CON GÁI NÓI CÓ LÀ KHÔNG

CON GÁI NÓI CÓ LÀ KHÔNG

 

Được rồi, bạn có thể bực bội vì anh ấy đã không gọi cho bạn như đã hứa. Có lẽ bạn đang tức giận vì chàng hứa sẽ dành nhiều thời gian hơn cho việc hẹn hò nhưng thực tế chẳng thay đổi gì cả nếu không muốn nói là ngày càng tệ hơn. Chuyện này cũng dễ hiểu. Nếu anh ấy hứa đưa bạn đi chơi ở đâu đó hoặc làm điều gì đó đặc biệt cho bạn nhưng chưa bao giờ giữ lời, bạn có quyền tức giận. Ai lại không khó chịu vì những tình huống như vậy chứ?

Phụ nữ cần phải bắt đầu thể hiện sự không hài lòng của họ về những thiếu sót của cánh đàn ông theo hướng sẽ đem lại kết quả. Nếu anh ta không gọi như đã hứa và khiến bạn tức giận, lần sau khi anh ấy gọi, hãy thẳng thắn nói rằng bạn đang giận, giải thích lý do và hỏi anh ấy hướng xử lý vấn đề này. 

Đây là điều đúng đắn cần làm khi chàng vi phạm lần đầu tiên. Nhưng thường thì bản năng của phụ nữ trong tình huống này là không thèm nghe máy. “Anh ấy đã không gọi cho tôi như đã hứa, vậy thì tôi cũng sẽ không trả lời cuộc gọi của anh ấy.”

Đây chắc chắn là một việc sai lầm. Đúng là nếu chàng tinh ý một chút, anh ấy sẽ có thể đoán ra lý do vì sao bạn lại giận dỗi, nhưng hãy tự hỏi tại sao những lúc bực mình như thế bạn lại không thể chọn cách giải quyết vấn đề một cách trực tiếp hơn? Tại sao bạn hạ thấp giá trị của bản thân bằng cách cư xử theo kiểu của anh ấy?

Để rồi chàng cảm thấy rằng bạn đang muốn chơi trò “ăn miếng trả miếng”, hoặc vài người ngớ ngẩn đến mức nghĩ rằng bạn không nghe máy vì đang kẹt việc và bạn sẽ gọi lại sau khi thu xếp được. Sao bạn lại để anh ấy phải tự mình đọc suy nghĩ của mình? Sao phải mất thời gian vậy? Đơn giản chỉ cần nghe máy, nói rằng bạn đang rất giận vì lẽ ra anh phải gọi cho bạn như đã hứa, và trực tiếp hỏi rằng chàng tính làm sao để chuộc lỗi đây.

HỎI anh ấy đây có phải là cách cư xử thường xuyên của anh không, hay liệu anh có định thay đổi hay không. Nói rằng bạn không muốn cằn nhằn về một vấn đề nhiều lần, bạn muốn mọi chuyện rõ ràng ngay bây giờ. Nếu anh ấy không nói rằng mình sẽ thay đổi, bạn có thể ngay lập tức quyết định xem đây có phải là việc bạn có thể chịu đựng được hay không. 

Anh ấy không hề nói sẽ thay đổi, tức là bạn đừng trông đợi sự thay đổi. Và cũng đừng nổi giận khi anh ấy làm điều đó lần nữa. Bạn tất nhiên biết rõ những gì mình đã lựa chọn. Nhưng nếu anh ấy quả quyết là sẽ thay đổi nhưng rồi lại lặp lại sai lầm không lâu sau đó, bạn cần phải đưa ra quyết định về con đường mà mình chọn.

Chắc chắn rồi, bạn không thể bắt chàng gọi cho bạn, nhưng bạn có dự định không bao giờ nghe điện thoại của anh ấy nữa không? Nếu câu trả lời là không, vậy thì hãy nhấc máy lên. Giờ thì hãy nói với anh rằng cả hai đã thảo luận vấn đề này rất rõ ràng trước đó, rằng bạn không thể chấp nhận được hành động này nên bạn đang rất bối rối không hiểu TẠI SAO chàng lại làm điều đó lần nữa.

