NGÔN NGỮ TÌNH YÊU TIẾT LỘ ĐIỀU GÌ VỀ BẢN THÂN BẠN

NGÔN NGỮ TÌNH YÊU TIẾT LỘ ĐIỀU GÌ VỀ BẢN THÂN BẠN

Thế nhưng, tiến sĩ Gary Chapman đã khiến chúng ta lầm tưởng khi ngụ ý rằng các nhóm ngôn ngữ tình yêu đều ngang bằng nhau. Thực chất, mỗi ngôn ngữ tình yêu đều ẩn chứa những ý nghĩa riêng biệt.

  • Thời gian chất lượng (Quality Time)

Thời gian chính là tài sản quý giá nhất trong cuộc sống này khi chúng ta chẳng có cách nào trở ngược hoặc tái tạo nó. Thế nên, nó cũng chính là thứ trân quý nhất mà những người yêu nhau trao gửi cho nhau. 

Những ai có ngôn ngữ “Thời gian chất lượng”?

Họ là những người biết rõ mình cần gì và muốn gì. Họ hiểu được thời gian và sự quan tâm ân cần của đối phương quý giá ra sao, đến mức chẳng có gì có thể cân đo đong đếm được. Họ cũng coi trọng sự cân bằng giữa cho đi và nhận lại, bởi “Thời gian chất lượng” là ngôn ngữ tình yêu mang tính “có qua có lại” duy nhất: nếu muốn có được, bạn phải học cách cho đi.

Ở mức độ tệ nhất

Những người có ngôn ngữ “Thời gian chất lượng” có thể trở thành một kẻ đeo bám nửa kia, hoặc ít nhất là cảm thấy mình như vậy.

  • Cử chỉ âu yếm (Physical Touch)

Thật sự mà nói, đây chính là điều dễ dàng có được nhất khi yêu, nhưng cũng là thứ khiến tình yêu trở nên thú vị nhất. Những người chẳng ngần ngại kể về những cử chỉ âu yếm vuốt ve thật ra rất đáng ngưỡng mộ đấy chứ, bởi đó là cách đơn giản nhất để chúng ta “làm đầy” con tim và tái tạo năng lượng khi yêu. Không cần một kế hoạch cụ thể, một khoản chi rõ ràng, hay bất cứ thời gian và nỗ lực nào phải đánh đổi. Những cái ôm, hôn, chạm tay diễn ra thật tự nhiên mà gần như chẳng cần ta phải đắn đo nghĩ suy. Bạn có thể làm điều đó trong vô thức khi đang cùng người ấy xếp hàng, hoặc lúc cả hai đứng trước cửa nhà và nói lời tạm biệt với nhau chẳng hạn.

Tuyệt hơn nữa là với “Cử chỉ âu yếm”, sẽ chẳng có thử thách hay cạm bẫy nào ngấm ngầm tồn tại. Các quy tắc không bao giờ đổi thay hay đòi hỏi bạn phải lao tâm khổ tứ để đưa ra một ý tưởng mới, khi tất cả những cử chỉ âu yếm đều vô cùng mới mẻ và dễ dàng đối với những kẻ yêu nhau.

Những ai có ngôn ngữ “Cử chỉ âu yếm”?

Họ những người đơn giản không lòng vòng, họ thẳng thắn và vô cùng kiên định.

Ở mức tệ nhất

Họ có thể trở thành những người có xu hướng nghiện đụng chạm xác thịt, thậm chí là nghiện tình dục.

  • Hành động phục vụ (Act of Service)

Những ai có ngôn ngữ “Hành động phục vụ”?

Họ là những con người thực tế, vị lợi. Họ cũng có thể là những người có xu hướng trốn tránh tình yêu.

Người có ngôn ngữ “Hành động phục vụ” thường coi trọng chức năng, năng suất và mức độ hiệu quả hơn là sự hoa mỹ, lãng mạn và hình thức bên ngoài. Họ có thể là những con người độc lập đầy bận rộn. Họ hiếm khi mong đợi hay yêu cầu ai đó giúp đỡ ngay cả khi, trong sâu thẳm, họ cần điều đó.

Ở mức độ tệ nhất

Thông qua một vài hành động, họ có thể cố tách biệt chính mình khỏi sự thân mật yêu đương. Họ có xu hướng tránh những biểu hiện tình yêu hướng về mình, để giữ bản thân – và cả người họ yêu – “an toàn” tránh xa những say đắm nồng nàn khi yêu.

