TÁI TẠO NĂNG LƯỢNG ĐỂ HẠNH PHÚC

TÁI TẠO NĂNG LƯỢNG ĐỂ HẠNH PHÚC

Chị lại vừa đánh con vì nó chẳng chịu ngủ mà cứ ngọa nguậy rồi khóc thét. Con khóc, chị bất lực bỏ mặc nó và trốn vào toilet. Được một lúc, chị lại chạy ra, ôm con vào lòng, chị khóc, con khóc. Đứa trẻ khóc mệt, lăn ra ngủ còn chị cứ thế ngồi nhìn con mà đờ đẫn, rã rời. 

Chị gần như phát điên suốt cả năm nay trong căn phòng trọ nhỏ hẹp này. Một mình vật lộn với đứa trẻ chỉ vừa mới bật được vài cơ chế cơ bản của những ngày đầu đời: ăn, ngủ, khóc, cười rồi khóc, cười, ăn, ngủ…

Anh đi làm xa, về đến nhà đã hơn tám giờ tối. Chị dọn cơm cho anh ăn và ngồi huyên thuyên kể chuyện về con, hôm nay nó ra sao, ăn gì, khóc quấy thế nào, đã làm được động tác nào… Anh nghe một ngày, hai ngày, ba ngày vẫn còn hứng thú nhưng những câu chuyện giống nhau lặp đi lặp lại, nó chợt khiến anh thấy “ngán” và cũng lảng tránh nghe. Nhưng thế giới của chị sau khi nghỉ việc ở nhà sinh con và chăm con chỉ có thế. Mối quan tâm thu hẹp lại với nhân vật chính là đứa trẻ mà thôi. Chị biết kể gì khác bây giờ.

Thời gian chơi với con cũng ít dần đi, rất nhiều ngày ăn cơm xong, anh chỉ muốn đi ngủ sớm. Cuối tuần hầu như anh chỉ ngủ, hoặc đi đâu đó với bạn bè để giải tỏa căng thẳng. Chị biết anh mệt nhiều, áp lực kinh tế của một gia đình trẻ với ba miệng ăn, và cả công việc xa nhà, đi sớm về khuya đã khiến anh không còn đủ năng lượng để chu toàn mọi thứ, chẳng đủ thời gian để chia sẻ với chị về chuyện con cái huống hồ chi là những tâm sự của riêng chị. Chị hiểu hết gánh lo mà anh đang mang vác trên vai. Nhưng thực sự, chị thèm những cuối tuần khi ở nhà, thay vì anh đi với bạn, anh sẽ rủ chị đi đâu đó cà phê, hay chỉ cần bước ra khỏi nhà, vi vu đâu đó một vài vòng hóng gió, nói chuyện phiếm rồi về nhà. 

Phải chăng anh đã quá vô tâm?

Chị nghĩ nhiều về quá khứ, trước khi có con, trước khi áp lực về cuộc sống đè nặng thì anh và chị đã có những khoảng thời gian vợ chồng son vô cùng hạnh phúc. Chính vì ý nghĩ này và những lo lắng cũng như cảm xúc không thể giải tỏa và chia sẻ trong những ngày chăm con đã khiến lý trí của chị không dưới ba lần bị che lấp bởi suy nghĩ tiêu cực. Chị đã đánh con – đứa trẻ còn đang giai đoạn chưa biết nó là ai, đang ở đâu – vì những uất ức này để rồi khóc òa nức nở, hối hận và căm ghét chính bản thân mình.

Chị mua thuốc bổ cho anh để anh có thể có sức khỏe hơn và có dư một ít năng lượng để chơi đùa với con. Nhưng có lẽ, tâm sức của chị bị bỏ qua nhanh chóng khi anh không bao giờ để tâm và nhớ để uống chỗ thuốc ấy. Một lần nữa, chị thất vọng và bất lực. 

Sự khôi phục năng lượng là điều quan trọng để duy trì cuộc sống hạnh phúc. Đối với đời sống gia đình, sự khôi phục năng lượng lại trở nên cực kì quan trọng.

Hầu hết chúng ta đều bị những mệt mỏi cuối ngày làm kiệt quệ về tinh thần và cạn kiệt năng lượng để thưởng thức cuộc sống sau một ngày dài mê mải với công việc. 

