NỖI SỢ BỊ BỎ LỠ

NỖI SỢ BỊ BỎ LỠ

FOMO (Fear of Missing Out) hay nỗi sợ bị bỏ lỡ là một hiện tượng tâm lý do con người tự tạo ra, thể hiện qua việc luôn lo lắng, sợ hãi rằng mình sắp bị lãng quên hoặc bỏ lỡ một thứ gì đó. 

Cùng với sự phát triển của mạng xã hội, nỗi sợ bị bỏ lỡ ngày càng gia tăng mạnh mẽ và gắn liền với nhiều người hơn, đặc biệt là ở thế hệ trẻ hiện nay.

Biểu hiện của nỗi sợ bị bỏ lỡ là gì?

  • Luôn cảm thấy thiếu sót, lo lắng khi bỏ lỡ một sự kiện nào đó

 

Đã bao giờ bạn phát hiện ra mình vừa bỏ lỡ một buổi tụ họp với bạn bè, dù bạn không hợp với điểm đến và hoạt động vui chơi lần này, thậm chí bạn cũng không có ý định tham gia, nhưng bạn vẫn cảm thấy mất mát và bị bỏ rơi hay chưa? Một biểu hiện thường gặp khác là khi bạn bỏ lỡ một sự kiện xã hội, buổi học hay cuộc họp nào đó. Điều này khiến bạn cảm thấy rất lo lắng và bất an, vì bạn sợ mình sẽ để lỡ một điều thú vị, một thông tin cần thiết hay một quyền lợi quan trọng mà chính bản thân bạn cũng không thể xác định rõ.

Đôi khi, vì sợ bị bỏ lỡ nên bạn không sống đúng với cảm xúc của mình. Có những cuộc gặp gỡ, tụ tập, hay sự kiện bạn chẳng hề có chút hứng thú nhưng vẫn bắt ép bản thân tham dự, bất kể điều đó có vô nghĩa và khiến bạn cảm thấy bức bối, khó chịu như thế nào.

  • Luôn kiểm tra mạng xã hội

 

Kể từ lâu, điện thoại đã được xem như là một món đồ « vật bất ly thân », đặc biệt là với thế hệ trẻ hiện đại. Với chiếc điện thoại được kết nối Internet trong tay, chúng ta có thể dễ dàng truy cập các trang mạng xã hội mọi lúc mọi nơi để kiểm tra thông báo, tin nhắn, số người đã « like » bài đăng của mình… Đôi khi, dù chẳng có thông báo nào mới nhưng chúng ta vẫn lướt mạng xã hội trong vô thức, chỉ để tình cờ bắt gặp một mẩu chuyện vui hay một bài đăng đang « hot » nào đó.

Chứng « nghiện mạng xã hội » này phần nào được lý giải là do chúng ta sợ bỏ lỡ một tin tức nóng, một trào lưu mới của cư dân mạng. Vì thói quen này nên chúng ta tốn rất nhiều thời gian vô bổ cho cuộc sống ảo trên các trang mạng xã hội.

Làm thế nào để vượt qua nỗi sợ bị bỏ lỡ?

  • Lập kế hoạch chi tiết cho bản thân

 

Gợi ý đầu tiên cho bạn chính là dành một khoảng thời gian nhất định vào mỗi buổi tối để lập bảng kế hoạch chi tiết cho ngày hôm sau. Hãy liệt kê xem hôm đó mình cần làm những gì, có những thứ nào cần phải hoàn thành, những thứ nào cần mua… và cố gắng thực hiện theo đúng kế hoạch đã đặt ra. Với bảng kế hoạch này, bạn có thể kiểm soát thời gian tốt hơn cũng như sử dụng thời gian một cách hợp lý, khoa học và hiệu quả hơn.

  • Hiểu rõ mục đích của mình

 

Trước khi đưa ra một quyết định gì đó, hãy xác định kỹ lưỡng mục đích thật sự của bạn là gì.  Việc bạn đang làm có ý nghĩa như thế nào, liệu có đáng để bạn dành thời gian cho nó hay không? Sau đó, hãy nghĩ kỹ xem việc mình đang làm có đi đúng với mục đích mà bạn đã đặt ra ban đầu. Điều này sẽ giúp bạn tập trung vào mục tiêu mà mình đã xác định, không để yếu tố bên ngoài chi phối hoặc cản trở.