Và hỏi rằng nếu anh ấy thực sự không có ý định thay đổi thì tại sao lại làm mất thời gian của cả hai? Nói rằng bạn thậm chí đã rất ngạc nhiên khi anh ấy gọi lại cho bạn chỉ để biết rằng bạn sẽ nổi giận và gần như không muốn nói chuyện với anh ấy lần nữa. Vậy thì tại sao anh lại gọi cho bạn VÀO LÚC NÀY? Nói rằng lần sau bạn sẽ không nghe máy nữa, để khỏi phiền anh phải mất công gọi điện.

Bạn phải nói từng chút một về suy nghĩ và cảm nhận của mình và vẽ ra hậu quả của những hành động anh ấy làm. Sự suy đoán không có ích gì trong một mối quan hệ, và bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian khi không sa lầy vào trò chơi “trốn – tìm” trên điện thoại như thói hư của nhiều cô gái.

 Tất cả những gì bạn cần làm là trực tiếp trao đổi với anh ấy và nói chính xác những gì tôi đã viết phía trên. Làm như vậy bạn cũng không cho chàng biện minh rằng: “Anh có gọi cho em mà, nhưng em có thèm nghe máy đâu”.

Một khi bạn đã nói với anh ấy đến lần thứ ba rằng hành động của chàng là không thể chấp nhận được nhưng vẫn không có gì thay đổi, giờ là lúc bạn KHÔNG nghe máy nữa. Bạn đã chuẩn bị tâm lý cho chàng về chuyện này, và giờ là lúc để đối phương kiểm chứng rằng tác động của sự trừng phạt lớn như thế nào. 

Anh ta muốn thấy rằng bạn có làm những gì mình nói hay không. Nên giờ là lúc bạn KHÔNG THỂ nhận cuộc gọi của anh ấy. Nếu chuyện này vô cùng nghiêm trọng đối với bạn đến mức bạn đã cảnh báo anh ấy ngay từ đầu, việc không nghe máy của anh ấy sẽ không có gì khó khăn.

Quyết định dứt khoát có thể không dễ dàng như vậy. Nhưng rõ ràng đây là điều nên làm. Nếu chuyện này đã khiến bạn phải đi xa đến mức như vậy, thì rõ ràng rằng đây là một vấn đề bạn không thể chịu đựng được trong một mối quan hệ. Nhưng cần nhớ rằng một khi bạn đã làm ầm lên về một chuyện nào đó, hãy chắc rằng đó là một chuyện THỰC SỰ nghiêm trọng đối với bạn, và là thứ có thể khiến bạn sẵn sàng từ bỏ mối quan hệ. Hãy nói ĐÚNG những gì mình MUỐN.

Nếu bạn sẽ không chấm dứt mối quan hệ bởi vì anh ấy vứt quần áo bẩn bừa bãi trên sàn nhà, đừng nói ra điều đó. Thêm một thói quen xấu nữa của các cô nàng chính là tùy tiện nói ra lời chia tay, hoặc dùng nó làm công cụ đe dọa các chàng. Nhưng nếu như bạn thực sự sẽ chia tay khi bị phản bội, hãy mạnh dạn nói ra điều đó. Nếu bạn muốn người khác trân trọng giá trị của những gì bạn nói, hãy chắc chắn rằng những điều đó thực sự có giá trị, đừng bao giờ theo kiểu “con gái nói có là không”.

Sao anh ấy có thể tôn trọng lời nói của bạn nếu chính bản thân bạn còn không thực sự nghiêm túc? Bạn không thể trông đợi anh ấy “đi guốc trong bụng” bạn được. Bạn có giọng nói, hãy sử dụng nó, nhưng nhớ rằng “lời nói phải đi đôi với hành động”. 

