HÃY CHIA HẠNH PHÚC Ở THÌ HIỆN TẠI

HÃY CHIA HẠNH PHÚC Ở THÌ HIỆN TẠI

Khi chúng ta yêu một người, sau những giây phút xốn xang, nồng nàn, chìm đắm trong giọt mật mà tình yêu vừa mới rót, trạng thái lo lắng cho tương lai sẽ bắt đầu xuất hiện. 

Đây cũng là điều dễ hiểu, vì phụ nữ chúng ta chọn yêu một người chân thành đồng nghĩa với việc lựa chọn sự gắn bó lâu dài. Nhưng bạn có bao giờ nghĩ rằng chính sự lo lắng ấy sẽ khiến bạn vơi bớt cảm giác an toàn, thoải mái và hạnh phúc ở giai đoạn tìm hiểu hay không?

Có một lực hấp dẫn luôn tồn tại trong cuộc sống của chúng ta, khi chúng ta nghĩ nhiều về điều gì đó tích cực, cơ duyên sẽ đưa chúng ta gặp gỡ nó, có được nó. Đôi khi bạn sẽ thấy rất bất ngờ vì vài ngày trước bạn nghĩ về một công việc gì đó thì hôm nay có người giới thiệu bạn một công việc tương tự như thế, mà người đó là người rất ít khi chuyện trò cùng bạn. 

Thật ra không có gì khó hiểu cả, vì cơ duyên vốn đã là điều kì diệu rồi. Có thể bạn cho đó là duy tâm nhưng hãy nhìn nhận những gì bạn đang có, ít nhất bạn đã phải trải qua hơn một lần về cái gọi là “nghĩ về chuyện gì nhiều thì chuyện đó sẽ đến”. 

Và cũng bằng cách tương tự như vậy, khi chúng ta nghĩ về những tiêu cực hay bất an, nó sẽ khiến năng lượng của chúng ta tiêu hao và tập trung vào điều tiêu cực, và điều tồi tệ sẽ xảy ra như một hậu quả đã được dự báo trước bởi chính bản thân chúng ta. Vì thế ta nên thận trọng với những điều mình nghĩ trong đầu. 

Chúng ta nói và suy nghĩ đến cảm xúc yêu thương, sự chia sẻ, niềm vui thì trong mối tình ấy chúng ta sẽ có được sự vui vẻ và những hormone của hạnh phúc sẽ đầy ắp trong trái tim, trong não bộ.

Nếu chúng ta nghĩ về sự chia xa thì nỗi sợ hãi mơ hồ, không có căn cứ đó sẽ hình thành trong não những suy nghĩ ngờ vực, lo lắng, căng thẳng không cần thiết, từ đó ảnh hưởng đến lời nói, hành động tiêu cực của mình dành cho đối phương và trong rất nhiều trường hợp, tình yêu ấy xa rời bạn, sự gắn bó ngày càng trở nên lỏng lẻo là do bản thân bạn gây ra nhưng ngay chính lúc đó bạn cứ nghĩ là vì đối phương thay đổi.

Nó cũng giống như việc thôi miên một ai đó, những điều tiêu cực, lo lắng nếu bạn nói hằng ngày, não bộ của người yêu bạn cũng sẽ ghi nhận như một thói quen. 

Ví dụ, anh ấy đã quên người yêu cũ cũng khá lâu rồi, bạn biết về mối quan hệ đó và bạn biết đó là quá khứ mà anh ấy không muốn nhắc nhớ nữa. Nhưng đôi khi trong những lúc tức giận, bạn không kiềm chế được và đi tự so sánh mình với người yêu cũ của anh ấy. Bạn buột miệng nhắc về tên của người đó. Thật ra, anh ấy vốn đã có thể quên người đó đi nhưng chính vì sự nhắc nhở của bạn đã mang những kí ức đó trở về, mang con người đó về trong suy nghĩ của anh ấy. 

Và trong những lần tranh cãi với bạn, sự tự so sánh giữa bạn với cô ấy sẽ chuyển sang cho anh ấy theo một cơ chế như vậy. Và hóa ra, bạn là chính người đã thôi miên, đã thôi thúc anh ấy rời xa bạn. Cho nên, đừng nhắc về quá khứ, đừng lôi những con người đã trở thành kí ức và đặt nó vào mối quan hệ của bạn. Bạn có thể thỏa được cơn ấm ức của mình ngay lúc đó nhưng sẽ phải ấm ức dài lâu trong chuỗi ngày tiếp theo khi những kí ức đó quay trở về gây rối. 

