HẠNH PHÚC NHỎ

HẠNH PHÚC NHỎ

Trước đây, lúc tôi còn là một cô sinh viên năm 2 đại học, tôi có tham gia một buổi tập huấn và nhận được câu hỏi thế này của diễn giả: “Định nghĩa hạnh phúc của bạn là gì?”.

Các bạn sinh viên tham gia đã đưa ra rất nhiều câu trả lời khác nhau. Có người nói hạnh phúc là đạt được ước mơ của mình và có sự nghiệp ổn định. Có người cho rằng hạnh phúc là được ở bên cạnh những người mình hằng yêu thương. Cũng có người chia sẻ hạnh phúc là được ăn một bữa ăn ngon hoặc mua được món đồ mình thích với giá ưu đãi.

Sau khi lắng nghe các bạn sinh viên trong hội trường chia sẻ, vị diễn giả đã nói: “Không có câu trả lời chính xác và cụ thể cho câu hỏi này. Cách chúng ta định nghĩa hạnh phúc tùy thuộc vào bản thân mỗi người, và hạnh phúc của mỗi người cũng sẽ do chính bản thân người đó nắm giữ”.

Hôm nay, tôi muốn viết một chút về thứ hạnh phúc gọi là “hạnh phúc nhỏ”.

“Sohwakhaeng” (소 확행), tức “small but certain happiness”, tạm dịch là “hạnh phúc nhỏ nhưng chắc chắn” là một cụm từ rất hot trên các trang mạng xã hội Hàn Quốc. Ý tưởng này xuất phát từ bài viết “Buổi chiều trên những hòn đảo Langerhans” của nhà văn người Nhật Haruki Murakami. Theo như ông định nghĩa, “một miếng nhỏ hạnh phúc là khi được thưởng thức hương vị của ổ bánh mì mới ra lò thơm phức do tự tay mình nướng, được nhìn những ngăn kéo quần áo sắp xếp gọn gàng, được mặc một chiếc áo còn thơm mùi vải mới hoặc được thỏa thích chơi đùa cùng một chú mèo trên giường”.

Góp nhặt “hạnh phúc nhỏ” đã trở thành một trào lưu sống rất phổ biến ở Hàn Quốc, đến mức Kim Nan-do – giáo sư trường Đại học Quốc gia Seoul đã chọn cụm từ này là một trong những từ khóa quan trọng để nhận biết xu hướng tiêu dùng trong năm của người dân tại xứ kim chi. Ông chia sẻ: “Chúng ta đang sống trong thời đại mà niềm tin vào một tương lai tươi sáng đang dần bị lung lay. Thế nhưng, con người không bao giờ muốn đánh mất hạnh phúc, cho nên họ luôn tìm kiếm những niềm vui và hy vọng nhỏ nhặt”.

Đúng như tên gọi của mình, “hạnh phúc nhỏ” xuất phát từ những điều nhỏ bé tí hin mà ai cũng có thể vô tình bắt gặp trong cuộc sống thường nhật. Dù chúng chỉ tồn tại vài phút, nhưng một ngày có thể có rất nhiều loại hạnh phúc nhỏ khác nhau. Chúng len lỏi vào từng ngóc ngách trong cuộc sống, rất giản đơn, mà cũng rất dễ có được.

Một ngày, tôi vẫn thường note lại hoặc chụp lại những khoảnh khắc nhỏ xíu nhưng đủ để khiến mình cảm thấy vui vẻ và biết ơn. Chẳng hạn như sờ túi quần đã lâu không mặc và thấy có tiền, nấu được một nồi canh chua ngon, quần áo phơi ngoài ban công đã khô hết, ăn một que kem ngọt mát sau khi chạy bộ, được cô bán bánh mì bỏ nhiều nước sốt vào phần của mình,… Chúng chính là những cơn gió mát lành thoáng qua trong cuộc sống, nhưng đủ đem lại một cảm giác ngọt ngào mơn man tựa xuân thì. Khi chủ động nhặt lấy từng mảnh “hạnh phúc nhỏ”, tôi cảm giác mình đang trân trọng và tận hưởng từng thời khắc trong quãng đời này, và cũng là đang chủ động gặt hái những ngọt ngào, vui vẻ giản đơn, bình dị nhất.

