NHỮNG ĐỨA CON CỦA MẸ

NHỮNG ĐỨA CON CỦA MẸ

 

Một dạo nọ tham gia triển lãm, tôi có dịp xem những thước ảnh trắng đen, ghi lại dáng hình của những chiếc bụng đã phải kinh qua ít nhất một lần vượt cạn của những người phụ nữ. Vùng da trùng xuống nhăn nheo, mấy vết rạn in hằn, một vóc dáng sồ sề, tất cả đều là dấu vết thiêng liêng và đẹp đẽ từ sự hy sinh của một bà mẹ.

Lắm khi tôi thấy sao mà phụ nữ như mình sinh con khổ quá. Nào là phải kiêng cữ đủ chuyện, mang vác thân hình nặng trịch, hy sinh nhan sắc, rồi còn phải trải qua những biến đổi về cả thể xác lẫn tinh thần suốt một quãng thời gian dài đằng đẵng. Đến lúc sinh con, người mẹ lại tiếp tục oằn mình chịu đựng nỗi đau rách toạc như thể gãy cùng lúc hai mươi cái xương sườn. Kìa những chậu máu, những vết khâu, những vùng da nhăn nhúm, những mạch máu vỡ tím tái, những vết rạn in hằn. Mà đáng sợ hơn là, những vết tích này rất có thể sẽ gắn bó với người phụ nữ cả đời. Một thời con gái thon gọn trở thành chuyện gì đó xa tít tắp của quá khứ.

Rốt cuộc, những đứa con có hủy hoại những người mẹ hay không?

Để trả lời câu hỏi này, tôi sẽ kể về P., một cô bạn kết hôn rất trẻ của tôi. Cô gặp được người đàn ông của đời mình ở giảng đường đại học, để rồi hai năm sau, cô tiếp đãi đám bạn chúng tôi một tiệc cưới rình rang. Hiện tại cô đã là mẹ của một bé trai bụ bẫm. Tuy không còn nhiều thời gian để gặp gỡ và tán gẫu cùng nhau như trước, nhưng tôi dễ dàng cảm nhận được sự hạnh phúc toát lên từ trong khóe mắt, đuôi mày của cô bạn mình. Nào có dáng vẻ một bà mẹ bỉm sữa tiều tụy, cô bạn tôi rõ ràng còn xinh đẹp hơn trước – một vẻ đẹp đằm thắm và dịu dàng.

P. thủ thỉ rằng, hạnh phúc của cô trước đây là được đi ăn uống, dạo phố, shopping thả cửa, hội hè với bạn bè hoặc nằm dài cả ngày xem phim vào những hôm cuối tuần. Nhưng từ khi thiên thần nhỏ của cô xuất hiện trên đời, niềm vui, hạnh phúc của cô trở nên có hình hài, và đơn giản, con cái chính là hạnh phúc lớn nhất của cô ấy.

Mấy lần, P. kể tụi tôi nghe về cảm giác kỳ diệu khi có cho mình một đứa con. Đó là sự diệu kỳ khi đến siêu âm lần đầu tiên, khi thiên thần gắn bó máu thịt của mình dần thành hình, khi lắng nghe tiếng đạp từ sinh mệnh nhỏ nhoi trong bụng, khi nó chào đời và đặt bàn tay tí teo của mình lên bàn tay nhễ nhại mồ hôi của người mẹ… Đến độ cô bạn tôi sẵn sàng đánh đổi cả sức khỏe, vóc dáng, những niềm vui nhỏ nhỏ con con thời thiếu nữ để xây đắp sự sống cho sinh mệnh yêu dấu ấy.

Bản thân tôi khi trồng được một cái cây, nhìn nó lớn lên, xanh tốt mỗi ngày, tôi đã cảm thấy rất kỳ diệu, dường như tôi trở nên có trách nhiệm và có tinh thần cố gắng hơn. Với nhiều bà mẹ, sinh linh nhỏ bé ôm trong lồng ngực còn có thể đem lại niềm hạnh phúc kỳ diệu đến mức nào. Con cái chính là những thiên thần nhỏ đúng nghĩa, khiến cuộc đời họ nhiều màu sắc và tươi tắn hơn, cũng khiến họ có động lực sống và mục tiêu cố gắng hơn.