  • Xây dựng sở thích và thói quen lành mạnh

 

Chỉ ngồi một chỗ, nghĩ ngợi lung tung và tiếc nuối về những thứ đã qua rất dễ làm bạn có cảm giác thua kém, buồn bã, tụt hậu, bị bỏ rơi… Vì vậy, bạn có thể xây dựng cho mình những sở thích và thói quen lành mạnh để đầu óc được thư thái và tỉnh táo.

Bên cạnh xây dựng và làm theo kế hoạch mỗi ngày, bạn có thể tận dụng những lúc rảnh rỗi để đọc sách, viết lách, chơi thể thao… Thay vì lãng phí thời gian cho những việc vô nghĩa, bạn nên dành nhiều thời gian hơn để chăm sóc chính mình hoặc tham gia những hoạt động có ý nghĩa cho bản thân và những mối quan hệ khác.

  • Rèn luyện sự tự tin

Nỗi sợ bị bỏ lỡ thường xuất hiện khi chúng ta luôn có cảm giác mình thua kém, thiếu hiểu biết và tụt hậu hơn so với người khác. Rèn luyện sự tự tin bằng cách làm giàu cho vốn kiến thức và kỹ năng của bản thân sẽ giúp bạn hiểu rõ mình muốn gì, cần gì và giá trị sống của bản thân là gì.

« FOMO là khát vọng trải nghiệm một thứ gì đó, nó được sinh ra không phải do những gì bạn muốn có mà bởi nỗi sợ bạn sẽ mất đi những thứ mình chưa hề có ». Thay vì loay hoay trong những nỗi niềm lo toan và những hoạt động vô bổ, hãy đầu tư thời gian, tâm sức vào những hoạt động thật sự có ý nghĩa với bản thân bạn nhé.

Đọc giả có thể gửi đặt lịch tư vấn, chia sẻ câu hỏi hoặc câu chuyện của bạn đến chúng tôi qua email: info@ladiesofvietnam.net. Chân thành cảm ơn và hẹn gặp các bạn trong những chương trình sắp tới.

CATHERINE

FOMO (Fear of Missing Out) hay nỗi sợ bị bỏ lỡ là một hiện tượng tâm lý do con người tự tạo ra, thể hiện qua việc luôn lo lắng, sợ hãi rằng mình sắp bị lãng quên hoặc bỏ lỡ một thứ gì đó. 

Cùng với sự phát triển của mạng xã hội, nỗi sợ bị bỏ lỡ ngày càng gia tăng mạnh mẽ và gắn liền với nhiều người hơn, đặc biệt là ở thế hệ trẻ hiện nay.

Biểu hiện của nỗi sợ bị bỏ lỡ là gì?

  • Luôn cảm thấy thiếu sót, lo lắng khi bỏ lỡ một sự kiện nào đó

 

Đã bao giờ bạn phát hiện ra mình vừa bỏ lỡ một buổi tụ họp với bạn bè, dù bạn không hợp với điểm đến và hoạt động vui chơi lần này, thậm chí bạn cũng không có ý định tham gia, nhưng bạn vẫn cảm thấy mất mát và bị bỏ rơi hay chưa? Một biểu hiện thường gặp khác là khi bạn bỏ lỡ một sự kiện xã hội, buổi học hay cuộc họp nào đó. Điều này khiến bạn cảm thấy rất lo lắng và bất an, vì bạn sợ mình sẽ để lỡ một điều thú vị, một thông tin cần thiết hay một quyền lợi quan trọng mà chính bản thân bạn cũng không thể xác định rõ.

Đôi khi, vì sợ bị bỏ lỡ nên bạn không sống đúng với cảm xúc của mình. Có những cuộc gặp gỡ, tụ tập, hay sự kiện bạn chẳng hề có chút hứng thú nhưng vẫn bắt ép bản thân tham dự, bất kể điều đó có vô nghĩa và khiến bạn cảm thấy bức bối, khó chịu như thế nào.

  • Luôn kiểm tra mạng xã hội

 

Kể từ lâu, điện thoại đã được xem như là một món đồ « vật bất ly thân », đặc biệt là với thế hệ trẻ hiện đại. Với chiếc điện thoại được kết nối Internet trong tay, chúng ta có thể dễ dàng truy cập các trang mạng xã hội mọi lúc mọi nơi để kiểm tra thông báo, tin nhắn, số người đã « like » bài đăng của mình… Đôi khi, dù chẳng có thông báo nào mới nhưng chúng ta vẫn lướt mạng xã hội trong vô thức, chỉ để tình cờ bắt gặp một mẩu chuyện vui hay một bài đăng đang « hot » nào đó.

