH TRAI

Trong nhiều gia đình, đặc biệt là những gia đình Á Đông đặt nặng vai trò giới tính và thứ bậc, không ít cô gái lớn lên trong bóng tối của người anh trai – người được xem là “trụ cột tương lai” và thường được bênh vực vô điều kiện. Trong khi đó, những đứa em gái lại...

LIỆU PHÁP HYPNOSIS VISUALISATION TRONG TRỊ LIỆU TÂM LÝ

Hypnosis Visualisation (gợi hình trong trạng thái thôi miên) là một phương pháp trị liệu sử dụng trí tưởng tượng có hướng dẫn trong trạng thái thư giãn sâu hoặc trạng thái thôi miên nhẹ. Trong quá trình này, thân chủ được dẫn dắt tập trung vào các hình ảnh tích cực,...

NỖI SỢ Ở MỘT MÌNH

  Nỗi sợ ở một mình không đơn thuần là cảm giác cô đơn thoáng qua, mà với nhiều người trưởng thành, đó là một nỗi hoảng loạn hiện sinh – cảm giác như chính sự sống bị đe dọa khi không có ai bên cạnh. Những người sợ tách biệt khỏi gia đình, bạn đời hay người họ...