IM LẶNG KHÔNG PHẢI LÀ VÀNG

IM LẶNG KHÔNG PHẢI LÀ VÀNG

Một trong những kỹ năng cần thiết nhất trong một mối quan hệ chính là giải quyết vấn đề. Người ta thường nói vấn đề nhỏ hay lớn tùy vào cách nhìn nhận của bạn, nhưng theo tôi, nói cho chính xác thì là tùy vào cách giải quyết của bạn. Một số người chọn cách né tránh hoặc giữ im lặng để tránh những mâu thuẫn, bất hòa. Nhưng đã bao giờ bạn tự hỏi làm như vậy chính là đang giải quyết vấn đề hay chỉ khiến mọi chuyện phức tạp hơn?

Đối với hầu hết các trường hợp, khi một vấn đề nảy sinh, mọi người đều mong muốn giải quyết nhanh nhất, bởi vì không ai thích sự tiêu cực, cảm xúc khó chịu, hoặc mâu thuẫn cả. Họ muốn chuyện tình cảm của mình suôn sẻ và hòa hợp. Có lẽ vì vậy mà trong nhiều trường hợp, mọi người lại dễ lựa chọn việc im lặng hơn là lên tiếng.

Dĩ nhiên, đôi khi việc “dĩ hòa vi quý” là tốt nhưng nếu bạn làm điều đó quá thường xuyên, vô hình chung bạn đang tránh đối mặt chứ không chỉ là tránh tranh luận hay cãi vã, và tất nhiên rồi, các vấn đề không tự nhiên biến mất mà thậm chí còn lặp đi lặp lại.

Tốt hơn là tìm cách thể hiện những gì bạn cảm thấy cần phải cho đối phương biết, để anh ấy hiểu được bạn đang có thiện chí thu xếp ổn thỏa mọi thứ chứ không có ý muốn công kích và sẽ không đề phòng bạn.

Bạn không thể giải quyết vấn đề bằng cách tự mình khắc phục mọi chuyện. Bằng cách im lặng, bạn đang cho phép họ “thoát tội” và không màng đến việc học thêm các kỹ năng giao tiếp tốt hơn trong mối quan hệ với bạn. Một khi cả hai không giao tiếp đúng cách, mối quan hệ sẽ trở nên xấu đi.

Nếu người bạn yêu thương đối xử tệ với bạn và bạn cố giải quyết vấn đề này bằng cách đối xử tốt với họ, bạn chỉ đang tạo ra nhiều vấn đề hơn. Bạn không bao giờ nên “tiếp tay” cho hành vi xấu. Khi làm vậy, bạn có bao giờ thắc mắc tại sao hành vi đó lại cứ tiếp diễn hay không? Nếu muốn ngăn ai đó không được đối xử tệ bạc với bạn, hãy lên tiếng hoặc tạm thời rút lui một thời gian. 

Nếu bạn tiếp tục lấy nỗi sợ hãi như một cái cớ để tránh né việc giải quyết vấn đề, bạn chắc chắn đang tạo ra nhiều vấn đề hơn nữa. Bạn sẽ nhận ra mình ngày càng bị đối xử tồi tệ, bạn sẽ không được đối phương tôn trọng và lòng tự trọng của bạn sẽ bị ảnh hưởng. Và rồi bạn sẽ bị chôn vùi trong một mối quan hệ tệ hại, chua xót mà không bao giờ có thể phục hồi được.

Bạn có thể nghĩ rằng “thời gian là liều thuốc kỳ diệu”, vấn đề sẽ từ từ có thể tự nó tháo gỡ theo thời gian và đối phương sẽ trở nên tốt hơn một cách kì diệu. Điều đó chỉ xảy ra trong tiểu thuyết lãng mạn và trên truyền hình. Nếu có thì rất hiếm khi xảy ra trong đời thực. Phớt lờ các vấn đề hoặc đơn thuần là hy vọng chúng sẽ biến mất chính là cách nhanh nhất khiến mối quan hệ của bạn tồi tệ đi rất nhiều.