Mất năng lượng đồng nghĩa với việc mất luôn thời giờ để quan tâm những người quý giá trong cuộc sống. Đây chính là nguyên nhân cốt lõi gây mâu thuẫn và những khoảng lặng bất khả kháng trong đời sống gia đình. Thay vì cứ viện lí do mệt mỏi để thoái thác, phải chăng chúng ta nên nhìn nhận và tìm giải pháp cho bản thân mình.

Ý thức một cách nghiêm túc để tìm cách có được một sức khỏe tốt cộng với tăng cường khả năng phục hồi lại năng lượng là điều vô cùng cần thiết. Vì người bạn đời của bạn có thể cảm thông với bạn nhiều lần do những trắc trở, thay đổi ban đầu nhưng nếu điều ấy kéo dài một cách quá đáng thì bạn đã thực sự hời hợt đối với chính hạnh phúc của mình và thậm chí là thiếu trách nhiệm. 

Cách phục hồi năng lượng thì tùy vào điều kiện của mỗi cá nhân và chúng ta cần phải tìm được cách phù hợp với điều kiện sống của chính mình thì mới hiệu quả và có thể duy trì được lâu dài. 

Những gợi ý bên dưới chỉ có tính tham khảo và vận dụng như thế nào là tùy vào hoàn cảnh cá nhân của chúng ta. 

Về cơ bản, năng lượng của chúng ta sẽ đến từ 4 nguồn chính: cơ thể, cảm xúc, tâm trí, tinh thần. Chúng ta nên xem xét thật kỹ và cố gắng tái tạo lại năng lượng càng nhiều càng tốt từ 4 nguồn này. 

Cơ thể

  • Cố gắng ngủ đủ giấc
  • Không bỏ bữa sáng 
  • Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày hoặc 3 lần một tuần nếu thời gian hạn hẹp.
  • Nghỉ ngơi giữa ngày khoảng 15 phút
  • Bổ sung vitamin từ thực phẩm chức năng nếu chế độ ăn thiếu dinh dưỡng cần thiết.

Cảm xúc

  • Cố gắng kiểm soát bản thân khỏi những cảm xúc tiêu cực như cáu gắt, nóng vội, lo lắng, đặc biệt khi công việc đang gấp.
  • Khi ở cùng gia đình và những người thân yêu, hãy thực sự tập trung vào họ.
  • Dành thời gian cho những hoạt động mà mình cực kỳ yêu thích
  • Tận hưởng những thành công và may mắn với người bạn đời của bạn.

Tâm trí

  • Tập trung một việc tại một thời điểm nhất định 
  • Tập trung thời gian cho những công việc tạo ra giá trị lâu dài thay vì chỉ xử lí những công việc và yêu cầu khẩn cấp
  • Nên dành thời gian để chiêm nghiệm và nhìn lại công việc cũng như thay đổi khi cần thiết một cách có kế hoạch hơn. 
  • Không làm việc vào những ngày nghỉ và dành thời gian đó cho gia đình. 

Tinh thần

  • Dành thời giờ nhất định cho những việc mình thích làm
  • Hạn chế những suy nghĩ tiêu cực và những lời than vãn
  • Hãy tập sống ngăn nắp và sống tối giản hơn để tinh thần được thoải mái nhất có thể khi trở về nhà và tận hưởng không gian được gọi là “nhà”.
  • Đừng bao giờ để người bạn đời của bạn thành “người thừa”. Trong lúc bạn đang xuống tinh thần nhất, hãy trò chuyện cùng họ. 

 

Đọc giả có thể gửi đặt lịch tư vấn, chia sẻ câu hỏi hoặc câu chuyện của bạn đến chúng tôi qua email: info@ladiesofvietnam.net. Chân thành cảm ơn và hẹn gặp các bạn trong những chương trình sắp tới.

LẠC NHIÊN

Chị lại vừa đánh con vì nó chẳng chịu ngủ mà cứ ngọa nguậy rồi khóc thét. Con khóc, chị bất lực bỏ mặc nó và trốn vào toilet. Được một lúc, chị lại chạy ra, ôm con vào lòng, chị khóc, con khóc. Đứa trẻ khóc mệt, lăn ra ngủ còn chị cứ thế ngồi nhìn con mà đờ đẫn, rã rời. 

