TA MẶC CHIẾC ÁO CHẲNG VỪA THÂN

TA MẶC CHIẾC ÁO CHẲNG VỪA THÂN

 

Chúng ta làm gì khi bản thân lớn lên và được dạy dỗ trong một xã hội coi trọng vẻ ngoài, khi mọi thứ xung quanh đòi hỏi sự chuyên nghiệp và hoàn mỹ tuyệt đối?

Hân – cô sinh viên vừa tròn đôi mươi với những giấc mơ và khát khao được cống hiến trong lĩnh vực yêu thích của cô tại ngôi trường đại học. Hân chững chạc và nom “già đời” hơn nhiều so với đám bạn đồng trang lứa của cô. Trong mắt bạn bè, cô là một con người tài năng và là hình mẫu đáng mơ ước của nhiều người. Trong mắt thầy cô, cô hiểu chuyện và chăm chỉ, năng suất tham gia những hoạt động, lễ hội của ngành và là cầu nối giữa thầy cô và các bạn sinh viên cùng khóa. Cuộc sống của Hân thời đại học trôi qua với rất nhiều những danh hiệu và phần thưởng – những món quà công nhận cho năng lực và nỗ lực của cô. Ấy vậy, trong Hân luôn tồn tại một lỗ hổng không đáy, và ngày càng giãn nở song song với hành trình phát triển của cô. Lỗ hổng của sự chỉ trích và tham vọng ngày một lớn dần, bám dính và ăn mòn tận sâu đáy lòng Hân. Nó luôn hiện diện và nói cho cô biết rằng cô chưa đủ giỏi để có thể làm tốt những công việc mà Hân phải đảm nhận – dẫn chương trình, chia sẻ trải nghiệm hay thực hiện bài giảng cho lớp học. Công việc càng lớn, lỗ hồng càng ăn mòn dưỡng chất tự tin vốn có của cô.

Mỗi một lần xuất hiện trước đám đông, Hân thấy mình nhỏ bé và sao mà yếu ớt thế. Càng ngày nỗi run sợ xuất hiện càng nhiều với tần suất dày đặc và choáng ngợp, từ những run sợ trong tâm trí, bản dạng mờ nhạt này bắt đầu hiện diện rõ hơn qua những biểu hiện thể lý trên cơ thể của Hân – giọng nghèn nghẹn, đau thắt ngực, âm ỉ dạ dày,… Cứ mỗi lần như thế, cái niềm tin về việc bản thân không làm được lại chồng chéo lên tâm trí Hân. Hân lo lắng bị người khác nhìn thấy cái ruột trống không đằng sau lớp vỏ rỗng của mình. Hân áo lên mình từng lớp ngụy trang đẹp đẽ và chói mắt, để che đậy sự tự ti và niềm tin rằng mình chưa đủ tốt. Mỗi một trải nghiệm chưa hoàn hảo, Hân lại chỉ trích và khúm núm khoác lên mình một lớp áo nặng trịch để đánh lừa bản thân về cảm giác “mình ổn”. Rồi sau đó, Hân tiếp tục cái vòng lặp của sự lo lắng, lo về cái viễn cảnh một người nào đó sẽ phát hiện ra cái ruột mục rỗng đằng sau lớp vỏ hào nhoáng của mình.

Hân xóa nhòa sự tự tin vốn có của bản thân trước đây, thay thế nó bằng những nỗi lo âu vô hình vô dạng, một nỗi lo mà cô chẳng biết nó là gì, đánh gục và khiến cho nỗi sợ của cô dần trở thành sự thật. Hân thất bại, thất bại bằng cách tự chỉ trích chính mình mà chẳng cần bất cứ từ lời khen chê của người khác. Chỉ một cái nhíu mày của người khác trước phần trình bày của cô sẽ kéo theo vô số những giọng nói vang vọng rằng cô thật tệ, cô không thể tiếp tục, người khác không hài lòng về cô. Và cô gục ngã.

  • Hân trong mắt người khác – một cô gái luôn mang lớp áo xinh đẹp và tỏa sáng, là tấm gương và sự ngưỡng mộ vì những vị trí mà cô đạt được.
  • Hân trong mắt chính cô – một sự thất bại và bị giam hãm bởi những gông cùm vô hình mang tên phán xét và chỉ trích.

Vì lý nào mọi thứ lại trở thành thế này?