  • Quà tặng (Gifts)

Ai có ngôn ngữ “Quà tặng”?

Trước hết, tôi muốn khẳng định rằng đây là điều hoàn toàn bình thường. Ai trong chúng ta cũng có những lúc quan trọng vật chất. Nói cách khác, ta xem vật chất là hiện thân của tình yêu.

Với những ai có ngôn ngữ tình yêu “Quà tặng”, họ thường là những người dễ tính và thú vị. Họ là những người có xu hướng thẳng thắn và thường cư xử theo phương thức truyền thống trong một mối quan hệ. Tặng quà cho nhau là một cách định nghĩa và biểu lộ tình yêu vô cùng dễ dàng.

Ở mức độ tệ nhất

Họ có thể biến thành một kẻ đào mỏ, hoặc những món quà ngày càng có xu hướng đắt đỏ thì mới đủ để họ cảm nhận được tình yêu.

  • Lời công nhận (Words of Affirmation)

Ai có ngôn ngữ “Lời công nhận”

Họ chính là những người thích cho đi. Đôi khi, họ còn là những người với trái tim mong manh và dễ bị thương tổn.

Việc làm hài lòng những người có ngôn ngữ “Lời công nhận” có vẻ dễ dàng, khi họ có thể mỉm cười chỉ cần một câu cảm ơn đơn giản. Hoặc một lời khen ngợi, động viên sẽ tiếp thêm động lực cho họ trong nhiều tuần sau đó. Nhưng đó vốn không phải là tất cả…

Với những người cần sự khẳng định từ bên ngoài để làm động cơ thúc đẩy chính mình như vậy, họ trở nên dựa dẫm vào sự công nhận của người khác thay vì năng lượng cố hữu nội tại. Họ không ngừng tìm kiếm các dấu hiệu trấn an, và chỉ có thể được thúc đẩy bởi những lời ngợi khen hoặc công nhận bên ngoài.

Nếu họ cần sự công nhận từ người khác, nghĩa là họ đã không dành đủ sự công nhận cho bản thân mình. Và nếu cứ mãi xem tình yêu tương đương với sự công nhận, thì họ sẽ phải không ngừng suy nghĩ quẩn quanh rằng phải làm thế nào mình mới được công nhận, được yêu thương.

Họ là người cho đi, nhưng luôn luôn với mong đợi được nhận lại. “Tôi chỉ muốn một lời cảm ơn thôi mà – điều đó có khó quá không?”. Nhìn qua thì không khó. Thứ thật sự khó khăn vốn ẩn phía sau, khi mọi thứ họ làm trên danh nghĩa “cho cả hai” thực chất đều là cho bản thân họ. “Lời công nhận” không thuần túy và thẳng thắn như bốn ngôn ngữ còn lại, mà trở thành một giao dịch ăn miếng trả miếng, một trò chơi của sự hài lòng, một cách bộc lộ tình cảm mang nhiều lớp che đậy nhu cầu cá nhân.

Ở mức độ tệ nhất

Họ sẽ dần trượt dài trong sự bất an và ngày càng trở nên phụ thuộc. Họ dần đào nên một hố sâu không đáy mà không một “Lời công nhận” nào có đủ sức lấp đầy.

CATHERINE

Thế nhưng, tiến sĩ Gary Chapman đã khiến chúng ta lầm tưởng khi ngụ ý rằng các nhóm ngôn ngữ tình yêu đều ngang bằng nhau. Thực chất, mỗi ngôn ngữ tình yêu đều ẩn chứa những ý nghĩa riêng biệt.

  • Thời gian chất lượng (Quality Time)

Thời gian chính là tài sản quý giá nhất trong cuộc sống này khi chúng ta chẳng có cách nào trở ngược hoặc tái tạo nó. Thế nên, nó cũng chính là thứ trân quý nhất mà những người yêu nhau trao gửi cho nhau. 

Những ai có ngôn ngữ “Thời gian chất lượng”?

Họ là những người biết rõ mình cần gì và muốn gì. Họ hiểu được thời gian và sự quan tâm ân cần của đối phương quý giá ra sao, đến mức chẳng có gì có thể cân đo đong đếm được. Họ cũng coi trọng sự cân bằng giữa cho đi và nhận lại, bởi “Thời gian chất lượng” là ngôn ngữ tình yêu mang tính “có qua có lại” duy nhất: nếu muốn có được, bạn phải học cách cho đi.

