NGHI NGỜ CẢM XÚC CỦA ĐỐI PHƯƠNG ?

NGHI NGỜ CẢM XÚC CỦA ĐỐI PHƯƠNG ?

Những lúc mối quan hệ trở nên tệ đi, chúng ta bắt đầu nghi ngờ rằng liệu người yêu của mình có cảm thấy buồn bực, chán chường giống như mình không. Chúng ta bắt đầu suy nghĩ rằng những lời nói và hành động của họ chứng minh rằng họ không có cảm xúc thực sự đối với ta, bởi không ai đối xử với người mình yêu theo cách đó. Ta có thể cho rằng họ không yêu ta. 

Vấn đề của cách lập luận này đơn giản nằm ở chỗ: Con người trong tình yêu không phải lúc nào cũng đối xử với nhau một cách đầy yêu thương và quan tâm. Thông thường thì trong giai đoạn chinh phục, khi mà một người dành tất cả nỗ lực, sự tập trung và ưu tiên cho ta, ta sẽ luôn cảm nhận được tình cảm và cảm xúc của họ. 

Nhưng khi giai đoạn chinh phục đã qua đi, họ cần cân bằng lại cuộc sống của mình cho những khía cạnh khác ngoài tình cảm. Đó là lý do mà các cô gái thường cảm thấy hụt hẫng trước sự thay đổi của chàng sau thời gian “trăng mật” ban đầu.

Trong các mối quan hệ, đặc biệt là các mối quan hệ đã gắn bó lâu dài, mọi người có xu hướng cho những người thương yêu của mình nhìn thấy tất cả những mặt tồi tệ nhất của bản thân. 

Lý do đơn giản: chúng ta tin vào thực tế rằng những người yêu thương mình sẽ yêu thương mọi thứ thuộc về mình, như câu nói nổi tiếng: “Yêu ai yêu cả đường đi lối về.” Ta nghĩ rằng mình có thể thoải mái cho họ thấy mặt tiêu cực của mình mà họ vẫn sẽ yêu mình vô điều kiện. 

Tôi cho rằng không có khái niệm tình yêu vô điều kiện, tất cả đều dựa trên giá trị mà bạn đem lại được cho đối phương. Không có thứ gì trên đời này hoàn hảo cả, nếu một thứ gì đó có thể đáp ứng những nhu cầu chính yếu của bạn, bạn sẽ bỏ qua những mặt hạn chế của nó. 

Đó là lý do vì sao bạn phải không ngừng phát triển bản thân theo chiều hướng đáp ứng tốt nhất những nhu cầu của đối phương và hạn chế những mặt tiêu cực của mình, hoặc ít ra là đừng thoải mái bộc lộ những mặt tiêu cực đó quá mức trước mắt đối phương. 

Còn về phần người bạn đời của bạn thì sao? Ta biết rằng để một mối quan hệ phát triển không chỉ dựa trên nỗ lực từ một phía. Vậy nếu bạn không ngừng phát triển bản thân nhưng anh ấy lại liên tục bộc lộ những mặt tiêu cực khiến bạn khó chịu thì phải làm thế nào?

Khi đối phương thực hiện rất nhiều hành vi xấu, theo thời gian những hành vi xấu này trở thành thói quen. Đã gọi là thói quen thì đương nhiên rất khó phá vỡ, và có xu hướng leo thang hơn là giảm dần theo thời gian. 

Vì vậy, nếu bạn đã nhắm mắt cho qua một điều gì đó rất nhiều lần, bạn đang giúp cho hành vi xấu đó tiếp diễn và trở thành một phần mãi mãi chứ không phải là tạm thời trong mối quan hệ của bạn. Bạn phải hiểu rằng một mối quan hệ không thể tự nhiên xấu đi trừ khi có hai người sẵn sàng chấp nhận chuyện đó.

Bạn có thể không phải là người chịu trách nhiệm cho việc trực tiếp thực hiện hành vi xấu, nhưng bạn đã cho phép nó tồn tại và tiếp diễn, như câu nói: “Những gì bạn cho phép sẽ tiếp tục diễn ra.” 

Nếu bạn đang nghi ngờ cảm xúc của họ dành cho bạn, hãy xem xét lại mối quan hệ của mình. Điều gì làm cho bạn nghi ngờ cảm xúc của họ vào thời điểm này? Có thể bởi vì bạn cho phép họ đối xử với bạn hờ hững hơn lâu đến mức bạn quên loại hành vi này là không thể chấp nhận được?