Thay vì nghĩ về những điều có chiều hướng phá hoại hạnh phúc ấy, bạn hãy nói nhiều về hiện tại hoặc một tương lai gần hơn, ví dụ ngày mai, tuần sau, tháng sau, các bạn sẽ kỉ niệm điều gì, sẽ có kế hoạch đi chơi ở đâu, sẽ làm gì cùng nhau… Có hàng tỉ những điều vui vẻ và hạnh phúc mà bạn nên quan tâm hơn là so đo với quá khứ và lo lắng cho tương lai. 

Hạnh phúc sinh ra ở hiện tại thì nên được chia ở thì hiện tại. Khi tình yêu đang cần được bồi đắp, khi những vấn đề về bản ngã cần được chia sẻ và thấu hiểu thì những lo lắng về tương lai sẽ đều là vô ích và cản trở nhiều đến tình cảm. Hãy yêu hết mình ở hiện tại và hiểu rõ nhất có thể về người yêu của mình, để xác định được là chấp nhận hay không chấp nhận. Lúc đó, bạn mới có thể đưa ra được quyết định gắn kết hay không. 

Còn hiện tại, hãy tận hưởng những cảm xúc yêu thương bằng toàn bộ năng lượng tích cực của mình, những điều tích cực sẽ thu hút những điều tích cực và đẹp đẽ khác. Nó tạo ra hi vọng, tạo ra động lực để cả hai cùng phấn đấu trong công việc, trong cuộc sống, cùng nhau bước tiếp và con đường phía trước mặt cũng vì thế mà không mơ hồ nữa. 

Ngược lại, những suy nghĩ tiêu cực sẽ chỉ thu hút những hậu quả tiêu cực và kéo chúng ta lệch khỏi quỹ đạo yêu thương và hạnh phúc. Hãy luôn nhớ rằng chẳng ai đủ sức lực để ở lâu bên cạnh một người mà vây quanh họ toàn là những điều tiêu cực. 

Hãy yêu và chăm sóc bản thân thật thơm tho, tươm tất, xinh đẹp. Hãy bao bọc lấy bản thân mình bằng những cảm xúc yêu đời, lạc quan để đánh thức và hấp dẫn tình yêu cũng như hạnh phúc xứng đáng với bạn. 

LẠC NHIÊN 

Khi chúng ta yêu một người, sau những giây phút xốn xang, nồng nàn, chìm đắm trong giọt mật mà tình yêu vừa mới rót, trạng thái lo lắng cho tương lai sẽ bắt đầu xuất hiện. 

Đây cũng là điều dễ hiểu, vì phụ nữ chúng ta chọn yêu một người chân thành đồng nghĩa với việc lựa chọn sự gắn bó lâu dài. Nhưng bạn có bao giờ nghĩ rằng chính sự lo lắng ấy sẽ khiến bạn vơi bớt cảm giác an toàn, thoải mái và hạnh phúc ở giai đoạn tìm hiểu hay không?

Có một lực hấp dẫn luôn tồn tại trong cuộc sống của chúng ta, khi chúng ta nghĩ nhiều về điều gì đó tích cực, cơ duyên sẽ đưa chúng ta gặp gỡ nó, có được nó. Đôi khi bạn sẽ thấy rất bất ngờ vì vài ngày trước bạn nghĩ về một công việc gì đó thì hôm nay có người giới thiệu bạn một công việc tương tự như thế, mà người đó là người rất ít khi chuyện trò cùng bạn. 

Thật ra không có gì khó hiểu cả, vì cơ duyên vốn đã là điều kì diệu rồi. Có thể bạn cho đó là duy tâm nhưng hãy nhìn nhận những gì bạn đang có, ít nhất bạn đã phải trải qua hơn một lần về cái gọi là “nghĩ về chuyện gì nhiều thì chuyện đó sẽ đến”. 

Và cũng bằng cách tương tự như vậy, khi chúng ta nghĩ về những tiêu cực hay bất an, nó sẽ khiến năng lượng của chúng ta tiêu hao và tập trung vào điều tiêu cực, và điều tồi tệ sẽ xảy ra như một hậu quả đã được dự báo trước bởi chính bản thân chúng ta. Vì thế ta nên thận trọng với những điều mình nghĩ trong đầu. 

Chúng ta nói và suy nghĩ đến cảm xúc yêu thương, sự chia sẻ, niềm vui thì trong mối tình ấy chúng ta sẽ có được sự vui vẻ và những hormone của hạnh phúc sẽ đầy ắp trong trái tim, trong não bộ.