Ở mức độ tệ nhất

Những người có ngôn ngữ “Thời gian chất lượng” có thể trở thành một kẻ đeo bám nửa kia, hoặc ít nhất là cảm thấy mình như vậy.

  • Cử chỉ âu yếm (Physical Touch)

Thật sự mà nói, đây chính là điều dễ dàng có được nhất khi yêu, nhưng cũng là thứ khiến tình yêu trở nên thú vị nhất. Những người chẳng ngần ngại kể về những cử chỉ âu yếm vuốt ve thật ra rất đáng ngưỡng mộ đấy chứ, bởi đó là cách đơn giản nhất để chúng ta “làm đầy” con tim và tái tạo năng lượng khi yêu. Không cần một kế hoạch cụ thể, một khoản chi rõ ràng, hay bất cứ thời gian và nỗ lực nào phải đánh đổi. Những cái ôm, hôn, chạm tay diễn ra thật tự nhiên mà gần như chẳng cần ta phải đắn đo nghĩ suy. Bạn có thể làm điều đó trong vô thức khi đang cùng người ấy xếp hàng, hoặc lúc cả hai đứng trước cửa nhà và nói lời tạm biệt với nhau chẳng hạn.

Tuyệt hơn nữa là với “Cử chỉ âu yếm”, sẽ chẳng có thử thách hay cạm bẫy nào ngấm ngầm tồn tại. Các quy tắc không bao giờ đổi thay hay đòi hỏi bạn phải lao tâm khổ tứ để đưa ra một ý tưởng mới, khi tất cả những cử chỉ âu yếm đều vô cùng mới mẻ và dễ dàng đối với những kẻ yêu nhau.

Những ai có ngôn ngữ “Cử chỉ âu yếm”?

Họ những người đơn giản không lòng vòng, họ thẳng thắn và vô cùng kiên định.

Ở mức tệ nhất

Họ có thể trở thành những người có xu hướng nghiện đụng chạm xác thịt, thậm chí là nghiện tình dục.

  • Hành động phục vụ (Act of Service)

Những ai có ngôn ngữ “Hành động phục vụ”?

Họ là những con người thực tế, vị lợi. Họ cũng có thể là những người có xu hướng trốn tránh tình yêu.

Người có ngôn ngữ “Hành động phục vụ” thường coi trọng chức năng, năng suất và mức độ hiệu quả hơn là sự hoa mỹ, lãng mạn và hình thức bên ngoài. Họ có thể là những con người độc lập đầy bận rộn. Họ hiếm khi mong đợi hay yêu cầu ai đó giúp đỡ ngay cả khi, trong sâu thẳm, họ cần điều đó.

Ở mức độ tệ nhất

Thông qua một vài hành động, họ có thể cố tách biệt chính mình khỏi sự thân mật yêu đương. Họ có xu hướng tránh những biểu hiện tình yêu hướng về mình, để giữ bản thân – và cả người họ yêu – “an toàn” tránh xa những say đắm nồng nàn khi yêu.

  • Quà tặng (Gifts)

Ai có ngôn ngữ “Quà tặng”?

Trước hết, tôi muốn khẳng định rằng đây là điều hoàn toàn bình thường. Ai trong chúng ta cũng có những lúc quan trọng vật chất. Nói cách khác, ta xem vật chất là hiện thân của tình yêu.

Với những ai có ngôn ngữ tình yêu “Quà tặng”, họ thường là những người dễ tính và thú vị. Họ là những người có xu hướng thẳng thắn và thường cư xử theo phương thức truyền thống trong một mối quan hệ. Tặng quà cho nhau là một cách định nghĩa và biểu lộ tình yêu vô cùng dễ dàng.

Ở mức độ tệ nhất

Họ có thể biến thành một kẻ đào mỏ, hoặc những món quà ngày càng có xu hướng đắt đỏ thì mới đủ để họ cảm nhận được tình yêu.

  • Lời công nhận (Words of Affirmation)

Ai có ngôn ngữ “Lời công nhận”

Họ chính là những người thích cho đi. Đôi khi, họ còn là những người với trái tim mong manh và dễ bị thương tổn.