Cuộc sống hiện đại có nhiều áp lực và mỏi mệt biết bao. Xã hội đặt ra cho con người thật nhiều thước đo, như đến 25 tuổi phải có công việc ổn định, 30 tuổi phải yên bề gia thất. Lại thêm hằng hà sa số các bài báo ca ngợi thành công từ người khác mà ta phải tiếp nhận một cách thụ động mỗi ngày như: “Anh A, 27 tuổi, mua được xe riêng và có hai căn hộ”; “Trong khi bạn còn đang lãng phí thời gian tung tăng hàng quán thì cô gái B đã trở thành triệu phú ở tuổi 20”. Cứ thế, ta quay sang chán chường với cuộc đời của chính mình, ghét bỏ thực tại, tự trách móc bản thân ta sao vô dụng, mãi không thể gây dựng cơ đồ, dù rằng cách thức vận hành cuộc đời của mỗi người là khác nhau.

Dĩ nhiên tôi không nói rằng chúng ta nên ngừng cố gắng xây dựng thành tựu hay cho rằng coi trọng của cải và biến chúng thành mục tiêu phấn đấu là sai. Tôi chỉ cho là, chúng ta không nên biến thành công của người khác thành công cụ để bức ép bản thân hay trở nên mặc cảm và ghét bỏ chính mình. Khi quá áp đặt hạnh phúc vào vật chất, một lúc nào đó, con người sẽ vô thức bán mình cho vật chất. Có rất nhiều vụ việc “bán mạng” kiếm tiền, thậm chí lựa chọn đi ngược với lương tri và đạo lý luân thường để chạy theo những thứ của cải xa hoa và phù phiếm như thế.

Cụm từ “hạnh phúc nhỏ” sẽ được định nghĩa theo cách riêng của mỗi người trong chúng ta, có giá trị bất kể lớn nhỏ, chỉ cần nó khiến ta cảm thấy vui vẻ và hài lòng. Bạn cứ mải mê rong ruổi, ra sức chinh phục những mục tiêu trong đời mình, nhưng cũng đừng quên giữ lại cho bản thân một chút ấm áp dịu dàng, xuất phát từ những thứ nhỏ nhặt nhất. Sống để cố gắng hết sức mình, và cũng là để chăm lo cho tâm hồn và tận hưởng những điều bình dị, nhỏ nhoi mà đủ sức xoa dịu trái tim. Mỗi ngày đều nỗ lực nắm chắc ngày tháng của mình trong tầm tay.

Haruki Murakami đã viết: “Cuộc sống thiếu vắng “hạnh phúc nhỏ” thì chỉ còn là một vùng hoang mạc khô cằn”. Hãy thử bình tâm lại và kể tôi nghe, “hạnh phúc nhỏ” của bạn hôm nay là gì?

CATHERINE

Trước đây, lúc tôi còn là một cô sinh viên năm 2 đại học, tôi có tham gia một buổi tập huấn và nhận được câu hỏi thế này của diễn giả: “Định nghĩa hạnh phúc của bạn là gì?”.

Các bạn sinh viên tham gia đã đưa ra rất nhiều câu trả lời khác nhau. Có người nói hạnh phúc là đạt được ước mơ của mình và có sự nghiệp ổn định. Có người cho rằng hạnh phúc là được ở bên cạnh những người mình hằng yêu thương. Cũng có người chia sẻ hạnh phúc là được ăn một bữa ăn ngon hoặc mua được món đồ mình thích với giá ưu đãi.

Sau khi lắng nghe các bạn sinh viên trong hội trường chia sẻ, vị diễn giả đã nói: “Không có câu trả lời chính xác và cụ thể cho câu hỏi này. Cách chúng ta định nghĩa hạnh phúc tùy thuộc vào bản thân mỗi người, và hạnh phúc của mỗi người cũng sẽ do chính bản thân người đó nắm giữ”.

Hôm nay, tôi muốn viết một chút về thứ hạnh phúc gọi là “hạnh phúc nhỏ”.

