BẠN ĐÃ SẴN SÀNG SỐNG CHUNG

BẠN ĐÃ SẴN SÀNG SỐNG CHUNG

Bạn nghĩ rằng đã đến thời điểm thích hợp để cùng chung sống với người yêu của mình? Xin chúc mừng! Nhưng đừng quên rằng dù cho đây có phải là lần đầu tiên sống thử hay không, thì chuyển đến ở cùng nhau vẫn luôn là một vấn đề lớn, đòi hỏi cả hai phải đối mặt với rất nhiều thứ.

Nhiều cặp đôi xem việc ở chung như một phép thử để hạn chế khả năng ly hôn. Tuy nhiên, những nghiên cứu về tính khả thi của việc này lại không đưa ra kết quả thống nhất. Có chuyên gia cho rằng sống thử giúp tỷ lệ ly hôn suy giảm. Nhưng cũng có nghiên cứu chỉ ra những cặp đôi sống thử chỉ có tỷ lệ ly hôn thấp hơn vào năm đầu sau khi cưới, và mọi chuyện đâu lại vào đấy vào 5 năm sau đó.

Nói cách khác, chúng ta không nên đưa ra quyết định dựa trên những số liệu hay nghiên cứu khô khan. Để có được lựa chọn tốt nhất, bạn cần đặt ra một số yêu cầu với nửa kia, và với cả chính bản thân mình.

Nếu 14 dấu hiệu này xảy ra, bạn và người ấy đã sẵn sàng để cùng san sẻ cuộc sống với nhau.

1. Bạn biết rằng bạn là duy nhất

Không chỉ cần thiết khi ở chung mà đây còn là điều kiện tiên quyết của mọi mối quan hệ. Vị thế của đối phương thường được giải đáp dễ dàng lúc cuộc sống chung chưa bắt đầu. Nhưng một khi mối quan hệ dần trở nên quen thuộc và đi vào lối mòn, cả hai dường như trở nên khó giao tiếp với nhau hơn. 

2. Bạn biết rằng điều gì khiến bạn và người ấy sống cùng nhau

Khi chọn lựa cùng chung sống, chúng ta thường cố tạo ra những lời bào chữa cho quyết định tình cảm này của mình – bất cứ điều gì để nó trở nên hợp tình hợp lý. Thay vào đó, bạn hãy tập trung vào cảm xúc và tìm ra đâu là động lực khiến bạn muốn cùng người ấy san sẻ một mái nhà. Đó có thể là vì bạn muốn về nhà với họ sau mỗi ngày làm việc vất vả, hoặc bạn muốn cả hai cùng vượt qua những căng thẳng thường nhật bên cạnh nhau.

3. Bạn và người ấy đã bàn bạc về tương lai

Nhiều cặp đôi cho rằng chuyển đến sống chung là một bước tiến mới cho mối quan hệ. Thực chất, bạn và người yêu cần vạch ra những ý định rõ ràng cho tương lai. Cả hai không nhất thiết phải có cùng đích đến cho cuộc sống chung sau này, nhưng mỗi người cần biết đích đến của người còn lại ở đâu, và học cách chấp nhận nó.

4. Bạn không hi vọng việc sống thử sẽ thay đổi người yêu

Bạn có hi vọng người đó sẽ thay đổi sau khi sống chung như giao tiếp và thấu hiểu tốt hơn, hoặc có thêm động lực để xây dựng sự nghiệp của mình hay không? Nếu những điều mà bạn mong muốn xuất phát từ người kia nhiều hơn là từ sự gắn kết của cả hai, bạn vẫn chưa thật sự sẵn sàng để cùng đối phương chia sẻ không gian sống.

5. Bạn và người ấy từng cãi vã

Mâu thuẫn là một điều tự nhiên và không thể thiếu của mọi mối quan hệ. Đôi khi, những bất đồng sẽ giúp đôi bên hiểu nhau và dễ dàng tìm ra phương pháp hòa giải hơn. Khi đó, cả hai sẽ biết cách giải quyết vấn đề phát sinh trong quãng đường cùng chung sống sắp đến.

6. Bạn hiểu nhu cầu của mình và đối phương về không gian sống

Mỗi người sẽ có mong muốn về không gian sống khác nhau. Có người thích sở hữu không gian làm việc và thư giãn riêng, có người cảm thấy không cần thiết, có người lại sẵn sàng thay đổi và chia sẻ không gian sống của mình với người còn lại.