Câu trả lời đằng sau những giọt nước mắt

Hân tìm đến nhà tâm lý như cọng rơm cuối cùng để bám víu sau những nỗ lực nhưng bất thành của mình trong việc “yêu bản thân” – cái cụm từ mà cô thường rêu rao mỗi ngày với vô số người khác, sau cùng lại chẳng được thực hành bởi chính cô.

Hành trình đồng hành cùng nhà tâm lý khiến cô nhận ra rằng, cô đang mặc một chiếc áo chẳng vừa thân mình – một chiếc áo đẹp nhưng quá rộng lớn, với kiểu dáng cũng chẳng phải mẫu mã mà cô ưa thích.

“Vì sao mình lại phải mặc một chiếc áo mà mình không yêu?” – Hân mặc nó vì cô cho rằng chiếc áo này là tiêu chuẩn, là cái chuẩn mực mà người khác mong đợi. Cái chuẩn mực xã hội mà ở đó con người ta đánh giá một cá nhân có tài thông qua cái thang đo cứng nhắc của chủ nghĩa hoàn hảo, xán lán và bóng bẩy.

“Em có thích điều đó không, chiếc áo em đang cố gắng mặc ấy?”

Hân tự ngẫm, và tự hỏi chính mình.

Mình là ai khi mặc chiếc áo đó – một Hân chân thật hay cái vỏ bọc xa lạ để bảo vệ mình khỏi những quan điểm của người khác? Vì sao mình phải tiếp nhận vô số quan điểm khác nhau từ vô số người và biến nó thành những món trang sức vô tội vạ – mặc cho việc mình chẳng yêu chẳng thích chúng, chỉ vì chúng đạt được cái chuẩn mà người khác cho rằng là phù hợp?

Ta đẹp nhất khi diện một chiếc áo vừa thân

Việc nhận ra những vòng quẩn luẩn của bản thân cho phép Hân mở rộng phạm vi của chiếc đèn pin luôn soi sáng trên con đường cô đi. Gò bó mình trong một lối mòn của quan điểm từ người khác là điều khiến Hân mệt mỏi và chán chường, cũng như vô vọng bởi nó chẳng phải là cô. Nhưng cô phải làm gì nếu không tuân theo những chuẩn mực của xã hội?

Câu trả lời của mỗi người sẽ đều khác nhau. Và hành trình định hình bản thân để trở thành một cá thể không trùng lặp giữa muôn vàn những mảnh ghép tròn dẹp ngoài kia cũng là trải nghiệm độc đáo và duy nhất của mỗi người.

Ai cũng có những nỗi lo sợ trước những con đường vô hình mà mình phải bước đi, nhưng dấn thân và va chạm sẽ khiến ta thêm vững chãi và mạnh mẽ bởi chính những viên gạch mà ta tự tay đắp nên. Ta cho phép bản thân mình thả lỏng, được chơi vơi, nhỏ bé, mềm yếu và vấp ngã bởi trải nghiệm sai và được làm lại là một vòng tuần hoàn của cả một đời người.

Và đến cuối cùng, hãy thử trả lời xem, liệu ta sẽ là ai khi cởi bỏ lớp áo ta mang?

TRÂM ANH

Chúng ta làm gì khi bản thân lớn lên và được dạy dỗ trong một xã hội coi trọng vẻ ngoài, khi mọi thứ xung quanh đòi hỏi sự chuyên nghiệp và hoàn mỹ tuyệt đối?

Hân – cô sinh viên vừa tròn đôi mươi với những giấc mơ và khát khao được cống hiến trong lĩnh vực yêu thích của cô tại ngôi trường đại học. Hân chững chạc và nom “già đời” hơn nhiều so với đám bạn đồng trang lứa của cô. Trong mắt bạn bè, cô là một con người tài năng và là hình mẫu đáng mơ ước của nhiều người. Trong mắt thầy cô, cô hiểu chuyện và chăm chỉ, năng suất tham gia những hoạt động, lễ hội của ngành và là cầu nối giữa thầy cô và các bạn sinh viên cùng khóa. Cuộc sống của Hân thời đại học trôi qua với rất nhiều những danh hiệu và phần thưởng – những món quà công nhận cho năng lực và nỗ lực của cô. Ấy vậy, trong Hân luôn tồn tại một lỗ hổng không đáy, và ngày càng giãn nở song song với hành trình phát triển của cô. Lỗ hổng của sự chỉ trích và tham vọng ngày một lớn dần, bám dính và ăn mòn tận sâu đáy lòng Hân. Nó luôn hiện diện và nói cho cô biết rằng cô chưa đủ giỏi để có thể làm tốt những công việc mà Hân phải đảm nhận – dẫn chương trình, chia sẻ trải nghiệm hay thực hiện bài giảng cho lớp học. Công việc càng lớn, lỗ hồng càng ăn mòn dưỡng chất tự tin vốn có của cô.