“Sohwakhaeng” (소 확행), tức “small but certain happiness”, tạm dịch là “hạnh phúc nhỏ nhưng chắc chắn” là một cụm từ rất hot trên các trang mạng xã hội Hàn Quốc. Ý tưởng này xuất phát từ bài viết “Buổi chiều trên những hòn đảo Langerhans” của nhà văn người Nhật Haruki Murakami. Theo như ông định nghĩa, “một miếng nhỏ hạnh phúc là khi được thưởng thức hương vị của ổ bánh mì mới ra lò thơm phức do tự tay mình nướng, được nhìn những ngăn kéo quần áo sắp xếp gọn gàng, được mặc một chiếc áo còn thơm mùi vải mới hoặc được thỏa thích chơi đùa cùng một chú mèo trên giường”.

Góp nhặt “hạnh phúc nhỏ” đã trở thành một trào lưu sống rất phổ biến ở Hàn Quốc, đến mức Kim Nan-do – giáo sư trường Đại học Quốc gia Seoul đã chọn cụm từ này là một trong những từ khóa quan trọng để nhận biết xu hướng tiêu dùng trong năm của người dân tại xứ kim chi. Ông chia sẻ: “Chúng ta đang sống trong thời đại mà niềm tin vào một tương lai tươi sáng đang dần bị lung lay. Thế nhưng, con người không bao giờ muốn đánh mất hạnh phúc, cho nên họ luôn tìm kiếm những niềm vui và hy vọng nhỏ nhặt”.

Đúng như tên gọi của mình, “hạnh phúc nhỏ” xuất phát từ những điều nhỏ bé tí hin mà ai cũng có thể vô tình bắt gặp trong cuộc sống thường nhật. Dù chúng chỉ tồn tại vài phút, nhưng một ngày có thể có rất nhiều loại hạnh phúc nhỏ khác nhau. Chúng len lỏi vào từng ngóc ngách trong cuộc sống, rất giản đơn, mà cũng rất dễ có được.

Một ngày, tôi vẫn thường note lại hoặc chụp lại những khoảnh khắc nhỏ xíu nhưng đủ để khiến mình cảm thấy vui vẻ và biết ơn. Chẳng hạn như sờ túi quần đã lâu không mặc và thấy có tiền, nấu được một nồi canh chua ngon, quần áo phơi ngoài ban công đã khô hết, ăn một que kem ngọt mát sau khi chạy bộ, được cô bán bánh mì bỏ nhiều nước sốt vào phần của mình,… Chúng chính là những cơn gió mát lành thoáng qua trong cuộc sống, nhưng đủ đem lại một cảm giác ngọt ngào mơn man tựa xuân thì. Khi chủ động nhặt lấy từng mảnh “hạnh phúc nhỏ”, tôi cảm giác mình đang trân trọng và tận hưởng từng thời khắc trong quãng đời này, và cũng là đang chủ động gặt hái những ngọt ngào, vui vẻ giản đơn, bình dị nhất.

Cuộc sống hiện đại có nhiều áp lực và mỏi mệt biết bao. Xã hội đặt ra cho con người thật nhiều thước đo, như đến 25 tuổi phải có công việc ổn định, 30 tuổi phải yên bề gia thất. Lại thêm hằng hà sa số các bài báo ca ngợi thành công từ người khác mà ta phải tiếp nhận một cách thụ động mỗi ngày như: “Anh A, 27 tuổi, mua được xe riêng và có hai căn hộ”; “Trong khi bạn còn đang lãng phí thời gian tung tăng hàng quán thì cô gái B đã trở thành triệu phú ở tuổi 20”. Cứ thế, ta quay sang chán chường với cuộc đời của chính mình, ghét bỏ thực tại, tự trách móc bản thân ta sao vô dụng, mãi không thể gây dựng cơ đồ, dù rằng cách thức vận hành cuộc đời của mỗi người là khác nhau.

