NGƯỜI THỨ BA BÊN LỀ

NGƯỜI THỨ BA BÊN LỀ

 

Em năm nay 27 tuổi, hiện tại em đang yêu và ngưỡng mộ một người đàn ông có địa vị. 

Em thật sự cảm thấy  hạnh phúc và vui vẻ mỗi khi ở bên cạnh anh, đi du lịch cùng anh. Rồi một ngày em phát hiện ra anh đã lập gia đình. Sau mọi việc, em vẫn giả vờ như ko biết, vì em muốn anh ấy thoải mái và ở lại bên em.

Dạo gần đây em nhận ra anh ấy chỉ xem em như đồ chơi ? Anh tìm đến em chỉ để thỏa mãn thể xác và những cảm giác mới lạ mà em cố tình mang lại.Em muốn dừng lại vì không muốn làm người thứ 3….Nhưng sao em nhớ anh ấy quá, em chỉ muốn đi du lịch  lần cuối với anh. Và trong lần gặp đó, em muốn làm gì để anh không bao giờ quên em được?

Mong chị tư vấn giúp em . Em cảm ơn !

Câu trả lời

Chào bạn

Chia sẻ thường được ví như một hành động đẹp. Là khi chúng ta chia cơm sẻ áo cho nhau, là khi người bên người cùng giúp nhau vượt qua khó khăn, hoạn nạn. Nhưng có cái chia sẻ làm ai trong chúng ta cũng đắng lòng, đứt ruột, đó là chia sẻ một tình yêu, làm tổn thương một cuộc tình.

Chia sẻ trong tình yêu nhưng là một tình yêu dựa trên những nhu cầu về thể xác, của sự thỏa mãn trong lúc cô đơn, hay tìm về nhau khi tan tầm của giờ cao điểm thì có đáng không em? Em hoàn toàn biết rõ bản chất người đàn ông mà em đang đem lòng yêu mến và muốn làm mọi thứ cho anh ấy nhưng em có biết rằng anh không thuộc về em. Mất mát, cảm giác tội lỗi, tổn thương sẽ day dứt em suốt cả cuộc đời hơn là những giây phút thăng hoa trong nông nổi.

Có bao giờ em tự hỏi rằng em đã được gì và mất gì khi trao cho anh ấy tuổi thanh xuân của mình? Dốc hết lòng, yêu hết mình bất chấp cả bất hạnh cho một mối tình vơi cạn, cho một người đàn ông không yêu em, để một ngày em nhận ra rằng những năm tháng đẹp nhất của cuộc đời trôi qua như một “ chiếc bóng”, trượt dài theo những khoảng lặng không tên.

Làm “người tình” của một ai đó không dễ. Vì em chung vui với niềm vui của kẻ khác nhưng “phận buồn” mang lại cho em. Em hạnh phúc khi người ấy hạnh phúc nhưng em lẻ loi đi về với những chơi vơi.

Tôi biết em có đủ lý do để nói yêu và gặp anh ấy dù rằng đó là lần cuối cùng thứ mấy. Với lý do tình yêu không có lỗi, mình làm theo con tim nên lý trí sẽ không là gì dù tình yêu kia có đúng hay sai. Nhưng cái em cho rằng tình yêu thật ra chỉ là những cảm xúc khá giống tình yêu mà thôi.

Phụ nữ trẻ thường dễ phải lòng những người đàn ông thành đạt, có địa vị, có tiền, có tài và lắm tật vì họ cảm thấy được che chở, được bảo vệ, hoặc đơn giản là “hãnh diện” với chiến tích của mình. Nhưng tình yêu chỉ có giá trị khi một ai đó đến với nhau bằng sự chân thành, bằng niềm tin và bằng sự quan tâm, chăm sóc.

Yêu là khi cả hai người cùng nghĩ về tương lai, tôn trọng, lo lắng cho nhau bằng những yêu thương ngọt ngào. Hai trái tim của hai kẻ yêu nhau sẽ đập cùng một nhịp, chứ không là một phía đơn phương, hay một trái tim lạc lối bên lề.