Mỗi một lần xuất hiện trước đám đông, Hân thấy mình nhỏ bé và sao mà yếu ớt thế. Càng ngày nỗi run sợ xuất hiện càng nhiều với tần suất dày đặc và choáng ngợp, từ những run sợ trong tâm trí, bản dạng mờ nhạt này bắt đầu hiện diện rõ hơn qua những biểu hiện thể lý trên cơ thể của Hân – giọng nghèn nghẹn, đau thắt ngực, âm ỉ dạ dày,… Cứ mỗi lần như thế, cái niềm tin về việc bản thân không làm được lại chồng chéo lên tâm trí Hân. Hân lo lắng bị người khác nhìn thấy cái ruột trống không đằng sau lớp vỏ rỗng của mình. Hân áo lên mình từng lớp ngụy trang đẹp đẽ và chói mắt, để che đậy sự tự ti và niềm tin rằng mình chưa đủ tốt. Mỗi một trải nghiệm chưa hoàn hảo, Hân lại chỉ trích và khúm núm khoác lên mình một lớp áo nặng trịch để đánh lừa bản thân về cảm giác “mình ổn”. Rồi sau đó, Hân tiếp tục cái vòng lặp của sự lo lắng, lo về cái viễn cảnh một người nào đó sẽ phát hiện ra cái ruột mục rỗng đằng sau lớp vỏ hào nhoáng của mình.

Hân xóa nhòa sự tự tin vốn có của bản thân trước đây, thay thế nó bằng những nỗi lo âu vô hình vô dạng, một nỗi lo mà cô chẳng biết nó là gì, đánh gục và khiến cho nỗi sợ của cô dần trở thành sự thật. Hân thất bại, thất bại bằng cách tự chỉ trích chính mình mà chẳng cần bất cứ từ lời khen chê của người khác. Chỉ một cái nhíu mày của người khác trước phần trình bày của cô sẽ kéo theo vô số những giọng nói vang vọng rằng cô thật tệ, cô không thể tiếp tục, người khác không hài lòng về cô. Và cô gục ngã.

  • Hân trong mắt người khác – một cô gái luôn mang lớp áo xinh đẹp và tỏa sáng, là tấm gương và sự ngưỡng mộ vì những vị trí mà cô đạt được.
  • Hân trong mắt chính cô – một sự thất bại và bị giam hãm bởi những gông cùm vô hình mang tên phán xét và chỉ trích.

Vì lý nào mọi thứ lại trở thành thế này?

Câu trả lời đằng sau những giọt nước mắt

Hân tìm đến nhà tâm lý như cọng rơm cuối cùng để bám víu sau những nỗ lực nhưng bất thành của mình trong việc “yêu bản thân” – cái cụm từ mà cô thường rêu rao mỗi ngày với vô số người khác, sau cùng lại chẳng được thực hành bởi chính cô.

Hành trình đồng hành cùng nhà tâm lý khiến cô nhận ra rằng, cô đang mặc một chiếc áo chẳng vừa thân mình – một chiếc áo đẹp nhưng quá rộng lớn, với kiểu dáng cũng chẳng phải mẫu mã mà cô ưa thích.

“Vì sao mình lại phải mặc một chiếc áo mà mình không yêu?” – Hân mặc nó vì cô cho rằng chiếc áo này là tiêu chuẩn, là cái chuẩn mực mà người khác mong đợi. Cái chuẩn mực xã hội mà ở đó con người ta đánh giá một cá nhân có tài thông qua cái thang đo cứng nhắc của chủ nghĩa hoàn hảo, xán lán và bóng bẩy.

“Em có thích điều đó không, chiếc áo em đang cố gắng mặc ấy?”

Hân tự ngẫm, và tự hỏi chính mình.