Một mối quan hệ tốt đẹp không chỉ đòi hỏi nỗ lực từ một phía, bất kể một người có cố gắng bao nhiêu đi nữa nhưng người còn lại không hợp tác hoặc không đóng góp thì cũng vô ích. Nên nhớ rằng sự cố gắng của bạn trong việc chịu đựng các vấn đề trong mối quan hệ không hề dễ dàng hơn việc thực sự làm điều gì đó để cải thiện mối quan hệ.

Chiến thuật giải quyết vấn đề trong mối quan hệ chính là một phần của vấn đề. Hãy thử cách khác. Hãy thử quyết liệt hơn, lý trí hơn. Hoặc bạn có thể phải tiếp tục chịu đựng cùng một vấn đề trong mối quan hệ lứa đôi (thậm chí là với các mối quan hệ khác nữa) cho đến khi bạn học được từ những sai lầm của mình và học cách đứng lên thay vì chỉ là “sứ giả hòa bình” hoặc “hoa hậu thân thiện”. 

LILA

Một trong những kỹ năng cần thiết nhất trong một mối quan hệ chính là giải quyết vấn đề. Người ta thường nói vấn đề nhỏ hay lớn tùy vào cách nhìn nhận của bạn, nhưng theo tôi, nói cho chính xác thì là tùy vào cách giải quyết của bạn. Một số người chọn cách né tránh hoặc giữ im lặng để tránh những mâu thuẫn, bất hòa. Nhưng đã bao giờ bạn tự hỏi làm như vậy chính là đang giải quyết vấn đề hay chỉ khiến mọi chuyện phức tạp hơn?

Đối với hầu hết các trường hợp, khi một vấn đề nảy sinh, mọi người đều mong muốn giải quyết nhanh nhất, bởi vì không ai thích sự tiêu cực, cảm xúc khó chịu, hoặc mâu thuẫn cả. Họ muốn chuyện tình cảm của mình suôn sẻ và hòa hợp. Có lẽ vì vậy mà trong nhiều trường hợp, mọi người lại dễ lựa chọn việc im lặng hơn là lên tiếng.

Dĩ nhiên, đôi khi việc “dĩ hòa vi quý” là tốt nhưng nếu bạn làm điều đó quá thường xuyên, vô hình chung bạn đang tránh đối mặt chứ không chỉ là tránh tranh luận hay cãi vã, và tất nhiên rồi, các vấn đề không tự nhiên biến mất mà thậm chí còn lặp đi lặp lại.

Tốt hơn là tìm cách thể hiện những gì bạn cảm thấy cần phải cho đối phương biết, để anh ấy hiểu được bạn đang có thiện chí thu xếp ổn thỏa mọi thứ chứ không có ý muốn công kích và sẽ không đề phòng bạn.

Bạn không thể giải quyết vấn đề bằng cách tự mình khắc phục mọi chuyện. Bằng cách im lặng, bạn đang cho phép họ “thoát tội” và không màng đến việc học thêm các kỹ năng giao tiếp tốt hơn trong mối quan hệ với bạn. Một khi cả hai không giao tiếp đúng cách, mối quan hệ sẽ trở nên xấu đi.

Nếu người bạn yêu thương đối xử tệ với bạn và bạn cố giải quyết vấn đề này bằng cách đối xử tốt với họ, bạn chỉ đang tạo ra nhiều vấn đề hơn. Bạn không bao giờ nên “tiếp tay” cho hành vi xấu. Khi làm vậy, bạn có bao giờ thắc mắc tại sao hành vi đó lại cứ tiếp diễn hay không? Nếu muốn ngăn ai đó không được đối xử tệ bạc với bạn, hãy lên tiếng hoặc tạm thời rút lui một thời gian. 

Nếu bạn tiếp tục lấy nỗi sợ hãi như một cái cớ để tránh né việc giải quyết vấn đề, bạn chắc chắn đang tạo ra nhiều vấn đề hơn nữa. Bạn sẽ nhận ra mình ngày càng bị đối xử tồi tệ, bạn sẽ không được đối phương tôn trọng và lòng tự trọng của bạn sẽ bị ảnh hưởng. Và rồi bạn sẽ bị chôn vùi trong một mối quan hệ tệ hại, chua xót mà không bao giờ có thể phục hồi được.