Qua chia sẻ tôi cảm nhận em cũng không muốn tiếp tục làm người thứ ba bên cạnh tình yêu của người khác. Nên cũng không đáng gì để em phải băn khoăn nuối tiếc về anh. Kỉ niệm đầu tiên hay kỉ niệm cuối cùng thì cũng không là trọn vẹn, cũng không mang lại cho em một nụ cười viên mãn.

Đừng đem bản thân mình vào cuộc chơi tình ái thắng thua vì có làm anh say mê đi nữa  cũng chỉ là nhất thời, là phút chốc thăng hoa. Cuộc yêu tàn thì nỗi buồn nhân đôi, hiếu thắng chỉ làm em thêm gánh nặng, em có giữ được trái tim anh ấy đâu mà cần thể xác để làm gì!

Người đàn ông dù hạnh phúc hay đau khổ, dù có đi qua bao nhiêu cuộc tình trong giờ “tan tầm” thì người mà họ không bao giờ quên hoặc sẽ không thể quên được đó là vợ con. Không có người phụ nữ này thì cũng sẽ có một cô gái trẻ hấp dẫn khác đến và đi, không có sự đam mê nào là vĩnh cửu huống chi là đam mê thể xác phải không em?

Phụ nữ khi thỏa mãn trong tình dục thường có cảm giác gắn kết với người đàn ông đó lâu dài và nảy sinh tình cảm yêu thương cho nên sẽ không có sự rạch ròi giữa tình yêu hoặc ham muốn bản thân. Nhưng đàn ông thì hoàn toàn khác, họ có thể tách biệt rạch ròi đâu là tình dục và đâu là tình yêu. Họ có thể quan hệ say mê, thỏa mãn mà không cần phải yêu, phải gắn bó lâu dài.

Gặp hay không gặp anh lần cuối thì cũng không thể thay đổi được bản chất của vấn đề. Em hãy sử dụng tất cả những kiến thức, kĩ năng đã học cho một người đàn ông xứng đáng hơn vì anh ấy thuộc về em. Một người luôn xem em là “nữ hoàng” trong cuộc đời anh ấy hơn là em cố đi tìm những vị vua ở những vùng đất xa xôi chỉ mang lại vật chất xa hoa, hào nhoáng, mà không xem em là tất cả, là duy nhất để yêu và để thuộc về.

Em còn trẻ, còn cả một thời xuân sắc đang chờ em phía trước. Hãy sống với niềm tin, với những giá trị mà mình có. Tất cả những giá trị mà em yêu, ngưỡng mộ ở một người đàn ông em hoàn toàn có thể tạo ra cho mình được.

Hãy làm mình giỏi hơn, hấp dẫn, thông minh hơn, trao dồi thêm năng lực, kiến thức trong cuộc sống để tiến xa hơn trong công việc. Khi đó em sẽ thấy mình mạnh mẽ trong các quyết định tình cảm hay lựa chọn hạnh phúc cho bản thân.

Nếu em thấy cô đơn hãy đi gặp bạn bè, gia đình, đồng nghiệp, những người thân yêu để tìm chỗ dựa tinh thần, để không thấy mình lẻ loi. Hãy là bến đỗ cuối cùng của một ai đó, để thấy đời mình bình yên, để được tự do yêu thương, trân quý em nhé!

Chúc em sớm tìm được hạnh phúc trọn vẹn hơn cho riêng mình.

MIA

Em năm nay 27 tuổi, hiện tại em đang yêu và ngưỡng mộ một người đàn ông có địa vị. 

Em thật sự cảm thấy  hạnh phúc và vui vẻ mỗi khi ở bên cạnh anh, đi du lịch cùng anh. Rồi một ngày em phát hiện ra anh đã lập gia đình. Sau mọi việc, em vẫn giả vờ như ko biết, vì em muốn anh ấy thoải mái và ở lại bên em.