7. Bạn biết đâu là động lực và điểm yếu của đối phương

Hãy xác định những thứ có thể đem đến động lực, cũng như những thứ có thể đánh cắp năng lượng của bạn, đồng thời đề nghị nửa kia cùng xác định và chia sẻ với nhau. Điều này sẽ giúp cả hai hiểu hơn về những mong muốn của đối phương.

8. Bạn đồng ý giảm bớt tự do

Sống chung đem đến rất nhiều đặc quyền của hạnh phúc, nhưng cũng đòi hỏi bạn phải trả giá bằng những thứ khác, tiêu biểu nhất là sự tự do.

9. Bạn biết mình cần gì khi stress

Nhiều cặp đôi cho rằng mình đã san sẻ hầu hết thời gian với nhau. Thực chất, sống thử là một trải nghiệm hoàn toàn mới mà đôi khi, bạn sẽ không tìm được sự riêng tư mà mình mong muốn. Những lỗ hổng cảm xúc cũng vì thế mà xuất hiện.

Hãy thử xác định điều bạn cần sau một ngày tồi tệ. Bạn muốn chia sẻ và nhận lấy lời khuyên từ nửa kia, hay tìm một không gian riêng và chống chọi với nó một mình? Đáp án của bạn và người ấy có thể không giống nhau, nhưng tường tận thấu hiểu quan điểm của đối phương là điều cần thiết trước khi thật sự chia sẻ một mái nhà.

10. Bạn hiểu khả năng tài chính của đối phương

Tiền bạc có thể là một đề tài nhạy cảm nhưng vô cùng cần thiết. Vấn đề tài chính nên được giải quyết trước khi cả hai tiến đến hôn nhân. Hãy cân nhắc khi đối phương có dấu hiệu chần chừ hoặc tìm cách che giấu những khúc mắc về kinh tế.

11. Bạn lập một “dự án công việc” cho sống thử

Đã có khi nào hai bạn cùng ngồi xuống, lập ra danh sách về những trách nhiệm cần có và bàn bạc về những việc mỗi người phải làm hay chưa? Hãy nghĩ đến  “Chúng ta sẽ cùng nhau giải quyết việc này như thế nào?” thay vì tìm cách so sánh xem ai đã hi sinh, bỏ ra nhiều hơn ai.

12. Bạn biết ranh giới của cả hai

Mỗi người đều có giới hạn của riêng mình. Có cô gái sẽ nổi giận khi chàng trai vứt đồ lót bẩn trên sàn nhà tắm. Có chàng trai khó chịu khi bạn gái không tắt điện khi ra khỏi phòng. Hãy học cách thấu hiểu những ranh giới trong mối quan hệ của cả hai.

13. Trái tim mách bảo bạn đang làm đúng

Hãy lắng nghe trực giác của mình ngay cả khi bạn không thích những gì nó đang nói. Nếu trái tim bảo rằng bạn đã sẵn sàng để chuyển đến cùng với người ấy và cả hai sẽ có một khoảng thời gian tuyệt vời, đừng chần chừ nữa, hãy cứ làm thôi.

14. Bạn đã có một cuộc trò chuyện với chính mình

Khi muốn một thứ gì đó, con người thường chỉ tập trung vào những điều tích cực để hợp lý hóa cho những quyết định mang tính nhảy vọt của mình. Vì vậy, hãy thử xác định một nguy cơ rủi ro của việc sống thử. Nếu bạn không thể tìm ra lý do vững chắc để thay đổi quyết định này, nghĩa là bạn đã hoàn toàn sẵn sàng để cùng người ấy về chung một nhà.

CATHERINE

Bạn nghĩ rằng đã đến thời điểm thích hợp để cùng chung sống với người yêu của mình? Xin chúc mừng! Nhưng đừng quên rằng dù cho đây có phải là lần đầu tiên sống thử hay không, thì chuyển đến ở cùng nhau vẫn luôn là một vấn đề lớn, đòi hỏi cả hai phải đối mặt với rất nhiều thứ.

Nhiều cặp đôi xem việc ở chung như một phép thử để hạn chế khả năng ly hôn. Tuy nhiên, những nghiên cứu về tính khả thi của việc này lại không đưa ra kết quả thống nhất. Có chuyên gia cho rằng sống thử giúp tỷ lệ ly hôn suy giảm. Nhưng cũng có nghiên cứu chỉ ra những cặp đôi sống thử chỉ có tỷ lệ ly hôn thấp hơn vào năm đầu sau khi cưới, và mọi chuyện đâu lại vào đấy vào 5 năm sau đó.

