YÊU TA HAY YÊU NGƯỜI

YÊU TA HAY YÊU NGƯỜI

 

Cả hai người con gái ấy đều yêu anh. Và cả hai đều là người anh đã từng hẹn hứa khi theo đuổi. Một cô gái hiền lành, mong manh như sương mai, gia đình có điều kiện, đã đặt tình cảm và hi vọng ở bên cạnh anh suốt quãng thời gian đôi mươi của thời con gái. Một cô nàng cá tính, độc lập và trông “có vẻ mạnh mẽ”, từng trải nhưng chưa từng yêu ai sâu đậm cho đến khi gặp được anh. Và cô tin mình đã tìm được “mái nhà” cho riêng mình để cùng anh phấn đấu lập nghiệp, cùng anh chắt chiu tiền bạc cho tương lai. 

Cơn say nắng của anh đã khiến kịch bản cuộc đời của cả ba con người hoàn toàn thay đổi. Sự tham lam và không dứt khoát của anh đã khiến một người con gái buồn vì người yêu gần như không quan tâm mình nhưng cô không biết đến sự tồn tại của người kia. Và người còn lại gần như trầm cảm vì câu chuyện một bến hai thuyền, vì sự dằn vặt kẻ thứ ba, vì câu hứa đợi chờ nhưng bây giờ “chưa thể xác định” từ anh. 

Ấy vậy mà họ đều yêu anh và chờ đợi. Một người chờ anh và chỉ biết rằng anh bận tập trung vào công việc. Và một người chờ anh vì câu hứa xây đắp gia đình, để anh thu xếp chuyện với người kia để đến bên nhau đường hoàng chính thức. Thời gian trôi dần trên câu chuyện ấy, niềm tin lung lạc rồi củng cố, củng cố rồi lại lung lạc bởi những hoài nghi trong đầu cả hai người con gái nhưng cả hai đều chỉ im lặng, cố gắng chịu đựng để cho anh tập trung vào công việc. Và mọi chuyện cứ thế dậm chân tại chỗ. 

Quyền quyết định đều nằm trong tay cả ba con người nhưng họ đều không ai nói ra một lời kiên quyết. 

Riêng anh có lẽ cũng dùng dằng chẳng biết làm sao để kết thúc với một trong hai. Vì tình nghĩa, vì nợ duyên. Nên phải chăng anh muốn để mặc cho thời gian quyết định, một người ở lại và một người buông tay?

Còn hai người con gái ấy, ở độ chín của tuổi xuân, tất nhiên vẫn có những người đàn ông khác để ý đến họ và thậm chí là thương thầm đấy chứ. Nhưng liệu một trong hai hay cả hai có đủ mạnh mẽ để bước ra và biên kịch lại cho câu chuyện đời mình, bước sang một hướng mới rõ ràng hơn không? Giữa người mình thương và người thương mình, nên chọn ai? Giữa tình cảm và lý trí, nên ngả nhiều về bên nào?

Có lẽ không có câu trả lời hoàn toàn đúng hay hoàn toàn sai cho những trường hợp này. Suy cho cùng, sự chọn lựa là ở mỗi con người và mỗi lựa chọn sẽ hướng tương lai theo một kết cục khác nhau trong kịch bản cuộc đời. 

Vào thời điểm vừa đúng, người mình thương vừa đúng lúc thương lại mình. Đó là điều thực sự hạnh phúc mà ai cũng mong ước. 

Còn ở những hoàn cảnh trái ngang, tình cảm đôi khi lại trở thành sự trói buộc trong quyết định của lý trí. Sợi dây tình cảm, ngỡ mềm mà lại chặt, thế nên sự mù quáng mới xuất hiện và tạo điểm mù có khi là vĩnh viễn cho người trong cuộc, đưa họ rời xa sự sáng suốt khi dự đoán hay nhạy cảm trước tương lai, thậm chí khiến họ nguyện lòng mình sống trong ảo tưởng về tình cảm hồi đáp của đối phương, mà quên mất rằng ngày và đêm đang cuốn lấy họ lênh đênh về phía vô định bến bờ. 

