TẠO RA TÌNH YÊU TRONG HÔN NHÂN

TẠO RA TÌNH YÊU TRONG HÔN NHÂN

Trong cuộc sống lứa đôi, tình yêu là một phần không thể thiếu để nuôi dưỡng tâm hồn của mỗi người. Đó là một loại cảm xúc, trạng thái tâm lý thu hút mạnh mẽ kèm theo là nhu cầu muốn được ràng buộc, gắn bó. Bởi, nói đến tình yêu là nói đến tính thiện, lòng tốt, sự thấu hiểu, vị tha, rộng lượng của con người.

Tình yêu có tồn tại mãi mãi

Vậy tình yêu có tồn tại suốt đời hay sẽ theo gió cuốn đi? Có ý kiến cho rằng “Yêu là mù quáng” hay “Yêu là gieo khổ đau” cho chính tâm hồn của mình về sao!!! Chúng ta thử nhớ lại xem, khi mới yêu nhau, ai cũng là những thiên thần đẹp nhất trong mắt nhau, chẳng ai nở giận hờn mà ngược lại còn ra sức cải thiện bản thân để trở nên xứng đáng với người mình cảm mến.  

Nhưng khi bước vào đời sống hôn nhân theo tiếng gọi của con tim thì tình yêu bị ném lại ở bên lề của cuộc sống. Chính cơm áo gạo tiền, áp lực công việc đã khiến con tim của hai kẻ đã từng yêu nhau sâu đậm trở nên khô cằn và mất dần sức sống. Thế nên, nhạc sĩ Trúc Phương mới có câu “Tình chỉ đẹp khi tình dang dở, đời mất vui khi đã vẹn câu thề”. 

Một khi tiếng yêu không đủ đầy thì chẳng ai còn đủ rộng lượng, hay vị tha cho những lỗi lầm của nhau. Bỗng người ta quên – tưởng thuộc về nhau đến suốt cuộc đời bỗng chốc ngoảnh mặt trở thành hai kẻ xa lạ. Rồi ai nấy vội vàng quyết định từ bỏ cái gọi là tình yêu cũ để sống với những lựa chọn mới, hay chấp nhận gặm nhấm chua cay vì con cái mà trở thành hai người bạn trọ chung một nhà. Cũng có người chẳng còn đủ sức níu kéo hay khỏa lấp nỗi trống vắng mới quyết định ly hôn để giải thoát cho nhau với hi vọng tìm một hạnh phúc khác trọn vẹn hơn. 

Tình yêu lại một lần nữa được mang ra phán xét, lên án và trở thành cái cớ để biện hộ, đổ lỗi cho nhau? Thật khó hiểu và lý giải lý do tại sao ta hết yêu. Phải chăng tình yêu cũng có tuổi và đến một lúc nào đó sẽ lụi tàn như tất cả những sự vật hiện hữu trên cõi đời này. Vậy còn những cặp đôi họ yêu và chấp nhận sống đến “răng lông đầu bạc” thì sao? Chẳng lẽ tình yêu của họ mới là thật, còn những tình yêu dở dang là giả tạo! 

Sao ta hết yêu!

Thật ra, tình yêu chưa bao giờ mất đi, duy chỉ có cảm xúc là thay đổi. Khi mới yêu nhau chúng ta lao vào nhau bất chấp tất cả, sự kích thích từ các hormone trao đổi chất và các tế bào thần kinh tạo ra những hưng phấn nhất định khiến ai cũng trong trạng thái hạnh phúc, lâng lâng khó tả.

Tuy nhiên, giai đoạn này chỉ kéo dài trong vòng tối đa là 2 năm đầu yêu nhau rồi sẽ trở lại trạng thái bình thường. Nên cảm giác yêu là có thật nhưng cảm xúc sẽ thay đổi nếu chúng ta không biết cách chăm sóc, nuôi dưỡng và tạo ra những không gian mới để gắn kết những yêu thương lại với nhau. Sẽ chẳng có một sức mạnh nào có thể cứu vãn hôn nhân của bạn một khi không còn tình yêu và sự tôn trọng. Sẽ chẳng có một nhà tâm lý nào có thể hàn gắn được những tổn thương mà tình yêu mang lại. Bởi chỉ có tình yêu mới có thể cứu vãn tình yêu và hàn gắn những mảnh vỡ trong trái tim của mỗi người.