Nói cách khác, chúng ta không nên đưa ra quyết định dựa trên những số liệu hay nghiên cứu khô khan. Để có được lựa chọn tốt nhất, bạn cần đặt ra một số yêu cầu với nửa kia, và với cả chính bản thân mình.

Nếu 14 dấu hiệu này xảy ra, bạn và người ấy đã sẵn sàng để cùng san sẻ cuộc sống với nhau.

1. Bạn biết rằng bạn là duy nhất

Không chỉ cần thiết khi ở chung mà đây còn là điều kiện tiên quyết của mọi mối quan hệ. Vị thế của đối phương thường được giải đáp dễ dàng lúc cuộc sống chung chưa bắt đầu. Nhưng một khi mối quan hệ dần trở nên quen thuộc và đi vào lối mòn, cả hai dường như trở nên khó giao tiếp với nhau hơn. 

2. Bạn biết rằng điều gì khiến bạn và người ấy sống cùng nhau

Khi chọn lựa cùng chung sống, chúng ta thường cố tạo ra những lời bào chữa cho quyết định tình cảm này của mình – bất cứ điều gì để nó trở nên hợp tình hợp lý. Thay vào đó, bạn hãy tập trung vào cảm xúc và tìm ra đâu là động lực khiến bạn muốn cùng người ấy san sẻ một mái nhà. Đó có thể là vì bạn muốn về nhà với họ sau mỗi ngày làm việc vất vả, hoặc bạn muốn cả hai cùng vượt qua những căng thẳng thường nhật bên cạnh nhau.

3. Bạn và người ấy đã bàn bạc về tương lai

Nhiều cặp đôi cho rằng chuyển đến sống chung là một bước tiến mới cho mối quan hệ. Thực chất, bạn và người yêu cần vạch ra những ý định rõ ràng cho tương lai. Cả hai không nhất thiết phải có cùng đích đến cho cuộc sống chung sau này, nhưng mỗi người cần biết đích đến của người còn lại ở đâu, và học cách chấp nhận nó.

4. Bạn không hi vọng việc sống thử sẽ thay đổi người yêu

Bạn có hi vọng người đó sẽ thay đổi sau khi sống chung như giao tiếp và thấu hiểu tốt hơn, hoặc có thêm động lực để xây dựng sự nghiệp của mình hay không? Nếu những điều mà bạn mong muốn xuất phát từ người kia nhiều hơn là từ sự gắn kết của cả hai, bạn vẫn chưa thật sự sẵn sàng để cùng đối phương chia sẻ không gian sống.

5. Bạn và người ấy từng cãi vã

Mâu thuẫn là một điều tự nhiên và không thể thiếu của mọi mối quan hệ. Đôi khi, những bất đồng sẽ giúp đôi bên hiểu nhau và dễ dàng tìm ra phương pháp hòa giải hơn. Khi đó, cả hai sẽ biết cách giải quyết vấn đề phát sinh trong quãng đường cùng chung sống sắp đến.

6. Bạn hiểu nhu cầu của mình và đối phương về không gian sống

Mỗi người sẽ có mong muốn về không gian sống khác nhau. Có người thích sở hữu không gian làm việc và thư giãn riêng, có người cảm thấy không cần thiết, có người lại sẵn sàng thay đổi và chia sẻ không gian sống của mình với người còn lại.

7. Bạn biết đâu là động lực và điểm yếu của đối phương

Hãy xác định những thứ có thể đem đến động lực, cũng như những thứ có thể đánh cắp năng lượng của bạn, đồng thời đề nghị nửa kia cùng xác định và chia sẻ với nhau. Điều này sẽ giúp cả hai hiểu hơn về những mong muốn của đối phương.

8. Bạn đồng ý giảm bớt tự do

Sống chung đem đến rất nhiều đặc quyền của hạnh phúc, nhưng cũng đòi hỏi bạn phải trả giá bằng những thứ khác, tiêu biểu nhất là sự tự do.

