AI LÀ NGƯỜI CHỦ ĐỘNG TRONG TÌNH YÊU

AI LÀ NGƯỜI CHỦ ĐỘNG TRONG TÌNH YÊU

 

Đã bao giờ bạn đặt ra câu hỏi, ai là người nên chủ động trong tình yêu?

Nhiều người luôn mặc định rằng trong một mối quan hệ, nam giới nên là người nắm quyền chủ động. Có lẽ vì đàn ông là phái mạnh, phụ nữ lại là phái yếu – cần được dựa dẫm và chở che, nên chủ động luôn là trách nhiệm thuộc về cánh mày râu. Giống như khi khiêu vũ, người đàn ông sẽ đưa tay mời người phụ nữ, sau đó dìu dắt cô theo điệu nhạc, nâng cô lên cao, rồi lại xoay mình và đỡ cô vào lòng, còn người phụ nữ cứ thế nương cậy vào người bạn nhảy của mình.

Thế nhưng, trong thời đại mới, “cọc đi tìm trâu” cũng không là điều hiếm thấy. Vốn dĩ, đàn ông và phụ nữ đều có quyền dũng cảm theo đuổi đam mê và hạnh phúc của mình. Nhân duyên đôi khi đến rất bất ngờ. Lúc gặp một ai đó tâm đầu ý hợp, nam giới hay nữ giới đều có thể chủ động bày tỏ và theo đuổi. Chần chừ, do dự chỉ để lại tiếc nuối khôn nguôi về sau.

Thuở nhỏ, tôi rất thích câu chuyện cổ tích về nàng tiên cá Ariel. Không như Bạch Tuyết hay cô công chúa ngủ trong rừng chỉ có thể nằm im một chỗ chờ bạch mã hoàng tử đến đánh thức, Ariel đã chủ động dùng giọng hát tuyệt đẹp của mình để đổi lấy cơ hội được gặp người mà cô yêu mến. Thật vậy, cuộc đời quá ngắn mà khao khát hạnh phúc lại quá dài. Chúng ta không thể chỉ biết ù lì ngồi đó, hi vọng đối phương có tình cảm với mình trước, rồi lại mòn mỏi chờ đến ngày họ đủ dũng khí để bày tỏ với mình.

Mặt khác, cây cầu lương duyên là cả hai cùng nhau bước qua, chứ không phải một người đi trước, kẻ còn lại lẽo đẽo theo sau với những suy nghĩ quẩn quanh không rõ. Cả bạn và người ấy đều cần chủ động cho tình yêu của mình. Ban đầu là chủ động nắm bắt, chinh phục. Sau này là chủ động xây đắp hạnh phúc. Không thể có một mối quan hệ mà người này độc diễn từ đầu đến cuối, còn người kia chỉ lẳng lặng làm tròn bổn phận như người một cá thể khác không hơn không kém.

Trước đây, tôi từng có mối quan hệ lằng nhằng với một người đàn ông tên T. Ban đầu là bạn bè, vì cảm thấy hợp nhau nên dần dà chúng tôi ngày càng thân nhau hơn. Thế nhưng, tôi luôn là người nắm giữ thế chủ động. Tôi tìm cách bắt chuyện, ngỏ lời gặp mặt, chọn phim để xem, chọn quán café để đến,… Còn T. không hề cho tôi một dấu hiệu nào, cũng không đưa ra một cam kết rõ ràng. 

Dần dà, tôi không ngừng tự hỏi, liệu T. có thật sự có tình cảm với mình hay không? Tôi cứ thế kiếm tìm gạch vữa để xây dựng mái nhà hạnh phúc một mình. Còn T. chỉ ngồi đó, thản nhiên nhìn tôi và nhàn nhã tận hưởng sự nỗ lực của tôi. Không ít lần tôi chạnh lòng tự hỏi, tại sao mình giống như con thiêu thân ngốc nghếch luôn lao đầu vào một mối quan hệ lập lòe như ngọn nến trước gió, dù đối phương không bao giờ bỏ ra một chút nỗ lực hay cam kết vào?