Hãy nghĩ về điều này, bạn cũng muốn người yêu của mình nói ra những gì anh ấy thực sự mong muốn đúng không? Bạn có muốn tin tưởng những lời nói của anh ấy không? Bạn có muốn anh ấy là một người “chính nhân quân tử” không? Vậy thì bạn cũng nên chịu trách nhiệm tương tự với lời nói của mình, phải không nào? Hãy đối xử với người khác theo cách bạn muốn được đối xử trong một mối quan hệ. Hãy để chàng thấy rằng bạn không chỉ nói mà còn có thể làm nữa.

LILA

Được rồi, bạn có thể bực bội vì anh ấy đã không gọi cho bạn như đã hứa. Có lẽ bạn đang tức giận vì chàng hứa sẽ dành nhiều thời gian hơn cho việc hẹn hò nhưng thực tế chẳng thay đổi gì cả nếu không muốn nói là ngày càng tệ hơn. Chuyện này cũng dễ hiểu. Nếu anh ấy hứa đưa bạn đi chơi ở đâu đó hoặc làm điều gì đó đặc biệt cho bạn nhưng chưa bao giờ giữ lời, bạn có quyền tức giận. Ai lại không khó chịu vì những tình huống như vậy chứ?

Phụ nữ cần phải bắt đầu thể hiện sự không hài lòng của họ về những thiếu sót của cánh đàn ông theo hướng sẽ đem lại kết quả. Nếu anh ta không gọi như đã hứa và khiến bạn tức giận, lần sau khi anh ấy gọi, hãy thẳng thắn nói rằng bạn đang giận, giải thích lý do và hỏi anh ấy hướng xử lý vấn đề này. 

Đây là điều đúng đắn cần làm khi chàng vi phạm lần đầu tiên. Nhưng thường thì bản năng của phụ nữ trong tình huống này là không thèm nghe máy. “Anh ấy đã không gọi cho tôi như đã hứa, vậy thì tôi cũng sẽ không trả lời cuộc gọi của anh ấy.”

Đây chắc chắn là một việc sai lầm. Đúng là nếu chàng tinh ý một chút, anh ấy sẽ có thể đoán ra lý do vì sao bạn lại giận dỗi, nhưng hãy tự hỏi tại sao những lúc bực mình như thế bạn lại không thể chọn cách giải quyết vấn đề một cách trực tiếp hơn? Tại sao bạn hạ thấp giá trị của bản thân bằng cách cư xử theo kiểu của anh ấy?

Để rồi chàng cảm thấy rằng bạn đang muốn chơi trò “ăn miếng trả miếng”, hoặc vài người ngớ ngẩn đến mức nghĩ rằng bạn không nghe máy vì đang kẹt việc và bạn sẽ gọi lại sau khi thu xếp được. Sao bạn lại để anh ấy phải tự mình đọc suy nghĩ của mình? Sao phải mất thời gian vậy? Đơn giản chỉ cần nghe máy, nói rằng bạn đang rất giận vì lẽ ra anh phải gọi cho bạn như đã hứa, và trực tiếp hỏi rằng chàng tính làm sao để chuộc lỗi đây.

HỎI anh ấy đây có phải là cách cư xử thường xuyên của anh không, hay liệu anh có định thay đổi hay không. Nói rằng bạn không muốn cằn nhằn về một vấn đề nhiều lần, bạn muốn mọi chuyện rõ ràng ngay bây giờ. Nếu anh ấy không nói rằng mình sẽ thay đổi, bạn có thể ngay lập tức quyết định xem đây có phải là việc bạn có thể chịu đựng được hay không. 

Anh ấy không hề nói sẽ thay đổi, tức là bạn đừng trông đợi sự thay đổi. Và cũng đừng nổi giận khi anh ấy làm điều đó lần nữa. Bạn tất nhiên biết rõ những gì mình đã lựa chọn. Nhưng nếu anh ấy quả quyết là sẽ thay đổi nhưng rồi lại lặp lại sai lầm không lâu sau đó, bạn cần phải đưa ra quyết định về con đường mà mình chọn.