Ở phòng kí túc xá của tôi, có một bạn nữ đặt ra mục tiêu trước năm 30 tuổi sẽ có con. Nghe có vẻ kỳ lạ, bởi hầu như hiện tại, người trẻ chúng tôi ai cũng ghét việc sinh đẻ, thậm chí là lập gia đình. Có không ít người mang tư tưởng cả đời không lấy chồng sinh con, cứ ở một mình như thế cho sướng, việc gì phải lãng phí cả đời mình để chăm sóc cho người khác.

Mà chúng ta thỉnh thoảng lại quên mất một điều rằng mỗi người có những niềm vui và mong mỏi riêng. Có người thích đi vòng quanh thế giới, có người thích thành bà chủ cửa hàng thời trang, có người lại mải mê kiếm tìm một mái nhà bình yên và chân tình. Cô ấy muốn mình có một tổ ấm để thuộc về, để chở che và dựa dẫm. Cô ấy muốn mình có một thiên thần nhỏ trong đời để gửi gắm khát vọng và nỗi niềm tin yêu, để không ngừng cố gắng, kiên trì vì mong mỏi được dành cho con cái của mình những điều tốt đẹp, vẹn nguyên nhất.

Nhiều người có thể xem con cái của mình là gánh nặng hay nỗi niềm khổ sở. Nhưng với rất nhiều người khác, con cái là nỗi hạnh phúc lớn lao nhất, động lực đầy ắp nhất, cũng là sợi dây kết nối họ với cuộc sống và với cả tương lai. Dù sinh con, nuôi con có nhiều đớn đau và khổ sở thế nào, tình yêu chân thành cũng sẽ biến tất cả trở thành điều xứng đáng.

Trong cuốn “Khí chất bao nhiêu, hạnh phúc bấy nhiêu”, Vãn Tình có viết một đoạn thế này:

“Có con cái cũng không khiến phụ nữ thành một “bà già”, mà khi ở bên con, cô ấy sẽ ngày càng dịu dàng, ngày càng trân trọng cuộc sống, ngày một tu chí hơn; vì cô ấy cảm nhận được sự hồn nhiên của trẻ thơ và sự ấm áp của huyết thống, bởi vì trong lòng cô ấy hiểu rằng: Có con rồi, mình sẽ có thêm trách nhiệm, mình cần làm gương cho con, mình không thể để con có một người mẹ thất bại.

Người ta nói “Trở thành mẹ sẽ kiên cường”, có lẽ chính là vì vậy. Con cái không những không hủy hoại cuộc sống của người mẹ, mà còn khiến người mẹ mau chóng trở thành một người kiên cường và đầy trách nhiệm.”

Hy vọng mỗi người phụ nữ đều có thể sinh con khi họ đã sẵn sàng và thực tâm khao khát sự hiện diện của chúng. Để khi ấy, họ có thể đủ khả năng để chăm lo cho con, và đứa trẻ đó cũng có thể trở thành thiên sứ chân chính trong quãng đời làm mẹ của họ.

CATHERINE

Một dạo nọ tham gia triển lãm, tôi có dịp xem những thước ảnh trắng đen, ghi lại dáng hình của những chiếc bụng đã phải kinh qua ít nhất một lần vượt cạn của những người phụ nữ. Vùng da trùng xuống nhăn nheo, mấy vết rạn in hằn, một vóc dáng sồ sề, tất cả đều là dấu vết thiêng liêng và đẹp đẽ từ sự hy sinh của một bà mẹ.

Lắm khi tôi thấy sao mà phụ nữ như mình sinh con khổ quá. Nào là phải kiêng cữ đủ chuyện, mang vác thân hình nặng trịch, hy sinh nhan sắc, rồi còn phải trải qua những biến đổi về cả thể xác lẫn tinh thần suốt một quãng thời gian dài đằng đẵng. Đến lúc sinh con, người mẹ lại tiếp tục oằn mình chịu đựng nỗi đau rách toạc như thể gãy cùng lúc hai mươi cái xương sườn. Kìa những chậu máu, những vết khâu, những vùng da nhăn nhúm, những mạch máu vỡ tím tái, những vết rạn in hằn. Mà đáng sợ hơn là, những vết tích này rất có thể sẽ gắn bó với người phụ nữ cả đời. Một thời con gái thon gọn trở thành chuyện gì đó xa tít tắp của quá khứ.

