SỨC KHỎE TÂM THẦN

SỨC KHỎE TÂM THẦN

Trong xã hội hiện nay, con người đang có xu hướng ngày càng quan tâm đến đời sống tinh thần. Các thuật ngữ tâm lý như “sức khỏe tâm thần” (mental health) và “bệnh tâm thần” (mental illness) cũng theo đó mà ngày càng gần gũi với mọi người. Nhiều người còn sử dụng hai thuật ngữ này như chúng mang ý nghĩa tương đương. Thực tế, “sức khỏe tâm thần” và “bệnh tâm thần” là hai thuật ngữ riêng biệt và chúng ta không nên nhầm lẫn chúng với nhau.

  • Sức khỏe tâm thần

Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), sức khỏe tâm thần là “trạng thái hạnh phúc mà trong đó cá nhân nhận ra khả năng của bản thân, có thể đối phó với những căng thẳng bình thường của cuộc sống, có thể làm việc hiệu quả và có thể đóng góp cho cộng đồng của mình”.

Nói cách khác, sức khỏe tâm thần là trạng thái khỏe mạnh của tinh thần, là sự lành mạnh về mặt nhận thức, hành vi và hoạt động xã hội. Chăm sóc và duy trì sức khỏe tinh thần chính là duy trì sự cân bằng cuộc sống và khả năng tận hưởng cuộc sống của con người.

Mỗi người đều có sức khỏe tâm thần, tuy nhiên chúng ta không nên xem sức khỏe tinh thần của mình là điều hiển nhiên. Việc giữ gìn và hồi phục sức khỏe tinh thần là một điều rất quan trọng với từng cá nhân cũng như cả cộng đồng.

  • Bệnh tâm thần

Mặt khác, bệnh tâm thần đề cập chung đến tất cả các rối loạn tâm thần có thể chẩn đoán được, các tình trạng sức khỏe liên quan đến những thay đổi trong cảm xúc, suy nghĩ hoặc hành vi, tương tác với người khác, hoặc sự kết hợp của những điều này.

Có nhiều bệnh tâm thần khác nhau, và chúng có các triệu chứng khác nhau ảnh hưởng đến cuộc sống của mỗi người theo những cách khác nhau. Nhìn chung, bệnh tâm thần có thể gây ra phiền toái và ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc sống, chẳng hạn như công việc hoặc các mối quan hệ cá nhân của người bệnh.

Không phải ai cũng bị chẩn đoán là rối loạn tâm thần và mắc bệnh tâm thần. Tuy nhiên, hầu hết chúng ta đều phải đối mặt với những thách thức hay vấn đề về sức khỏe tâm thần trong cuộc sống.

  • Vấn đề về sức khỏe tâm thần 

Sức khỏe tâm thần cũng là một vấn đề sức khỏe có khả năng ảnh hưởng đến cách một người cảm thấy, suy nghĩ, nhận thức, cư xử và tương tác với người khác, nhưng ở mức độ nhẹ hơn so với bệnh tâm thần.

Các vấn đề sức khỏe tâm thần phổ biến hơn. Rất nhiều người trải qua những vấn đề về sức khỏe tâm thần ở một giai đoạn tạm thời như một phản ứng với những căng thẳng trong cuộc sống. Tuy chúng ít nghiêm trọng hơn so với bệnh tâm thần, nhưng chúng có thể phát triển thành bệnh tâm thần nếu chúng không được xử lý hiệu quả.

Sở dĩ bài viết đề cập đến thách thức về sức khỏe tâm thần là vì sức khỏe tâm thần không hoạt động như một công tắc chỉ có hai trạng thái bật / tắt mà tồn tại nhiều mức độ sức khỏe khác nhau. Rất nhiều lúc, chúng ta ở trạng thái “giữa” của sức khỏe tâm thần tốt và kém.