Chị gần như phát điên suốt cả năm nay trong căn phòng trọ nhỏ hẹp này. Một mình vật lộn với đứa trẻ chỉ vừa mới bật được vài cơ chế cơ bản của những ngày đầu đời: ăn, ngủ, khóc, cười rồi khóc, cười, ăn, ngủ…

Anh đi làm xa, về đến nhà đã hơn tám giờ tối. Chị dọn cơm cho anh ăn và ngồi huyên thuyên kể chuyện về con, hôm nay nó ra sao, ăn gì, khóc quấy thế nào, đã làm được động tác nào… Anh nghe một ngày, hai ngày, ba ngày vẫn còn hứng thú nhưng những câu chuyện giống nhau lặp đi lặp lại, nó chợt khiến anh thấy “ngán” và cũng lảng tránh nghe. Nhưng thế giới của chị sau khi nghỉ việc ở nhà sinh con và chăm con chỉ có thế. Mối quan tâm thu hẹp lại với nhân vật chính là đứa trẻ mà thôi. Chị biết kể gì khác bây giờ.

Thời gian chơi với con cũng ít dần đi, rất nhiều ngày ăn cơm xong, anh chỉ muốn đi ngủ sớm. Cuối tuần hầu như anh chỉ ngủ, hoặc đi đâu đó với bạn bè để giải tỏa căng thẳng. Chị biết anh mệt nhiều, áp lực kinh tế của một gia đình trẻ với ba miệng ăn, và cả công việc xa nhà, đi sớm về khuya đã khiến anh không còn đủ năng lượng để chu toàn mọi thứ, chẳng đủ thời gian để chia sẻ với chị về chuyện con cái huống hồ chi là những tâm sự của riêng chị. Chị hiểu hết gánh lo mà anh đang mang vác trên vai. Nhưng thực sự, chị thèm những cuối tuần khi ở nhà, thay vì anh đi với bạn, anh sẽ rủ chị đi đâu đó cà phê, hay chỉ cần bước ra khỏi nhà, vi vu đâu đó một vài vòng hóng gió, nói chuyện phiếm rồi về nhà. 

Phải chăng anh đã quá vô tâm?

Chị nghĩ nhiều về quá khứ, trước khi có con, trước khi áp lực về cuộc sống đè nặng thì anh và chị đã có những khoảng thời gian vợ chồng son vô cùng hạnh phúc. Chính vì ý nghĩ này và những lo lắng cũng như cảm xúc không thể giải tỏa và chia sẻ trong những ngày chăm con đã khiến lý trí của chị không dưới ba lần bị che lấp bởi suy nghĩ tiêu cực. Chị đã đánh con – đứa trẻ còn đang giai đoạn chưa biết nó là ai, đang ở đâu – vì những uất ức này để rồi khóc òa nức nở, hối hận và căm ghét chính bản thân mình.

Chị mua thuốc bổ cho anh để anh có thể có sức khỏe hơn và có dư một ít năng lượng để chơi đùa với con. Nhưng có lẽ, tâm sức của chị bị bỏ qua nhanh chóng khi anh không bao giờ để tâm và nhớ để uống chỗ thuốc ấy. Một lần nữa, chị thất vọng và bất lực. 

Sự khôi phục năng lượng là điều quan trọng để duy trì cuộc sống hạnh phúc. Đối với đời sống gia đình, sự khôi phục năng lượng lại trở nên cực kì quan trọng.

Hầu hết chúng ta đều bị những mệt mỏi cuối ngày làm kiệt quệ về tinh thần và cạn kiệt năng lượng để thưởng thức cuộc sống sau một ngày dài mê mải với công việc. 

Mất năng lượng đồng nghĩa với việc mất luôn thời giờ để quan tâm những người quý giá trong cuộc sống. Đây chính là nguyên nhân cốt lõi gây mâu thuẫn và những khoảng lặng bất khả kháng trong đời sống gia đình. Thay vì cứ viện lí do mệt mỏi để thoái thác, phải chăng chúng ta nên nhìn nhận và tìm giải pháp cho bản thân mình.