Rốt cuộc, những đứa con có hủy hoại những người mẹ hay không?

Để trả lời câu hỏi này, tôi sẽ kể về P., một cô bạn kết hôn rất trẻ của tôi. Cô gặp được người đàn ông của đời mình ở giảng đường đại học, để rồi hai năm sau, cô tiếp đãi đám bạn chúng tôi một tiệc cưới rình rang. Hiện tại cô đã là mẹ của một bé trai bụ bẫm. Tuy không còn nhiều thời gian để gặp gỡ và tán gẫu cùng nhau như trước, nhưng tôi dễ dàng cảm nhận được sự hạnh phúc toát lên từ trong khóe mắt, đuôi mày của cô bạn mình. Nào có dáng vẻ một bà mẹ bỉm sữa tiều tụy, cô bạn tôi rõ ràng còn xinh đẹp hơn trước – một vẻ đẹp đằm thắm và dịu dàng.

P. thủ thỉ rằng, hạnh phúc của cô trước đây là được đi ăn uống, dạo phố, shopping thả cửa, hội hè với bạn bè hoặc nằm dài cả ngày xem phim vào những hôm cuối tuần. Nhưng từ khi thiên thần nhỏ của cô xuất hiện trên đời, niềm vui, hạnh phúc của cô trở nên có hình hài, và đơn giản, con cái chính là hạnh phúc lớn nhất của cô ấy.

Mấy lần, P. kể tụi tôi nghe về cảm giác kỳ diệu khi có cho mình một đứa con. Đó là sự diệu kỳ khi đến siêu âm lần đầu tiên, khi thiên thần gắn bó máu thịt của mình dần thành hình, khi lắng nghe tiếng đạp từ sinh mệnh nhỏ nhoi trong bụng, khi nó chào đời và đặt bàn tay tí teo của mình lên bàn tay nhễ nhại mồ hôi của người mẹ… Đến độ cô bạn tôi sẵn sàng đánh đổi cả sức khỏe, vóc dáng, những niềm vui nhỏ nhỏ con con thời thiếu nữ để xây đắp sự sống cho sinh mệnh yêu dấu ấy.

Bản thân tôi khi trồng được một cái cây, nhìn nó lớn lên, xanh tốt mỗi ngày, tôi đã cảm thấy rất kỳ diệu, dường như tôi trở nên có trách nhiệm và có tinh thần cố gắng hơn. Với nhiều bà mẹ, sinh linh nhỏ bé ôm trong lồng ngực còn có thể đem lại niềm hạnh phúc kỳ diệu đến mức nào. Con cái chính là những thiên thần nhỏ đúng nghĩa, khiến cuộc đời họ nhiều màu sắc và tươi tắn hơn, cũng khiến họ có động lực sống và mục tiêu cố gắng hơn.

Ở phòng kí túc xá của tôi, có một bạn nữ đặt ra mục tiêu trước năm 30 tuổi sẽ có con. Nghe có vẻ kỳ lạ, bởi hầu như hiện tại, người trẻ chúng tôi ai cũng ghét việc sinh đẻ, thậm chí là lập gia đình. Có không ít người mang tư tưởng cả đời không lấy chồng sinh con, cứ ở một mình như thế cho sướng, việc gì phải lãng phí cả đời mình để chăm sóc cho người khác.

Mà chúng ta thỉnh thoảng lại quên mất một điều rằng mỗi người có những niềm vui và mong mỏi riêng. Có người thích đi vòng quanh thế giới, có người thích thành bà chủ cửa hàng thời trang, có người lại mải mê kiếm tìm một mái nhà bình yên và chân tình. Cô ấy muốn mình có một tổ ấm để thuộc về, để chở che và dựa dẫm. Cô ấy muốn mình có một thiên thần nhỏ trong đời để gửi gắm khát vọng và nỗi niềm tin yêu, để không ngừng cố gắng, kiên trì vì mong mỏi được dành cho con cái của mình những điều tốt đẹp, vẹn nguyên nhất.