Bàn rõ hơn về vấn đề này, Christopher M. Palmer, MD, Giám đốc Khoa Giáo dục Sau Đại học và Giáo dục Thường xuyên của McLean, đã chỉ ra rằng:  “Đó không phải là tất cả hoặc không có gì. Thuật ngữ “sức khỏe tâm thần” có nghĩa là không có bệnh tâm thần hoặc rối loạn tâm thần. Tuy nhiên, con người tồn tại nhiều trạng thái giữa khỏe mạnh về tinh thần và mắc bệnh tâm thần, cũng giống như con người tồn tại nhiều trạng thái giữa khỏe mạnh về thể chất và mắc bệnh thể chất”.

Cũng giống như một người cảm thấy cơ thể không khỏe nhưng lại không mắc căn bệnh nghiêm trọng nào, một số người có vấn đề về sức khỏe tâm thần nhưng không bị chẩn đoán là mắc bệnh tâm thần. Tất cả chúng ta đều có những ngày cảm thấy căng thẳng hoặc lo âu bởi điều gì đó đang diễn ra trong cuộc sống của mình. 

Mặt khác, một số người được chẩn đoán mắc bệnh tâm thần có thể đã trải qua các giai đoạn khỏe mạnh về tinh thần. Hơn nữa, bệnh tâm thần có thể thay đổi theo thời gian, hoặc khi chịu kích hoạt bởi các các sự kiện và hoàn cảnh (ví dụ: trầm cảm sau sinh). Chẩn đoán sức khỏe tâm thần không nhất thiết phải là một “bản án chung thân”. Do đó, một người được chẩn đoán có triệu chứng bệnh tâm thần sau khi trải qua một đợt sức khỏe tâm thần kém, họ vẫn có thể phục hồi và đón tiếp những đợt sức khỏe tâm thần tốt.

Việc hiểu sự khác biệt giữa hai thuật ngữ “sức khỏe tâm thần” và “bệnh tâm thần” là rất quan trọng. Khi đánh đồng, chúng ta có thể xem nhẹ dấu hiệu của các thách thức về sức khỏe tâm thần, hoặc tệ hơn là kỳ thị các vấn đề của sức khỏe tâm thần và bệnh tâm thần. Việc thừa nhận rằng bạn có thể đang bị một vấn đề sức khỏe tâm thần có thể khó khăn, nhưng trạng thái tinh thần khỏe mạnh không phải là luôn cảm thấy hạnh phúc mọi lúc và bỏ qua mọi vấn đề, mà là khả năng nhìn nhận vấn đề một cách thực tế và đối mặt, xử lý vấn đề. 

Nếu bạn hoặc người thân đang gặp khó khăn trong việc kiểm soát sức khỏe tâm thần của bản thân, đừng ngần ngại tìm kiếm sự hỗ trợ từ một chuyên gia chăm sóc sức khỏe.

  • Hỗ trợ sức khỏe tâm thần tại Ladies of Việt Nam

Tôi là Mia Nguyễn, nhà tham vấn tâm lý tại Ladies of Việt Nam – sứ mệnh của tôi là đưa ra phương pháp hỗ trợ tâm lý cho các cá nhân cũng như các cặp đôi thông qua hình thức tham vấn trực tiếp hoặc trực tuyến. 

Khi ai đó đến gặp tôi để tham vấn, việc đầu tiên tôi làm là cùng bạn thực hiện một bài đánh giá ngắn mang tính xã hội. Nghĩa là, tôi sẽ đưa ra một vài câu hỏi để mường tượng về con người và thế giới nội tâm của bạn, điều gì đã thôi thúc bạn đến đây để tiếp nhận trị liệu, cách hỗ trợ nào có thể giúp bạn vượt qua và tiếp tục cuộc sống của mình. Vì mỗi người là một cá thể riêng biệt nên ai trong chúng ta cũng đều có những trải nghiệm và nhu cầu mang tính chủ quan. Vì vậy, không có phương pháp trị liệu nào giống hệt nhau.

Bên cạnh, cũng có một số bạn thích một buổi “vấn đáp” với nhiều câu hỏi mở hơn nhằm chia sẻ các câu chuyện từ thời thơ ấu và những ảnh hưởng mà chúng mang lại cho cuộc sống của mình. Một số người lại yêu cầu về phương pháp trị liệu ngắn hạn, tập trung như trị liệu nhận thức hành vi cho một chứng ám ảnh cụ thể nào đó. Và không phương pháp nào là giống nhau cả.