Ý thức một cách nghiêm túc để tìm cách có được một sức khỏe tốt cộng với tăng cường khả năng phục hồi lại năng lượng là điều vô cùng cần thiết. Vì người bạn đời của bạn có thể cảm thông với bạn nhiều lần do những trắc trở, thay đổi ban đầu nhưng nếu điều ấy kéo dài một cách quá đáng thì bạn đã thực sự hời hợt đối với chính hạnh phúc của mình và thậm chí là thiếu trách nhiệm. 

Cách phục hồi năng lượng thì tùy vào điều kiện của mỗi cá nhân và chúng ta cần phải tìm được cách phù hợp với điều kiện sống của chính mình thì mới hiệu quả và có thể duy trì được lâu dài. 

Những gợi ý bên dưới chỉ có tính tham khảo và vận dụng như thế nào là tùy vào hoàn cảnh cá nhân của chúng ta. 

Về cơ bản, năng lượng của chúng ta sẽ đến từ 4 nguồn chính: cơ thể, cảm xúc, tâm trí, tinh thần. Chúng ta nên xem xét thật kỹ và cố gắng tái tạo lại năng lượng càng nhiều càng tốt từ 4 nguồn này. 

Cơ thể

  • Cố gắng ngủ đủ giấc
  • Không bỏ bữa sáng 
  • Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày hoặc 3 lần một tuần nếu thời gian hạn hẹp.
  • Nghỉ ngơi giữa ngày khoảng 15 phút
  • Bổ sung vitamin từ thực phẩm chức năng nếu chế độ ăn thiếu dinh dưỡng cần thiết.

Cảm xúc

  • Cố gắng kiểm soát bản thân khỏi những cảm xúc tiêu cực như cáu gắt, nóng vội, lo lắng, đặc biệt khi công việc đang gấp.
  • Khi ở cùng gia đình và những người thân yêu, hãy thực sự tập trung vào họ.
  • Dành thời gian cho những hoạt động mà mình cực kỳ yêu thích
  • Tận hưởng những thành công và may mắn với người bạn đời của bạn.

Tâm trí

  • Tập trung một việc tại một thời điểm nhất định 
  • Tập trung thời gian cho những công việc tạo ra giá trị lâu dài thay vì chỉ xử lí những công việc và yêu cầu khẩn cấp
  • Nên dành thời gian để chiêm nghiệm và nhìn lại công việc cũng như thay đổi khi cần thiết một cách có kế hoạch hơn. 
  • Không làm việc vào những ngày nghỉ và dành thời gian đó cho gia đình. 

Tinh thần

  • Dành thời giờ nhất định cho những việc mình thích làm
  • Hạn chế những suy nghĩ tiêu cực và những lời than vãn
  • Hãy tập sống ngăn nắp và sống tối giản hơn để tinh thần được thoải mái nhất có thể khi trở về nhà và tận hưởng không gian được gọi là “nhà”.
  • Đừng bao giờ để người bạn đời của bạn thành “người thừa”. Trong lúc bạn đang xuống tinh thần nhất, hãy trò chuyện cùng họ. 

 

Đọc giả có thể gửi đặt lịch tư vấn, chia sẻ câu hỏi hoặc câu chuyện của bạn đến chúng tôi qua email: info@ladiesofvietnam.net. Chân thành cảm ơn và hẹn gặp các bạn trong những chương trình sắp tới.

LẠC NHIÊN

KIỂM SOÁT GIẤC NGỦ, LÀM CHỦ CUỘC SỐNG

  Chu kỳ giấc ngủ Một chu kỳ giấc ngủ kéo dài khoảng 90 phút và trong thời gian đó, chúng ta trải qua 5 giai đoạn của giấc ngủ. 4 giai đoạn đầu tạo nên giấc ngủ mắt không chuyển động nhanh (NREM) và giai đoạn 5 là giấc ngủ mắt chuyển động nhanh (REM). Giấc ngủ...

SƠ CỨU CẢM XÚC?

