MẮC KẸT TRONG GIẤC MƠ CỦA KẺ KHÁC

MẮC KẸT TRONG GIẤC MƠ CỦA KẺ KHÁC

 

Tôi biết một anh bạn vô cùng có hoa tay. Anh ấy thích vẽ từ thuở mới mày mò tập viết. Mỗi bức vẽ của anh ấy đều trau chuốt, có hồn và giàu tính sáng tạo. Tôi đã từng nghĩ anh ấy sẽ theo một ngành nghề nào đó liên quan đến hội họa, hoặc ít nhất là về nghệ thuật. Thế nhưng, vì thực hiện ý nguyện của gia đình, anh bán sống bán chết “dùi mài kinh sử” để trở thành sinh viên ngành y. Khi tôi hỏi anh dạo này thế nào, anh khẽ cười, chưa bao giờ cảm thấy chặng đường của sáu năm tuổi trẻ lại vất vả và vô định như thế. Thật không biết mình đang cố gắng vì cái gì, bởi đôi tay của anh thích cầm bút vẽ, chứ không phải cầm dao mổ để giải phẫu mẫu vật.

Rất lâu trước đây, khi tôi mới chập chững bước vào năm nhất đại học, thế giới trưởng thành mở ra thật rộng lớn và lạ lẫm. Thời điểm đó, một anh bạn rất bản lĩnh của tôi, dù chỉ lớn hơn tôi một tuổi nhưng đã biết cách vùng vẫy và tạo dựng thành tựu riêng ở vùng đất rộng lớn này. Vì ngưỡng mộ anh, và vì một phần không biết nên làm gì tiếp theo, nên tôi vô tình biến giấc mơ của anh thành mục tiêu phấn đấu của mình. Anh tham gia câu lạc bộ nào, thi vào tổ chức nào, nộp đơn làm thêm ở đâu, tôi đều làm theo, dù đó vốn không phải mong muốn hay sở trường của tôi.

Kết quả, chỉ sau nửa năm, tôi trở nên kiệt sức. Mỗi ngày tôi luôn tự hỏi rốt cuộc mình đang cố gắng vì cái gì. Nhìn thì có vẻ tôi đang có kha khá thành tựu trong tay, khiến tôi tự an ủi, đánh lừa não bộ rằng mình đang trên đường chạm đến thành công và không phí hoài tuổi trẻ. Nhưng tôi có hạnh phúc không? Không hề.

Một tình huống khác – gần gũi hơn mà ắt hẳn có không ít người trong chúng ta gặp phải, là mỗi khi kết thúc một năm, người người nhà nhà lại lên mạng xã hội, tổng kết về những thành tựu mà họ đã đạt được trong năm vừa rồi. Khi ấy, tôi bắt đầu cảm thấy lo lắng và tự trách – cả thế giới đều đang tiến lên, gặt hái rất nhiều thành công, chỉ có tôi là bị bỏ lại, mãi dậm chân tại chỗ. Sau đó, tôi cuống cuồng làm cái này, cái kia để có thể được như anh A, chị B, dù đó vốn dĩ chẳng phải là mục tiêu hay thành tựu mà tôi mong muốn.

Tại sao những trường hợp như vậy lại xảy ra? Lúc còn đi học, chặng đường của mỗi người có thể ví như một con đường thẳng tắp định sẵn. Ở đó, mỗi người chỉ cần phấu đấu theo chu kì chép bài – học bài – kiểm tra, và thành công của một người học sinh cũng dễ dàng được nhận định bằng những con số trong các kì thi cử. Sau khi tốt nghiệp, chặng đường mỗi người không còn thẳng tắp và có sẵn như trước nữa. Nhiều ngã rẽ mới xuất hiện, đòi hỏi mỗi người phải đưa ra một lựa chọn riêng, và hạn mức thành công của mỗi người cũng được định nghĩa khác nhau.