Tôi tin rằng điều tất yếu đối với mọi nhà tham vấn tâm lý đó là khả năng tạo ra một không gian đủ sức tin cậy, nơi khách hàng có thể đến và thoải mái chia sẻ về những suy nghĩ, cảm xúc, hành vi phụ thuộc cũng như những khó khăn của riêng mình mà không sợ bị đánh giá, phán xét về đạo đức, năng lực. Tôi nghĩ đây chính là điều tạo nên sự đặc biệt của việc gặp một chuyên gia tâm lý. Và với không gian của Ladies of Việt Nam bạn có thể đến để chia sẻ về vấn đề của mình nhiều lần mà không phải lo rằng bạn đang làm phiền ai đó.  

Điều thật sự quan trọng trong mối quan hệ trị liệu là giúp bạn hiểu những trải nghiệm riêng biệt, những cản trở bên trong nội tâm do các vấn đề tâm lý, mối quan hệ xã hội mang lại; thay vì tìm cách gắn “mác bệnh tật” một cách thiếu suy nghĩ. Sau khi hiểu, bạn sẽ biết làm gì để vượt qua và sống một cuộc đời mới với nhiều hạnh phúc và ít đớn đau hơn.

Tôi nghĩ những vấn đề về sức khỏe tâm thần cũng là một phần của cuộc sống. Không ai trong chúng ta có thể mãi mãi tránh né hoặc chạy trốn nỗi đau hay cảm xúc tổn thương. Chúng giống như khía cạnh âm và dương trong cuộc đời mỗi con người. Để được đắm mình dưới ánh sáng, chúng ta cần bước qua bóng đêm. Lắm lúc những trở ngại tâm lý ấy có thể lấn át cả niềm vui, cũng là báo hiệu của cơ thể rằng ta cần được hỗ trợ, trị liệu để tiếp nhận những thay đổi thực sự mạnh mẽ và hữu ích trong cuộc sống. Khi chúng ta hiểu được bản chất của thứ mà ta đang lo sợ, ta sẽ có thể bắt đầu thực hiện những thay đổi có giá trị và rồi tiến lên phía trước.

Mọi thông tin các bạn liên hệ:

Văn phòng tham vấn tâm lý trị liệu Ladies of Viet Nam 

Địa chỉ: 666/46/29, Đường 3/2, phường 14, Quận 10, HCM

Đặt hẹn: 0899344478

Email: tilo@ladiesofvietnam.net

Facebook: https://www.facebook.com/LadiesofVietnam

CATHERINE

Trong xã hội hiện nay, con người đang có xu hướng ngày càng quan tâm đến đời sống tinh thần. Các thuật ngữ tâm lý như “sức khỏe tâm thần” (mental health) và “bệnh tâm thần” (mental illness) cũng theo đó mà ngày càng gần gũi với mọi người. Nhiều người còn sử dụng hai thuật ngữ này như chúng mang ý nghĩa tương đương. Thực tế, “sức khỏe tâm thần” và “bệnh tâm thần” là hai thuật ngữ riêng biệt và chúng ta không nên nhầm lẫn chúng với nhau.

  • Sức khỏe tâm thần

Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), sức khỏe tâm thần là “trạng thái hạnh phúc mà trong đó cá nhân nhận ra khả năng của bản thân, có thể đối phó với những căng thẳng bình thường của cuộc sống, có thể làm việc hiệu quả và có thể đóng góp cho cộng đồng của mình”.

Nói cách khác, sức khỏe tâm thần là trạng thái khỏe mạnh của tinh thần, là sự lành mạnh về mặt nhận thức, hành vi và hoạt động xã hội. Chăm sóc và duy trì sức khỏe tinh thần chính là duy trì sự cân bằng cuộc sống và khả năng tận hưởng cuộc sống của con người.