Mình là ai khi mặc chiếc áo đó – một Hân chân thật hay cái vỏ bọc xa lạ để bảo vệ mình khỏi những quan điểm của người khác? Vì sao mình phải tiếp nhận vô số quan điểm khác nhau từ vô số người và biến nó thành những món trang sức vô tội vạ – mặc cho việc mình chẳng yêu chẳng thích chúng, chỉ vì chúng đạt được cái chuẩn mà người khác cho rằng là phù hợp?

Ta đẹp nhất khi diện một chiếc áo vừa thân

Việc nhận ra những vòng quẩn luẩn của bản thân cho phép Hân mở rộng phạm vi của chiếc đèn pin luôn soi sáng trên con đường cô đi. Gò bó mình trong một lối mòn của quan điểm từ người khác là điều khiến Hân mệt mỏi và chán chường, cũng như vô vọng bởi nó chẳng phải là cô. Nhưng cô phải làm gì nếu không tuân theo những chuẩn mực của xã hội?

Câu trả lời của mỗi người sẽ đều khác nhau. Và hành trình định hình bản thân để trở thành một cá thể không trùng lặp giữa muôn vàn những mảnh ghép tròn dẹp ngoài kia cũng là trải nghiệm độc đáo và duy nhất của mỗi người.

Ai cũng có những nỗi lo sợ trước những con đường vô hình mà mình phải bước đi, nhưng dấn thân và va chạm sẽ khiến ta thêm vững chãi và mạnh mẽ bởi chính những viên gạch mà ta tự tay đắp nên. Ta cho phép bản thân mình thả lỏng, được chơi vơi, nhỏ bé, mềm yếu và vấp ngã bởi trải nghiệm sai và được làm lại là một vòng tuần hoàn của cả một đời người.

Và đến cuối cùng, hãy thử trả lời xem, liệu ta sẽ là ai khi cởi bỏ lớp áo ta mang?

TRÂM ANH

MONG TỪNG NGÀY CHO ĐẾN GIÁNG SINH

Một mùa Giáng sinh nữa lại về, Sài Gòn mấy hôm nay trời trở lạnh, những cung đường thay sắc áo rực rỡ dưới muôn ngàn ánh đèn lung linh huyền ảo. Đâu đó lúc chiều tà tiếng chuông nhà thờ trong xóm Đạo ngân vang điểm từng hồi chậm rãi, rung rung trong làn sương mỏng gợi...

NGƯỜI ĐẸP VÀ QUÁI THÚ

Người đẹp và Quái thú - Beauty and The Beast, bản hoạt hình được Walt Disney công chiếu năm 1991, là câu chuyện cổ tích kể về mối tình đẹp, thơ mộng nhưng cũng lắm trắc trở giữa Belle dũng cảm, tử tế, kiên nhẫn, vị tha, thông minh, hiếu thảo, không ham mê vật chất và...

SỰ TRÂN TRỌNG TRONG MỐI QUAN HỆ

Hiếm ai ngờ rằng sự thiếu trân trọng chính là một trong những nguyên nhân chính gây ra sự tan vỡ trong các mối quan hệ. Nhiều người phụ nữ dốc lòng vì chồng vì con, nhưng đổi lại không gì ngoài sự hờ hững. Chắc hẳn không một người phụ nữ nào muốn cái danh hư ảo mang...

06 TIN ĐỒN VỀ ĐÀN ÔNG VÀ PHỤ NỮ

Hãy xem xét 06 tin đồn thường gặp sau đây: Phụ nữ lãng mạn hơn đàn ông Vì đối tượng mà hầu hết tiểu thuyết và hài kịch lãng mạn nhắm tới là khán giả nữ, có thể khó tin nhưng đàn ông thực sự có cái nhìn lãng mạn về tình yêu hơn phụ nữ. Một thước đo lãng mạn được sử...

LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐỐI XỬ TỬ TẾ VỚI BẢN THÂN MÌNH HƠN

  Nhiều người lầm rằng sự tự trắc ẩn (Self-Compassion) nghĩa là cho phép chính mình buông thả và tự dối gạt bản thân để trốn tránh trách nhiệm những khi yếu kém hay biếng nhác. Cũng có không ít người nghĩ tự trắc ẩn là phải tự hà khắc với chính mình, phải gạt bỏ...

MONG TỪNG NGÀY CHO ĐẾN GIÁNG SINH

Một mùa Giáng sinh nữa lại về, Sài Gòn mấy hôm nay trời trở lạnh, những cung đường thay sắc áo rực rỡ dưới muôn ngàn ánh đèn lung linh huyền ảo. Đâu đó lúc chiều tà tiếng chuông nhà thờ trong xóm Đạo ngân vang điểm từng hồi chậm rãi, rung rung trong làn sương mỏng gợi...