Dĩ nhiên tôi không nói rằng chúng ta nên ngừng cố gắng xây dựng thành tựu hay cho rằng coi trọng của cải và biến chúng thành mục tiêu phấn đấu là sai. Tôi chỉ cho là, chúng ta không nên biến thành công của người khác thành công cụ để bức ép bản thân hay trở nên mặc cảm và ghét bỏ chính mình. Khi quá áp đặt hạnh phúc vào vật chất, một lúc nào đó, con người sẽ vô thức bán mình cho vật chất. Có rất nhiều vụ việc “bán mạng” kiếm tiền, thậm chí lựa chọn đi ngược với lương tri và đạo lý luân thường để chạy theo những thứ của cải xa hoa và phù phiếm như thế.

Cụm từ “hạnh phúc nhỏ” sẽ được định nghĩa theo cách riêng của mỗi người trong chúng ta, có giá trị bất kể lớn nhỏ, chỉ cần nó khiến ta cảm thấy vui vẻ và hài lòng. Bạn cứ mải mê rong ruổi, ra sức chinh phục những mục tiêu trong đời mình, nhưng cũng đừng quên giữ lại cho bản thân một chút ấm áp dịu dàng, xuất phát từ những thứ nhỏ nhặt nhất. Sống để cố gắng hết sức mình, và cũng là để chăm lo cho tâm hồn và tận hưởng những điều bình dị, nhỏ nhoi mà đủ sức xoa dịu trái tim. Mỗi ngày đều nỗ lực nắm chắc ngày tháng của mình trong tầm tay.

Haruki Murakami đã viết: “Cuộc sống thiếu vắng “hạnh phúc nhỏ” thì chỉ còn là một vùng hoang mạc khô cằn”. Hãy thử bình tâm lại và kể tôi nghe, “hạnh phúc nhỏ” của bạn hôm nay là gì?

CATHERINE

KHÉP LẠI GIẤC MƠ XƯA

  Có những người khi yêu, không chỉ đang yêu một người – mà đang yêu một giấc mơ. Giấc mơ về gia đình hoàn hảo, nơi có sự quan tâm, bảo bọc, dịu dàng và an toàn mà họ chưa từng có. Đó là những người lớn lên trong môi trường bạo hành, thiếu thốn tình cảm, bị phớt...

HÔN NHÂN – BIẾT ĐAU SAO VẪN BƯỚC VÀO

Có những người bước vào hôn nhân với một người mà họ biết rõ là không tốt. Họ thấy những lá cờ đỏ rực rỡ – sự không chung thủy, kiểm soát, bạo hành, dối trá – nhưng vẫn chọn nhắm mắt đưa chân. Từ bên ngoài nhìn vào, ai cũng ngạc nhiên: "Tại sao họ lại chọn điều đó?"...

BẠO LỰC GIA ĐÌNH – KHI CHA ĐÁNH MẸ

  Trong một số gia đình, người cha không chỉ là trụ cột mà còn là hiện thân của nỗi sợ hãi, đặc biệt khi cơn giận dữ của ông ta trút xuống những đứa con gái vô tội. Có những bé gái đã phải hứng chịu những cú đánh không phải vì lỗi lầm gì của mình, mà vì đứng ra...

CẬN THỊ TƯƠNG LAI

  Trong thế giới hiện đại đầy áp lực và nhiệm vụ chồng chất, kỹ năng quản lý thời gian và kiểm soát bản thân là yếu tố then chốt để thành công. Tuy nhiên, với người lớn mắc ADHD (Rối loạn tăng động giảm chú ý), những kỹ năng này không chỉ đơn giản là vấn đề thiếu...

SANG CHẤN VÀ NỖI ĐAU LIÊN THẾ HỆ

Sang chấn và nỗi đau liên thế hệ là những hiện tượng tâm lý tinh vi, âm ỉ và vô hình, nhưng lại có sức ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống của nhiều cá nhân và cộng đồng. Dưới góc nhìn của khoa học thần kinh, sang chấn tâm lý không đơn thuần chỉ là phản ứng nhất thời...

KHÉP LẠI GIẤC MƠ XƯA

  Có những người khi yêu, không chỉ đang yêu một người – mà đang yêu một giấc mơ. Giấc mơ về gia đình hoàn hảo, nơi có sự quan tâm, bảo bọc, dịu dàng và an toàn mà họ chưa từng có. Đó là những người lớn lên trong môi trường bạo hành, thiếu thốn tình cảm, bị phớt...