Mỗi người đều có sức khỏe tâm thần, tuy nhiên chúng ta không nên xem sức khỏe tinh thần của mình là điều hiển nhiên. Việc giữ gìn và hồi phục sức khỏe tinh thần là một điều rất quan trọng với từng cá nhân cũng như cả cộng đồng.

  • Bệnh tâm thần

Mặt khác, bệnh tâm thần đề cập chung đến tất cả các rối loạn tâm thần có thể chẩn đoán được, các tình trạng sức khỏe liên quan đến những thay đổi trong cảm xúc, suy nghĩ hoặc hành vi, tương tác với người khác, hoặc sự kết hợp của những điều này.

Có nhiều bệnh tâm thần khác nhau, và chúng có các triệu chứng khác nhau ảnh hưởng đến cuộc sống của mỗi người theo những cách khác nhau. Nhìn chung, bệnh tâm thần có thể gây ra phiền toái và ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc sống, chẳng hạn như công việc hoặc các mối quan hệ cá nhân của người bệnh.

Không phải ai cũng bị chẩn đoán là rối loạn tâm thần và mắc bệnh tâm thần. Tuy nhiên, hầu hết chúng ta đều phải đối mặt với những thách thức hay vấn đề về sức khỏe tâm thần trong cuộc sống.

  • Vấn đề về sức khỏe tâm thần 

Sức khỏe tâm thần cũng là một vấn đề sức khỏe có khả năng ảnh hưởng đến cách một người cảm thấy, suy nghĩ, nhận thức, cư xử và tương tác với người khác, nhưng ở mức độ nhẹ hơn so với bệnh tâm thần.

Các vấn đề sức khỏe tâm thần phổ biến hơn. Rất nhiều người trải qua những vấn đề về sức khỏe tâm thần ở một giai đoạn tạm thời như một phản ứng với những căng thẳng trong cuộc sống. Tuy chúng ít nghiêm trọng hơn so với bệnh tâm thần, nhưng chúng có thể phát triển thành bệnh tâm thần nếu chúng không được xử lý hiệu quả.

Sở dĩ bài viết đề cập đến thách thức về sức khỏe tâm thần là vì sức khỏe tâm thần không hoạt động như một công tắc chỉ có hai trạng thái bật / tắt mà tồn tại nhiều mức độ sức khỏe khác nhau. Rất nhiều lúc, chúng ta ở trạng thái “giữa” của sức khỏe tâm thần tốt và kém.

Bàn rõ hơn về vấn đề này, Christopher M. Palmer, MD, Giám đốc Khoa Giáo dục Sau Đại học và Giáo dục Thường xuyên của McLean, đã chỉ ra rằng:  “Đó không phải là tất cả hoặc không có gì. Thuật ngữ “sức khỏe tâm thần” có nghĩa là không có bệnh tâm thần hoặc rối loạn tâm thần. Tuy nhiên, con người tồn tại nhiều trạng thái giữa khỏe mạnh về tinh thần và mắc bệnh tâm thần, cũng giống như con người tồn tại nhiều trạng thái giữa khỏe mạnh về thể chất và mắc bệnh thể chất”.

Cũng giống như một người cảm thấy cơ thể không khỏe nhưng lại không mắc căn bệnh nghiêm trọng nào, một số người có vấn đề về sức khỏe tâm thần nhưng không bị chẩn đoán là mắc bệnh tâm thần. Tất cả chúng ta đều có những ngày cảm thấy căng thẳng hoặc lo âu bởi điều gì đó đang diễn ra trong cuộc sống của mình. 

Mặt khác, một số người được chẩn đoán mắc bệnh tâm thần có thể đã trải qua các giai đoạn khỏe mạnh về tinh thần. Hơn nữa, bệnh tâm thần có thể thay đổi theo thời gian, hoặc khi chịu kích hoạt bởi các các sự kiện và hoàn cảnh (ví dụ: trầm cảm sau sinh). Chẩn đoán sức khỏe tâm thần không nhất thiết phải là một “bản án chung thân”. Do đó, một người được chẩn đoán có triệu chứng bệnh tâm thần sau khi trải qua một đợt sức khỏe tâm thần kém, họ vẫn có thể phục hồi và đón tiếp những đợt sức khỏe tâm thần tốt.