Trên những chặng đường mới của cuộc đời này, bên cạnh những người cố gắng để chạy về đích, còn có những người chăm chú nhìn xem người khác tốc độ ra sao, và cả những người mải miết chạy theo con đường của kẻ khác, dù bản thân không trang bị đủ “dụng cụ” để đương đầu với những cạm bẫy trên chặng đường đó. Mỗi ngày đều có rất nhiều câu chuyện, tấm gương của những người thành công, cộng thêm áp lực từ kì vọng của gia đình và xã hội, khiến nhiều người “bán mạng” để chạy theo thứ gọi là thành công của người khác, dù nó không phải là một chặng đường phù hợp với những gì họ đang có trong tay.

Trở lại câu hỏi trong những năm tuổi hai mươi đó, tôi có hạnh phúc không? Khi ấy tôi đã nghĩ: Nếu gia nhập được câu lạc bộ này như X, tôi sẽ hạnh phúc; Nếu được đi du học như Y, tôi sẽ hạnh phúc; Nếu trở thành quán quân chương trình như Z, tôi sẽ hạnh phúc. Kết quả, chỉ có “cái tôi” của tôi hạnh phúc. Còn bản thân tôi, cùng lắm chỉ có niềm vui nhuốm màu háo thắng kéo dài vài ngày chứ không thể duy trì quá lâu như tôi đã nghĩ.

Sau đó, tôi tiếp tục vùng vẫy giữa hoang mang, không biết mình đang cố gắng vì cái gì. Nhiều lúc, tôi không khỏi tự trách bản thân kém cỏi, vô dụng trước những thất bại vì mình không thể hoàn thành xuất sắc như những người “đi trước”, dù có nhiều thứ hoàn toàn không thuộc phạm trù kĩ năng của tôi, giống như Albert Einstein từng nói: “Nếu bạn cứ phán xét một con cá dựa trên khả năng trèo cây, bạn sẽ làm con cá sống cả đời với niềm tin rằng nó là kẻ ngốc”. Mặt khác, quá nhiều mục tiêu đặt ra nhưng không xuất phát từ mong muốn của chính mình sẽ dần trở thành tảng đá nặng nề mang tên áp lực. Động lực không vững vàng, khiến cả hạnh phúc và cố gắng cũng không thể duy trì.

Cuối cùng, tôi cũng tìm ra biện pháp cho chính mình. Đó là dời đích đến từ “giấc mơ của người khác” sang “bản thân mình”. Con đường dẫn đến hạnh phúc dài lâu chính là lắng nghe cảm nhận từ bên trong trái tim. Cuộc đời là một chuỗi hành trình dài đòi hỏi nhiều cố gắng. Tự trách vì thành công của người khác, nỗ lực vì mục tiêu của người khác sẽ không thể trở thành nguồn năng lượng tiếp sức xuyên suốt cho chúng ta trong chuỗi hành trình đó.

Thành công, hạnh phúc của mỗi người phụ thuộc vào hệ quy chiếu riêng của người đó. Với tôi, đó đơn giản là mỗi ngày đều cố gắng để tốt hơn bản thân ngày hôm qua. Nói cách khác, niềm vui bền vững nhất, chính là thành tích với chính mình: niềm vui khi có thể hoàn thành bài diễn thuyết bằng tiếng Anh, niềm vui khi trở nên tự tin hơn, niềm vui khi đậu phỏng vấn công việc mà tôi yêu thích, niềm vui khi hoàn thành khóa học Yoga cải thiện sức khỏe…

Khi biến bản thân mình thành “mục tiêu” và cố gắng duy trì nó, nỗ lực, kiên trì và hạnh phúc của tôi cũng có thể được duy trì. Sau một quãng thời gian, quay đầu nhìn lại, tôi cũng đã đạt được một vài thành tựu nhất định. Nói cách khác, tôi đã luôn là một vận động viên kiên định trên chặng đường riêng của bản thân. Có một câu nói trên mạng rất hay, rằng: “Cuộc đời này là của bạn, vì thế đừng cầm bản đồ của người khác để dò đường đi của mình”.

Đọc giả có thể gửi bài viết, chia sẻ câu hỏi, nhu cầu tham vấn hoặc câu chuyện của bạn đến chúng tôi qua email: info@ladiesofvietnam.net, Zalo: +848 9934 4478. Chân thành cảm ơn và hẹn gặp các bạn trong những chương trình sắp tới.