Chỉ vì ai đó không hành động như thể họ có tình cảm thực sự với bạn, không có nghĩa là họ không yêu bạn. Mối quan hệ của bạn có thể đã phát triển đến giai đoạn mà có thể sự ngọt ngào, tử tế, hoặc biểu lộ cảm xúc không còn quá quan trọng hoặc cần thiết đối với họ nữa. 

Hãy tự hỏi rằng liệu họ có nghi ngờ cảm xúc của bạn dành cho họ không. Nếu câu trả lời là không, đó là bởi vì bạn cho phép họ thu lại cảm xúc đối với bạn nhưng bản thân bạn lại tiếp tục thể hiện cảm xúc của mình dành cho họ, bất kể họ có cần hay không. 

Tiếp tay cho hành vi xấu không bao giờ là một ý hay. Khi cảm thấy bối rối về cảm xúc của đối phương, đặc biệt khi cả hai đã ở bên nhau trong một thời gian dài tưởng rằng đã hiểu hết về nhau, bạn có thể đã đạt đến một thời điểm quan trọng trong mối quan hệ của mình, khi mà bạn cần phải kiềm chế bớt cảm xúc lại trong một thời gian và gióng lên hồi chuông cảnh báo cần thiết, để họ kịp nhận ra sự hiện diện bên cạnh của bạn mà có lẽ đã quá quen thuộc đến nỗi nhàm chán.

LILA

Những lúc mối quan hệ trở nên tệ đi, chúng ta bắt đầu nghi ngờ rằng liệu người yêu của mình có cảm thấy buồn bực, chán chường giống như mình không. Chúng ta bắt đầu suy nghĩ rằng những lời nói và hành động của họ chứng minh rằng họ không có cảm xúc thực sự đối với ta, bởi không ai đối xử với người mình yêu theo cách đó. Ta có thể cho rằng họ không yêu ta. 

Vấn đề của cách lập luận này đơn giản nằm ở chỗ: Con người trong tình yêu không phải lúc nào cũng đối xử với nhau một cách đầy yêu thương và quan tâm. Thông thường thì trong giai đoạn chinh phục, khi mà một người dành tất cả nỗ lực, sự tập trung và ưu tiên cho ta, ta sẽ luôn cảm nhận được tình cảm và cảm xúc của họ. 

Nhưng khi giai đoạn chinh phục đã qua đi, họ cần cân bằng lại cuộc sống của mình cho những khía cạnh khác ngoài tình cảm. Đó là lý do mà các cô gái thường cảm thấy hụt hẫng trước sự thay đổi của chàng sau thời gian “trăng mật” ban đầu.

Trong các mối quan hệ, đặc biệt là các mối quan hệ đã gắn bó lâu dài, mọi người có xu hướng cho những người thương yêu của mình nhìn thấy tất cả những mặt tồi tệ nhất của bản thân. 

Lý do đơn giản: chúng ta tin vào thực tế rằng những người yêu thương mình sẽ yêu thương mọi thứ thuộc về mình, như câu nói nổi tiếng: “Yêu ai yêu cả đường đi lối về.” Ta nghĩ rằng mình có thể thoải mái cho họ thấy mặt tiêu cực của mình mà họ vẫn sẽ yêu mình vô điều kiện. 

Tôi cho rằng không có khái niệm tình yêu vô điều kiện, tất cả đều dựa trên giá trị mà bạn đem lại được cho đối phương. Không có thứ gì trên đời này hoàn hảo cả, nếu một thứ gì đó có thể đáp ứng những nhu cầu chính yếu của bạn, bạn sẽ bỏ qua những mặt hạn chế của nó. 

Đó là lý do vì sao bạn phải không ngừng phát triển bản thân theo chiều hướng đáp ứng tốt nhất những nhu cầu của đối phương và hạn chế những mặt tiêu cực của mình, hoặc ít ra là đừng thoải mái bộc lộ những mặt tiêu cực đó quá mức trước mắt đối phương. 

Còn về phần người bạn đời của bạn thì sao? Ta biết rằng để một mối quan hệ phát triển không chỉ dựa trên nỗ lực từ một phía. Vậy nếu bạn không ngừng phát triển bản thân nhưng anh ấy lại liên tục bộc lộ những mặt tiêu cực khiến bạn khó chịu thì phải làm thế nào?

Khi đối phương thực hiện rất nhiều hành vi xấu, theo thời gian những hành vi xấu này trở thành thói quen. Đã gọi là thói quen thì đương nhiên rất khó phá vỡ, và có xu hướng leo thang hơn là giảm dần theo thời gian. 