Kể từ khi còn bé, chúng ta đã luôn được dạy cách chăm sóc cơ thể. Chẳng hạn như đánh răng sau mỗi bữa ăn, rửa tay sạch trước khi ăn hoặc dán băng cá nhân vào những vết thương. Thế nhưng, chẳng có ai dạy dỗ tường tận chúng ta cách chăm sóc cảm xúc. Hầu hết mọi người...

BA CÁCH TRÁNH XUNG ĐỘT TÌNH CẢM

  Xung đột chính là thứ không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Đây là thời buổi mà thế giới không ngừng biến đổi. Những vấn đề phức tạp trong chính trị và tính chất ẩn danh của phương tiện truyền thông xã hội khiến cho các cuộc tranh luận vượt quá giới hạn...

CÁCH GIẢI TỎA CĂNG THẲNG

  Trạng thái căng thẳng trong cuộc sống chính là “kẻ thù không đội trời chung” đối với mọi người. Ngay khi cảm giác này xuất hiện, nhiều người sa lầy vào mục tiêu loại bỏ nó nhưng lại không nhận ra rằng chính điều này lại khiến tâm trạng của mình tồi tệ hơn. Thật...

PHÍA SAU MỘT ĐỨA TRẺ “NGOAN”

  Ngày bé, mỗi dịp lễ Tết, sinh nhật, câu chúc mà tôi nhận được nhiều nhất – từ cả người lớn và những bạn bè đồng trang lứa, chính là “ngoan ngoãn, biết vâng lời cha mẹ”. Đây có lẽ cũng là một trong những mong muốn lớn nhất của nhiều người làm cha mẹ trong quá...

NGÔN NGỮ TÌNH YÊU

  Bạn có biết ngôn ngữ tình yêu của mình là gì không? Được thiết kế nhằm giúp bạn và người ấy yêu nhau tốt hơn, ngôn ngữ tình yêu chính là chìa khóa để giữ cho mối quan hệ của hai bạn luôn được nồng đượm. Nghe giống như một lớp học mà bạn muốn đăng ký tham gia,...

NỖI SỢ BỊ BỎ LỠ

FOMO (Fear of Missing Out) hay nỗi sợ bị bỏ lỡ là một hiện tượng tâm lý do con người tự tạo ra, thể hiện qua việc luôn lo lắng, sợ hãi rằng mình sắp bị lãng quên hoặc bỏ lỡ một thứ gì đó.  Cùng với sự phát triển của mạng xã hội, nỗi sợ bị bỏ lỡ ngày càng gia tăng mạnh...

SỨC MẠNH CỦA LÒNG BIẾT ƠN

Đã bao giờ bạn cảm thấy cuộc sống hiện đại thật bận rộn và mệt mỏi? Đã bao giờ bạn bị giằng xé, bủa vây bởi đủ loại stress mỗi ngày, nào là công việc, sự nghiệp, sức khỏe và các mối quan hệ, đến mức bạn chỉ muốn buông bỏ tất cả cho xong? Từng có một khoảng thời gian...

LỬA TÌNH TÀN LỤI SAU KHI CÓ CON

Đi kèm với niềm hạnh phúc khi một sinh linh bé bỏng chào đời có thể là những tàn tro của một cuộc hôn nhân dần lụi tàn nếu cả hai thiếu đi những kiến thức và kỹ năng cần thiết trong việc giữ lửa tình yêu.  Một nghiên cứu cho thấy 92% các cặp vợ chồng gia tăng xung đột...

DẠY CON BẰNG NỖI SỢ

 Tôi nhớ ngày còn bé, mỗi khi biếng ăn, quấy khóc hoặc không nghe lời, mẹ tôi thường ép buộc bằng cách kể tôi nghe về ông Kẹ - một người đàn ông xấu xí, đáng sợ, chuyên đi bắt cóc và ăn thịt những đứa trẻ không ngoan. Bên cạnh câu chuyện về nhân vật đáng...

GIAO TIẾP TRONG TÌNH YÊU

  Anh ơi, em mệt mỏi quá! Sao thế? … Thôi, không có gì đâu! Ừ. Vậy em nghỉ ngơi cho khỏe. Khi nào em thấy ổn hơn thì mình nói chuyện sau nhé. Anh không hiểu em gì cả! Anh đúng là một kẻ vô tâm. Kịch bản quen thuộc ở nhiều cặp đôi này có lẽ bạn cũng dễ đoán được...

