GIAO TIẾP TRONG TÌNH YÊU

GIAO TIẾP TRONG TÌNH YÊU

 

  • Anh ơi, em mệt mỏi quá!
  • Sao thế?
  • … Thôi, không có gì đâu!
  • Ừ. Vậy em nghỉ ngơi cho khỏe. Khi nào em thấy ổn hơn thì mình nói chuyện sau nhé.
  • Anh không hiểu em gì cả! Anh đúng là một kẻ vô tâm.

Kịch bản quen thuộc ở nhiều cặp đôi này có lẽ bạn cũng dễ đoán được đoạn kết, sau đó có thể là hàng chục giờ “chiến tranh lạnh”, hoặc vài dòng status giận dỗi trên Facebook, rằng: “Có người yêu mà cứ như không có”, “Đúng là thà cô đơn một mình còn hơn phải cô đơn bên cạnh một người không xem mình ra gì”,…

Đây có lẽ là một đoạn tin nhắn, cũng là câu chuyện quen thuộc của nhiều cặp đôi yêu nhau. Nguyên do nhiều khi chỉ là hai đứa trẻ to xác đang giận dỗi vẩn vơ. Cô gái muốn được dỗ dành nhưng lại nhất quyết không chịu nói ra ý muốn đó mà bắt đối phương phải tự hiểu, tự cảm nhận sự buồn bã cùng cực của mình. Chàng trai lại mệt mỏi khi phải luôn đuổi theo và tìm cách nắm bắt, đoán non đoán già suy nghĩ của người yêu, dù đôi khi chính bản thân cô ấy còn chẳng thể hiểu nổi. Và rồi cứ thế, mỗi người lại bị tổn thương theo một cách khác nhau.

Trong cuốn “Đàn ông sao Hỏa, đàn bà sao Kim”, John Gray đã nói rằng: “Phụ nữ kêu ca, nói về các vấn đề của họ để được gần gũi hơn, chứ không phải là để tìm ra giải pháp.” Thật vậy, phụ nữ vốn là phái yếu. Họ thường có mong muốn được chở che, vỗ về sau những rắc rối và mỏi mệt. Nói cách khác, khi phụ nữ nhắn tin than thở với đàn ông, nghĩa là cô ấy đang chờ đợi, kỳ vọng được nhận lấy sự chiều chuộng và an ủi.

Nếu hỏi phụ nữ cần gì lúc này, câu trả lời có lẽ là một tin nhắn ngọt ngào với sự quan tâm ấm áp, hay tốt hơn nữa là một cái ôm dịu dàng và chân thành. Phụ nữ chỉ đơn giản là đang muốn được nhõng nhẽo, làm nũng với người đàn ông của họ, và hơn hết là để biết rằng đối phương chính là chỗ dựa tinh thần lớn lao, có thể cho họ sự bình yên sau muôn ngàn giông bão. Những lúc nhạy cảm như vậy, chỉ cần một tin nhắn hững hờ từ người kia, nữ giới cũng có thể tự vẽ nên viễn cảnh bi đát về một cuộc tình nhạt phai và tỏ ra tủi hờn, giận dỗi.

Ngược lại, đàn ông thường có xu hướng mạnh mẽ và quyết đoán. Họ thích trở thành một người có trách nhiệm và có khả năng bảo vệ, che chở cho nửa kia của mình. Có lẽ cũng vì vậy mà nam giới thường muốn giải quyết nhanh chóng các vấn đề thay vì cứ phải suy đoán những mong muốn ẩn giấu đằng sau một đống tin nhắn úp mở lòng vòng. Do đó, khi đối diện với cô bạn gái yếu đuối, mè nheo nhưng vẫn cố tạo cho mình một vỏ bọc dỗi hờn, xa cách, họ không tránh khỏi sốt ruột, mất kiên nhẫn, thậm chí là chán nản.