Nhiều người có thể xem con cái của mình là gánh nặng hay nỗi niềm khổ sở. Nhưng với rất nhiều người khác, con cái là nỗi hạnh phúc lớn lao nhất, động lực đầy ắp nhất, cũng là sợi dây kết nối họ với cuộc sống và với cả tương lai. Dù sinh con, nuôi con có nhiều đớn đau và khổ sở thế nào, tình yêu chân thành cũng sẽ biến tất cả trở thành điều xứng đáng.

Trong cuốn “Khí chất bao nhiêu, hạnh phúc bấy nhiêu”, Vãn Tình có viết một đoạn thế này:

“Có con cái cũng không khiến phụ nữ thành một “bà già”, mà khi ở bên con, cô ấy sẽ ngày càng dịu dàng, ngày càng trân trọng cuộc sống, ngày một tu chí hơn; vì cô ấy cảm nhận được sự hồn nhiên của trẻ thơ và sự ấm áp của huyết thống, bởi vì trong lòng cô ấy hiểu rằng: Có con rồi, mình sẽ có thêm trách nhiệm, mình cần làm gương cho con, mình không thể để con có một người mẹ thất bại.

Người ta nói “Trở thành mẹ sẽ kiên cường”, có lẽ chính là vì vậy. Con cái không những không hủy hoại cuộc sống của người mẹ, mà còn khiến người mẹ mau chóng trở thành một người kiên cường và đầy trách nhiệm.”

Hy vọng mỗi người phụ nữ đều có thể sinh con khi họ đã sẵn sàng và thực tâm khao khát sự hiện diện của chúng. Để khi ấy, họ có thể đủ khả năng để chăm lo cho con, và đứa trẻ đó cũng có thể trở thành thiên sứ chân chính trong quãng đời làm mẹ của họ.

CATHERINE

NỖI SỢ Ở MỘT MÌNH

  Nỗi sợ ở một mình không đơn thuần là cảm giác cô đơn thoáng qua, mà với nhiều người trưởng thành, đó là một nỗi hoảng loạn hiện sinh – cảm giác như chính sự sống bị đe dọa khi không có ai bên cạnh. Những người sợ tách biệt khỏi gia đình, bạn đời hay người họ...

TẠI SAO KHÔNG THOÁT RA MỐI QUAN HỆ ĐỘC HẠI?

  Trong những mối quan hệ có yếu tố thao túng và lạm dụng – dù là về cảm xúc hay thể xác – người mang đặc điểm ái kỷ thường sử dụng một chiến lược rất đặc trưng: trao rồi rút tình cảm một cách thất thường. Lúc thì vồ vập, yêu thương nồng nhiệt, khiến người kia...

NHỮNG KẺ PHÁ HOẠI TỔ CHỨC CHUYÊN NGHIỆP

Trong môi trường làm việc, không khó để bắt gặp những người âm thầm hoặc công khai phá vỡ cấu trúc chung – chia rẽ nội bộ, lan truyền tin đồn, thụ động-aggressive trong công việc. Họ không hẳn là “người xấu” theo nghĩa đơn giản, mà thường là những cá nhân mang trong...

HỘI CHỨNG MUNCHAUSEN BY PROXY

  Hội chứng Munchausen by proxy (MBP) là một rối loạn tâm thần hiếm gặp nhưng nguy hiểm, trong đó người chăm sóc – thường là mẹ – cố ý gây tổn thương thể chất hoặc tinh thần cho con cái nhằm thu hút sự quan tâm, lòng thương xót và sự ngưỡng mộ từ người khác. Hành...

LIỆU PHÁP HỆ THỐNG GIA ĐÌNH BÊN TRONG

Liệu pháp Hệ thống Gia đình Bên trong (Internal Family Systems – IFS) là một phương pháp trị liệu tâm lý được phát triển bởi tiến sĩ Richard Schwartz vào đầu những năm 1980. Khi làm việc với thân chủ, ông nhận thấy rằng trong mỗi người không chỉ có một "cái tôi" thống...