Mối quan hệ đích thực không thể xây dựng trên tình cảm đơn phương, nên sự chủ động cũng phải xuất phát từ cả hai phía. Nếu chỉ có một người chủ động thì sẽ như tôi – dần mất niềm tin vào nửa kia, cảm thấy nản chí, tủi thân, thậm chí cho rằng mình đang làm phiền người ta và phí hoài công sức. Người còn lại – giống như T., vì xuyên suốt quá trình yêu đương chẳng phải bỏ ra một chút nỗ lực, nên cũng không biết trân trọng tình cảm mà đối phương gửi gắm. Mối quan hệ cứ thế rạn rứt và đi đến đổ vỡ.

Thế nhưng, nhiều người cho rằng nữ giới chủ động sẽ trở nên “mất giá” và dập tắt mong muốn chinh phục của người đàn ông. Thực chất, người phụ nữ tự tin, biết mình muốn gì, cần gì và nắm giữ cơ hội để đạt được điều đó luôn tỏa ra sức hấp dẫn riêng. Chủ động ở đây không cần phải là những việc to tát, lố bịch. Đó có thể xuất phát từ những hành động rất nhỏ, đủ để cho thấy bạn đang “bật đèn xanh” với đối phương. Chủ động sẽ giúp bạn nhận được 50% khả năng thành công, còn trốn tránh, giấu giếm và kì kèo được mất chỉ để lại một số 0 tròn trĩnh.

Nhận và cho là quy luật tự nhiên của cuộc sống này. Hãy tưởng tượng bạn và nửa kia đang ngồi trên một chiếc thuyền – cũng là mối quan hệ của cả hai. Khi chỉ có một người bỏ ra, chiếc thuyền sẽ dồn trọng tâm về phía còn lại, dần mất đi sự cân bằng và cuối cùng là chìm đắm. Trao tặng và hồi đáp mới tạo ra sự gắn kết và giữ cho mối quan hệ được vững chắc.

Đọc giả có thể gửi chia sẻ câu hỏi, nhu cần tham vấn hoặc câu chuyện của bạn đến chúng tôi qua email: info@ladiesofvietnam.net, Zalo: +848 9934 4478. Chân thành cảm ơn và hẹn gặp các bạn trong những chương trình sắp tới.

CATHERINE

Đã bao giờ bạn đặt ra câu hỏi, ai là người nên chủ động trong tình yêu?

Nhiều người luôn mặc định rằng trong một mối quan hệ, nam giới nên là người nắm quyền chủ động. Có lẽ vì đàn ông là phái mạnh, phụ nữ lại là phái yếu – cần được dựa dẫm và chở che, nên chủ động luôn là trách nhiệm thuộc về cánh mày râu. Giống như khi khiêu vũ, người đàn ông sẽ đưa tay mời người phụ nữ, sau đó dìu dắt cô theo điệu nhạc, nâng cô lên cao, rồi lại xoay mình và đỡ cô vào lòng, còn người phụ nữ cứ thế nương cậy vào người bạn nhảy của mình.

Thế nhưng, trong thời đại mới, “cọc đi tìm trâu” cũng không là điều hiếm thấy. Vốn dĩ, đàn ông và phụ nữ đều có quyền dũng cảm theo đuổi đam mê và hạnh phúc của mình. Nhân duyên đôi khi đến rất bất ngờ. Lúc gặp một ai đó tâm đầu ý hợp, nam giới hay nữ giới đều có thể chủ động bày tỏ và theo đuổi. Chần chừ, do dự chỉ để lại tiếc nuối khôn nguôi về sau.

Thuở nhỏ, tôi rất thích câu chuyện cổ tích về nàng tiên cá Ariel. Không như Bạch Tuyết hay cô công chúa ngủ trong rừng chỉ có thể nằm im một chỗ chờ bạch mã hoàng tử đến đánh thức, Ariel đã chủ động dùng giọng hát tuyệt đẹp của mình để đổi lấy cơ hội được gặp người mà cô yêu mến. Thật vậy, cuộc đời quá ngắn mà khao khát hạnh phúc lại quá dài. Chúng ta không thể chỉ biết ù lì ngồi đó, hi vọng đối phương có tình cảm với mình trước, rồi lại mòn mỏi chờ đến ngày họ đủ dũng khí để bày tỏ với mình.