Kịch bản của cuộc đời mỗi phụ nữ thường hay khó lường trước sự lựa chọn giữa lý trí và cảm xúc. Sự sáng suốt cũng giống như một món quà đã được trao, nhưng người được tặng mãi phân vân không muốn nhận và mở ra. Là người trong cuộc, đa phần không phải họ không nhìn thấu, chỉ là họ bị cảm xúc chi phối và tình nguyện tiếp tục dối lòng mà tiếp tục hành trình không rõ bến bờ ấy.

Có những thứ lún sâu thì khó gỡ, càng lún càng sâu. Chỉ có mạnh mẽ tạo một bước ngoặt, chấp nhận thực tế và nghĩ đến việc buông những gì cần phải buông thì mới có thể viết lại được kịch bản khác cho cuộc đời mình. Là phụ nữ, đánh mất bản thân mình trong một cuộc tình là tự gieo nỗi thiệt thòi cho phần đời về sau. Cả người mình thương và người thương mình, phụ nữ đều có quyền không chọn, nhưng trong vô vàn lựa chọn trong cuộc đời, thương bản thân là một điều luôn luôn phải có trong giỏ cảm xúc của mình. Đừng để một ngày nào đó phải “giật mình mới thấy thương mình xót xa” thì lúc ấy, dù cố gắng cách mấy cũng không thể chuộc lại cho mình biết bao nhiêu ngày và đêm đã phí phạm trên một nỗi tuyệt vọng có thể lường trước. 

Nếu muốn yêu một người hơn cả bản thân mình và nếu điều đó làm mình hạnh phúc hơn thì hãy chọn một người thực sự xứng đáng với tình cảm ấy. Đừng để bản thân đi từ nỗi mơ hồ này đến hồ đồ khác. 

Hạnh phúc xa tầm tay hay trong tầm tay đều do chính bản thân mình chọn lựa. Nắng có vào được phòng hay không là do chính mình muốn đóng hay mở toang cửa sổ. 

Tự do hay trói buộc?

Yêu ta hay yêu người?

Đọc giả có thể gửi bài viết, chia sẻ câu hỏi, nhu cầu tham vấn hoặc câu chuyện của bạn đến chúng tôi qua email: info@ladiesofvietnam.net, Zalo: +848 9934 4478. Chân thành cảm ơn và hẹn gặp các bạn trong những chương trình sắp tới.

 

LẠC NHIÊN

Cả hai người con gái ấy đều yêu anh. Và cả hai đều là người anh đã từng hẹn hứa khi theo đuổi. Một cô gái hiền lành, mong manh như sương mai, gia đình có điều kiện, đã đặt tình cảm và hi vọng ở bên cạnh anh suốt quãng thời gian đôi mươi của thời con gái. Một cô nàng cá tính, độc lập và trông “có vẻ mạnh mẽ”, từng trải nhưng chưa từng yêu ai sâu đậm cho đến khi gặp được anh. Và cô tin mình đã tìm được “mái nhà” cho riêng mình để cùng anh phấn đấu lập nghiệp, cùng anh chắt chiu tiền bạc cho tương lai. 

Cơn say nắng của anh đã khiến kịch bản cuộc đời của cả ba con người hoàn toàn thay đổi. Sự tham lam và không dứt khoát của anh đã khiến một người con gái buồn vì người yêu gần như không quan tâm mình nhưng cô không biết đến sự tồn tại của người kia. Và người còn lại gần như trầm cảm vì câu chuyện một bến hai thuyền, vì sự dằn vặt kẻ thứ ba, vì câu hứa đợi chờ nhưng bây giờ “chưa thể xác định” từ anh. 

Ấy vậy mà họ đều yêu anh và chờ đợi. Một người chờ anh và chỉ biết rằng anh bận tập trung vào công việc. Và một người chờ anh vì câu hứa xây đắp gia đình, để anh thu xếp chuyện với người kia để đến bên nhau đường hoàng chính thức. Thời gian trôi dần trên câu chuyện ấy, niềm tin lung lạc rồi củng cố, củng cố rồi lại lung lạc bởi những hoài nghi trong đầu cả hai người con gái nhưng cả hai đều chỉ im lặng, cố gắng chịu đựng để cho anh tập trung vào công việc. Và mọi chuyện cứ thế dậm chân tại chỗ. 

Quyền quyết định đều nằm trong tay cả ba con người nhưng họ đều không ai nói ra một lời kiên quyết. 