Vì vậy, nếu bạn đã nhắm mắt cho qua một điều gì đó rất nhiều lần, bạn đang giúp cho hành vi xấu đó tiếp diễn và trở thành một phần mãi mãi chứ không phải là tạm thời trong mối quan hệ của bạn. Bạn phải hiểu rằng một mối quan hệ không thể tự nhiên xấu đi trừ khi có hai người sẵn sàng chấp nhận chuyện đó.

Bạn có thể không phải là người chịu trách nhiệm cho việc trực tiếp thực hiện hành vi xấu, nhưng bạn đã cho phép nó tồn tại và tiếp diễn, như câu nói: “Những gì bạn cho phép sẽ tiếp tục diễn ra.” 

Nếu bạn đang nghi ngờ cảm xúc của họ dành cho bạn, hãy xem xét lại mối quan hệ của mình. Điều gì làm cho bạn nghi ngờ cảm xúc của họ vào thời điểm này? Có thể bởi vì bạn cho phép họ đối xử với bạn hờ hững hơn lâu đến mức bạn quên loại hành vi này là không thể chấp nhận được?

Chỉ vì ai đó không hành động như thể họ có tình cảm thực sự với bạn, không có nghĩa là họ không yêu bạn. Mối quan hệ của bạn có thể đã phát triển đến giai đoạn mà có thể sự ngọt ngào, tử tế, hoặc biểu lộ cảm xúc không còn quá quan trọng hoặc cần thiết đối với họ nữa. 

Hãy tự hỏi rằng liệu họ có nghi ngờ cảm xúc của bạn dành cho họ không. Nếu câu trả lời là không, đó là bởi vì bạn cho phép họ thu lại cảm xúc đối với bạn nhưng bản thân bạn lại tiếp tục thể hiện cảm xúc của mình dành cho họ, bất kể họ có cần hay không. 

Tiếp tay cho hành vi xấu không bao giờ là một ý hay. Khi cảm thấy bối rối về cảm xúc của đối phương, đặc biệt khi cả hai đã ở bên nhau trong một thời gian dài tưởng rằng đã hiểu hết về nhau, bạn có thể đã đạt đến một thời điểm quan trọng trong mối quan hệ của mình, khi mà bạn cần phải kiềm chế bớt cảm xúc lại trong một thời gian và gióng lên hồi chuông cảnh báo cần thiết, để họ kịp nhận ra sự hiện diện bên cạnh của bạn mà có lẽ đã quá quen thuộc đến nỗi nhàm chán.

LILA

NGƯỜI YÊU DỰ BỊ

Không ai sinh ra đã muốn làm “người yêu dự bị”, nhưng nhiều người lại rơi vào vai trò ấy một cách vô thức, thậm chí lặp lại nó trong nhiều mối quan hệ khác nhau. Họ không chủ đích yêu người có đôi, cũng chẳng mưu cầu việc mãi đứng phía sau, chịu đựng, nhường nhịn và...

RỐI LOẠN GẮN BÓ LO ÂU

  Gắn bó (attachment) là nhu cầu sinh tồn cốt lõi của con người, hình thành từ những năm đầu đời khi trẻ tương tác với người chăm sóc chính. Tuy nhiên, khi mối gắn bó này bị gián đoạn hoặc tổn thương – như trong trường hợp trẻ bị cha mẹ bỏ mặc cho ông bà nuôi,...

RỐI LOẠN GẮN BÓ, SANG CHẤN VÀ SINH HỌC THẦN KINH

Rối loạn gắn bó, sang chấn và sinh học thần kinh: Khi hệ thần kinh học cách sống mà không cần kết nối Gắn bó là một trong những nhu cầu cơ bản và bẩm sinh của con người. Ngay từ khi mới sinh, não bộ và hệ thần kinh đã được lập trình để tìm kiếm sự an toàn thông qua...

CƠ THỂ, NÃO BỘ VÀ SỰ GỢI NHỚ HAM MUỐN

  Phản ứng tình dục là một quá trình tinh vi, không chỉ diễn ra ở cơ quan sinh dục mà là sự cộng hưởng giữa thân thể, cảm xúc, ký ức và nhận thức. Trong nhiều trường hợp, người trưởng thành – đặc biệt là những ai từng trải qua sang chấn, trầm cảm, căng thẳng kéo...

KHI TÌNH YÊU, SỰ TÔN TRỌNG KHÔNG LÀM TA HAM MUỐN

  Tính dục không đơn thuần là phản ứng sinh học, mà là một cấu trúc tâm lý phức tạp được định hình bởi cảm xúc, trải nghiệm cá nhân, chuẩn mực xã hội và các tầng sâu của vô thức. Một hiện tượng thường bị hiểu lầm là: vì sao nhiều nam giới gặp khó khăn trong việc...