Mặt khác, cây cầu lương duyên là cả hai cùng nhau bước qua, chứ không phải một người đi trước, kẻ còn lại lẽo đẽo theo sau với những suy nghĩ quẩn quanh không rõ. Cả bạn và người ấy đều cần chủ động cho tình yêu của mình. Ban đầu là chủ động nắm bắt, chinh phục. Sau này là chủ động xây đắp hạnh phúc. Không thể có một mối quan hệ mà người này độc diễn từ đầu đến cuối, còn người kia chỉ lẳng lặng làm tròn bổn phận như người một cá thể khác không hơn không kém.

Trước đây, tôi từng có mối quan hệ lằng nhằng với một người đàn ông tên T. Ban đầu là bạn bè, vì cảm thấy hợp nhau nên dần dà chúng tôi ngày càng thân nhau hơn. Thế nhưng, tôi luôn là người nắm giữ thế chủ động. Tôi tìm cách bắt chuyện, ngỏ lời gặp mặt, chọn phim để xem, chọn quán café để đến,… Còn T. không hề cho tôi một dấu hiệu nào, cũng không đưa ra một cam kết rõ ràng. 

Dần dà, tôi không ngừng tự hỏi, liệu T. có thật sự có tình cảm với mình hay không? Tôi cứ thế kiếm tìm gạch vữa để xây dựng mái nhà hạnh phúc một mình. Còn T. chỉ ngồi đó, thản nhiên nhìn tôi và nhàn nhã tận hưởng sự nỗ lực của tôi. Không ít lần tôi chạnh lòng tự hỏi, tại sao mình giống như con thiêu thân ngốc nghếch luôn lao đầu vào một mối quan hệ lập lòe như ngọn nến trước gió, dù đối phương không bao giờ bỏ ra một chút nỗ lực hay cam kết vào?

Mối quan hệ đích thực không thể xây dựng trên tình cảm đơn phương, nên sự chủ động cũng phải xuất phát từ cả hai phía. Nếu chỉ có một người chủ động thì sẽ như tôi – dần mất niềm tin vào nửa kia, cảm thấy nản chí, tủi thân, thậm chí cho rằng mình đang làm phiền người ta và phí hoài công sức. Người còn lại – giống như T., vì xuyên suốt quá trình yêu đương chẳng phải bỏ ra một chút nỗ lực, nên cũng không biết trân trọng tình cảm mà đối phương gửi gắm. Mối quan hệ cứ thế rạn rứt và đi đến đổ vỡ.

Thế nhưng, nhiều người cho rằng nữ giới chủ động sẽ trở nên “mất giá” và dập tắt mong muốn chinh phục của người đàn ông. Thực chất, người phụ nữ tự tin, biết mình muốn gì, cần gì và nắm giữ cơ hội để đạt được điều đó luôn tỏa ra sức hấp dẫn riêng. Chủ động ở đây không cần phải là những việc to tát, lố bịch. Đó có thể xuất phát từ những hành động rất nhỏ, đủ để cho thấy bạn đang “bật đèn xanh” với đối phương. Chủ động sẽ giúp bạn nhận được 50% khả năng thành công, còn trốn tránh, giấu giếm và kì kèo được mất chỉ để lại một số 0 tròn trĩnh.

Nhận và cho là quy luật tự nhiên của cuộc sống này. Hãy tưởng tượng bạn và nửa kia đang ngồi trên một chiếc thuyền – cũng là mối quan hệ của cả hai. Khi chỉ có một người bỏ ra, chiếc thuyền sẽ dồn trọng tâm về phía còn lại, dần mất đi sự cân bằng và cuối cùng là chìm đắm. Trao tặng và hồi đáp mới tạo ra sự gắn kết và giữ cho mối quan hệ được vững chắc.

Đọc giả có thể gửi chia sẻ câu hỏi, nhu cần tham vấn hoặc câu chuyện của bạn đến chúng tôi qua email: info@ladiesofvietnam.net, Zalo: +848 9934 4478. Chân thành cảm ơn và hẹn gặp các bạn trong những chương trình sắp tới.

CATHERINE

RỐI LOẠN GẮN BÓ LO ÂU

  Gắn bó (attachment) là nhu cầu sinh tồn cốt lõi của con người, hình thành từ những năm đầu đời khi trẻ tương tác với người chăm sóc chính. Tuy nhiên, khi mối gắn bó này bị gián đoạn hoặc tổn thương – như trong trường hợp trẻ bị cha mẹ bỏ mặc cho ông bà nuôi,...