Riêng anh có lẽ cũng dùng dằng chẳng biết làm sao để kết thúc với một trong hai. Vì tình nghĩa, vì nợ duyên. Nên phải chăng anh muốn để mặc cho thời gian quyết định, một người ở lại và một người buông tay?

Còn hai người con gái ấy, ở độ chín của tuổi xuân, tất nhiên vẫn có những người đàn ông khác để ý đến họ và thậm chí là thương thầm đấy chứ. Nhưng liệu một trong hai hay cả hai có đủ mạnh mẽ để bước ra và biên kịch lại cho câu chuyện đời mình, bước sang một hướng mới rõ ràng hơn không? Giữa người mình thương và người thương mình, nên chọn ai? Giữa tình cảm và lý trí, nên ngả nhiều về bên nào?

Có lẽ không có câu trả lời hoàn toàn đúng hay hoàn toàn sai cho những trường hợp này. Suy cho cùng, sự chọn lựa là ở mỗi con người và mỗi lựa chọn sẽ hướng tương lai theo một kết cục khác nhau trong kịch bản cuộc đời. 

Vào thời điểm vừa đúng, người mình thương vừa đúng lúc thương lại mình. Đó là điều thực sự hạnh phúc mà ai cũng mong ước. 

Còn ở những hoàn cảnh trái ngang, tình cảm đôi khi lại trở thành sự trói buộc trong quyết định của lý trí. Sợi dây tình cảm, ngỡ mềm mà lại chặt, thế nên sự mù quáng mới xuất hiện và tạo điểm mù có khi là vĩnh viễn cho người trong cuộc, đưa họ rời xa sự sáng suốt khi dự đoán hay nhạy cảm trước tương lai, thậm chí khiến họ nguyện lòng mình sống trong ảo tưởng về tình cảm hồi đáp của đối phương, mà quên mất rằng ngày và đêm đang cuốn lấy họ lênh đênh về phía vô định bến bờ. 

Kịch bản của cuộc đời mỗi phụ nữ thường hay khó lường trước sự lựa chọn giữa lý trí và cảm xúc. Sự sáng suốt cũng giống như một món quà đã được trao, nhưng người được tặng mãi phân vân không muốn nhận và mở ra. Là người trong cuộc, đa phần không phải họ không nhìn thấu, chỉ là họ bị cảm xúc chi phối và tình nguyện tiếp tục dối lòng mà tiếp tục hành trình không rõ bến bờ ấy.

Có những thứ lún sâu thì khó gỡ, càng lún càng sâu. Chỉ có mạnh mẽ tạo một bước ngoặt, chấp nhận thực tế và nghĩ đến việc buông những gì cần phải buông thì mới có thể viết lại được kịch bản khác cho cuộc đời mình. Là phụ nữ, đánh mất bản thân mình trong một cuộc tình là tự gieo nỗi thiệt thòi cho phần đời về sau. Cả người mình thương và người thương mình, phụ nữ đều có quyền không chọn, nhưng trong vô vàn lựa chọn trong cuộc đời, thương bản thân là một điều luôn luôn phải có trong giỏ cảm xúc của mình. Đừng để một ngày nào đó phải “giật mình mới thấy thương mình xót xa” thì lúc ấy, dù cố gắng cách mấy cũng không thể chuộc lại cho mình biết bao nhiêu ngày và đêm đã phí phạm trên một nỗi tuyệt vọng có thể lường trước. 

Nếu muốn yêu một người hơn cả bản thân mình và nếu điều đó làm mình hạnh phúc hơn thì hãy chọn một người thực sự xứng đáng với tình cảm ấy. Đừng để bản thân đi từ nỗi mơ hồ này đến hồ đồ khác. 

Hạnh phúc xa tầm tay hay trong tầm tay đều do chính bản thân mình chọn lựa. Nắng có vào được phòng hay không là do chính mình muốn đóng hay mở toang cửa sổ. 

Tự do hay trói buộc?

Yêu ta hay yêu người?

Đọc giả có thể gửi bài viết, chia sẻ câu hỏi, nhu cầu tham vấn hoặc câu chuyện của bạn đến chúng tôi qua email: info@ladiesofvietnam.net, Zalo: +848 9934 4478. Chân thành cảm ơn và hẹn gặp các bạn trong những chương trình sắp tới.