Nếu chúng ta nghĩ về sự chia xa thì nỗi sợ hãi mơ hồ, không có căn cứ đó sẽ hình thành trong não những suy nghĩ ngờ vực, lo lắng, căng thẳng không cần thiết, từ đó ảnh hưởng đến lời nói, hành động tiêu cực của mình dành cho đối phương và trong rất nhiều trường hợp, tình yêu ấy xa rời bạn, sự gắn bó ngày càng trở nên lỏng lẻo là do bản thân bạn gây ra nhưng ngay chính lúc đó bạn cứ nghĩ là vì đối phương thay đổi.

Nó cũng giống như việc thôi miên một ai đó, những điều tiêu cực, lo lắng nếu bạn nói hằng ngày, não bộ của người yêu bạn cũng sẽ ghi nhận như một thói quen. 

Ví dụ, anh ấy đã quên người yêu cũ cũng khá lâu rồi, bạn biết về mối quan hệ đó và bạn biết đó là quá khứ mà anh ấy không muốn nhắc nhớ nữa. Nhưng đôi khi trong những lúc tức giận, bạn không kiềm chế được và đi tự so sánh mình với người yêu cũ của anh ấy. Bạn buột miệng nhắc về tên của người đó. Thật ra, anh ấy vốn đã có thể quên người đó đi nhưng chính vì sự nhắc nhở của bạn đã mang những kí ức đó trở về, mang con người đó về trong suy nghĩ của anh ấy. 

Và trong những lần tranh cãi với bạn, sự tự so sánh giữa bạn với cô ấy sẽ chuyển sang cho anh ấy theo một cơ chế như vậy. Và hóa ra, bạn là chính người đã thôi miên, đã thôi thúc anh ấy rời xa bạn. Cho nên, đừng nhắc về quá khứ, đừng lôi những con người đã trở thành kí ức và đặt nó vào mối quan hệ của bạn. Bạn có thể thỏa được cơn ấm ức của mình ngay lúc đó nhưng sẽ phải ấm ức dài lâu trong chuỗi ngày tiếp theo khi những kí ức đó quay trở về gây rối. 

Thay vì nghĩ về những điều có chiều hướng phá hoại hạnh phúc ấy, bạn hãy nói nhiều về hiện tại hoặc một tương lai gần hơn, ví dụ ngày mai, tuần sau, tháng sau, các bạn sẽ kỉ niệm điều gì, sẽ có kế hoạch đi chơi ở đâu, sẽ làm gì cùng nhau… Có hàng tỉ những điều vui vẻ và hạnh phúc mà bạn nên quan tâm hơn là so đo với quá khứ và lo lắng cho tương lai. 

Hạnh phúc sinh ra ở hiện tại thì nên được chia ở thì hiện tại. Khi tình yêu đang cần được bồi đắp, khi những vấn đề về bản ngã cần được chia sẻ và thấu hiểu thì những lo lắng về tương lai sẽ đều là vô ích và cản trở nhiều đến tình cảm. Hãy yêu hết mình ở hiện tại và hiểu rõ nhất có thể về người yêu của mình, để xác định được là chấp nhận hay không chấp nhận. Lúc đó, bạn mới có thể đưa ra được quyết định gắn kết hay không. 

Còn hiện tại, hãy tận hưởng những cảm xúc yêu thương bằng toàn bộ năng lượng tích cực của mình, những điều tích cực sẽ thu hút những điều tích cực và đẹp đẽ khác. Nó tạo ra hi vọng, tạo ra động lực để cả hai cùng phấn đấu trong công việc, trong cuộc sống, cùng nhau bước tiếp và con đường phía trước mặt cũng vì thế mà không mơ hồ nữa. 

Ngược lại, những suy nghĩ tiêu cực sẽ chỉ thu hút những hậu quả tiêu cực và kéo chúng ta lệch khỏi quỹ đạo yêu thương và hạnh phúc. Hãy luôn nhớ rằng chẳng ai đủ sức lực để ở lâu bên cạnh một người mà vây quanh họ toàn là những điều tiêu cực. 

Hãy yêu và chăm sóc bản thân thật thơm tho, tươm tất, xinh đẹp. Hãy bao bọc lấy bản thân mình bằng những cảm xúc yêu đời, lạc quan để đánh thức và hấp dẫn tình yêu cũng như hạnh phúc xứng đáng với bạn. 