Có nhiều cặp đôi tìm gặp tôi sau những tổn thương mất mát, khi đó tình yêu phần nào đã lịm chết. Điều trói buộc các bạn ở lại là trách nhiệm, nghĩa vụ với gia đình và con cái. Chẳng ai dạy chúng ta cách yêu, chẳng trường học nào dạy ta cách chia tay sao cho trọn vẹn. Mỗi người tự có cách đối mặt với vấn đề khác nhau và đưa ra những lựa chọn dựa trên cảm nhận về hoàn cảnh của riêng mình. Cảm xúc là thứ nặng tình nhất còn ở lại. 

Những buổi tham vấn, trị liệu sẽ giúp các bạn đối mặt với vấn theo hướng tích cực và giúp các cặp đôi hàn gắn lại vết thương lòng sau đổ vỡ. Tuy nhiên, để cứu vãn hôn nhân sau những mất mát hay khi niềm tin bị đánh cắp thì chẳng gì hơn là nhờ vào tình yêu của hai bạn. Tình yêu sẽ mang lại nguồn năng lượng tích cực, mang lại sức mạnh giúp bạn hành động để  xây dựng lại mối quan hệ với vợ chồng mình.

Làm gì khi tình yêu không còn?

“Còn thương người ta tìm cách, hết thương người ta tìm cớ”, thế nên hãy học cách yêu lấy nhau mỗi ngày mỗi giờ để chúng ta không cảm thấy nuối tiếc về sau. Tình yêu cũng giống như tài khoản, mỗi người phải đóng góp yêu thương vào đó mỗi ngày để khi chúng ta đối mặt với thử thách thì còn có đủ tự tin và yêu thương để hàn gắn lại. 

Sẽ chẳng có cuộc hôn nhân nào là hoàn hảo nếu không có những cố gắng đến từ hai phía. Thử thách chỉ là những tình huống xảy ra hằng ngày, hằng giờ. Phải vững tin và đủ can đảm bước đi cùng nhau. Đôi khi có những vấn đề tự nó sinh ra thì cũng tự nó sẽ có hướng xoay sở, giải quyết. Đừng cứ chăm chăm vào một vấn đề mà tạo nên quá nhiều căng thẳng, áp lực, tổn thương cho chính mình và người bên cạnh. Tình yêu cũng giống như hệ miễn dịch của chúng ta một khi đủ nhiều và đủ mạnh thì sẽ chẳng có khó khăn nào mà không vượt qua được.

Chuyện về hai vợ chồng sống với nhau rất hạnh phúc, nhưng sau hai lần mất đứa con trong bụng, người vợ trở nên mất cân bằng và không còn niềm tin vào cuộc sống. Cô trầm cảm và chẳng thiết tha gì đối với sự vật xảy ra xung quanh. Người chồng lúc này cảm thấy vô cùng bất lực. Anh không chỉ đối mặt với sự mất mát của hai đứa con mà hằng ngày còn phải chứng kiến sự rời xa của người vợ. Hai vợ chồng đang hạnh phúc giờ trở thành những người bạn ở cùng phòng với nhau. Anh yêu vợ mình hết mực nhưng càng cố gắng hàn gắn tình cảm thì khoảng cách giữa vợ chồng càng lớn, càng cố gắng hàn gắn vết thương của mất mát thì trái tim của cả hai lại càng nhói đau. Hai năm trôi qua nhưng cuộc sống gia đình vẫn không hề thay đổi. Hãy tưởng tượng nếu tiếp tục sống với nhau thì cả hai sẽ như thế nào nhưng anh không thể nào bỏ mặt vợ mình gặm nhấm nỗi đau đến cuối đời.

Chỉ đến khi anh và vợ không còn cố gắng tìm cách giải quyết vấn đề trước mắt . Họ bắt đầu cảm thấy bớt căng thẳng và cho nhau những khoảng không gian, thời gian yên tĩnh để xây dựng mối quan hệ, tình cảm trở lại. Anh và vợ tập yêu lại từ đầu. Chính tình yêu đã giúp chữa lành vết thương tâm hồn của cả hai vợ chồng. 