Dạo gần đây em nhận ra anh ấy chỉ xem em như đồ chơi ? Anh tìm đến em chỉ để thỏa mãn thể xác và những cảm giác mới lạ mà em cố tình mang lại.Em muốn dừng lại vì không muốn làm người thứ 3….Nhưng sao em nhớ anh ấy quá, em chỉ muốn đi du lịch  lần cuối với anh. Và trong lần gặp đó, em muốn làm gì để anh không bao giờ quên em được?

Mong chị tư vấn giúp em . Em cảm ơn !

Câu trả lời

Chào bạn

Chia sẻ thường được ví như một hành động đẹp. Là khi chúng ta chia cơm sẻ áo cho nhau, là khi người bên người cùng giúp nhau vượt qua khó khăn, hoạn nạn. Nhưng có cái chia sẻ làm ai trong chúng ta cũng đắng lòng, đứt ruột, đó là chia sẻ một tình yêu, làm tổn thương một cuộc tình.

Chia sẻ trong tình yêu nhưng là một tình yêu dựa trên những nhu cầu về thể xác, của sự thỏa mãn trong lúc cô đơn, hay tìm về nhau khi tan tầm của giờ cao điểm thì có đáng không em? Em hoàn toàn biết rõ bản chất người đàn ông mà em đang đem lòng yêu mến và muốn làm mọi thứ cho anh ấy nhưng em có biết rằng anh không thuộc về em. Mất mát, cảm giác tội lỗi, tổn thương sẽ day dứt em suốt cả cuộc đời hơn là những giây phút thăng hoa trong nông nổi.

Có bao giờ em tự hỏi rằng em đã được gì và mất gì khi trao cho anh ấy tuổi thanh xuân của mình? Dốc hết lòng, yêu hết mình bất chấp cả bất hạnh cho một mối tình vơi cạn, cho một người đàn ông không yêu em, để một ngày em nhận ra rằng những năm tháng đẹp nhất của cuộc đời trôi qua như một “ chiếc bóng”, trượt dài theo những khoảng lặng không tên.

Làm “người tình” của một ai đó không dễ. Vì em chung vui với niềm vui của kẻ khác nhưng “phận buồn” mang lại cho em. Em hạnh phúc khi người ấy hạnh phúc nhưng em lẻ loi đi về với những chơi vơi.

Tôi biết em có đủ lý do để nói yêu và gặp anh ấy dù rằng đó là lần cuối cùng thứ mấy. Với lý do tình yêu không có lỗi, mình làm theo con tim nên lý trí sẽ không là gì dù tình yêu kia có đúng hay sai. Nhưng cái em cho rằng tình yêu thật ra chỉ là những cảm xúc khá giống tình yêu mà thôi.

Phụ nữ trẻ thường dễ phải lòng những người đàn ông thành đạt, có địa vị, có tiền, có tài và lắm tật vì họ cảm thấy được che chở, được bảo vệ, hoặc đơn giản là “hãnh diện” với chiến tích của mình. Nhưng tình yêu chỉ có giá trị khi một ai đó đến với nhau bằng sự chân thành, bằng niềm tin và bằng sự quan tâm, chăm sóc.

Yêu là khi cả hai người cùng nghĩ về tương lai, tôn trọng, lo lắng cho nhau bằng những yêu thương ngọt ngào. Hai trái tim của hai kẻ yêu nhau sẽ đập cùng một nhịp, chứ không là một phía đơn phương, hay một trái tim lạc lối bên lề.

Qua chia sẻ tôi cảm nhận em cũng không muốn tiếp tục làm người thứ ba bên cạnh tình yêu của người khác. Nên cũng không đáng gì để em phải băn khoăn nuối tiếc về anh. Kỉ niệm đầu tiên hay kỉ niệm cuối cùng thì cũng không là trọn vẹn, cũng không mang lại cho em một nụ cười viên mãn.