CATHERINE

Tôi biết một anh bạn vô cùng có hoa tay. Anh ấy thích vẽ từ thuở mới mày mò tập viết. Mỗi bức vẽ của anh ấy đều trau chuốt, có hồn và giàu tính sáng tạo. Tôi đã từng nghĩ anh ấy sẽ theo một ngành nghề nào đó liên quan đến hội họa, hoặc ít nhất là về nghệ thuật. Thế nhưng, vì thực hiện ý nguyện của gia đình, anh bán sống bán chết “dùi mài kinh sử” để trở thành sinh viên ngành y. Khi tôi hỏi anh dạo này thế nào, anh khẽ cười, chưa bao giờ cảm thấy chặng đường của sáu năm tuổi trẻ lại vất vả và vô định như thế. Thật không biết mình đang cố gắng vì cái gì, bởi đôi tay của anh thích cầm bút vẽ, chứ không phải cầm dao mổ để giải phẫu mẫu vật.

Rất lâu trước đây, khi tôi mới chập chững bước vào năm nhất đại học, thế giới trưởng thành mở ra thật rộng lớn và lạ lẫm. Thời điểm đó, một anh bạn rất bản lĩnh của tôi, dù chỉ lớn hơn tôi một tuổi nhưng đã biết cách vùng vẫy và tạo dựng thành tựu riêng ở vùng đất rộng lớn này. Vì ngưỡng mộ anh, và vì một phần không biết nên làm gì tiếp theo, nên tôi vô tình biến giấc mơ của anh thành mục tiêu phấn đấu của mình. Anh tham gia câu lạc bộ nào, thi vào tổ chức nào, nộp đơn làm thêm ở đâu, tôi đều làm theo, dù đó vốn không phải mong muốn hay sở trường của tôi.

Kết quả, chỉ sau nửa năm, tôi trở nên kiệt sức. Mỗi ngày tôi luôn tự hỏi rốt cuộc mình đang cố gắng vì cái gì. Nhìn thì có vẻ tôi đang có kha khá thành tựu trong tay, khiến tôi tự an ủi, đánh lừa não bộ rằng mình đang trên đường chạm đến thành công và không phí hoài tuổi trẻ. Nhưng tôi có hạnh phúc không? Không hề.

Một tình huống khác – gần gũi hơn mà ắt hẳn có không ít người trong chúng ta gặp phải, là mỗi khi kết thúc một năm, người người nhà nhà lại lên mạng xã hội, tổng kết về những thành tựu mà họ đã đạt được trong năm vừa rồi. Khi ấy, tôi bắt đầu cảm thấy lo lắng và tự trách – cả thế giới đều đang tiến lên, gặt hái rất nhiều thành công, chỉ có tôi là bị bỏ lại, mãi dậm chân tại chỗ. Sau đó, tôi cuống cuồng làm cái này, cái kia để có thể được như anh A, chị B, dù đó vốn dĩ chẳng phải là mục tiêu hay thành tựu mà tôi mong muốn.

Tại sao những trường hợp như vậy lại xảy ra? Lúc còn đi học, chặng đường của mỗi người có thể ví như một con đường thẳng tắp định sẵn. Ở đó, mỗi người chỉ cần phấu đấu theo chu kì chép bài – học bài – kiểm tra, và thành công của một người học sinh cũng dễ dàng được nhận định bằng những con số trong các kì thi cử. Sau khi tốt nghiệp, chặng đường mỗi người không còn thẳng tắp và có sẵn như trước nữa. Nhiều ngã rẽ mới xuất hiện, đòi hỏi mỗi người phải đưa ra một lựa chọn riêng, và hạn mức thành công của mỗi người cũng được định nghĩa khác nhau.

Trên những chặng đường mới của cuộc đời này, bên cạnh những người cố gắng để chạy về đích, còn có những người chăm chú nhìn xem người khác tốc độ ra sao, và cả những người mải miết chạy theo con đường của kẻ khác, dù bản thân không trang bị đủ “dụng cụ” để đương đầu với những cạm bẫy trên chặng đường đó. Mỗi ngày đều có rất nhiều câu chuyện, tấm gương của những người thành công, cộng thêm áp lực từ kì vọng của gia đình và xã hội, khiến nhiều người “bán mạng” để chạy theo thứ gọi là thành công của người khác, dù nó không phải là một chặng đường phù hợp với những gì họ đang có trong tay.