Câu chuyện trên cũng phần nào chỉ ra rằng, giải quyết vấn đề trong một mối quan hệ không hẳn tạo ra được yêu thương. Cũng giống như bác sĩ chữa hết bệnh không có nghĩa là bạn đang khỏe mạnh. Khi hai người yêu thương nhau chân thành thì đắp chung chăn cũng thấy ấm lòng, nhưng nếu không có tình yêu thì dù chăn nệm sa hoa cũng chẳng thể bù đắp nổi cô đơn, lạnh lẽo.

Hôn nhân mà mất đi tình yêu thì chẳng có gì có thể bù đắp được, níu kéo chỉ làm khổ nhau. Vậy nên chúng ta nên học cách yêu bản thân cùng người bên cạnh và đặt tình yêu lứa đôi lên hàng đầu.Tình yêu cũng giống như một phép màu khiến bạn quên đi mọi nỗi đau và vượt qua những thử thách để hoàn thiện cuộc hôn nhân của mình. Tình yêu làm nên tất cả…cứ tin là vậy!

MIA NGUYỄN

Trong cuộc sống lứa đôi, tình yêu là một phần không thể thiếu để nuôi dưỡng tâm hồn của mỗi người. Đó là một loại cảm xúc, trạng thái tâm lý thu hút mạnh mẽ kèm theo là nhu cầu muốn được ràng buộc, gắn bó. Bởi, nói đến tình yêu là nói đến tính thiện, lòng tốt, sự thấu hiểu, vị tha, rộng lượng của con người.

Tình yêu có tồn tại mãi mãi

Vậy tình yêu có tồn tại suốt đời hay sẽ theo gió cuốn đi? Có ý kiến cho rằng “Yêu là mù quáng” hay “Yêu là gieo khổ đau” cho chính tâm hồn của mình về sao!!! Chúng ta thử nhớ lại xem, khi mới yêu nhau, ai cũng là những thiên thần đẹp nhất trong mắt nhau, chẳng ai nở giận hờn mà ngược lại còn ra sức cải thiện bản thân để trở nên xứng đáng với người mình cảm mến.  

Nhưng khi bước vào đời sống hôn nhân theo tiếng gọi của con tim thì tình yêu bị ném lại ở bên lề của cuộc sống. Chính cơm áo gạo tiền, áp lực công việc đã khiến con tim của hai kẻ đã từng yêu nhau sâu đậm trở nên khô cằn và mất dần sức sống. Thế nên, nhạc sĩ Trúc Phương mới có câu “Tình chỉ đẹp khi tình dang dở, đời mất vui khi đã vẹn câu thề”. 

Một khi tiếng yêu không đủ đầy thì chẳng ai còn đủ rộng lượng, hay vị tha cho những lỗi lầm của nhau. Bỗng người ta quên – tưởng thuộc về nhau đến suốt cuộc đời bỗng chốc ngoảnh mặt trở thành hai kẻ xa lạ. Rồi ai nấy vội vàng quyết định từ bỏ cái gọi là tình yêu cũ để sống với những lựa chọn mới, hay chấp nhận gặm nhấm chua cay vì con cái mà trở thành hai người bạn trọ chung một nhà. Cũng có người chẳng còn đủ sức níu kéo hay khỏa lấp nỗi trống vắng mới quyết định ly hôn để giải thoát cho nhau với hi vọng tìm một hạnh phúc khác trọn vẹn hơn. 

Tình yêu lại một lần nữa được mang ra phán xét, lên án và trở thành cái cớ để biện hộ, đổ lỗi cho nhau? Thật khó hiểu và lý giải lý do tại sao ta hết yêu. Phải chăng tình yêu cũng có tuổi và đến một lúc nào đó sẽ lụi tàn như tất cả những sự vật hiện hữu trên cõi đời này. Vậy còn những cặp đôi họ yêu và chấp nhận sống đến “răng lông đầu bạc” thì sao? Chẳng lẽ tình yêu của họ mới là thật, còn những tình yêu dở dang là giả tạo! 

Sao ta hết yêu!

Thật ra, tình yêu chưa bao giờ mất đi, duy chỉ có cảm xúc là thay đổi. Khi mới yêu nhau chúng ta lao vào nhau bất chấp tất cả, sự kích thích từ các hormone trao đổi chất và các tế bào thần kinh tạo ra những hưng phấn nhất định khiến ai cũng trong trạng thái hạnh phúc, lâng lâng khó tả.