Nguồn cơn của sự giận dỗi hay khoảng cách đôi khi chỉ là vì cả hai đang đặt lòng kiêu hãnh và cái tôi cá nhân lên trên tình yêu. Lòng tự trọng cao ngất ngưởng khiến một người cố vòng vo úp mở, một người lại oan ức chẳng hiểu mình đã làm sai điều gì và phải làm gì tiếp theo. Cứ như thế, nữ làm nam phát điên vì mãi chẳng hiểu đối phương cần gì ở mình, nam làm nữ thất vọng bởi cảm xúc của mình hóa ra chẳng có chút sức nặng với người kia.

Vốn dĩ, mỗi người đều là một cá thể có suy nghĩ riêng lẻ và tách biệt, không ai có thể hoàn toàn nắm bắt tâm tư của người khác. Vì vậy, sự giao tiếp trong tình yêu là rất quan trọng. Hãy tìm cách giãi bày thẳng thắn những trăn trở, bức bối lẫn mong muốn của bản thân thay vì mải mê với trò rượt bắt cảm xúc và đoán mò suy nghĩ của người còn lại. 

Mỗi người đều có những bận rộn, lo toan riêng. Sẽ có lúc bạn cảm thấy mọi chuyện tồi tệ nhất đều tìm cách kéo đến cùng lúc, cũng có khi người kia không đủ kiên nhẫn để đoán xem rốt cuộc hôm nay nàng “công chúa” của mình đang gặp vấn đề gì. Do đó, hãy đơn giản hóa mọi thứ và tìm cách san sẻ cùng nhau chứ đừng khiến chuyện bé xé ra to để rồi đôi bên đều mệt mỏi.

Suy cho cùng, tình nhân sẽ là người mà bạn muốn tìm về và lao vào vòng tay mỗi khi mỏi mệt. Ai cũng có những khó khăn, và ai cũng muốn được nuông chiều hay an ủi. Thay vì tạo ra rào cản tinh thần, hãy thử đặt mình vào vị trí của người kia. Từ đó, đôi bên có thể tìm cách gỡ bỏ rắc rối và nắm tay nhau vượt qua mọi gian nan cách trở.

Giao tiếp trong tình yêu bằng sự chia sẻ, cảm thông và thấu hiểu vốn dĩ là việc nên diễn ra thường xuyên giữa hai người được mặc định là gần gũi nhất với nhau. Yêu nhau đã khó nên hãy vì nhau mà cố gắng, đừng mãi tìm cách bày mưu tính kế và chơi trò cân não, để rồi làm tổn thương và mãi mãi đánh mất nhau.

Catherine

  • Anh ơi, em mệt mỏi quá!
  • Sao thế?
  • … Thôi, không có gì đâu!
  • Ừ. Vậy em nghỉ ngơi cho khỏe. Khi nào em thấy ổn hơn thì mình nói chuyện sau nhé.
  • Anh không hiểu em gì cả! Anh đúng là một kẻ vô tâm.

Kịch bản quen thuộc ở nhiều cặp đôi này có lẽ bạn cũng dễ đoán được đoạn kết, sau đó có thể là hàng chục giờ “chiến tranh lạnh”, hoặc vài dòng status giận dỗi trên Facebook, rằng: “Có người yêu mà cứ như không có”, “Đúng là thà cô đơn một mình còn hơn phải cô đơn bên cạnh một người không xem mình ra gì”,…

Đây có lẽ là một đoạn tin nhắn, cũng là câu chuyện quen thuộc của nhiều cặp đôi yêu nhau. Nguyên do nhiều khi chỉ là hai đứa trẻ to xác đang giận dỗi vẩn vơ. Cô gái muốn được dỗ dành nhưng lại nhất quyết không chịu nói ra ý muốn đó mà bắt đối phương phải tự hiểu, tự cảm nhận sự buồn bã cùng cực của mình. Chàng trai lại mệt mỏi khi phải luôn đuổi theo và tìm cách nắm bắt, đoán non đoán già suy nghĩ của người yêu, dù đôi khi chính bản thân cô ấy còn chẳng thể hiểu nổi. Và rồi cứ thế, mỗi người lại bị tổn thương theo một cách khác nhau.