 

LẠC NHIÊN

KHI ĐÀN ÔNG MÊ MASSAGE HƠN VỢ

  Trong một số mối quan hệ hôn nhân, không ít người vợ đau đớn khi phát hiện chồng mình có thói quen tìm đến các dịch vụ massage "happy ending". Điều này không chỉ là sự phản bội về mặt thể xác, mà còn mang đến cảm giác bị chối bỏ ở mức sâu sắc hơn: “Tại sao anh...

NHỮNG ĐỨA EM GÁI BỊ NGƯỢC ĐÃI TỪ ANH TRAI

Trong nhiều gia đình, đặc biệt là những gia đình Á Đông đặt nặng vai trò giới tính và thứ bậc, không ít cô gái lớn lên trong bóng tối của người anh trai – người được xem là “trụ cột tương lai” và thường được bênh vực vô điều kiện. Trong khi đó, những đứa em gái lại...

NỖI SỢ Ở MỘT MÌNH

  Nỗi sợ ở một mình không đơn thuần là cảm giác cô đơn thoáng qua, mà với nhiều người trưởng thành, đó là một nỗi hoảng loạn hiện sinh – cảm giác như chính sự sống bị đe dọa khi không có ai bên cạnh. Những người sợ tách biệt khỏi gia đình, bạn đời hay người họ...

TẠI SAO KHÔNG THOÁT RA MỐI QUAN HỆ ĐỘC HẠI?

  Trong những mối quan hệ có yếu tố thao túng và lạm dụng – dù là về cảm xúc hay thể xác – người mang đặc điểm ái kỷ thường sử dụng một chiến lược rất đặc trưng: trao rồi rút tình cảm một cách thất thường. Lúc thì vồ vập, yêu thương nồng nhiệt, khiến người kia...

NGHIỆN CỜ BẠC – HÀNH VI TỰ HỦY HOẠI IM LẶNG

Nghiện cờ bạc không đơn thuần là một thói quen xấu hay biểu hiện của sự “yếu đuối”. Nó là một dạng rối loạn hành vi, có cơ chế thần kinh và tâm lý tương tự như nghiện chất kích thích. Tuy nhiên, do thiếu hiểu biết và nhiều định kiến xã hội, cờ bạc vẫn thường bị coi là...

NHỮNG KẺ PHÁ HOẠI TỔ CHỨC CHUYÊN NGHIỆP

Trong môi trường làm việc, không khó để bắt gặp những người âm thầm hoặc công khai phá vỡ cấu trúc chung – chia rẽ nội bộ, lan truyền tin đồn, thụ động-aggressive trong công việc. Họ không hẳn là “người xấu” theo nghĩa đơn giản, mà thường là những cá nhân mang trong...

LIỆU PHÁP HỆ THỐNG GIA ĐÌNH BÊN TRONG

Liệu pháp Hệ thống Gia đình Bên trong (Internal Family Systems – IFS) là một phương pháp trị liệu tâm lý được phát triển bởi tiến sĩ Richard Schwartz vào đầu những năm 1980. Khi làm việc với thân chủ, ông nhận thấy rằng trong mỗi người không chỉ có một "cái tôi" thống...

CĂNG THẲNG CẤP TÍNH

  Căng thẳng cấp tính là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi đối diện với nguy hiểm hoặc sự kiện gây sang chấn. Ở giai đoạn này, hệ thần kinh tự động kích hoạt phản ứng chiến đấu, bỏ chạy hoặc đóng băng (fight, flight, freeze), với sự tham gia sâu của vùng PAG...

NGƯỜI LỚN ADHD VỚI CĂNG THẲNG, SANG CHẤN

Người lớn ADHD: Căng thẳng, Sang chấn và Hành trình phục hồi Người lớn có rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) thường phải đối mặt với mức căng thẳng cao hơn người điển hình và khi trải qua sang chấn, quá trình hồi phục của họ cũng phức tạp và kéo dài hơn. Điều này...

SANG CHẤN THAY ĐỔI CHÚNG TA THẾ NÀO?

Khi an toàn và là chính mình lại trở thành điều nguy hiểm Sang chấn không chỉ là những ký ức về một sự kiện đau thương; nó là cách mà toàn bộ hệ thần kinh của chúng ta học cách tồn tại trong một thế giới từng không an toàn. Với những người từng trải qua sang chấn —...