Trở lại câu hỏi trong những năm tuổi hai mươi đó, tôi có hạnh phúc không? Khi ấy tôi đã nghĩ: Nếu gia nhập được câu lạc bộ này như X, tôi sẽ hạnh phúc; Nếu được đi du học như Y, tôi sẽ hạnh phúc; Nếu trở thành quán quân chương trình như Z, tôi sẽ hạnh phúc. Kết quả, chỉ có “cái tôi” của tôi hạnh phúc. Còn bản thân tôi, cùng lắm chỉ có niềm vui nhuốm màu háo thắng kéo dài vài ngày chứ không thể duy trì quá lâu như tôi đã nghĩ.

Sau đó, tôi tiếp tục vùng vẫy giữa hoang mang, không biết mình đang cố gắng vì cái gì. Nhiều lúc, tôi không khỏi tự trách bản thân kém cỏi, vô dụng trước những thất bại vì mình không thể hoàn thành xuất sắc như những người “đi trước”, dù có nhiều thứ hoàn toàn không thuộc phạm trù kĩ năng của tôi, giống như Albert Einstein từng nói: “Nếu bạn cứ phán xét một con cá dựa trên khả năng trèo cây, bạn sẽ làm con cá sống cả đời với niềm tin rằng nó là kẻ ngốc”. Mặt khác, quá nhiều mục tiêu đặt ra nhưng không xuất phát từ mong muốn của chính mình sẽ dần trở thành tảng đá nặng nề mang tên áp lực. Động lực không vững vàng, khiến cả hạnh phúc và cố gắng cũng không thể duy trì.

Cuối cùng, tôi cũng tìm ra biện pháp cho chính mình. Đó là dời đích đến từ “giấc mơ của người khác” sang “bản thân mình”. Con đường dẫn đến hạnh phúc dài lâu chính là lắng nghe cảm nhận từ bên trong trái tim. Cuộc đời là một chuỗi hành trình dài đòi hỏi nhiều cố gắng. Tự trách vì thành công của người khác, nỗ lực vì mục tiêu của người khác sẽ không thể trở thành nguồn năng lượng tiếp sức xuyên suốt cho chúng ta trong chuỗi hành trình đó.

Thành công, hạnh phúc của mỗi người phụ thuộc vào hệ quy chiếu riêng của người đó. Với tôi, đó đơn giản là mỗi ngày đều cố gắng để tốt hơn bản thân ngày hôm qua. Nói cách khác, niềm vui bền vững nhất, chính là thành tích với chính mình: niềm vui khi có thể hoàn thành bài diễn thuyết bằng tiếng Anh, niềm vui khi trở nên tự tin hơn, niềm vui khi đậu phỏng vấn công việc mà tôi yêu thích, niềm vui khi hoàn thành khóa học Yoga cải thiện sức khỏe…

Khi biến bản thân mình thành “mục tiêu” và cố gắng duy trì nó, nỗ lực, kiên trì và hạnh phúc của tôi cũng có thể được duy trì. Sau một quãng thời gian, quay đầu nhìn lại, tôi cũng đã đạt được một vài thành tựu nhất định. Nói cách khác, tôi đã luôn là một vận động viên kiên định trên chặng đường riêng của bản thân. Có một câu nói trên mạng rất hay, rằng: “Cuộc đời này là của bạn, vì thế đừng cầm bản đồ của người khác để dò đường đi của mình”.

Đọc giả có thể gửi bài viết, chia sẻ câu hỏi, nhu cầu tham vấn hoặc câu chuyện của bạn đến chúng tôi qua email: info@ladiesofvietnam.net, Zalo: +848 9934 4478. Chân thành cảm ơn và hẹn gặp các bạn trong những chương trình sắp tới.

CATHERINE

KẺ LẠC LOÀI TRONG THẾ GIỚI NHIỀU TIẾNG ĐỘNG

  Người mắc rối loạn nhân cách Schizoid là những cá thể trầm lặng, sống bên lề xã hội như những chiếc lá rơi ngoài cơn gió. Họ không mưu cầu danh vọng, cũng không khao khát được gắn kết trong các mối quan hệ. Với họ, thế giới riêng – yên tĩnh, khép kín và tự tại...