Trong cuốn “Đàn ông sao Hỏa, đàn bà sao Kim”, John Gray đã nói rằng: “Phụ nữ kêu ca, nói về các vấn đề của họ để được gần gũi hơn, chứ không phải là để tìm ra giải pháp.” Thật vậy, phụ nữ vốn là phái yếu. Họ thường có mong muốn được chở che, vỗ về sau những rắc rối và mỏi mệt. Nói cách khác, khi phụ nữ nhắn tin than thở với đàn ông, nghĩa là cô ấy đang chờ đợi, kỳ vọng được nhận lấy sự chiều chuộng và an ủi.

Nếu hỏi phụ nữ cần gì lúc này, câu trả lời có lẽ là một tin nhắn ngọt ngào với sự quan tâm ấm áp, hay tốt hơn nữa là một cái ôm dịu dàng và chân thành. Phụ nữ chỉ đơn giản là đang muốn được nhõng nhẽo, làm nũng với người đàn ông của họ, và hơn hết là để biết rằng đối phương chính là chỗ dựa tinh thần lớn lao, có thể cho họ sự bình yên sau muôn ngàn giông bão. Những lúc nhạy cảm như vậy, chỉ cần một tin nhắn hững hờ từ người kia, nữ giới cũng có thể tự vẽ nên viễn cảnh bi đát về một cuộc tình nhạt phai và tỏ ra tủi hờn, giận dỗi.

Ngược lại, đàn ông thường có xu hướng mạnh mẽ và quyết đoán. Họ thích trở thành một người có trách nhiệm và có khả năng bảo vệ, che chở cho nửa kia của mình. Có lẽ cũng vì vậy mà nam giới thường muốn giải quyết nhanh chóng các vấn đề thay vì cứ phải suy đoán những mong muốn ẩn giấu đằng sau một đống tin nhắn úp mở lòng vòng. Do đó, khi đối diện với cô bạn gái yếu đuối, mè nheo nhưng vẫn cố tạo cho mình một vỏ bọc dỗi hờn, xa cách, họ không tránh khỏi sốt ruột, mất kiên nhẫn, thậm chí là chán nản.

Nguồn cơn của sự giận dỗi hay khoảng cách đôi khi chỉ là vì cả hai đang đặt lòng kiêu hãnh và cái tôi cá nhân lên trên tình yêu. Lòng tự trọng cao ngất ngưởng khiến một người cố vòng vo úp mở, một người lại oan ức chẳng hiểu mình đã làm sai điều gì và phải làm gì tiếp theo. Cứ như thế, nữ làm nam phát điên vì mãi chẳng hiểu đối phương cần gì ở mình, nam làm nữ thất vọng bởi cảm xúc của mình hóa ra chẳng có chút sức nặng với người kia.

Vốn dĩ, mỗi người đều là một cá thể có suy nghĩ riêng lẻ và tách biệt, không ai có thể hoàn toàn nắm bắt tâm tư của người khác. Vì vậy, sự giao tiếp trong tình yêu là rất quan trọng. Hãy tìm cách giãi bày thẳng thắn những trăn trở, bức bối lẫn mong muốn của bản thân thay vì mải mê với trò rượt bắt cảm xúc và đoán mò suy nghĩ của người còn lại. 

Mỗi người đều có những bận rộn, lo toan riêng. Sẽ có lúc bạn cảm thấy mọi chuyện tồi tệ nhất đều tìm cách kéo đến cùng lúc, cũng có khi người kia không đủ kiên nhẫn để đoán xem rốt cuộc hôm nay nàng “công chúa” của mình đang gặp vấn đề gì. Do đó, hãy đơn giản hóa mọi thứ và tìm cách san sẻ cùng nhau chứ đừng khiến chuyện bé xé ra to để rồi đôi bên đều mệt mỏi.