LẠC NHIÊN 

KHI YÊU LÀ MUỐN LO GIỮ VÀ SỢ MẤT

Rối loạn gắn bó lo âu (anxious attachment) không phải là một tính cách yếu đuối hay yêu sai cách, mà là một chiến lược sinh tồn hình thành từ những sang chấn gắn bó đầu đời. Những người có kiểu gắn bó này thường yêu rất sâu, rất thật, nhưng cũng luôn thấy bất an, lo...

NGƯỜI YÊU DỰ BỊ

Không ai sinh ra đã muốn làm “người yêu dự bị”, nhưng nhiều người lại rơi vào vai trò ấy một cách vô thức, thậm chí lặp lại nó trong nhiều mối quan hệ khác nhau. Họ không chủ đích yêu người có đôi, cũng chẳng mưu cầu việc mãi đứng phía sau, chịu đựng, nhường nhịn và...

RỐI LOẠN GẮN BÓ LO ÂU

  Gắn bó (attachment) là nhu cầu sinh tồn cốt lõi của con người, hình thành từ những năm đầu đời khi trẻ tương tác với người chăm sóc chính. Tuy nhiên, khi mối gắn bó này bị gián đoạn hoặc tổn thương – như trong trường hợp trẻ bị cha mẹ bỏ mặc cho ông bà nuôi,...

RỐI LOẠN GẮN BÓ, SANG CHẤN VÀ SINH HỌC THẦN KINH

Rối loạn gắn bó, sang chấn và sinh học thần kinh: Khi hệ thần kinh học cách sống mà không cần kết nối Gắn bó là một trong những nhu cầu cơ bản và bẩm sinh của con người. Ngay từ khi mới sinh, não bộ và hệ thần kinh đã được lập trình để tìm kiếm sự an toàn thông qua...

CƠ THỂ, NÃO BỘ VÀ SỰ GỢI NHỚ HAM MUỐN

  Phản ứng tình dục là một quá trình tinh vi, không chỉ diễn ra ở cơ quan sinh dục mà là sự cộng hưởng giữa thân thể, cảm xúc, ký ức và nhận thức. Trong nhiều trường hợp, người trưởng thành – đặc biệt là những ai từng trải qua sang chấn, trầm cảm, căng thẳng kéo...

KHI TÌNH YÊU, SỰ TÔN TRỌNG KHÔNG LÀM TA HAM MUỐN

  Tính dục không đơn thuần là phản ứng sinh học, mà là một cấu trúc tâm lý phức tạp được định hình bởi cảm xúc, trải nghiệm cá nhân, chuẩn mực xã hội và các tầng sâu của vô thức. Một hiện tượng thường bị hiểu lầm là: vì sao nhiều nam giới gặp khó khăn trong việc...

KHI CON GÁI LỚN LÊN THIẾU VẮNG CHA

  Đối với nhiều cô gái, hình ảnh người cha là hình mẫu đầu tiên về sự an toàn, nâng đỡ và giới hạn. Khi sự hiện diện ấy bị thiếu vắng – do cha bỏ đi, nghiện ngập, thờ ơ, hoặc chết sớm – đứa trẻ không chỉ mất đi một người thân mà còn mất đi điểm tựa đầu tiên để...

KHI ĐÀN ÔNG MÊ MASSAGE HƠN VỢ

  Trong một số mối quan hệ hôn nhân, không ít người vợ đau đớn khi phát hiện chồng mình có thói quen tìm đến các dịch vụ massage "happy ending". Điều này không chỉ là sự phản bội về mặt thể xác, mà còn mang đến cảm giác bị chối bỏ ở mức sâu sắc hơn: “Tại sao anh...

NHỮNG ĐỨA EM GÁI BỊ NGƯỢC ĐÃI TỪ ANH TRAI

Trong nhiều gia đình, đặc biệt là những gia đình Á Đông đặt nặng vai trò giới tính và thứ bậc, không ít cô gái lớn lên trong bóng tối của người anh trai – người được xem là “trụ cột tương lai” và thường được bênh vực vô điều kiện. Trong khi đó, những đứa em gái lại...

NỖI SỢ Ở MỘT MÌNH

  Nỗi sợ ở một mình không đơn thuần là cảm giác cô đơn thoáng qua, mà với nhiều người trưởng thành, đó là một nỗi hoảng loạn hiện sinh – cảm giác như chính sự sống bị đe dọa khi không có ai bên cạnh. Những người sợ tách biệt khỏi gia đình, bạn đời hay người họ...