Chứng « nghiện mạng xã hội » này phần nào được lý giải là do chúng ta sợ bỏ lỡ một tin tức nóng, một trào lưu mới của cư dân mạng. Vì thói quen này nên chúng ta tốn rất nhiều thời gian vô bổ cho cuộc sống ảo trên các trang mạng xã hội.

Làm thế nào để vượt qua nỗi sợ bị bỏ lỡ?

  • Lập kế hoạch chi tiết cho bản thân

 

Gợi ý đầu tiên cho bạn chính là dành một khoảng thời gian nhất định vào mỗi buổi tối để lập bảng kế hoạch chi tiết cho ngày hôm sau. Hãy liệt kê xem hôm đó mình cần làm những gì, có những thứ nào cần phải hoàn thành, những thứ nào cần mua… và cố gắng thực hiện theo đúng kế hoạch đã đặt ra. Với bảng kế hoạch này, bạn có thể kiểm soát thời gian tốt hơn cũng như sử dụng thời gian một cách hợp lý, khoa học và hiệu quả hơn.

  • Hiểu rõ mục đích của mình

 

Trước khi đưa ra một quyết định gì đó, hãy xác định kỹ lưỡng mục đích thật sự của bạn là gì.  Việc bạn đang làm có ý nghĩa như thế nào, liệu có đáng để bạn dành thời gian cho nó hay không? Sau đó, hãy nghĩ kỹ xem việc mình đang làm có đi đúng với mục đích mà bạn đã đặt ra ban đầu. Điều này sẽ giúp bạn tập trung vào mục tiêu mà mình đã xác định, không để yếu tố bên ngoài chi phối hoặc cản trở.

  • Xây dựng sở thích và thói quen lành mạnh

 

Chỉ ngồi một chỗ, nghĩ ngợi lung tung và tiếc nuối về những thứ đã qua rất dễ làm bạn có cảm giác thua kém, buồn bã, tụt hậu, bị bỏ rơi… Vì vậy, bạn có thể xây dựng cho mình những sở thích và thói quen lành mạnh để đầu óc được thư thái và tỉnh táo.

Bên cạnh xây dựng và làm theo kế hoạch mỗi ngày, bạn có thể tận dụng những lúc rảnh rỗi để đọc sách, viết lách, chơi thể thao… Thay vì lãng phí thời gian cho những việc vô nghĩa, bạn nên dành nhiều thời gian hơn để chăm sóc chính mình hoặc tham gia những hoạt động có ý nghĩa cho bản thân và những mối quan hệ khác.

  • Rèn luyện sự tự tin

Nỗi sợ bị bỏ lỡ thường xuất hiện khi chúng ta luôn có cảm giác mình thua kém, thiếu hiểu biết và tụt hậu hơn so với người khác. Rèn luyện sự tự tin bằng cách làm giàu cho vốn kiến thức và kỹ năng của bản thân sẽ giúp bạn hiểu rõ mình muốn gì, cần gì và giá trị sống của bản thân là gì.

« FOMO là khát vọng trải nghiệm một thứ gì đó, nó được sinh ra không phải do những gì bạn muốn có mà bởi nỗi sợ bạn sẽ mất đi những thứ mình chưa hề có ». Thay vì loay hoay trong những nỗi niềm lo toan và những hoạt động vô bổ, hãy đầu tư thời gian, tâm sức vào những hoạt động thật sự có ý nghĩa với bản thân bạn nhé.

Đọc giả có thể gửi đặt lịch tư vấn, chia sẻ câu hỏi hoặc câu chuyện của bạn đến chúng tôi qua email: info@ladiesofvietnam.net. Chân thành cảm ơn và hẹn gặp các bạn trong những chương trình sắp tới.

CATHERINE

SƠ CỨU CẢM XÚC?

Kể từ khi còn bé, chúng ta đã luôn được dạy cách chăm sóc cơ thể. Chẳng hạn như đánh răng sau mỗi bữa ăn, rửa tay sạch trước khi ăn hoặc dán băng cá nhân vào những vết thương. Thế nhưng, chẳng có ai dạy dỗ tường tận chúng ta cách chăm sóc cảm xúc. Hầu hết mọi người...