Suy cho cùng, tình nhân sẽ là người mà bạn muốn tìm về và lao vào vòng tay mỗi khi mỏi mệt. Ai cũng có những khó khăn, và ai cũng muốn được nuông chiều hay an ủi. Thay vì tạo ra rào cản tinh thần, hãy thử đặt mình vào vị trí của người kia. Từ đó, đôi bên có thể tìm cách gỡ bỏ rắc rối và nắm tay nhau vượt qua mọi gian nan cách trở.

Giao tiếp trong tình yêu bằng sự chia sẻ, cảm thông và thấu hiểu vốn dĩ là việc nên diễn ra thường xuyên giữa hai người được mặc định là gần gũi nhất với nhau. Yêu nhau đã khó nên hãy vì nhau mà cố gắng, đừng mãi tìm cách bày mưu tính kế và chơi trò cân não, để rồi làm tổn thương và mãi mãi đánh mất nhau.

Catherine

NHỮNG ĐỨA EM GÁI BỊ NGƯỢC ĐÃI TỪ ANH TRAI

Trong nhiều gia đình, đặc biệt là những gia đình Á Đông đặt nặng vai trò giới tính và thứ bậc, không ít cô gái lớn lên trong bóng tối của người anh trai – người được xem là “trụ cột tương lai” và thường được bênh vực vô điều kiện. Trong khi đó, những đứa em gái lại...

NỖI SỢ Ở MỘT MÌNH

  Nỗi sợ ở một mình không đơn thuần là cảm giác cô đơn thoáng qua, mà với nhiều người trưởng thành, đó là một nỗi hoảng loạn hiện sinh – cảm giác như chính sự sống bị đe dọa khi không có ai bên cạnh. Những người sợ tách biệt khỏi gia đình, bạn đời hay người họ...

HỘI CHỨNG MUNCHAUSEN BY PROXY

  Hội chứng Munchausen by proxy (MBP) là một rối loạn tâm thần hiếm gặp nhưng nguy hiểm, trong đó người chăm sóc – thường là mẹ – cố ý gây tổn thương thể chất hoặc tinh thần cho con cái nhằm thu hút sự quan tâm, lòng thương xót và sự ngưỡng mộ từ người khác. Hành...

KHI ĐÀN ÔNG “YẾU SINH LÝ” VÌ TÂM LÝ

  Tình trạng “yếu sinh lý” ở nam giới – đặc biệt là khó cương cứng hoặc xuất tinh sớm khi gần gũi với người mình yêu – thường khiến người trong cuộc cảm thấy xấu hổ, mất tự tin, thậm chí là hoang mang. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp được ghi nhận rằng người đàn...

U NANG VÀ CĂNG THẲNG MÃN TÍNH

  NHÌN NHẬN TỪ MÔ HÌNH TÂM – THÂN – KINH U nang buồng trứng là tình trạng khá phổ biến ở phụ nữ, đặc biệt trong độ tuổi sinh sản. Phần lớn u nang lành tính, nhưng trong một số trường hợp, chúng có thể gây rối loạn nội tiết, đau vùng chậu, rối loạn kinh nguyệt...

NHỮNG ĐỨA EM GÁI BỊ NGƯỢC ĐÃI TỪ ANH TRAI

Trong nhiều gia đình, đặc biệt là những gia đình Á Đông đặt nặng vai trò giới tính và thứ bậc, không ít cô gái lớn lên trong bóng tối của người anh trai – người được xem là “trụ cột tương lai” và thường được bênh vực vô điều kiện. Trong khi đó, những đứa em gái lại...