KHI ĐÀN ÔNG MÊ MASSAGE HƠN VỢ

  Trong một số mối quan hệ hôn nhân, không ít người vợ đau đớn khi phát hiện chồng mình có thói quen tìm đến các dịch vụ massage "happy ending". Điều này không chỉ là sự phản bội về mặt thể xác, mà còn mang đến cảm giác bị chối bỏ ở mức sâu sắc hơn: “Tại sao anh...

NHỮNG ĐỨA EM GÁI BỊ NGƯỢC ĐÃI TỪ ANH TRAI

Trong nhiều gia đình, đặc biệt là những gia đình Á Đông đặt nặng vai trò giới tính và thứ bậc, không ít cô gái lớn lên trong bóng tối của người anh trai – người được xem là “trụ cột tương lai” và thường được bênh vực vô điều kiện. Trong khi đó, những đứa em gái lại...

LIỆU PHÁP HYPNOSIS VISUALISATION TRONG TRỊ LIỆU TÂM LÝ

Hypnosis Visualisation (gợi hình trong trạng thái thôi miên) là một phương pháp trị liệu sử dụng trí tưởng tượng có hướng dẫn trong trạng thái thư giãn sâu hoặc trạng thái thôi miên nhẹ. Trong quá trình này, thân chủ được dẫn dắt tập trung vào các hình ảnh tích cực,...

NỖI SỢ Ở MỘT MÌNH

  Nỗi sợ ở một mình không đơn thuần là cảm giác cô đơn thoáng qua, mà với nhiều người trưởng thành, đó là một nỗi hoảng loạn hiện sinh – cảm giác như chính sự sống bị đe dọa khi không có ai bên cạnh. Những người sợ tách biệt khỏi gia đình, bạn đời hay người họ...

TẠI SAO KHÔNG THOÁT RA MỐI QUAN HỆ ĐỘC HẠI?

  Trong những mối quan hệ có yếu tố thao túng và lạm dụng – dù là về cảm xúc hay thể xác – người mang đặc điểm ái kỷ thường sử dụng một chiến lược rất đặc trưng: trao rồi rút tình cảm một cách thất thường. Lúc thì vồ vập, yêu thương nồng nhiệt, khiến người kia...

NGHIỆN CỜ BẠC – HÀNH VI TỰ HỦY HOẠI IM LẶNG

Nghiện cờ bạc không đơn thuần là một thói quen xấu hay biểu hiện của sự “yếu đuối”. Nó là một dạng rối loạn hành vi, có cơ chế thần kinh và tâm lý tương tự như nghiện chất kích thích. Tuy nhiên, do thiếu hiểu biết và nhiều định kiến xã hội, cờ bạc vẫn thường bị coi là...

NHỮNG KẺ PHÁ HOẠI TỔ CHỨC CHUYÊN NGHIỆP

Trong môi trường làm việc, không khó để bắt gặp những người âm thầm hoặc công khai phá vỡ cấu trúc chung – chia rẽ nội bộ, lan truyền tin đồn, thụ động-aggressive trong công việc. Họ không hẳn là “người xấu” theo nghĩa đơn giản, mà thường là những cá nhân mang trong...

HỘI CHỨNG MUNCHAUSEN BY PROXY

  Hội chứng Munchausen by proxy (MBP) là một rối loạn tâm thần hiếm gặp nhưng nguy hiểm, trong đó người chăm sóc – thường là mẹ – cố ý gây tổn thương thể chất hoặc tinh thần cho con cái nhằm thu hút sự quan tâm, lòng thương xót và sự ngưỡng mộ từ người khác. Hành...

LIỆU PHÁP HỆ THỐNG GIA ĐÌNH BÊN TRONG

Liệu pháp Hệ thống Gia đình Bên trong (Internal Family Systems – IFS) là một phương pháp trị liệu tâm lý được phát triển bởi tiến sĩ Richard Schwartz vào đầu những năm 1980. Khi làm việc với thân chủ, ông nhận thấy rằng trong mỗi người không chỉ có một "cái tôi" thống...

CĂNG THẲNG CẤP TÍNH

  Căng thẳng cấp tính là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi đối diện với nguy hiểm hoặc sự kiện gây sang chấn. Ở giai đoạn này, hệ thần kinh tự động kích hoạt phản ứng chiến đấu, bỏ chạy hoặc đóng băng (fight, flight, freeze), với sự tham gia sâu của vùng PAG...