Bạn có thể nghĩ rằng “thời gian là liều thuốc kỳ diệu”, vấn đề sẽ từ từ có thể tự nó tháo gỡ theo thời gian và đối phương sẽ trở nên tốt hơn một cách kì diệu. Điều đó chỉ xảy ra trong tiểu thuyết lãng mạn và trên truyền hình. Nếu có thì rất hiếm khi xảy ra trong đời thực. Phớt lờ các vấn đề hoặc đơn thuần là hy vọng chúng sẽ biến mất chính là cách nhanh nhất khiến mối quan hệ của bạn tồi tệ đi rất nhiều.

Một mối quan hệ tốt đẹp không chỉ đòi hỏi nỗ lực từ một phía, bất kể một người có cố gắng bao nhiêu đi nữa nhưng người còn lại không hợp tác hoặc không đóng góp thì cũng vô ích. Nên nhớ rằng sự cố gắng của bạn trong việc chịu đựng các vấn đề trong mối quan hệ không hề dễ dàng hơn việc thực sự làm điều gì đó để cải thiện mối quan hệ.

Chiến thuật giải quyết vấn đề trong mối quan hệ chính là một phần của vấn đề. Hãy thử cách khác. Hãy thử quyết liệt hơn, lý trí hơn. Hoặc bạn có thể phải tiếp tục chịu đựng cùng một vấn đề trong mối quan hệ lứa đôi (thậm chí là với các mối quan hệ khác nữa) cho đến khi bạn học được từ những sai lầm của mình và học cách đứng lên thay vì chỉ là “sứ giả hòa bình” hoặc “hoa hậu thân thiện”. 

LILA

KHÔNG BIẾT MÌNH THÍCH GÌ

  Vào năm thứ ba của đại học, trong một lần mở chuyên mục Q&A trên Instagram, câu hỏi tôi nhận được nhiều nhất từ followers của mình là: “Trước đây, chị làm thế nào để xác định được trường mình thích và ngành học mình muốn?” hoặc “Bạn đã xác định sẽ làm nghề...

CHIẾC VÁY ĐẦU TIÊN

Tôi không nhớ mình nhận ra sự khác biệt trong mình với các đứa bé khác cùng xóm là từ khi nào. Chỉ biết ngày bé lắm, khi nhìn vào những con búp bê của các chị gái, tôi luôn thấy con gái là phải mặc váy mới đúng. Dần dà, sự nhận thức trong tôi về con trai và con gái...

7 LỜI KHUYÊN ĐỂ CÓ TƯ DUY TÍCH CỰC

  "Sức mạnh của tư duy tích cực" là một khái niệm phổ biến đến mức đôi khi bạn có thể cảm thấy nó có một chút sáo rỗng. Nhưng nhữnglợi ích về thể chất và tinh thần của tư duy tích cực đã được chứng minh bằng nhiều nghiên cứu khoa học. Tư duy tích cực có thể giúp...

15 HÀNH VI “TỰ HỦY HOẠI” BẢN THÂN

Khi mọi người nói về hành vi "tự hủy hoại", họ thường đề cập đến việc làm bản thân bị thương như cắt cổ tay. Nhưng đó không phải là cách “tự hủy hoại” duy nhất. Thực ra, một số hình thức “tự hủy hoại” trông không có vẻ gì là làm tổn thương bản thân. “Tự hủy hoại”...

GỬI PHỤ NỮ, TỰ CHO MÌNH LÀ “XẤU”

Để trả lời câu hỏi ngoại hình có quan trọng không? Tôi cho rằng là có, nhưng tôi cũng chắc chắn rằng ngoại hình không phải là tất cả mối quan tâm làm nên giá trị trong cuộc sống mỗi người. Ai cũng dễ dàng bị một website, hay bìa một tạp chí hấp dẫn, thuyết phục nhưng...

ĐIỀU ĐÀN ÔNG LO SỢ

  Người đàn ông của bạn có thể không bao giờ thừa nhận anh ta lo lắng bất cứ điều gì, nhưng hãy tin tôi, anh ấy có những nỗi lo sợ thầm kín đấy. Sự yếu mềm và đàn ông thường không được phép đi kèm với nhau. Ăn sâu trong gen của đàn ông là niềm tin rằng họ sinh ra...