ÁI KỶ VÀ SỰ HỦY HOẠI CẢM XÚC

  Người mắc chứng ái kỷ thường khiến người khác bị cuốn vào một thế giới đầy hỗn loạn và tổn thương. Họ là những kẻ luôn khao khát được ngưỡng mộ, được xem là trung tâm của mọi sự chú ý. Đằng sau vẻ ngoài tự tin, quyến rũ và thành công là một cái tôi mong manh...

CẬN THỊ TƯƠNG LAI

  Trong thế giới hiện đại đầy áp lực và nhiệm vụ chồng chất, kỹ năng quản lý thời gian và kiểm soát bản thân là yếu tố then chốt để thành công. Tuy nhiên, với người lớn mắc ADHD (Rối loạn tăng động giảm chú ý), những kỹ năng này không chỉ đơn giản là vấn đề thiếu...

SANG CHẤN VÀ NỖI ĐAU LIÊN THẾ HỆ

Sang chấn và nỗi đau liên thế hệ là những hiện tượng tâm lý tinh vi, âm ỉ và vô hình, nhưng lại có sức ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống của nhiều cá nhân và cộng đồng. Dưới góc nhìn của khoa học thần kinh, sang chấn tâm lý không đơn thuần chỉ là phản ứng nhất thời...

GUILTY PLEASURE – NGHIỆN VUI TẠM THỜI

  Guilty pleasure là thuật ngữ dùng để chỉ những hoạt động mang lại khoái cảm tức thì nhưng đi kèm cảm giác tội lỗi hoặc xấu hổ. Từ góc nhìn khoa học thần kinh, khi con người tham gia vào các hoạt động như xem nội dung kích thích tình dục, chơi game hoặc lướt...

GỬI NHỮNG NGƯỜI TỰ TÔN CÔ ĐỘC

  Người tự tôn không dễ khuất phục. Họ mang trong mình một ngọn lửa kiêu hãnh, một ý chí không thể bị bẻ gãy, ngay cả khi phải đối diện với thế gian đầy rẫy những thử thách và áp bức. Nhưng cũng chính vì thế, họ là những kẻ cô độc giữa trần đời. Nỗi đau của người...

KHÔNG NGỪNG PHÁT TRIỂN BẢN THÂN

Nếu bạn cần một câu thần chú để hiện thực hóa giấc mơ hạnh phúc, bài viết về việc phát triển bản thân này sẽ đem đến câu trả lời cho bạn. Không có niềm vui nào hơn là cảm nhận thấy bản thân mình tiến bộ mỗi ngày và nhận lại được những giá trị tích cực từ cuộc sống cho...

GIẢI TỎA CĂNG THẲNG

  Trạng thái căng thẳng trong cuộc sống chính là “kẻ thù không đội trời chung” đối với mọi người. Ngay khi cảm giác này xuất hiện, nhiều người sa lầy vào mục tiêu loại bỏ nó nhưng lại không nhận ra rằng chính điều này lại khiến tâm trạng của mình tồi tệ hơn. Thật...

NGƯỜI CŨ TÌM VỀ

Người xưa có câu “tình cũ không rủ cũng về”, để nói về những mối tình không trọn vẹn, thường làm con người ta dằn vặt, để một ngày ta muốn dang tay ôm lấy cái quá khứ, muốn bù đắp cho người cũ cũng vì ngày đó ta vội vàng đánh mất nhau. Nhưng có phải đó là ta đang yêu...

NHỮNG NGƯỜI ĐÀN ÔNG MỜ NHẠT

Một người chồng, người cha ít nói, ít bày tỏ cảm xúc, hoặc là vùi đầu vào công việc hoặc là sáng xỉn chiều say, hoặc là bùng nổ hoặc là lặng thinh, mất kết nối. Đó là hình ảnh chung về những người đàn ông, những người chú, người cậu nơi tôi sinh ra và lớn lên. Họ có...

KẺ LẠC LOÀI TRONG THẾ GIỚI NHIỀU TIẾNG ĐỘNG

  Người mắc rối loạn nhân cách Schizoid là những cá thể trầm lặng, sống bên lề xã hội như những chiếc lá rơi ngoài cơn gió. Họ không mưu cầu danh vọng, cũng không khao khát được gắn kết trong các mối quan hệ. Với họ, thế giới riêng – yên tĩnh, khép kín và tự tại...