Chắc chắn rồi, bạn không thể bắt chàng gọi cho bạn, nhưng bạn có dự định không bao giờ nghe điện thoại của anh ấy nữa không? Nếu câu trả lời là không, vậy thì hãy nhấc máy lên. Giờ thì hãy nói với anh rằng cả hai đã thảo luận vấn đề này rất rõ ràng trước đó, rằng bạn không thể chấp nhận được hành động này nên bạn đang rất bối rối không hiểu TẠI SAO chàng lại làm điều đó lần nữa.

Và hỏi rằng nếu anh ấy thực sự không có ý định thay đổi thì tại sao lại làm mất thời gian của cả hai? Nói rằng bạn thậm chí đã rất ngạc nhiên khi anh ấy gọi lại cho bạn chỉ để biết rằng bạn sẽ nổi giận và gần như không muốn nói chuyện với anh ấy lần nữa. Vậy thì tại sao anh lại gọi cho bạn VÀO LÚC NÀY? Nói rằng lần sau bạn sẽ không nghe máy nữa, để khỏi phiền anh phải mất công gọi điện.

Bạn phải nói từng chút một về suy nghĩ và cảm nhận của mình và vẽ ra hậu quả của những hành động anh ấy làm. Sự suy đoán không có ích gì trong một mối quan hệ, và bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian khi không sa lầy vào trò chơi “trốn – tìm” trên điện thoại như thói hư của nhiều cô gái.

 Tất cả những gì bạn cần làm là trực tiếp trao đổi với anh ấy và nói chính xác những gì tôi đã viết phía trên. Làm như vậy bạn cũng không cho chàng biện minh rằng: “Anh có gọi cho em mà, nhưng em có thèm nghe máy đâu”.

Một khi bạn đã nói với anh ấy đến lần thứ ba rằng hành động của chàng là không thể chấp nhận được nhưng vẫn không có gì thay đổi, giờ là lúc bạn KHÔNG nghe máy nữa. Bạn đã chuẩn bị tâm lý cho chàng về chuyện này, và giờ là lúc để đối phương kiểm chứng rằng tác động của sự trừng phạt lớn như thế nào. 

Anh ta muốn thấy rằng bạn có làm những gì mình nói hay không. Nên giờ là lúc bạn KHÔNG THỂ nhận cuộc gọi của anh ấy. Nếu chuyện này vô cùng nghiêm trọng đối với bạn đến mức bạn đã cảnh báo anh ấy ngay từ đầu, việc không nghe máy của anh ấy sẽ không có gì khó khăn.

Quyết định dứt khoát có thể không dễ dàng như vậy. Nhưng rõ ràng đây là điều nên làm. Nếu chuyện này đã khiến bạn phải đi xa đến mức như vậy, thì rõ ràng rằng đây là một vấn đề bạn không thể chịu đựng được trong một mối quan hệ. Nhưng cần nhớ rằng một khi bạn đã làm ầm lên về một chuyện nào đó, hãy chắc rằng đó là một chuyện THỰC SỰ nghiêm trọng đối với bạn, và là thứ có thể khiến bạn sẵn sàng từ bỏ mối quan hệ. Hãy nói ĐÚNG những gì mình MUỐN.

Nếu bạn sẽ không chấm dứt mối quan hệ bởi vì anh ấy vứt quần áo bẩn bừa bãi trên sàn nhà, đừng nói ra điều đó. Thêm một thói quen xấu nữa của các cô nàng chính là tùy tiện nói ra lời chia tay, hoặc dùng nó làm công cụ đe dọa các chàng. Nhưng nếu như bạn thực sự sẽ chia tay khi bị phản bội, hãy mạnh dạn nói ra điều đó. Nếu bạn muốn người khác trân trọng giá trị của những gì bạn nói, hãy chắc chắn rằng những điều đó thực sự có giá trị, đừng bao giờ theo kiểu “con gái nói có là không”.