Việc làm hài lòng những người có ngôn ngữ “Lời công nhận” có vẻ dễ dàng, khi họ có thể mỉm cười chỉ cần một câu cảm ơn đơn giản. Hoặc một lời khen ngợi, động viên sẽ tiếp thêm động lực cho họ trong nhiều tuần sau đó. Nhưng đó vốn không phải là tất cả…

Với những người cần sự khẳng định từ bên ngoài để làm động cơ thúc đẩy chính mình như vậy, họ trở nên dựa dẫm vào sự công nhận của người khác thay vì năng lượng cố hữu nội tại. Họ không ngừng tìm kiếm các dấu hiệu trấn an, và chỉ có thể được thúc đẩy bởi những lời ngợi khen hoặc công nhận bên ngoài.

Nếu họ cần sự công nhận từ người khác, nghĩa là họ đã không dành đủ sự công nhận cho bản thân mình. Và nếu cứ mãi xem tình yêu tương đương với sự công nhận, thì họ sẽ phải không ngừng suy nghĩ quẩn quanh rằng phải làm thế nào mình mới được công nhận, được yêu thương.

Họ là người cho đi, nhưng luôn luôn với mong đợi được nhận lại. “Tôi chỉ muốn một lời cảm ơn thôi mà – điều đó có khó quá không?”. Nhìn qua thì không khó. Thứ thật sự khó khăn vốn ẩn phía sau, khi mọi thứ họ làm trên danh nghĩa “cho cả hai” thực chất đều là cho bản thân họ. “Lời công nhận” không thuần túy và thẳng thắn như bốn ngôn ngữ còn lại, mà trở thành một giao dịch ăn miếng trả miếng, một trò chơi của sự hài lòng, một cách bộc lộ tình cảm mang nhiều lớp che đậy nhu cầu cá nhân.

Ở mức độ tệ nhất

Họ sẽ dần trượt dài trong sự bất an và ngày càng trở nên phụ thuộc. Họ dần đào nên một hố sâu không đáy mà không một “Lời công nhận” nào có đủ sức lấp đầy.

CATHERINE

RỐI LOẠN GẮN BÓ LO ÂU

  Gắn bó (attachment) là nhu cầu sinh tồn cốt lõi của con người, hình thành từ những năm đầu đời khi trẻ tương tác với người chăm sóc chính. Tuy nhiên, khi mối gắn bó này bị gián đoạn hoặc tổn thương – như trong trường hợp trẻ bị cha mẹ bỏ mặc cho ông bà nuôi,...

RỐI LOẠN GẮN BÓ, SANG CHẤN VÀ SINH HỌC THẦN KINH

Rối loạn gắn bó, sang chấn và sinh học thần kinh: Khi hệ thần kinh học cách sống mà không cần kết nối Gắn bó là một trong những nhu cầu cơ bản và bẩm sinh của con người. Ngay từ khi mới sinh, não bộ và hệ thần kinh đã được lập trình để tìm kiếm sự an toàn thông qua...

CƠ THỂ, NÃO BỘ VÀ SỰ GỢI NHỚ HAM MUỐN

  Phản ứng tình dục là một quá trình tinh vi, không chỉ diễn ra ở cơ quan sinh dục mà là sự cộng hưởng giữa thân thể, cảm xúc, ký ức và nhận thức. Trong nhiều trường hợp, người trưởng thành – đặc biệt là những ai từng trải qua sang chấn, trầm cảm, căng thẳng kéo...

HỘI CHỨNG JEREMY – KHI TÌNH BẠN TRỞ NÊN ĐE DỌA

  Trong các mối quan hệ xã hội, đặc biệt là giữa bạn bè, chúng ta thường tin rằng tình cảm chân thành sẽ là nguồn hỗ trợ lớn lao trên hành trình phát triển cá nhân. Tuy nhiên, có những trường hợp mà chính bạn thân – người tưởng như luôn đồng hành – lại trở thành...

KHI CON GÁI LỚN LÊN THIẾU VẮNG CHA

  Đối với nhiều cô gái, hình ảnh người cha là hình mẫu đầu tiên về sự an toàn, nâng đỡ và giới hạn. Khi sự hiện diện ấy bị thiếu vắng – do cha bỏ đi, nghiện ngập, thờ ơ, hoặc chết sớm – đứa trẻ không chỉ mất đi một người thân mà còn mất đi điểm tựa đầu tiên để...