Việc hiểu sự khác biệt giữa hai thuật ngữ “sức khỏe tâm thần” và “bệnh tâm thần” là rất quan trọng. Khi đánh đồng, chúng ta có thể xem nhẹ dấu hiệu của các thách thức về sức khỏe tâm thần, hoặc tệ hơn là kỳ thị các vấn đề của sức khỏe tâm thần và bệnh tâm thần. Việc thừa nhận rằng bạn có thể đang bị một vấn đề sức khỏe tâm thần có thể khó khăn, nhưng trạng thái tinh thần khỏe mạnh không phải là luôn cảm thấy hạnh phúc mọi lúc và bỏ qua mọi vấn đề, mà là khả năng nhìn nhận vấn đề một cách thực tế và đối mặt, xử lý vấn đề. 

Nếu bạn hoặc người thân đang gặp khó khăn trong việc kiểm soát sức khỏe tâm thần của bản thân, đừng ngần ngại tìm kiếm sự hỗ trợ từ một chuyên gia chăm sóc sức khỏe.

  • Hỗ trợ sức khỏe tâm thần tại Ladies of Việt Nam

Tôi là Mia Nguyễn, nhà tham vấn tâm lý tại Ladies of Việt Nam – sứ mệnh của tôi là đưa ra phương pháp hỗ trợ tâm lý cho các cá nhân cũng như các cặp đôi thông qua hình thức tham vấn trực tiếp hoặc trực tuyến. 

Khi ai đó đến gặp tôi để tham vấn, việc đầu tiên tôi làm là cùng bạn thực hiện một bài đánh giá ngắn mang tính xã hội. Nghĩa là, tôi sẽ đưa ra một vài câu hỏi để mường tượng về con người và thế giới nội tâm của bạn, điều gì đã thôi thúc bạn đến đây để tiếp nhận trị liệu, cách hỗ trợ nào có thể giúp bạn vượt qua và tiếp tục cuộc sống của mình. Vì mỗi người là một cá thể riêng biệt nên ai trong chúng ta cũng đều có những trải nghiệm và nhu cầu mang tính chủ quan. Vì vậy, không có phương pháp trị liệu nào giống hệt nhau.

Bên cạnh, cũng có một số bạn thích một buổi “vấn đáp” với nhiều câu hỏi mở hơn nhằm chia sẻ các câu chuyện từ thời thơ ấu và những ảnh hưởng mà chúng mang lại cho cuộc sống của mình. Một số người lại yêu cầu về phương pháp trị liệu ngắn hạn, tập trung như trị liệu nhận thức hành vi cho một chứng ám ảnh cụ thể nào đó. Và không phương pháp nào là giống nhau cả.

Tôi tin rằng điều tất yếu đối với mọi nhà tham vấn tâm lý đó là khả năng tạo ra một không gian đủ sức tin cậy, nơi khách hàng có thể đến và thoải mái chia sẻ về những suy nghĩ, cảm xúc, hành vi phụ thuộc cũng như những khó khăn của riêng mình mà không sợ bị đánh giá, phán xét về đạo đức, năng lực. Tôi nghĩ đây chính là điều tạo nên sự đặc biệt của việc gặp một chuyên gia tâm lý. Và với không gian của Ladies of Việt Nam bạn có thể đến để chia sẻ về vấn đề của mình nhiều lần mà không phải lo rằng bạn đang làm phiền ai đó.  

Điều thật sự quan trọng trong mối quan hệ trị liệu là giúp bạn hiểu những trải nghiệm riêng biệt, những cản trở bên trong nội tâm do các vấn đề tâm lý, mối quan hệ xã hội mang lại; thay vì tìm cách gắn “mác bệnh tật” một cách thiếu suy nghĩ. Sau khi hiểu, bạn sẽ biết làm gì để vượt qua và sống một cuộc đời mới với nhiều hạnh phúc và ít đớn đau hơn.