Sao anh ấy có thể tôn trọng lời nói của bạn nếu chính bản thân bạn còn không thực sự nghiêm túc? Bạn không thể trông đợi anh ấy “đi guốc trong bụng” bạn được. Bạn có giọng nói, hãy sử dụng nó, nhưng nhớ rằng “lời nói phải đi đôi với hành động”. 

Hãy nghĩ về điều này, bạn cũng muốn người yêu của mình nói ra những gì anh ấy thực sự mong muốn đúng không? Bạn có muốn tin tưởng những lời nói của anh ấy không? Bạn có muốn anh ấy là một người “chính nhân quân tử” không? Vậy thì bạn cũng nên chịu trách nhiệm tương tự với lời nói của mình, phải không nào? Hãy đối xử với người khác theo cách bạn muốn được đối xử trong một mối quan hệ. Hãy để chàng thấy rằng bạn không chỉ nói mà còn có thể làm nữa.

LILA

RỐI LOẠN GẮN BÓ LO ÂU

  Gắn bó (attachment) là nhu cầu sinh tồn cốt lõi của con người, hình thành từ những năm đầu đời khi trẻ tương tác với người chăm sóc chính. Tuy nhiên, khi mối gắn bó này bị gián đoạn hoặc tổn thương – như trong trường hợp trẻ bị cha mẹ bỏ mặc cho ông bà nuôi,...

RỐI LOẠN GẮN BÓ, SANG CHẤN VÀ SINH HỌC THẦN KINH

Rối loạn gắn bó, sang chấn và sinh học thần kinh: Khi hệ thần kinh học cách sống mà không cần kết nối Gắn bó là một trong những nhu cầu cơ bản và bẩm sinh của con người. Ngay từ khi mới sinh, não bộ và hệ thần kinh đã được lập trình để tìm kiếm sự an toàn thông qua...

CƠ THỂ, NÃO BỘ VÀ SỰ GỢI NHỚ HAM MUỐN

  Phản ứng tình dục là một quá trình tinh vi, không chỉ diễn ra ở cơ quan sinh dục mà là sự cộng hưởng giữa thân thể, cảm xúc, ký ức và nhận thức. Trong nhiều trường hợp, người trưởng thành – đặc biệt là những ai từng trải qua sang chấn, trầm cảm, căng thẳng kéo...

HỘI CHỨNG JEREMY – KHI TÌNH BẠN TRỞ NÊN ĐE DỌA

  Trong các mối quan hệ xã hội, đặc biệt là giữa bạn bè, chúng ta thường tin rằng tình cảm chân thành sẽ là nguồn hỗ trợ lớn lao trên hành trình phát triển cá nhân. Tuy nhiên, có những trường hợp mà chính bạn thân – người tưởng như luôn đồng hành – lại trở thành...

KHI CON GÁI LỚN LÊN THIẾU VẮNG CHA

  Đối với nhiều cô gái, hình ảnh người cha là hình mẫu đầu tiên về sự an toàn, nâng đỡ và giới hạn. Khi sự hiện diện ấy bị thiếu vắng – do cha bỏ đi, nghiện ngập, thờ ơ, hoặc chết sớm – đứa trẻ không chỉ mất đi một người thân mà còn mất đi điểm tựa đầu tiên để...

RỐI LOẠN GẮN BÓ LO ÂU

  Gắn bó (attachment) là nhu cầu sinh tồn cốt lõi của con người, hình thành từ những năm đầu đời khi trẻ tương tác với người chăm sóc chính. Tuy nhiên, khi mối gắn bó này bị gián đoạn hoặc tổn thương – như trong trường hợp trẻ bị cha mẹ bỏ mặc cho ông bà nuôi,...