NGƯỜI YÊU DỰ BỊ

Không ai sinh ra đã muốn làm “người yêu dự bị”, nhưng nhiều người lại rơi vào vai trò ấy một cách vô thức, thậm chí lặp lại nó trong nhiều mối quan hệ khác nhau. Họ không chủ đích yêu người có đôi, cũng chẳng mưu cầu việc mãi đứng phía sau, chịu đựng, nhường nhịn và...

RỐI LOẠN GẮN BÓ LO ÂU

  Gắn bó (attachment) là nhu cầu sinh tồn cốt lõi của con người, hình thành từ những năm đầu đời khi trẻ tương tác với người chăm sóc chính. Tuy nhiên, khi mối gắn bó này bị gián đoạn hoặc tổn thương – như trong trường hợp trẻ bị cha mẹ bỏ mặc cho ông bà nuôi,...

RỐI LOẠN GẮN BÓ, SANG CHẤN VÀ SINH HỌC THẦN KINH

Rối loạn gắn bó, sang chấn và sinh học thần kinh: Khi hệ thần kinh học cách sống mà không cần kết nối Gắn bó là một trong những nhu cầu cơ bản và bẩm sinh của con người. Ngay từ khi mới sinh, não bộ và hệ thần kinh đã được lập trình để tìm kiếm sự an toàn thông qua...

CƠ THỂ, NÃO BỘ VÀ SỰ GỢI NHỚ HAM MUỐN

  Phản ứng tình dục là một quá trình tinh vi, không chỉ diễn ra ở cơ quan sinh dục mà là sự cộng hưởng giữa thân thể, cảm xúc, ký ức và nhận thức. Trong nhiều trường hợp, người trưởng thành – đặc biệt là những ai từng trải qua sang chấn, trầm cảm, căng thẳng kéo...

KHI TÌNH YÊU, SỰ TÔN TRỌNG KHÔNG LÀM TA HAM MUỐN

  Tính dục không đơn thuần là phản ứng sinh học, mà là một cấu trúc tâm lý phức tạp được định hình bởi cảm xúc, trải nghiệm cá nhân, chuẩn mực xã hội và các tầng sâu của vô thức. Một hiện tượng thường bị hiểu lầm là: vì sao nhiều nam giới gặp khó khăn trong việc...

HỘI CHỨNG JEREMY – KHI TÌNH BẠN TRỞ NÊN ĐE DỌA

  Trong các mối quan hệ xã hội, đặc biệt là giữa bạn bè, chúng ta thường tin rằng tình cảm chân thành sẽ là nguồn hỗ trợ lớn lao trên hành trình phát triển cá nhân. Tuy nhiên, có những trường hợp mà chính bạn thân – người tưởng như luôn đồng hành – lại trở thành...

KHI CON GÁI LỚN LÊN THIẾU VẮNG CHA

  Đối với nhiều cô gái, hình ảnh người cha là hình mẫu đầu tiên về sự an toàn, nâng đỡ và giới hạn. Khi sự hiện diện ấy bị thiếu vắng – do cha bỏ đi, nghiện ngập, thờ ơ, hoặc chết sớm – đứa trẻ không chỉ mất đi một người thân mà còn mất đi điểm tựa đầu tiên để...

KHI ĐÀN ÔNG MÊ MASSAGE HƠN VỢ

  Trong một số mối quan hệ hôn nhân, không ít người vợ đau đớn khi phát hiện chồng mình có thói quen tìm đến các dịch vụ massage "happy ending". Điều này không chỉ là sự phản bội về mặt thể xác, mà còn mang đến cảm giác bị chối bỏ ở mức sâu sắc hơn: “Tại sao anh...

NHỮNG ĐỨA EM GÁI BỊ NGƯỢC ĐÃI TỪ ANH TRAI

Trong nhiều gia đình, đặc biệt là những gia đình Á Đông đặt nặng vai trò giới tính và thứ bậc, không ít cô gái lớn lên trong bóng tối của người anh trai – người được xem là “trụ cột tương lai” và thường được bênh vực vô điều kiện. Trong khi đó, những đứa em gái lại...

LIỆU PHÁP HYPNOSIS VISUALISATION TRONG TRỊ LIỆU TÂM LÝ

Hypnosis Visualisation (gợi hình trong trạng thái thôi miên) là một phương pháp trị liệu sử dụng trí tưởng tượng có hướng dẫn trong trạng thái thư giãn sâu hoặc trạng thái thôi miên nhẹ. Trong quá trình này, thân chủ được dẫn dắt tập trung vào các hình ảnh tích cực,...