Tuy nhiên, giai đoạn này chỉ kéo dài trong vòng tối đa là 2 năm đầu yêu nhau rồi sẽ trở lại trạng thái bình thường. Nên cảm giác yêu là có thật nhưng cảm xúc sẽ thay đổi nếu chúng ta không biết cách chăm sóc, nuôi dưỡng và tạo ra những không gian mới để gắn kết những yêu thương lại với nhau. Sẽ chẳng có một sức mạnh nào có thể cứu vãn hôn nhân của bạn một khi không còn tình yêu và sự tôn trọng. Sẽ chẳng có một nhà tâm lý nào có thể hàn gắn được những tổn thương mà tình yêu mang lại. Bởi chỉ có tình yêu mới có thể cứu vãn tình yêu và hàn gắn những mảnh vỡ trong trái tim của mỗi người.

Có nhiều cặp đôi tìm gặp tôi sau những tổn thương mất mát, khi đó tình yêu phần nào đã lịm chết. Điều trói buộc các bạn ở lại là trách nhiệm, nghĩa vụ với gia đình và con cái. Chẳng ai dạy chúng ta cách yêu, chẳng trường học nào dạy ta cách chia tay sao cho trọn vẹn. Mỗi người tự có cách đối mặt với vấn đề khác nhau và đưa ra những lựa chọn dựa trên cảm nhận về hoàn cảnh của riêng mình. Cảm xúc là thứ nặng tình nhất còn ở lại. 

Những buổi tham vấn, trị liệu sẽ giúp các bạn đối mặt với vấn theo hướng tích cực và giúp các cặp đôi hàn gắn lại vết thương lòng sau đổ vỡ. Tuy nhiên, để cứu vãn hôn nhân sau những mất mát hay khi niềm tin bị đánh cắp thì chẳng gì hơn là nhờ vào tình yêu của hai bạn. Tình yêu sẽ mang lại nguồn năng lượng tích cực, mang lại sức mạnh giúp bạn hành động để  xây dựng lại mối quan hệ với vợ chồng mình.

Làm gì khi tình yêu không còn?

“Còn thương người ta tìm cách, hết thương người ta tìm cớ”, thế nên hãy học cách yêu lấy nhau mỗi ngày mỗi giờ để chúng ta không cảm thấy nuối tiếc về sau. Tình yêu cũng giống như tài khoản, mỗi người phải đóng góp yêu thương vào đó mỗi ngày để khi chúng ta đối mặt với thử thách thì còn có đủ tự tin và yêu thương để hàn gắn lại. 

Sẽ chẳng có cuộc hôn nhân nào là hoàn hảo nếu không có những cố gắng đến từ hai phía. Thử thách chỉ là những tình huống xảy ra hằng ngày, hằng giờ. Phải vững tin và đủ can đảm bước đi cùng nhau. Đôi khi có những vấn đề tự nó sinh ra thì cũng tự nó sẽ có hướng xoay sở, giải quyết. Đừng cứ chăm chăm vào một vấn đề mà tạo nên quá nhiều căng thẳng, áp lực, tổn thương cho chính mình và người bên cạnh. Tình yêu cũng giống như hệ miễn dịch của chúng ta một khi đủ nhiều và đủ mạnh thì sẽ chẳng có khó khăn nào mà không vượt qua được.

Chuyện về hai vợ chồng sống với nhau rất hạnh phúc, nhưng sau hai lần mất đứa con trong bụng, người vợ trở nên mất cân bằng và không còn niềm tin vào cuộc sống. Cô trầm cảm và chẳng thiết tha gì đối với sự vật xảy ra xung quanh. Người chồng lúc này cảm thấy vô cùng bất lực. Anh không chỉ đối mặt với sự mất mát của hai đứa con mà hằng ngày còn phải chứng kiến sự rời xa của người vợ. Hai vợ chồng đang hạnh phúc giờ trở thành những người bạn ở cùng phòng với nhau. Anh yêu vợ mình hết mực nhưng càng cố gắng hàn gắn tình cảm thì khoảng cách giữa vợ chồng càng lớn, càng cố gắng hàn gắn vết thương của mất mát thì trái tim của cả hai lại càng nhói đau. Hai năm trôi qua nhưng cuộc sống gia đình vẫn không hề thay đổi. Hãy tưởng tượng nếu tiếp tục sống với nhau thì cả hai sẽ như thế nào nhưng anh không thể nào bỏ mặt vợ mình gặm nhấm nỗi đau đến cuối đời.