Tôi nghĩ những vấn đề về sức khỏe tâm thần cũng là một phần của cuộc sống. Không ai trong chúng ta có thể mãi mãi tránh né hoặc chạy trốn nỗi đau hay cảm xúc tổn thương. Chúng giống như khía cạnh âm và dương trong cuộc đời mỗi con người. Để được đắm mình dưới ánh sáng, chúng ta cần bước qua bóng đêm. Lắm lúc những trở ngại tâm lý ấy có thể lấn át cả niềm vui, cũng là báo hiệu của cơ thể rằng ta cần được hỗ trợ, trị liệu để tiếp nhận những thay đổi thực sự mạnh mẽ và hữu ích trong cuộc sống. Khi chúng ta hiểu được bản chất của thứ mà ta đang lo sợ, ta sẽ có thể bắt đầu thực hiện những thay đổi có giá trị và rồi tiến lên phía trước.

Mọi thông tin các bạn liên hệ:

Văn phòng tham vấn tâm lý trị liệu Ladies of Viet Nam 

Địa chỉ: 666/46/29, Đường 3/2, phường 14, Quận 10, HCM

Đặt hẹn: 0899344478

Email: tilo@ladiesofvietnam.net

Facebook: https://www.facebook.com/LadiesofVietnam

CATHERINE

NGƯỜI YÊU DỰ BỊ

Không ai sinh ra đã muốn làm “người yêu dự bị”, nhưng nhiều người lại rơi vào vai trò ấy một cách vô thức, thậm chí lặp lại nó trong nhiều mối quan hệ khác nhau. Họ không chủ đích yêu người có đôi, cũng chẳng mưu cầu việc mãi đứng phía sau, chịu đựng, nhường nhịn và...

RỐI LOẠN GẮN BÓ LO ÂU

  Gắn bó (attachment) là nhu cầu sinh tồn cốt lõi của con người, hình thành từ những năm đầu đời khi trẻ tương tác với người chăm sóc chính. Tuy nhiên, khi mối gắn bó này bị gián đoạn hoặc tổn thương – như trong trường hợp trẻ bị cha mẹ bỏ mặc cho ông bà nuôi,...

RỐI LOẠN GẮN BÓ, SANG CHẤN VÀ SINH HỌC THẦN KINH

Rối loạn gắn bó, sang chấn và sinh học thần kinh: Khi hệ thần kinh học cách sống mà không cần kết nối Gắn bó là một trong những nhu cầu cơ bản và bẩm sinh của con người. Ngay từ khi mới sinh, não bộ và hệ thần kinh đã được lập trình để tìm kiếm sự an toàn thông qua...

CƠ THỂ, NÃO BỘ VÀ SỰ GỢI NHỚ HAM MUỐN

  Phản ứng tình dục là một quá trình tinh vi, không chỉ diễn ra ở cơ quan sinh dục mà là sự cộng hưởng giữa thân thể, cảm xúc, ký ức và nhận thức. Trong nhiều trường hợp, người trưởng thành – đặc biệt là những ai từng trải qua sang chấn, trầm cảm, căng thẳng kéo...

KHI TÌNH YÊU, SỰ TÔN TRỌNG KHÔNG LÀM TA HAM MUỐN

  Tính dục không đơn thuần là phản ứng sinh học, mà là một cấu trúc tâm lý phức tạp được định hình bởi cảm xúc, trải nghiệm cá nhân, chuẩn mực xã hội và các tầng sâu của vô thức. Một hiện tượng thường bị hiểu lầm là: vì sao nhiều nam giới gặp khó khăn trong việc...

NGƯỜI YÊU DỰ BỊ

Không ai sinh ra đã muốn làm “người yêu dự bị”, nhưng nhiều người lại rơi vào vai trò ấy một cách vô thức, thậm chí lặp lại nó trong nhiều mối quan hệ khác nhau. Họ không chủ đích yêu người có đôi, cũng chẳng mưu cầu việc mãi đứng phía sau, chịu đựng, nhường nhịn và...