NGƯỜI ĐẸP VÀ QUÁI THÚ

Người đẹp và Quái thú - Beauty and The Beast, bản hoạt hình được Walt Disney công chiếu năm 1991, là câu chuyện cổ tích kể về mối tình đẹp, thơ mộng nhưng cũng lắm trắc trở giữa Belle dũng cảm, tử tế, kiên nhẫn, vị tha, thông minh, hiếu thảo, không ham mê vật chất và...

SỰ TRÂN TRỌNG TRONG MỐI QUAN HỆ

Hiếm ai ngờ rằng sự thiếu trân trọng chính là một trong những nguyên nhân chính gây ra sự tan vỡ trong các mối quan hệ. Nhiều người phụ nữ dốc lòng vì chồng vì con, nhưng đổi lại không gì ngoài sự hờ hững. Chắc hẳn không một người phụ nữ nào muốn cái danh hư ảo mang...

NGÔN NGỮ TÌNH YÊU TIẾT LỘ ĐIỀU GÌ VỀ BẢN THÂN BẠN

Thế nhưng, tiến sĩ Gary Chapman đã khiến chúng ta lầm tưởng khi ngụ ý rằng các nhóm ngôn ngữ tình yêu đều ngang bằng nhau. Thực chất, mỗi ngôn ngữ tình yêu đều ẩn chứa những ý nghĩa riêng biệt. Thời gian chất lượng (Quality Time) Thời gian chính là tài sản quý giá...

NGỪNG ĐỔ LỖI KHI TAN VỠ

  Ắt hẳn ai cũng từng trải qua ít nhất một lần tan vỡ trong đời. Nếu bạn chỉ có duy nhất một mối tình và hiện tại đang sống hạnh phúc cùng người ấy thì tôi thật lòng rất mừng cho bạn, bạn là trường hợp rất hiếm hoi trong xã hội đấy.  Còn nếu bạn đã từng trải qua...

CON GÁI CỦA MẸ!

“Tôi không thích mẹ càm ràm nhưng lại không thể phớt lờ chúng. Tôi ghét bản thân không thể tốt hơn để mẹ được hạnh phúc. Tôi sợ nếu mình sai phạm thì mẹ sẽ thất vọng.  Không biết từ khi nào, những suy nghĩ về cảm nhận của mẹ luôn là mối bận tâm của tôi. Thậm chí có...

CHIẾN TRANH LẠNH TRONG HÔN NHÂN

Chiến tranh lạnh là điều mà hầu như không cặp đôi nào tránh khỏi được, đặc biệt sau hôn nhân thì tần suất ngày một nhiều hơn. Sự im lặng chết chóc ấy thường bắt đầu từ một điều gì đó vụn vặt và lố bịch mà các cặp vợ chồng không thể nhớ nổi, và nếu có thể nhớ ra, họ sẽ...

06 TIN ĐỒN VỀ ĐÀN ÔNG VÀ PHỤ NỮ

Hãy xem xét 06 tin đồn thường gặp sau đây: Phụ nữ lãng mạn hơn đàn ông Vì đối tượng mà hầu hết tiểu thuyết và hài kịch lãng mạn nhắm tới là khán giả nữ, có thể khó tin nhưng đàn ông thực sự có cái nhìn lãng mạn về tình yêu hơn phụ nữ. Một thước đo lãng mạn được sử...

LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐỐI XỬ TỬ TẾ VỚI BẢN THÂN MÌNH HƠN

  Nhiều người lầm rằng sự tự trắc ẩn (Self-Compassion) nghĩa là cho phép chính mình buông thả và tự dối gạt bản thân để trốn tránh trách nhiệm những khi yếu kém hay biếng nhác. Cũng có không ít người nghĩ tự trắc ẩn là phải tự hà khắc với chính mình, phải gạt bỏ...

BẬN RỘN CHỈ LÀ CÁI CỚ ?

  Ai cũng có những giai đoạn khác nhau trong cuộc sống, đặc biệt là trong vòng xoáy của cuộc sống xô bồ thời hiện đại, bận rộn chính là lý do được nhiều người sử dụng nhất và có vẻ là một cụm từ “nhàm tai” nhất. Nhưng câu hỏi mà mọi phụ nữ luôn băn khoăn chính...