AI KHÔNG THÍCH TẾT?

  Khuôn khổ của một đứa trẻ ngoan  Gần đến Tết, tâm trạng của em cứ lên xuống thất thường. Em sắp được về nhà với vòng tay mẹ sau một năm xa nhà miệt mài học tập. Em nhớ mẹ, nhớ cha, nhớ cả đứa em gái “mít ướt, đụng đâu khóc đó”. Em nhớ những bữa ăn gia đình quây...

CHIẾN THẮNG TRONG CUỘC HẸN ĐẦU TIÊN

  Có thể bạn sẽ không tin, nhưng trong cuộc hẹn hò đầu tiên, một người đàn ông thường chỉ mất khoảng 60 giây để quyết định xem anh ta có muốn có cuộc hẹn thứ hai với bạn không. Thật vậy ư? Chắc chắn rồi! Những khoảnh khắc cực kỳ quan trọng như thế này luôn xảy ra...

KHOẢNG CÁCH NÀO CHO TÌNH YÊU

Tôi có hai anh bạn cứ gặp nhau là than phiền về cô vợ của mình và ao ước rằng vợ của mình giống vợ người kia.  Anh Lâm ngán ngẩm với cô vợ kiểm soát và lệ thuộc quá mức vào mình. Mỗi buổi sáng thức dậy, anh sẽ phải dành ra mười lăm phút để liệt kê chi tiết lịch trình...

TÌM NGƯỜI TỐT HƠN ANH

Tôi nhớ một buổi tối nọ, cô bạn tôi sau khi uống say mèm, đã gục mặt vào lòng tôi và rơi những giọt nước mắt vừa bất lực, vừa đau đớn vì mới chia tay bạn trai sau ba năm gắn bó. Cô ấy nức nở rằng: “Anh ấy bảo tao hãy tìm người tốt hơn. Nhưng anh đâu biết rằng tao sẽ...

NỢ EM HAI TIẾNG “HÔN NHÂN”

Tình yêu mù quáng hay cạm bẫy của tình yêu phần lớn là do chính người trong cuộc tạo ra vì chưa bao giờ bạn chấp nhận sự thật rằng anh không yêu bạn chân thành. Có trăm ngàn lý do để anh còn rong ruổi bên ngoài chẳng hạn như là do còn trẻ, bị hấp dẫn bởi những cái mới...

MỘT CUỘC HÔN NHÂN BỀN VỮNG

Nhiều người cho rằng “Hôn nhân là nấm mồ của tình yêu”, bởi có những cặp đôi dù yêu nhau vô cùng sâu đậm nhưng sau khi về chung một nhà không lâu thì lại quyết định chia lìa đôi ngả. Vốn dĩ, hôn nhân không phải đích đến của tình yêu, mà là khởi đầu cho một hành trình...

NGƯỜI CŨ TÌM VỀ

Người xưa có câu “tình cũ không rủ cũng về”, để nói về những mối tình không trọn vẹn, thường làm con người ta dằn vặt, để một ngày ta muốn dang tay ôm lấy cái quá khứ, muốn bù đắp cho người cũ cũng vì ngày đó ta vội vàng đánh mất nhau. Nhưng có phải đó là ta đang yêu...

NGHI NGỜ CẢM XÚC CỦA ĐỐI PHƯƠNG ?

Những lúc mối quan hệ trở nên tệ đi, chúng ta bắt đầu nghi ngờ rằng liệu người yêu của mình có cảm thấy buồn bực, chán chường giống như mình không. Chúng ta bắt đầu suy nghĩ rằng những lời nói và hành động của họ chứng minh rằng họ không có cảm xúc thực sự đối với ta,...

NHỮNG NGƯỜI ĐÀN ÔNG MỜ NHẠT

Một người chồng, người cha ít nói, ít bày tỏ cảm xúc, hoặc là vùi đầu vào công việc hoặc là sáng xỉn chiều say, hoặc là bùng nổ hoặc là lặng thinh, mất kết nối. Đó là hình ảnh chung về những người đàn ông, những người chú, người cậu nơi tôi sinh ra và lớn lên. Họ có...