RỐI LOẠN GẮN BÓ LO ÂU

  Gắn bó (attachment) là nhu cầu sinh tồn cốt lõi của con người, hình thành từ những năm đầu đời khi trẻ tương tác với người chăm sóc chính. Tuy nhiên, khi mối gắn bó này bị gián đoạn hoặc tổn thương – như trong trường hợp trẻ bị cha mẹ bỏ mặc cho ông bà nuôi,...

RỐI LOẠN GẮN BÓ, SANG CHẤN VÀ SINH HỌC THẦN KINH

Rối loạn gắn bó, sang chấn và sinh học thần kinh: Khi hệ thần kinh học cách sống mà không cần kết nối Gắn bó là một trong những nhu cầu cơ bản và bẩm sinh của con người. Ngay từ khi mới sinh, não bộ và hệ thần kinh đã được lập trình để tìm kiếm sự an toàn thông qua...

CƠ THỂ, NÃO BỘ VÀ SỰ GỢI NHỚ HAM MUỐN

  Phản ứng tình dục là một quá trình tinh vi, không chỉ diễn ra ở cơ quan sinh dục mà là sự cộng hưởng giữa thân thể, cảm xúc, ký ức và nhận thức. Trong nhiều trường hợp, người trưởng thành – đặc biệt là những ai từng trải qua sang chấn, trầm cảm, căng thẳng kéo...

KHI TÌNH YÊU, SỰ TÔN TRỌNG KHÔNG LÀM TA HAM MUỐN

  Tính dục không đơn thuần là phản ứng sinh học, mà là một cấu trúc tâm lý phức tạp được định hình bởi cảm xúc, trải nghiệm cá nhân, chuẩn mực xã hội và các tầng sâu của vô thức. Một hiện tượng thường bị hiểu lầm là: vì sao nhiều nam giới gặp khó khăn trong việc...

HỘI CHỨNG JEREMY – KHI TÌNH BẠN TRỞ NÊN ĐE DỌA

  Trong các mối quan hệ xã hội, đặc biệt là giữa bạn bè, chúng ta thường tin rằng tình cảm chân thành sẽ là nguồn hỗ trợ lớn lao trên hành trình phát triển cá nhân. Tuy nhiên, có những trường hợp mà chính bạn thân – người tưởng như luôn đồng hành – lại trở thành...

KHI CON GÁI LỚN LÊN THIẾU VẮNG CHA

  Đối với nhiều cô gái, hình ảnh người cha là hình mẫu đầu tiên về sự an toàn, nâng đỡ và giới hạn. Khi sự hiện diện ấy bị thiếu vắng – do cha bỏ đi, nghiện ngập, thờ ơ, hoặc chết sớm – đứa trẻ không chỉ mất đi một người thân mà còn mất đi điểm tựa đầu tiên để...

KHI ĐÀN ÔNG MÊ MASSAGE HƠN VỢ

  Trong một số mối quan hệ hôn nhân, không ít người vợ đau đớn khi phát hiện chồng mình có thói quen tìm đến các dịch vụ massage "happy ending". Điều này không chỉ là sự phản bội về mặt thể xác, mà còn mang đến cảm giác bị chối bỏ ở mức sâu sắc hơn: “Tại sao anh...

NHỮNG ĐỨA EM GÁI BỊ NGƯỢC ĐÃI TỪ ANH TRAI

Trong nhiều gia đình, đặc biệt là những gia đình Á Đông đặt nặng vai trò giới tính và thứ bậc, không ít cô gái lớn lên trong bóng tối của người anh trai – người được xem là “trụ cột tương lai” và thường được bênh vực vô điều kiện. Trong khi đó, những đứa em gái lại...

LIỆU PHÁP HYPNOSIS VISUALISATION TRONG TRỊ LIỆU TÂM LÝ

Hypnosis Visualisation (gợi hình trong trạng thái thôi miên) là một phương pháp trị liệu sử dụng trí tưởng tượng có hướng dẫn trong trạng thái thư giãn sâu hoặc trạng thái thôi miên nhẹ. Trong quá trình này, thân chủ được dẫn dắt tập trung vào các hình ảnh tích cực,...