RỐI LOẠN GẮN BÓ, SANG CHẤN VÀ SINH HỌC THẦN KINH

Rối loạn gắn bó, sang chấn và sinh học thần kinh: Khi hệ thần kinh học cách sống mà không cần kết nối Gắn bó là một trong những nhu cầu cơ bản và bẩm sinh của con người. Ngay từ khi mới sinh, não bộ và hệ thần kinh đã được lập trình để tìm kiếm sự an toàn thông qua...

CƠ THỂ, NÃO BỘ VÀ SỰ GỢI NHỚ HAM MUỐN

  Phản ứng tình dục là một quá trình tinh vi, không chỉ diễn ra ở cơ quan sinh dục mà là sự cộng hưởng giữa thân thể, cảm xúc, ký ức và nhận thức. Trong nhiều trường hợp, người trưởng thành – đặc biệt là những ai từng trải qua sang chấn, trầm cảm, căng thẳng kéo...

KHI TÌNH YÊU, SỰ TÔN TRỌNG KHÔNG LÀM TA HAM MUỐN

  Tính dục không đơn thuần là phản ứng sinh học, mà là một cấu trúc tâm lý phức tạp được định hình bởi cảm xúc, trải nghiệm cá nhân, chuẩn mực xã hội và các tầng sâu của vô thức. Một hiện tượng thường bị hiểu lầm là: vì sao nhiều nam giới gặp khó khăn trong việc...

KHI CON GÁI LỚN LÊN THIẾU VẮNG CHA

  Đối với nhiều cô gái, hình ảnh người cha là hình mẫu đầu tiên về sự an toàn, nâng đỡ và giới hạn. Khi sự hiện diện ấy bị thiếu vắng – do cha bỏ đi, nghiện ngập, thờ ơ, hoặc chết sớm – đứa trẻ không chỉ mất đi một người thân mà còn mất đi điểm tựa đầu tiên để...

KHI ĐÀN ÔNG MÊ MASSAGE HƠN VỢ

  Trong một số mối quan hệ hôn nhân, không ít người vợ đau đớn khi phát hiện chồng mình có thói quen tìm đến các dịch vụ massage "happy ending". Điều này không chỉ là sự phản bội về mặt thể xác, mà còn mang đến cảm giác bị chối bỏ ở mức sâu sắc hơn: “Tại sao anh...

NHỮNG ĐỨA EM GÁI BỊ NGƯỢC ĐÃI TỪ ANH TRAI

Trong nhiều gia đình, đặc biệt là những gia đình Á Đông đặt nặng vai trò giới tính và thứ bậc, không ít cô gái lớn lên trong bóng tối của người anh trai – người được xem là “trụ cột tương lai” và thường được bênh vực vô điều kiện. Trong khi đó, những đứa em gái lại...

NỖI SỢ Ở MỘT MÌNH

  Nỗi sợ ở một mình không đơn thuần là cảm giác cô đơn thoáng qua, mà với nhiều người trưởng thành, đó là một nỗi hoảng loạn hiện sinh – cảm giác như chính sự sống bị đe dọa khi không có ai bên cạnh. Những người sợ tách biệt khỏi gia đình, bạn đời hay người họ...

HỘI CHỨNG MUNCHAUSEN BY PROXY

  Hội chứng Munchausen by proxy (MBP) là một rối loạn tâm thần hiếm gặp nhưng nguy hiểm, trong đó người chăm sóc – thường là mẹ – cố ý gây tổn thương thể chất hoặc tinh thần cho con cái nhằm thu hút sự quan tâm, lòng thương xót và sự ngưỡng mộ từ người khác. Hành...

KHI ĐÀN ÔNG “YẾU SINH LÝ” VÌ TÂM LÝ

  Tình trạng “yếu sinh lý” ở nam giới – đặc biệt là khó cương cứng hoặc xuất tinh sớm khi gần gũi với người mình yêu – thường khiến người trong cuộc cảm thấy xấu hổ, mất tự tin, thậm chí là hoang mang. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp được ghi nhận rằng người đàn...

RỐI LOẠN GẮN BÓ LO ÂU

  Gắn bó (attachment) là nhu cầu sinh tồn cốt lõi của con người, hình thành từ những năm đầu đời khi trẻ tương tác với người chăm sóc chính. Tuy nhiên, khi mối gắn bó này bị gián đoạn hoặc tổn thương – như trong trường hợp trẻ bị cha mẹ bỏ mặc cho ông bà nuôi,...