HÔN NHÂN – BIẾT ĐAU SAO VẪN BƯỚC VÀO

Có những người bước vào hôn nhân với một người mà họ biết rõ là không tốt. Họ thấy những lá cờ đỏ rực rỡ – sự không chung thủy, kiểm soát, bạo hành, dối trá – nhưng vẫn chọn nhắm mắt đưa chân. Từ bên ngoài nhìn vào, ai cũng ngạc nhiên: "Tại sao họ lại chọn điều đó?"...

BẠO LỰC GIA ĐÌNH – KHI CHA ĐÁNH MẸ

  Trong một số gia đình, người cha không chỉ là trụ cột mà còn là hiện thân của nỗi sợ hãi, đặc biệt khi cơn giận dữ của ông ta trút xuống những đứa con gái vô tội. Có những bé gái đã phải hứng chịu những cú đánh không phải vì lỗi lầm gì của mình, mà vì đứng ra...

CẬN THỊ TƯƠNG LAI

  Trong thế giới hiện đại đầy áp lực và nhiệm vụ chồng chất, kỹ năng quản lý thời gian và kiểm soát bản thân là yếu tố then chốt để thành công. Tuy nhiên, với người lớn mắc ADHD (Rối loạn tăng động giảm chú ý), những kỹ năng này không chỉ đơn giản là vấn đề thiếu...

SANG CHẤN VÀ NỖI ĐAU LIÊN THẾ HỆ

Sang chấn và nỗi đau liên thế hệ là những hiện tượng tâm lý tinh vi, âm ỉ và vô hình, nhưng lại có sức ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống của nhiều cá nhân và cộng đồng. Dưới góc nhìn của khoa học thần kinh, sang chấn tâm lý không đơn thuần chỉ là phản ứng nhất thời...

KHI MẸ THÙ GHÉT CON GÁI MÌNH

  Khi mẹ thù ghét con gái mình – một hiện tượng tưởng chừng phi lý, nhưng lại tồn tại âm thầm trong nhiều gia đình, nơi tình mẫu tử lẽ ra phải là điểm tựa yêu thương lại trở thành nơi khởi nguồn của tổn thương. Mối quan hệ rạn nứt ấy không đơn thuần là xung đột...

EMDR – HÀNH TRÌNH CHỮA LÀNH SAU SANG CHẤN

Đối với những người từng trải qua xâm hại tình dục, đặc biệt là cưỡng hiếp, ký ức không chỉ tồn tại trong tâm trí như một đoạn phim kinh hoàng, mà còn khắc sâu vào cơ thể như một phản xạ sinh tồn. Họ không đơn giản chỉ là “nạn nhân” – họ là những con người đang vật...

NHỮNG LINH HỒN KHÔNG THUỘC VỀ AI

  Có những người đàn bà sinh ra đã mang trong mình một thế giới riêng, không thuộc về bất kỳ ai. Họ là những tâm hồn tự do, đầy tham vọng, quyết liệt và dữ dội. Nhưng cũng chính trong sự mãnh liệt ấy, họ ẩn giấu sự mong manh, dịu dàng mà không phải ai cũng nhận...

NHỮNG ĐỨA TRẺ MANG GÁNH NỢ VÔ HÌNH

Trong những mái ấm tưởng như an toàn, đôi khi lại tồn tại những đứa trẻ lớn lên cùng với nỗi đau âm thầm – nỗi đau của việc bị bạo hành, bị ngược đãi bởi chính những người đáng lẽ ra phải yêu thương và bảo vệ chúng nhất. Đối với những đứa trẻ ấy, tổn thương không chỉ...

GUILTY PLEASURE – NGHIỆN VUI TẠM THỜI

  Guilty pleasure là thuật ngữ dùng để chỉ những hoạt động mang lại khoái cảm tức thì nhưng đi kèm cảm giác tội lỗi hoặc xấu hổ. Từ góc nhìn khoa học thần kinh, khi con người tham gia vào các hoạt động như xem nội dung kích thích tình dục, chơi game hoặc lướt...