BA CÁCH TRÁNH XUNG ĐỘT TÌNH CẢM

  Xung đột chính là thứ không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Đây là thời buổi mà thế giới không ngừng biến đổi. Những vấn đề phức tạp trong chính trị và tính chất ẩn danh của phương tiện truyền thông xã hội khiến cho các cuộc tranh luận vượt quá giới hạn...

CÁCH GIẢI TỎA CĂNG THẲNG

  Trạng thái căng thẳng trong cuộc sống chính là “kẻ thù không đội trời chung” đối với mọi người. Ngay khi cảm giác này xuất hiện, nhiều người sa lầy vào mục tiêu loại bỏ nó nhưng lại không nhận ra rằng chính điều này lại khiến tâm trạng của mình tồi tệ hơn. Thật...

PHÍA SAU MỘT ĐỨA TRẺ “NGOAN”

  Ngày bé, mỗi dịp lễ Tết, sinh nhật, câu chúc mà tôi nhận được nhiều nhất – từ cả người lớn và những bạn bè đồng trang lứa, chính là “ngoan ngoãn, biết vâng lời cha mẹ”. Đây có lẽ cũng là một trong những mong muốn lớn nhất của nhiều người làm cha mẹ trong quá...

NGÔN NGỮ TÌNH YÊU

  Bạn có biết ngôn ngữ tình yêu của mình là gì không? Được thiết kế nhằm giúp bạn và người ấy yêu nhau tốt hơn, ngôn ngữ tình yêu chính là chìa khóa để giữ cho mối quan hệ của hai bạn luôn được nồng đượm. Nghe giống như một lớp học mà bạn muốn đăng ký tham gia,...

SỨC MẠNH CỦA LÒNG BIẾT ƠN

Đã bao giờ bạn cảm thấy cuộc sống hiện đại thật bận rộn và mệt mỏi? Đã bao giờ bạn bị giằng xé, bủa vây bởi đủ loại stress mỗi ngày, nào là công việc, sự nghiệp, sức khỏe và các mối quan hệ, đến mức bạn chỉ muốn buông bỏ tất cả cho xong? Từng có một khoảng thời gian...

TÁI TẠO NĂNG LƯỢNG ĐỂ HẠNH PHÚC

Chị lại vừa đánh con vì nó chẳng chịu ngủ mà cứ ngọa nguậy rồi khóc thét. Con khóc, chị bất lực bỏ mặc nó và trốn vào toilet. Được một lúc, chị lại chạy ra, ôm con vào lòng, chị khóc, con khóc. Đứa trẻ khóc mệt, lăn ra ngủ còn chị cứ thế ngồi nhìn con mà đờ đẫn, rã...

LỬA TÌNH TÀN LỤI SAU KHI CÓ CON

Đi kèm với niềm hạnh phúc khi một sinh linh bé bỏng chào đời có thể là những tàn tro của một cuộc hôn nhân dần lụi tàn nếu cả hai thiếu đi những kiến thức và kỹ năng cần thiết trong việc giữ lửa tình yêu.  Một nghiên cứu cho thấy 92% các cặp vợ chồng gia tăng xung đột...

DẠY CON BẰNG NỖI SỢ

 Tôi nhớ ngày còn bé, mỗi khi biếng ăn, quấy khóc hoặc không nghe lời, mẹ tôi thường ép buộc bằng cách kể tôi nghe về ông Kẹ - một người đàn ông xấu xí, đáng sợ, chuyên đi bắt cóc và ăn thịt những đứa trẻ không ngoan. Bên cạnh câu chuyện về nhân vật đáng...

TÁC DỤNG THẦN KỲ CỦA SỰ MONG ĐỢI

  Chúng ta thường nghĩ về sự mong đợi như thứ gì đó dành riêng cho những dịp đặc biệt nhưng thật ra, bạn có thể tận hưởng những cảm xúc bay bổng do sự mong đợi đem lại bất cứ lúc nào.  Trên thực tế, xây dựng lòng mong đợi là yếu tố quan trọng nhất để...