Chỉ đến khi anh và vợ không còn cố gắng tìm cách giải quyết vấn đề trước mắt . Họ bắt đầu cảm thấy bớt căng thẳng và cho nhau những khoảng không gian, thời gian yên tĩnh để xây dựng mối quan hệ, tình cảm trở lại. Anh và vợ tập yêu lại từ đầu. Chính tình yêu đã giúp chữa lành vết thương tâm hồn của cả hai vợ chồng. 

Câu chuyện trên cũng phần nào chỉ ra rằng, giải quyết vấn đề trong một mối quan hệ không hẳn tạo ra được yêu thương. Cũng giống như bác sĩ chữa hết bệnh không có nghĩa là bạn đang khỏe mạnh. Khi hai người yêu thương nhau chân thành thì đắp chung chăn cũng thấy ấm lòng, nhưng nếu không có tình yêu thì dù chăn nệm sa hoa cũng chẳng thể bù đắp nổi cô đơn, lạnh lẽo.

Hôn nhân mà mất đi tình yêu thì chẳng có gì có thể bù đắp được, níu kéo chỉ làm khổ nhau. Vậy nên chúng ta nên học cách yêu bản thân cùng người bên cạnh và đặt tình yêu lứa đôi lên hàng đầu.Tình yêu cũng giống như một phép màu khiến bạn quên đi mọi nỗi đau và vượt qua những thử thách để hoàn thiện cuộc hôn nhân của mình. Tình yêu làm nên tất cả…cứ tin là vậy!

MIA NGUYỄN

RỐI LOẠN GẮN BÓ LO ÂU

  Gắn bó (attachment) là nhu cầu sinh tồn cốt lõi của con người, hình thành từ những năm đầu đời khi trẻ tương tác với người chăm sóc chính. Tuy nhiên, khi mối gắn bó này bị gián đoạn hoặc tổn thương – như trong trường hợp trẻ bị cha mẹ bỏ mặc cho ông bà nuôi,...

RỐI LOẠN GẮN BÓ, SANG CHẤN VÀ SINH HỌC THẦN KINH

Rối loạn gắn bó, sang chấn và sinh học thần kinh: Khi hệ thần kinh học cách sống mà không cần kết nối Gắn bó là một trong những nhu cầu cơ bản và bẩm sinh của con người. Ngay từ khi mới sinh, não bộ và hệ thần kinh đã được lập trình để tìm kiếm sự an toàn thông qua...

CƠ THỂ, NÃO BỘ VÀ SỰ GỢI NHỚ HAM MUỐN

  Phản ứng tình dục là một quá trình tinh vi, không chỉ diễn ra ở cơ quan sinh dục mà là sự cộng hưởng giữa thân thể, cảm xúc, ký ức và nhận thức. Trong nhiều trường hợp, người trưởng thành – đặc biệt là những ai từng trải qua sang chấn, trầm cảm, căng thẳng kéo...

KHI TÌNH YÊU, SỰ TÔN TRỌNG KHÔNG LÀM TA HAM MUỐN

  Tính dục không đơn thuần là phản ứng sinh học, mà là một cấu trúc tâm lý phức tạp được định hình bởi cảm xúc, trải nghiệm cá nhân, chuẩn mực xã hội và các tầng sâu của vô thức. Một hiện tượng thường bị hiểu lầm là: vì sao nhiều nam giới gặp khó khăn trong việc...

HỘI CHỨNG JEREMY – KHI TÌNH BẠN TRỞ NÊN ĐE DỌA

  Trong các mối quan hệ xã hội, đặc biệt là giữa bạn bè, chúng ta thường tin rằng tình cảm chân thành sẽ là nguồn hỗ trợ lớn lao trên hành trình phát triển cá nhân. Tuy nhiên, có những trường hợp mà chính bạn thân – người tưởng như luôn đồng hành – lại trở thành...

RỐI LOẠN GẮN BÓ LO ÂU

  Gắn bó (attachment) là nhu cầu sinh tồn cốt lõi của con người, hình thành từ những năm đầu đời khi trẻ tương tác với người chăm sóc chính. Tuy nhiên, khi mối gắn bó này bị gián đoạn hoặc tổn thương – như trong trường hợp trẻ bị cha mẹ bỏ mặc cho ông bà nuôi,...