RỐI LOẠN GẮN BÓ, SANG CHẤN VÀ SINH HỌC THẦN KINH

Rối loạn gắn bó, sang chấn và sinh học thần kinh: Khi hệ thần kinh học cách sống mà không cần kết nối Gắn bó là một trong những nhu cầu cơ bản và bẩm sinh của con người. Ngay từ khi mới sinh, não bộ và hệ thần kinh đã được lập trình để tìm kiếm sự an toàn thông qua...

CƠ THỂ, NÃO BỘ VÀ SỰ GỢI NHỚ HAM MUỐN

  Phản ứng tình dục là một quá trình tinh vi, không chỉ diễn ra ở cơ quan sinh dục mà là sự cộng hưởng giữa thân thể, cảm xúc, ký ức và nhận thức. Trong nhiều trường hợp, người trưởng thành – đặc biệt là những ai từng trải qua sang chấn, trầm cảm, căng thẳng kéo...

KHI TÌNH YÊU, SỰ TÔN TRỌNG KHÔNG LÀM TA HAM MUỐN

  Tính dục không đơn thuần là phản ứng sinh học, mà là một cấu trúc tâm lý phức tạp được định hình bởi cảm xúc, trải nghiệm cá nhân, chuẩn mực xã hội và các tầng sâu của vô thức. Một hiện tượng thường bị hiểu lầm là: vì sao nhiều nam giới gặp khó khăn trong việc...

HỘI CHỨNG JEREMY – KHI TÌNH BẠN TRỞ NÊN ĐE DỌA

  Trong các mối quan hệ xã hội, đặc biệt là giữa bạn bè, chúng ta thường tin rằng tình cảm chân thành sẽ là nguồn hỗ trợ lớn lao trên hành trình phát triển cá nhân. Tuy nhiên, có những trường hợp mà chính bạn thân – người tưởng như luôn đồng hành – lại trở thành...

KHI CON GÁI LỚN LÊN THIẾU VẮNG CHA

  Đối với nhiều cô gái, hình ảnh người cha là hình mẫu đầu tiên về sự an toàn, nâng đỡ và giới hạn. Khi sự hiện diện ấy bị thiếu vắng – do cha bỏ đi, nghiện ngập, thờ ơ, hoặc chết sớm – đứa trẻ không chỉ mất đi một người thân mà còn mất đi điểm tựa đầu tiên để...

KHI ĐÀN ÔNG MÊ MASSAGE HƠN VỢ

  Trong một số mối quan hệ hôn nhân, không ít người vợ đau đớn khi phát hiện chồng mình có thói quen tìm đến các dịch vụ massage "happy ending". Điều này không chỉ là sự phản bội về mặt thể xác, mà còn mang đến cảm giác bị chối bỏ ở mức sâu sắc hơn: “Tại sao anh...

NHỮNG ĐỨA EM GÁI BỊ NGƯỢC ĐÃI TỪ ANH TRAI

Trong nhiều gia đình, đặc biệt là những gia đình Á Đông đặt nặng vai trò giới tính và thứ bậc, không ít cô gái lớn lên trong bóng tối của người anh trai – người được xem là “trụ cột tương lai” và thường được bênh vực vô điều kiện. Trong khi đó, những đứa em gái lại...

LIỆU PHÁP HYPNOSIS VISUALISATION TRONG TRỊ LIỆU TÂM LÝ

Hypnosis Visualisation (gợi hình trong trạng thái thôi miên) là một phương pháp trị liệu sử dụng trí tưởng tượng có hướng dẫn trong trạng thái thư giãn sâu hoặc trạng thái thôi miên nhẹ. Trong quá trình này, thân chủ được dẫn dắt tập trung vào các hình ảnh tích cực,...

NỖI SỢ Ở MỘT MÌNH

  Nỗi sợ ở một mình không đơn thuần là cảm giác cô đơn thoáng qua, mà với nhiều người trưởng thành, đó là một nỗi hoảng loạn hiện sinh – cảm giác như chính sự sống bị đe dọa khi không có ai bên cạnh. Những người sợ tách biệt khỏi gia đình, bạn đời hay người họ...