Đừng đem bản thân mình vào cuộc chơi tình ái thắng thua vì có làm anh say mê đi nữa  cũng chỉ là nhất thời, là phút chốc thăng hoa. Cuộc yêu tàn thì nỗi buồn nhân đôi, hiếu thắng chỉ làm em thêm gánh nặng, em có giữ được trái tim anh ấy đâu mà cần thể xác để làm gì!

Người đàn ông dù hạnh phúc hay đau khổ, dù có đi qua bao nhiêu cuộc tình trong giờ “tan tầm” thì người mà họ không bao giờ quên hoặc sẽ không thể quên được đó là vợ con. Không có người phụ nữ này thì cũng sẽ có một cô gái trẻ hấp dẫn khác đến và đi, không có sự đam mê nào là vĩnh cửu huống chi là đam mê thể xác phải không em?

Phụ nữ khi thỏa mãn trong tình dục thường có cảm giác gắn kết với người đàn ông đó lâu dài và nảy sinh tình cảm yêu thương cho nên sẽ không có sự rạch ròi giữa tình yêu hoặc ham muốn bản thân. Nhưng đàn ông thì hoàn toàn khác, họ có thể tách biệt rạch ròi đâu là tình dục và đâu là tình yêu. Họ có thể quan hệ say mê, thỏa mãn mà không cần phải yêu, phải gắn bó lâu dài.

Gặp hay không gặp anh lần cuối thì cũng không thể thay đổi được bản chất của vấn đề. Em hãy sử dụng tất cả những kiến thức, kĩ năng đã học cho một người đàn ông xứng đáng hơn vì anh ấy thuộc về em. Một người luôn xem em là “nữ hoàng” trong cuộc đời anh ấy hơn là em cố đi tìm những vị vua ở những vùng đất xa xôi chỉ mang lại vật chất xa hoa, hào nhoáng, mà không xem em là tất cả, là duy nhất để yêu và để thuộc về.

Em còn trẻ, còn cả một thời xuân sắc đang chờ em phía trước. Hãy sống với niềm tin, với những giá trị mà mình có. Tất cả những giá trị mà em yêu, ngưỡng mộ ở một người đàn ông em hoàn toàn có thể tạo ra cho mình được.

Hãy làm mình giỏi hơn, hấp dẫn, thông minh hơn, trao dồi thêm năng lực, kiến thức trong cuộc sống để tiến xa hơn trong công việc. Khi đó em sẽ thấy mình mạnh mẽ trong các quyết định tình cảm hay lựa chọn hạnh phúc cho bản thân.

Nếu em thấy cô đơn hãy đi gặp bạn bè, gia đình, đồng nghiệp, những người thân yêu để tìm chỗ dựa tinh thần, để không thấy mình lẻ loi. Hãy là bến đỗ cuối cùng của một ai đó, để thấy đời mình bình yên, để được tự do yêu thương, trân quý em nhé!

Chúc em sớm tìm được hạnh phúc trọn vẹn hơn cho riêng mình.

MIA

KHI CON GÁI LỚN LÊN THIẾU VẮNG CHA

  Đối với nhiều cô gái, hình ảnh người cha là hình mẫu đầu tiên về sự an toàn, nâng đỡ và giới hạn. Khi sự hiện diện ấy bị thiếu vắng – do cha bỏ đi, nghiện ngập, thờ ơ, hoặc chết sớm – đứa trẻ không chỉ mất đi một người thân mà còn mất đi điểm tựa đầu tiên để...

KHI ĐÀN ÔNG MÊ MASSAGE HƠN VỢ

  Trong một số mối quan hệ hôn nhân, không ít người vợ đau đớn khi phát hiện chồng mình có thói quen tìm đến các dịch vụ massage "happy ending". Điều này không chỉ là sự phản bội về mặt thể xác, mà còn mang đến cảm giác bị chối bỏ ở mức sâu sắc hơn: “Tại sao anh...