RỐI LOẠN GẮN BÓ, SANG CHẤN VÀ SINH HỌC THẦN KINH

Rối loạn gắn bó, sang chấn và sinh học thần kinh: Khi hệ thần kinh học cách sống mà không cần kết nối Gắn bó là một trong những nhu cầu cơ bản và bẩm sinh của con người. Ngay từ khi mới sinh, não bộ và hệ thần kinh đã được lập trình để tìm kiếm sự an toàn thông qua...

CƠ THỂ, NÃO BỘ VÀ SỰ GỢI NHỚ HAM MUỐN

  Phản ứng tình dục là một quá trình tinh vi, không chỉ diễn ra ở cơ quan sinh dục mà là sự cộng hưởng giữa thân thể, cảm xúc, ký ức và nhận thức. Trong nhiều trường hợp, người trưởng thành – đặc biệt là những ai từng trải qua sang chấn, trầm cảm, căng thẳng kéo...

KHI TÌNH YÊU, SỰ TÔN TRỌNG KHÔNG LÀM TA HAM MUỐN

  Tính dục không đơn thuần là phản ứng sinh học, mà là một cấu trúc tâm lý phức tạp được định hình bởi cảm xúc, trải nghiệm cá nhân, chuẩn mực xã hội và các tầng sâu của vô thức. Một hiện tượng thường bị hiểu lầm là: vì sao nhiều nam giới gặp khó khăn trong việc...

HỘI CHỨNG JEREMY – KHI TÌNH BẠN TRỞ NÊN ĐE DỌA

  Trong các mối quan hệ xã hội, đặc biệt là giữa bạn bè, chúng ta thường tin rằng tình cảm chân thành sẽ là nguồn hỗ trợ lớn lao trên hành trình phát triển cá nhân. Tuy nhiên, có những trường hợp mà chính bạn thân – người tưởng như luôn đồng hành – lại trở thành...

KHI CON GÁI LỚN LÊN THIẾU VẮNG CHA

  Đối với nhiều cô gái, hình ảnh người cha là hình mẫu đầu tiên về sự an toàn, nâng đỡ và giới hạn. Khi sự hiện diện ấy bị thiếu vắng – do cha bỏ đi, nghiện ngập, thờ ơ, hoặc chết sớm – đứa trẻ không chỉ mất đi một người thân mà còn mất đi điểm tựa đầu tiên để...

KHI ĐÀN ÔNG MÊ MASSAGE HƠN VỢ

  Trong một số mối quan hệ hôn nhân, không ít người vợ đau đớn khi phát hiện chồng mình có thói quen tìm đến các dịch vụ massage "happy ending". Điều này không chỉ là sự phản bội về mặt thể xác, mà còn mang đến cảm giác bị chối bỏ ở mức sâu sắc hơn: “Tại sao anh...

NHỮNG ĐỨA EM GÁI BỊ NGƯỢC ĐÃI TỪ ANH TRAI

Trong nhiều gia đình, đặc biệt là những gia đình Á Đông đặt nặng vai trò giới tính và thứ bậc, không ít cô gái lớn lên trong bóng tối của người anh trai – người được xem là “trụ cột tương lai” và thường được bênh vực vô điều kiện. Trong khi đó, những đứa em gái lại...

LIỆU PHÁP HYPNOSIS VISUALISATION TRONG TRỊ LIỆU TÂM LÝ

Hypnosis Visualisation (gợi hình trong trạng thái thôi miên) là một phương pháp trị liệu sử dụng trí tưởng tượng có hướng dẫn trong trạng thái thư giãn sâu hoặc trạng thái thôi miên nhẹ. Trong quá trình này, thân chủ được dẫn dắt tập trung vào các hình ảnh tích cực,...

NỖI SỢ Ở MỘT MÌNH

  Nỗi sợ ở một mình không đơn thuần là cảm giác cô đơn thoáng qua, mà với nhiều người trưởng thành, đó là một nỗi hoảng loạn hiện sinh – cảm giác như chính sự sống bị đe dọa khi không có ai bên cạnh. Những người sợ tách biệt khỏi gia đình, bạn đời hay người họ...