THUYẾT PHỤC NGƯỜI KHÁC LÀM THEO Ý MÌNH

  Bạn luôn bị ám ảnh bởi nỗi sợ bị từ chối khi đưa ra một yêu cầu nào đó? Bạn muốn tăng gấp đôi cơ hội thành công trong việc thuyết phục mọi người gật đầu đồng ý? Tin vui là có một kỹ thuật có thể giúp bạn làm được điều này, thậm chí còn khiến người khác dành...

NHỮNG ĐÊM “TÌNH” VỚI MẸ

  Người ta nói cuộc đời mà, luôn bày sẵn nhiều bất ngờ lắm. Có những điều thú vị khiến mình nâng niu vui sướng, muốn giữ gìn từng chút một trong ký ức thì có những bất ngờ khiến ta đau đớn đến tận cùng. Là đàn ông, cứ nghĩ “đầu đội trời chân đạp đất” thì có gì...

MANG DANH NGHĨA SINH THÀNH

Con bé ngồi đó thật lâu, dường như là bất động. Nó đã không ăn, không ngủ mấy ngày liền. Nó đăm đăm nhìn vào thân thể đang bốc mùi kia. Mũi nó dường như đặc quánh, nó không thể ngửi được mùi gì nữa. Nó nhìn cái xác thối, đâu đó đã 4-5 ngày trôi qua mà ngoài nó ra,...

BA CÂU HỎI VUN ĐẮP TÌNH YÊU

​ Khi còn độc thân, ta trăn trở làm thế nào để có thể kết đôi được với người ta thầm thương trộm nhớ. Đến giai đoạn yêu đương mặn nồng, ta tiếp tục suy tư những cách thức để có được một tình cảm hoàn hảo, bền vững. Để giải quyết được nỗi băn khoăn về việc duy trì một...

MONG MUỐN THẦM KÍN CỦA ĐÀN ÔNG

Là phụ nữ, ai cũng tò mò về những mong muốn thầm kín mà cánh đàn ông thường hiếm khi chia sẻ. Trên thực tế, người ta thường dành nhiều thời gian và công sức để nghiên cứu tâm lý phụ nữ, vì ai cũng biết “phụ nữ phức tạp” nhường nào. Nhưng không có nghĩa là ta nên bỏ...

NHỮNG ĐỨA TRẺ TO XÁC

  Bài học thứ 1: Đàn ông cần được xoa dịu Khi đàn ông cảm thấy bực bội, dù là khi đang lái xe, khi cố gắng sửa chữa điện hay Internet, khi bị giành mất chiếc remote tivi, tại một thời điểm nào đó, họ sẽ muốn sử dụng vũ lực để cố gắng làm mọi thứ theo cách của...

KHÔNG BIẾT MÌNH THÍCH GÌ

  Vào năm thứ ba của đại học, trong một lần mở chuyên mục Q&A trên Instagram, câu hỏi tôi nhận được nhiều nhất từ followers của mình là: “Trước đây, chị làm thế nào để xác định được trường mình thích và ngành học mình muốn?” hoặc “Bạn đã xác định sẽ làm nghề...

CHIẾC VÁY ĐẦU TIÊN

Tôi không nhớ mình nhận ra sự khác biệt trong mình với các đứa bé khác cùng xóm là từ khi nào. Chỉ biết ngày bé lắm, khi nhìn vào những con búp bê của các chị gái, tôi luôn thấy con gái là phải mặc váy mới đúng. Dần dà, sự nhận thức trong tôi về con trai và con gái...

7 LỜI KHUYÊN ĐỂ CÓ TƯ DUY TÍCH CỰC

  "Sức mạnh của tư duy tích cực" là một khái niệm phổ biến đến mức đôi khi bạn có thể cảm thấy nó có một chút sáo rỗng. Nhưng nhữnglợi ích về thể chất và tinh thần của tư duy tích cực đã được chứng minh bằng nhiều nghiên cứu khoa học. Tư duy tích cực có thể giúp...