MONG MUỐN THẦM KÍN CỦA ĐÀN ÔNG

Là phụ nữ, ai cũng tò mò về những mong muốn thầm kín mà cánh đàn ông thường hiếm khi chia sẻ. Trên thực tế, người ta thường dành nhiều thời gian và công sức để nghiên cứu tâm lý phụ nữ, vì ai cũng biết “phụ nữ phức tạp” nhường nào. Nhưng không có nghĩa là ta nên bỏ...

NHỮNG ĐỨA TRẺ TO XÁC

  Bài học thứ 1: Đàn ông cần được xoa dịu Khi đàn ông cảm thấy bực bội, dù là khi đang lái xe, khi cố gắng sửa chữa điện hay Internet, khi bị giành mất chiếc remote tivi, tại một thời điểm nào đó, họ sẽ muốn sử dụng vũ lực để cố gắng làm mọi thứ theo cách của...

KHÔNG BIẾT MÌNH THÍCH GÌ

  Vào năm thứ ba của đại học, trong một lần mở chuyên mục Q&A trên Instagram, câu hỏi tôi nhận được nhiều nhất từ followers của mình là: “Trước đây, chị làm thế nào để xác định được trường mình thích và ngành học mình muốn?” hoặc “Bạn đã xác định sẽ làm nghề...

CHIẾC VÁY ĐẦU TIÊN

Tôi không nhớ mình nhận ra sự khác biệt trong mình với các đứa bé khác cùng xóm là từ khi nào. Chỉ biết ngày bé lắm, khi nhìn vào những con búp bê của các chị gái, tôi luôn thấy con gái là phải mặc váy mới đúng. Dần dà, sự nhận thức trong tôi về con trai và con gái...

7 LỜI KHUYÊN ĐỂ CÓ TƯ DUY TÍCH CỰC

  "Sức mạnh của tư duy tích cực" là một khái niệm phổ biến đến mức đôi khi bạn có thể cảm thấy nó có một chút sáo rỗng. Nhưng nhữnglợi ích về thể chất và tinh thần của tư duy tích cực đã được chứng minh bằng nhiều nghiên cứu khoa học. Tư duy tích cực có thể giúp...

15 HÀNH VI “TỰ HỦY HOẠI” BẢN THÂN

Khi mọi người nói về hành vi "tự hủy hoại", họ thường đề cập đến việc làm bản thân bị thương như cắt cổ tay. Nhưng đó không phải là cách “tự hủy hoại” duy nhất. Thực ra, một số hình thức “tự hủy hoại” trông không có vẻ gì là làm tổn thương bản thân. “Tự hủy hoại”...

GỬI PHỤ NỮ, TỰ CHO MÌNH LÀ “XẤU”

Để trả lời câu hỏi ngoại hình có quan trọng không? Tôi cho rằng là có, nhưng tôi cũng chắc chắn rằng ngoại hình không phải là tất cả mối quan tâm làm nên giá trị trong cuộc sống mỗi người. Ai cũng dễ dàng bị một website, hay bìa một tạp chí hấp dẫn, thuyết phục nhưng...

NHỮNG NGƯỜI PHỤ NỮ PHI THƯỜNG

Trong cuộc đời này, tôi đã gặp được rất nhiều người phụ nữ phi thường. Đó là M., người chị trước đây từng tham gia cùng một dự án với tôi. M. đã hỗ trợ tôi rất nhiều từ những năm cấp ba. Chị tốt nghiệp đại học với tấm bằng xuất sắc, và rồi một mình gây dựng nên sự...

SAI LẦM PHÁ HỦY SỰ HẤP DẪN

Gần đây, tôi nhận thấy một vài lý do sâu sắc hơn tại sao phụ nữ lại luôn gặp khó khăn trong việc thu hút một người đàn ông tốt và gìn giữ mối quan hệ đó. Nếu bạn hiện tại vẫn loay hoay trong những mối quan hệ tình cảm không mấy tốt đẹp với nỗi buồn nhiều hơn niềm vui,...

ĐÀN ÔNG CŨNG “CHỊU LẤY” VỢ GIÀU

Đám cưới là một sự kiện trọng đại trong cuộc đời mỗi người. Thế nhưng có nhiều bạn lại yêu vì cưới mà không phải cưới vì yêu. Khi cánh cửa hôn nhân mở ra, về sống chung dưới một mái nhà, đời sống vợ chồng có rất nhiều áp lực, không phải là cơm áo gạo tiền thì cũng là...