LIỆU PHÁP HYPNOSIS VISUALISATION TRONG TRỊ LIỆU TÂM LÝ

Hypnosis Visualisation (gợi hình trong trạng thái thôi miên) là một phương pháp trị liệu sử dụng trí tưởng tượng có hướng dẫn trong trạng thái thư giãn sâu hoặc trạng thái thôi miên nhẹ. Trong quá trình này, thân chủ được dẫn dắt tập trung vào các hình ảnh tích cực,...

NỖI SỢ Ở MỘT MÌNH

  Nỗi sợ ở một mình không đơn thuần là cảm giác cô đơn thoáng qua, mà với nhiều người trưởng thành, đó là một nỗi hoảng loạn hiện sinh – cảm giác như chính sự sống bị đe dọa khi không có ai bên cạnh. Những người sợ tách biệt khỏi gia đình, bạn đời hay người họ...

TẠI SAO KHÔNG THOÁT RA MỐI QUAN HỆ ĐỘC HẠI?

  Trong những mối quan hệ có yếu tố thao túng và lạm dụng – dù là về cảm xúc hay thể xác – người mang đặc điểm ái kỷ thường sử dụng một chiến lược rất đặc trưng: trao rồi rút tình cảm một cách thất thường. Lúc thì vồ vập, yêu thương nồng nhiệt, khiến người kia...

NGHIỆN CỜ BẠC – HÀNH VI TỰ HỦY HOẠI IM LẶNG

Nghiện cờ bạc không đơn thuần là một thói quen xấu hay biểu hiện của sự “yếu đuối”. Nó là một dạng rối loạn hành vi, có cơ chế thần kinh và tâm lý tương tự như nghiện chất kích thích. Tuy nhiên, do thiếu hiểu biết và nhiều định kiến xã hội, cờ bạc vẫn thường bị coi là...

NHỮNG KẺ PHÁ HOẠI TỔ CHỨC CHUYÊN NGHIỆP

Trong môi trường làm việc, không khó để bắt gặp những người âm thầm hoặc công khai phá vỡ cấu trúc chung – chia rẽ nội bộ, lan truyền tin đồn, thụ động-aggressive trong công việc. Họ không hẳn là “người xấu” theo nghĩa đơn giản, mà thường là những cá nhân mang trong...

HỘI CHỨNG MUNCHAUSEN BY PROXY

  Hội chứng Munchausen by proxy (MBP) là một rối loạn tâm thần hiếm gặp nhưng nguy hiểm, trong đó người chăm sóc – thường là mẹ – cố ý gây tổn thương thể chất hoặc tinh thần cho con cái nhằm thu hút sự quan tâm, lòng thương xót và sự ngưỡng mộ từ người khác. Hành...

LIỆU PHÁP HỆ THỐNG GIA ĐÌNH BÊN TRONG

Liệu pháp Hệ thống Gia đình Bên trong (Internal Family Systems – IFS) là một phương pháp trị liệu tâm lý được phát triển bởi tiến sĩ Richard Schwartz vào đầu những năm 1980. Khi làm việc với thân chủ, ông nhận thấy rằng trong mỗi người không chỉ có một "cái tôi" thống...

CĂNG THẲNG CẤP TÍNH

  Căng thẳng cấp tính là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi đối diện với nguy hiểm hoặc sự kiện gây sang chấn. Ở giai đoạn này, hệ thần kinh tự động kích hoạt phản ứng chiến đấu, bỏ chạy hoặc đóng băng (fight, flight, freeze), với sự tham gia sâu của vùng PAG...

NGƯỜI LỚN ADHD VỚI CĂNG THẲNG, SANG CHẤN

Người lớn ADHD: Căng thẳng, Sang chấn và Hành trình phục hồi Người lớn có rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) thường phải đối mặt với mức căng thẳng cao hơn người điển hình và khi trải qua sang chấn, quá trình hồi phục của họ cũng phức tạp và kéo dài hơn. Điều này...