RỐI LOẠN GẮN BÓ, SANG CHẤN VÀ SINH HỌC THẦN KINH

Rối loạn gắn bó, sang chấn và sinh học thần kinh: Khi hệ thần kinh học cách sống mà không cần kết nối Gắn bó là một trong những nhu cầu cơ bản và bẩm sinh của con người. Ngay từ khi mới sinh, não bộ và hệ thần kinh đã được lập trình để tìm kiếm sự an toàn thông qua...

CƠ THỂ, NÃO BỘ VÀ SỰ GỢI NHỚ HAM MUỐN

  Phản ứng tình dục là một quá trình tinh vi, không chỉ diễn ra ở cơ quan sinh dục mà là sự cộng hưởng giữa thân thể, cảm xúc, ký ức và nhận thức. Trong nhiều trường hợp, người trưởng thành – đặc biệt là những ai từng trải qua sang chấn, trầm cảm, căng thẳng kéo...

KHI TÌNH YÊU, SỰ TÔN TRỌNG KHÔNG LÀM TA HAM MUỐN

  Tính dục không đơn thuần là phản ứng sinh học, mà là một cấu trúc tâm lý phức tạp được định hình bởi cảm xúc, trải nghiệm cá nhân, chuẩn mực xã hội và các tầng sâu của vô thức. Một hiện tượng thường bị hiểu lầm là: vì sao nhiều nam giới gặp khó khăn trong việc...

HỘI CHỨNG JEREMY – KHI TÌNH BẠN TRỞ NÊN ĐE DỌA

  Trong các mối quan hệ xã hội, đặc biệt là giữa bạn bè, chúng ta thường tin rằng tình cảm chân thành sẽ là nguồn hỗ trợ lớn lao trên hành trình phát triển cá nhân. Tuy nhiên, có những trường hợp mà chính bạn thân – người tưởng như luôn đồng hành – lại trở thành...

KHI CON GÁI LỚN LÊN THIẾU VẮNG CHA

  Đối với nhiều cô gái, hình ảnh người cha là hình mẫu đầu tiên về sự an toàn, nâng đỡ và giới hạn. Khi sự hiện diện ấy bị thiếu vắng – do cha bỏ đi, nghiện ngập, thờ ơ, hoặc chết sớm – đứa trẻ không chỉ mất đi một người thân mà còn mất đi điểm tựa đầu tiên để...

KHI ĐÀN ÔNG MÊ MASSAGE HƠN VỢ

  Trong một số mối quan hệ hôn nhân, không ít người vợ đau đớn khi phát hiện chồng mình có thói quen tìm đến các dịch vụ massage "happy ending". Điều này không chỉ là sự phản bội về mặt thể xác, mà còn mang đến cảm giác bị chối bỏ ở mức sâu sắc hơn: “Tại sao anh...

NHỮNG ĐỨA EM GÁI BỊ NGƯỢC ĐÃI TỪ ANH TRAI

Trong nhiều gia đình, đặc biệt là những gia đình Á Đông đặt nặng vai trò giới tính và thứ bậc, không ít cô gái lớn lên trong bóng tối của người anh trai – người được xem là “trụ cột tương lai” và thường được bênh vực vô điều kiện. Trong khi đó, những đứa em gái lại...

LIỆU PHÁP HYPNOSIS VISUALISATION TRONG TRỊ LIỆU TÂM LÝ

Hypnosis Visualisation (gợi hình trong trạng thái thôi miên) là một phương pháp trị liệu sử dụng trí tưởng tượng có hướng dẫn trong trạng thái thư giãn sâu hoặc trạng thái thôi miên nhẹ. Trong quá trình này, thân chủ được dẫn dắt tập trung vào các hình ảnh tích cực,...

NỖI SỢ Ở MỘT MÌNH

  Nỗi sợ ở một mình không đơn thuần là cảm giác cô đơn thoáng qua, mà với nhiều người trưởng thành, đó là một nỗi hoảng loạn hiện sinh – cảm giác như chính sự sống bị đe dọa khi không có ai bên cạnh. Những người sợ tách biệt khỏi gia đình, bạn đời hay người họ...