RỐI LOẠN GẮN BÓ LO ÂU

  Gắn bó (attachment) là nhu cầu sinh tồn cốt lõi của con người, hình thành từ những năm đầu đời khi trẻ tương tác với người chăm sóc chính. Tuy nhiên, khi mối gắn bó này bị gián đoạn hoặc tổn thương – như trong trường hợp trẻ bị cha mẹ bỏ mặc cho ông bà nuôi,...

RỐI LOẠN GẮN BÓ, SANG CHẤN VÀ SINH HỌC THẦN KINH

Rối loạn gắn bó, sang chấn và sinh học thần kinh: Khi hệ thần kinh học cách sống mà không cần kết nối Gắn bó là một trong những nhu cầu cơ bản và bẩm sinh của con người. Ngay từ khi mới sinh, não bộ và hệ thần kinh đã được lập trình để tìm kiếm sự an toàn thông qua...

CƠ THỂ, NÃO BỘ VÀ SỰ GỢI NHỚ HAM MUỐN

  Phản ứng tình dục là một quá trình tinh vi, không chỉ diễn ra ở cơ quan sinh dục mà là sự cộng hưởng giữa thân thể, cảm xúc, ký ức và nhận thức. Trong nhiều trường hợp, người trưởng thành – đặc biệt là những ai từng trải qua sang chấn, trầm cảm, căng thẳng kéo...

KHI TÌNH YÊU, SỰ TÔN TRỌNG KHÔNG LÀM TA HAM MUỐN

  Tính dục không đơn thuần là phản ứng sinh học, mà là một cấu trúc tâm lý phức tạp được định hình bởi cảm xúc, trải nghiệm cá nhân, chuẩn mực xã hội và các tầng sâu của vô thức. Một hiện tượng thường bị hiểu lầm là: vì sao nhiều nam giới gặp khó khăn trong việc...

HỘI CHỨNG JEREMY – KHI TÌNH BẠN TRỞ NÊN ĐE DỌA

  Trong các mối quan hệ xã hội, đặc biệt là giữa bạn bè, chúng ta thường tin rằng tình cảm chân thành sẽ là nguồn hỗ trợ lớn lao trên hành trình phát triển cá nhân. Tuy nhiên, có những trường hợp mà chính bạn thân – người tưởng như luôn đồng hành – lại trở thành...

KHI CON GÁI LỚN LÊN THIẾU VẮNG CHA

  Đối với nhiều cô gái, hình ảnh người cha là hình mẫu đầu tiên về sự an toàn, nâng đỡ và giới hạn. Khi sự hiện diện ấy bị thiếu vắng – do cha bỏ đi, nghiện ngập, thờ ơ, hoặc chết sớm – đứa trẻ không chỉ mất đi một người thân mà còn mất đi điểm tựa đầu tiên để...

KHI ĐÀN ÔNG MÊ MASSAGE HƠN VỢ

  Trong một số mối quan hệ hôn nhân, không ít người vợ đau đớn khi phát hiện chồng mình có thói quen tìm đến các dịch vụ massage "happy ending". Điều này không chỉ là sự phản bội về mặt thể xác, mà còn mang đến cảm giác bị chối bỏ ở mức sâu sắc hơn: “Tại sao anh...

NHỮNG ĐỨA EM GÁI BỊ NGƯỢC ĐÃI TỪ ANH TRAI

Trong nhiều gia đình, đặc biệt là những gia đình Á Đông đặt nặng vai trò giới tính và thứ bậc, không ít cô gái lớn lên trong bóng tối của người anh trai – người được xem là “trụ cột tương lai” và thường được bênh vực vô điều kiện. Trong khi đó, những đứa em gái lại...

LIỆU PHÁP HYPNOSIS VISUALISATION TRONG TRỊ LIỆU TÂM LÝ

Hypnosis Visualisation (gợi hình trong trạng thái thôi miên) là một phương pháp trị liệu sử dụng trí tưởng tượng có hướng dẫn trong trạng thái thư giãn sâu hoặc trạng thái thôi miên nhẹ. Trong quá trình này, thân chủ được dẫn dắt tập trung vào các hình ảnh tích cực,...

NỖI SỢ Ở MỘT MÌNH

  Nỗi sợ ở một mình không đơn thuần là cảm giác cô đơn thoáng qua, mà với nhiều người trưởng thành, đó là một nỗi hoảng loạn hiện sinh – cảm giác như chính sự sống bị đe dọa khi không có ai bên cạnh. Những người sợ tách biệt khỏi gia đình, bạn đời hay người họ...