LIỆU PHÁP HYPNOSIS VISUALISATION TRONG TRỊ LIỆU TÂM LÝ

Hypnosis Visualisation (gợi hình trong trạng thái thôi miên) là một phương pháp trị liệu sử dụng trí tưởng tượng có hướng dẫn trong trạng thái thư giãn sâu hoặc trạng thái thôi miên nhẹ. Trong quá trình này, thân chủ được dẫn dắt tập trung vào các hình ảnh tích cực,...

NỖI SỢ Ở MỘT MÌNH

  Nỗi sợ ở một mình không đơn thuần là cảm giác cô đơn thoáng qua, mà với nhiều người trưởng thành, đó là một nỗi hoảng loạn hiện sinh – cảm giác như chính sự sống bị đe dọa khi không có ai bên cạnh. Những người sợ tách biệt khỏi gia đình, bạn đời hay người họ...

TẠI SAO KHÔNG THOÁT RA MỐI QUAN HỆ ĐỘC HẠI?

  Trong những mối quan hệ có yếu tố thao túng và lạm dụng – dù là về cảm xúc hay thể xác – người mang đặc điểm ái kỷ thường sử dụng một chiến lược rất đặc trưng: trao rồi rút tình cảm một cách thất thường. Lúc thì vồ vập, yêu thương nồng nhiệt, khiến người kia...

NGHIỆN CỜ BẠC – HÀNH VI TỰ HỦY HOẠI IM LẶNG

Nghiện cờ bạc không đơn thuần là một thói quen xấu hay biểu hiện của sự “yếu đuối”. Nó là một dạng rối loạn hành vi, có cơ chế thần kinh và tâm lý tương tự như nghiện chất kích thích. Tuy nhiên, do thiếu hiểu biết và nhiều định kiến xã hội, cờ bạc vẫn thường bị coi là...

NHỮNG KẺ PHÁ HOẠI TỔ CHỨC CHUYÊN NGHIỆP

Trong môi trường làm việc, không khó để bắt gặp những người âm thầm hoặc công khai phá vỡ cấu trúc chung – chia rẽ nội bộ, lan truyền tin đồn, thụ động-aggressive trong công việc. Họ không hẳn là “người xấu” theo nghĩa đơn giản, mà thường là những cá nhân mang trong...

HỘI CHỨNG MUNCHAUSEN BY PROXY

  Hội chứng Munchausen by proxy (MBP) là một rối loạn tâm thần hiếm gặp nhưng nguy hiểm, trong đó người chăm sóc – thường là mẹ – cố ý gây tổn thương thể chất hoặc tinh thần cho con cái nhằm thu hút sự quan tâm, lòng thương xót và sự ngưỡng mộ từ người khác. Hành...

LIỆU PHÁP HỆ THỐNG GIA ĐÌNH BÊN TRONG

Liệu pháp Hệ thống Gia đình Bên trong (Internal Family Systems – IFS) là một phương pháp trị liệu tâm lý được phát triển bởi tiến sĩ Richard Schwartz vào đầu những năm 1980. Khi làm việc với thân chủ, ông nhận thấy rằng trong mỗi người không chỉ có một "cái tôi" thống...

CĂNG THẲNG CẤP TÍNH

  Căng thẳng cấp tính là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi đối diện với nguy hiểm hoặc sự kiện gây sang chấn. Ở giai đoạn này, hệ thần kinh tự động kích hoạt phản ứng chiến đấu, bỏ chạy hoặc đóng băng (fight, flight, freeze), với sự tham gia sâu của vùng PAG...

NGƯỜI LỚN ADHD VỚI CĂNG THẲNG, SANG CHẤN

Người lớn ADHD: Căng thẳng, Sang chấn và Hành trình phục hồi Người lớn có rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) thường phải đối mặt với mức căng thẳng cao hơn người điển hình và khi trải qua sang chấn, quá trình hồi phục của họ cũng phức tạp và kéo dài hơn. Điều này...

SANG CHẤN THAY ĐỔI CHÚNG TA THẾ NÀO?

Khi an toàn và là chính mình lại trở thành điều nguy hiểm Sang chấn không chỉ là những ký ức về một sự kiện đau thương; nó là cách mà toàn bộ hệ thần kinh của chúng ta học cách tồn tại trong một thế giới từng không an toàn. Với những người từng trải qua sang chấn —...