NHỮNG ĐỨA EM GÁI BỊ NGƯỢC ĐÃI TỪ ANH TRAI

Trong nhiều gia đình, đặc biệt là những gia đình Á Đông đặt nặng vai trò giới tính và thứ bậc, không ít cô gái lớn lên trong bóng tối của người anh trai – người được xem là “trụ cột tương lai” và thường được bênh vực vô điều kiện. Trong khi đó, những đứa em gái lại...

NỖI SỢ Ở MỘT MÌNH

  Nỗi sợ ở một mình không đơn thuần là cảm giác cô đơn thoáng qua, mà với nhiều người trưởng thành, đó là một nỗi hoảng loạn hiện sinh – cảm giác như chính sự sống bị đe dọa khi không có ai bên cạnh. Những người sợ tách biệt khỏi gia đình, bạn đời hay người họ...

TẠI SAO KHÔNG THOÁT RA MỐI QUAN HỆ ĐỘC HẠI?

  Trong những mối quan hệ có yếu tố thao túng và lạm dụng – dù là về cảm xúc hay thể xác – người mang đặc điểm ái kỷ thường sử dụng một chiến lược rất đặc trưng: trao rồi rút tình cảm một cách thất thường. Lúc thì vồ vập, yêu thương nồng nhiệt, khiến người kia...

NGHIỆN CỜ BẠC – HÀNH VI TỰ HỦY HOẠI IM LẶNG

Nghiện cờ bạc không đơn thuần là một thói quen xấu hay biểu hiện của sự “yếu đuối”. Nó là một dạng rối loạn hành vi, có cơ chế thần kinh và tâm lý tương tự như nghiện chất kích thích. Tuy nhiên, do thiếu hiểu biết và nhiều định kiến xã hội, cờ bạc vẫn thường bị coi là...

NHỮNG KẺ PHÁ HOẠI TỔ CHỨC CHUYÊN NGHIỆP

Trong môi trường làm việc, không khó để bắt gặp những người âm thầm hoặc công khai phá vỡ cấu trúc chung – chia rẽ nội bộ, lan truyền tin đồn, thụ động-aggressive trong công việc. Họ không hẳn là “người xấu” theo nghĩa đơn giản, mà thường là những cá nhân mang trong...

LIỆU PHÁP HỆ THỐNG GIA ĐÌNH BÊN TRONG

Liệu pháp Hệ thống Gia đình Bên trong (Internal Family Systems – IFS) là một phương pháp trị liệu tâm lý được phát triển bởi tiến sĩ Richard Schwartz vào đầu những năm 1980. Khi làm việc với thân chủ, ông nhận thấy rằng trong mỗi người không chỉ có một "cái tôi" thống...

CĂNG THẲNG CẤP TÍNH

  Căng thẳng cấp tính là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi đối diện với nguy hiểm hoặc sự kiện gây sang chấn. Ở giai đoạn này, hệ thần kinh tự động kích hoạt phản ứng chiến đấu, bỏ chạy hoặc đóng băng (fight, flight, freeze), với sự tham gia sâu của vùng PAG...

NGƯỜI LỚN ADHD VỚI CĂNG THẲNG, SANG CHẤN

Người lớn ADHD: Căng thẳng, Sang chấn và Hành trình phục hồi Người lớn có rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) thường phải đối mặt với mức căng thẳng cao hơn người điển hình và khi trải qua sang chấn, quá trình hồi phục của họ cũng phức tạp và kéo dài hơn. Điều này...

KHI CON GÁI LỚN LÊN THIẾU VẮNG CHA

  Đối với nhiều cô gái, hình ảnh người cha là hình mẫu đầu tiên về sự an toàn, nâng đỡ và giới hạn. Khi sự hiện diện ấy bị thiếu vắng – do cha bỏ đi, nghiện ngập, thờ ơ, hoặc chết sớm – đứa trẻ không chỉ mất đi một người thân mà còn mất đi điểm tựa đầu tiên để...