KHI YÊU LÀ MUỐN LO GIỮ VÀ SỢ MẤT

Rối loạn gắn bó lo âu (anxious attachment) không phải là một tính cách yếu đuối hay yêu sai cách, mà là một chiến lược sinh tồn hình thành từ những sang chấn gắn bó đầu đời. Những người có kiểu gắn bó này thường yêu rất sâu, rất thật, nhưng cũng luôn thấy bất an, lo...

NGƯỜI YÊU DỰ BỊ

Không ai sinh ra đã muốn làm “người yêu dự bị”, nhưng nhiều người lại rơi vào vai trò ấy một cách vô thức, thậm chí lặp lại nó trong nhiều mối quan hệ khác nhau. Họ không chủ đích yêu người có đôi, cũng chẳng mưu cầu việc mãi đứng phía sau, chịu đựng, nhường nhịn và...

RỐI LOẠN GẮN BÓ LO ÂU

  Gắn bó (attachment) là nhu cầu sinh tồn cốt lõi của con người, hình thành từ những năm đầu đời khi trẻ tương tác với người chăm sóc chính. Tuy nhiên, khi mối gắn bó này bị gián đoạn hoặc tổn thương – như trong trường hợp trẻ bị cha mẹ bỏ mặc cho ông bà nuôi,...

RỐI LOẠN GẮN BÓ, SANG CHẤN VÀ SINH HỌC THẦN KINH

Rối loạn gắn bó, sang chấn và sinh học thần kinh: Khi hệ thần kinh học cách sống mà không cần kết nối Gắn bó là một trong những nhu cầu cơ bản và bẩm sinh của con người. Ngay từ khi mới sinh, não bộ và hệ thần kinh đã được lập trình để tìm kiếm sự an toàn thông qua...

CƠ THỂ, NÃO BỘ VÀ SỰ GỢI NHỚ HAM MUỐN

  Phản ứng tình dục là một quá trình tinh vi, không chỉ diễn ra ở cơ quan sinh dục mà là sự cộng hưởng giữa thân thể, cảm xúc, ký ức và nhận thức. Trong nhiều trường hợp, người trưởng thành – đặc biệt là những ai từng trải qua sang chấn, trầm cảm, căng thẳng kéo...

KHI TÌNH YÊU, SỰ TÔN TRỌNG KHÔNG LÀM TA HAM MUỐN

  Tính dục không đơn thuần là phản ứng sinh học, mà là một cấu trúc tâm lý phức tạp được định hình bởi cảm xúc, trải nghiệm cá nhân, chuẩn mực xã hội và các tầng sâu của vô thức. Một hiện tượng thường bị hiểu lầm là: vì sao nhiều nam giới gặp khó khăn trong việc...

HỘI CHỨNG JEREMY – KHI TÌNH BẠN TRỞ NÊN ĐE DỌA

  Trong các mối quan hệ xã hội, đặc biệt là giữa bạn bè, chúng ta thường tin rằng tình cảm chân thành sẽ là nguồn hỗ trợ lớn lao trên hành trình phát triển cá nhân. Tuy nhiên, có những trường hợp mà chính bạn thân – người tưởng như luôn đồng hành – lại trở thành...

KHI CON GÁI LỚN LÊN THIẾU VẮNG CHA

  Đối với nhiều cô gái, hình ảnh người cha là hình mẫu đầu tiên về sự an toàn, nâng đỡ và giới hạn. Khi sự hiện diện ấy bị thiếu vắng – do cha bỏ đi, nghiện ngập, thờ ơ, hoặc chết sớm – đứa trẻ không chỉ mất đi một người thân mà còn mất đi điểm tựa đầu tiên để...

KHI ĐÀN ÔNG MÊ MASSAGE HƠN VỢ

  Trong một số mối quan hệ hôn nhân, không ít người vợ đau đớn khi phát hiện chồng mình có thói quen tìm đến các dịch vụ massage "happy ending". Điều này không chỉ là sự phản bội về mặt thể xác, mà còn mang đến cảm giác bị chối bỏ ở mức sâu sắc hơn: “Tại sao anh...

NHỮNG ĐỨA EM GÁI BỊ NGƯỢC ĐÃI TỪ ANH TRAI

Trong nhiều gia đình, đặc biệt là những gia đình Á Đông đặt nặng vai trò giới tính và thứ bậc, không ít cô gái lớn lên trong bóng tối của người anh trai – người được xem là “trụ cột tương lai” và thường được bênh vực vô điều kiện. Trong khi đó, những đứa em gái lại...