ÁI KỶ VÀ SỰ HỦY HOẠI CẢM XÚC

  Người mắc chứng ái kỷ thường khiến người khác bị cuốn vào một thế giới đầy hỗn loạn và tổn thương. Họ là những kẻ luôn khao khát được ngưỡng mộ, được xem là trung tâm của mọi sự chú ý. Đằng sau vẻ ngoài tự tin, quyến rũ và thành công là một cái tôi mong manh...

KHÉP LẠI GIẤC MƠ XƯA

  Có những người khi yêu, không chỉ đang yêu một người – mà đang yêu một giấc mơ. Giấc mơ về gia đình hoàn hảo, nơi có sự quan tâm, bảo bọc, dịu dàng và an toàn mà họ chưa từng có. Đó là những người lớn lên trong môi trường bạo hành, thiếu thốn tình cảm, bị phớt...

HÔN NHÂN – BIẾT ĐAU SAO VẪN BƯỚC VÀO

Có những người bước vào hôn nhân với một người mà họ biết rõ là không tốt. Họ thấy những lá cờ đỏ rực rỡ – sự không chung thủy, kiểm soát, bạo hành, dối trá – nhưng vẫn chọn nhắm mắt đưa chân. Từ bên ngoài nhìn vào, ai cũng ngạc nhiên: "Tại sao họ lại chọn điều đó?"...

BẠO LỰC GIA ĐÌNH – KHI CHA ĐÁNH MẸ

  Trong một số gia đình, người cha không chỉ là trụ cột mà còn là hiện thân của nỗi sợ hãi, đặc biệt khi cơn giận dữ của ông ta trút xuống những đứa con gái vô tội. Có những bé gái đã phải hứng chịu những cú đánh không phải vì lỗi lầm gì của mình, mà vì đứng ra...

CẬN THỊ TƯƠNG LAI

  Trong thế giới hiện đại đầy áp lực và nhiệm vụ chồng chất, kỹ năng quản lý thời gian và kiểm soát bản thân là yếu tố then chốt để thành công. Tuy nhiên, với người lớn mắc ADHD (Rối loạn tăng động giảm chú ý), những kỹ năng này không chỉ đơn giản là vấn đề thiếu...

SANG CHẤN VÀ NỖI ĐAU LIÊN THẾ HỆ

Sang chấn và nỗi đau liên thế hệ là những hiện tượng tâm lý tinh vi, âm ỉ và vô hình, nhưng lại có sức ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống của nhiều cá nhân và cộng đồng. Dưới góc nhìn của khoa học thần kinh, sang chấn tâm lý không đơn thuần chỉ là phản ứng nhất thời...

KHI MẸ THÙ GHÉT CON GÁI MÌNH

  Khi mẹ thù ghét con gái mình – một hiện tượng tưởng chừng phi lý, nhưng lại tồn tại âm thầm trong nhiều gia đình, nơi tình mẫu tử lẽ ra phải là điểm tựa yêu thương lại trở thành nơi khởi nguồn của tổn thương. Mối quan hệ rạn nứt ấy không đơn thuần là xung đột...

EMDR – HÀNH TRÌNH CHỮA LÀNH SAU SANG CHẤN

Đối với những người từng trải qua xâm hại tình dục, đặc biệt là cưỡng hiếp, ký ức không chỉ tồn tại trong tâm trí như một đoạn phim kinh hoàng, mà còn khắc sâu vào cơ thể như một phản xạ sinh tồn. Họ không đơn giản chỉ là “nạn nhân” – họ là những con người đang vật...

NHỮNG LINH HỒN KHÔNG THUỘC VỀ AI

  Có những người đàn bà sinh ra đã mang trong mình một thế giới riêng, không thuộc về bất kỳ ai. Họ là những tâm hồn tự do, đầy tham vọng, quyết liệt và dữ dội. Nhưng cũng chính trong sự mãnh liệt ấy, họ ẩn giấu sự mong manh, dịu dàng mà không phải ai cũng nhận...