KHI ĐÀN ÔNG MÊ MASSAGE HƠN VỢ

  Trong một số mối quan hệ hôn nhân, không ít người vợ đau đớn khi phát hiện chồng mình có thói quen tìm đến các dịch vụ massage "happy ending". Điều này không chỉ là sự phản bội về mặt thể xác, mà còn mang đến cảm giác bị chối bỏ ở mức sâu sắc hơn: “Tại sao anh...

NHỮNG ĐỨA EM GÁI BỊ NGƯỢC ĐÃI TỪ ANH TRAI

Trong nhiều gia đình, đặc biệt là những gia đình Á Đông đặt nặng vai trò giới tính và thứ bậc, không ít cô gái lớn lên trong bóng tối của người anh trai – người được xem là “trụ cột tương lai” và thường được bênh vực vô điều kiện. Trong khi đó, những đứa em gái lại...

LIỆU PHÁP HYPNOSIS VISUALISATION TRONG TRỊ LIỆU TÂM LÝ

Hypnosis Visualisation (gợi hình trong trạng thái thôi miên) là một phương pháp trị liệu sử dụng trí tưởng tượng có hướng dẫn trong trạng thái thư giãn sâu hoặc trạng thái thôi miên nhẹ. Trong quá trình này, thân chủ được dẫn dắt tập trung vào các hình ảnh tích cực,...

NỖI SỢ Ở MỘT MÌNH

  Nỗi sợ ở một mình không đơn thuần là cảm giác cô đơn thoáng qua, mà với nhiều người trưởng thành, đó là một nỗi hoảng loạn hiện sinh – cảm giác như chính sự sống bị đe dọa khi không có ai bên cạnh. Những người sợ tách biệt khỏi gia đình, bạn đời hay người họ...

TẠI SAO KHÔNG THOÁT RA MỐI QUAN HỆ ĐỘC HẠI?

  Trong những mối quan hệ có yếu tố thao túng và lạm dụng – dù là về cảm xúc hay thể xác – người mang đặc điểm ái kỷ thường sử dụng một chiến lược rất đặc trưng: trao rồi rút tình cảm một cách thất thường. Lúc thì vồ vập, yêu thương nồng nhiệt, khiến người kia...

NGHIỆN CỜ BẠC – HÀNH VI TỰ HỦY HOẠI IM LẶNG

Nghiện cờ bạc không đơn thuần là một thói quen xấu hay biểu hiện của sự “yếu đuối”. Nó là một dạng rối loạn hành vi, có cơ chế thần kinh và tâm lý tương tự như nghiện chất kích thích. Tuy nhiên, do thiếu hiểu biết và nhiều định kiến xã hội, cờ bạc vẫn thường bị coi là...

NHỮNG KẺ PHÁ HOẠI TỔ CHỨC CHUYÊN NGHIỆP

Trong môi trường làm việc, không khó để bắt gặp những người âm thầm hoặc công khai phá vỡ cấu trúc chung – chia rẽ nội bộ, lan truyền tin đồn, thụ động-aggressive trong công việc. Họ không hẳn là “người xấu” theo nghĩa đơn giản, mà thường là những cá nhân mang trong...

HỘI CHỨNG MUNCHAUSEN BY PROXY

  Hội chứng Munchausen by proxy (MBP) là một rối loạn tâm thần hiếm gặp nhưng nguy hiểm, trong đó người chăm sóc – thường là mẹ – cố ý gây tổn thương thể chất hoặc tinh thần cho con cái nhằm thu hút sự quan tâm, lòng thương xót và sự ngưỡng mộ từ người khác. Hành...

LIỆU PHÁP HỆ THỐNG GIA ĐÌNH BÊN TRONG

Liệu pháp Hệ thống Gia đình Bên trong (Internal Family Systems – IFS) là một phương pháp trị liệu tâm lý được phát triển bởi tiến sĩ Richard Schwartz vào đầu những năm 1980. Khi làm việc với thân chủ, ông nhận thấy rằng trong mỗi người không chỉ có một "cái tôi" thống...