9. Bạn biết mình cần gì khi stress

Nhiều cặp đôi cho rằng mình đã san sẻ hầu hết thời gian với nhau. Thực chất, sống thử là một trải nghiệm hoàn toàn mới mà đôi khi, bạn sẽ không tìm được sự riêng tư mà mình mong muốn. Những lỗ hổng cảm xúc cũng vì thế mà xuất hiện.

Hãy thử xác định điều bạn cần sau một ngày tồi tệ. Bạn muốn chia sẻ và nhận lấy lời khuyên từ nửa kia, hay tìm một không gian riêng và chống chọi với nó một mình? Đáp án của bạn và người ấy có thể không giống nhau, nhưng tường tận thấu hiểu quan điểm của đối phương là điều cần thiết trước khi thật sự chia sẻ một mái nhà.

10. Bạn hiểu khả năng tài chính của đối phương

Tiền bạc có thể là một đề tài nhạy cảm nhưng vô cùng cần thiết. Vấn đề tài chính nên được giải quyết trước khi cả hai tiến đến hôn nhân. Hãy cân nhắc khi đối phương có dấu hiệu chần chừ hoặc tìm cách che giấu những khúc mắc về kinh tế.

11. Bạn lập một “dự án công việc” cho sống thử

Đã có khi nào hai bạn cùng ngồi xuống, lập ra danh sách về những trách nhiệm cần có và bàn bạc về những việc mỗi người phải làm hay chưa? Hãy nghĩ đến  “Chúng ta sẽ cùng nhau giải quyết việc này như thế nào?” thay vì tìm cách so sánh xem ai đã hi sinh, bỏ ra nhiều hơn ai.

12. Bạn biết ranh giới của cả hai

Mỗi người đều có giới hạn của riêng mình. Có cô gái sẽ nổi giận khi chàng trai vứt đồ lót bẩn trên sàn nhà tắm. Có chàng trai khó chịu khi bạn gái không tắt điện khi ra khỏi phòng. Hãy học cách thấu hiểu những ranh giới trong mối quan hệ của cả hai.

13. Trái tim mách bảo bạn đang làm đúng

Hãy lắng nghe trực giác của mình ngay cả khi bạn không thích những gì nó đang nói. Nếu trái tim bảo rằng bạn đã sẵn sàng để chuyển đến cùng với người ấy và cả hai sẽ có một khoảng thời gian tuyệt vời, đừng chần chừ nữa, hãy cứ làm thôi.

14. Bạn đã có một cuộc trò chuyện với chính mình

Khi muốn một thứ gì đó, con người thường chỉ tập trung vào những điều tích cực để hợp lý hóa cho những quyết định mang tính nhảy vọt của mình. Vì vậy, hãy thử xác định một nguy cơ rủi ro của việc sống thử. Nếu bạn không thể tìm ra lý do vững chắc để thay đổi quyết định này, nghĩa là bạn đã hoàn toàn sẵn sàng để cùng người ấy về chung một nhà.

CATHERINE

RỐI LOẠN GẮN BÓ LO ÂU

  Gắn bó (attachment) là nhu cầu sinh tồn cốt lõi của con người, hình thành từ những năm đầu đời khi trẻ tương tác với người chăm sóc chính. Tuy nhiên, khi mối gắn bó này bị gián đoạn hoặc tổn thương – như trong trường hợp trẻ bị cha mẹ bỏ mặc cho ông bà nuôi,...

RỐI LOẠN GẮN BÓ, SANG CHẤN VÀ SINH HỌC THẦN KINH

Rối loạn gắn bó, sang chấn và sinh học thần kinh: Khi hệ thần kinh học cách sống mà không cần kết nối Gắn bó là một trong những nhu cầu cơ bản và bẩm sinh của con người. Ngay từ khi mới sinh, não bộ và hệ thần kinh đã được lập trình để tìm kiếm sự an toàn thông qua...

CƠ THỂ, NÃO BỘ VÀ SỰ GỢI NHỚ HAM MUỐN

  Phản ứng tình dục là một quá trình tinh vi, không chỉ diễn ra ở cơ quan sinh dục mà là sự cộng hưởng giữa thân thể, cảm xúc, ký ức và nhận thức. Trong nhiều trường hợp, người trưởng thành – đặc biệt là những ai từng trải qua sang chấn, trầm cảm, căng thẳng kéo...

HỘI CHỨNG JEREMY – KHI TÌNH BẠN TRỞ NÊN ĐE DỌA

  Trong các mối quan hệ xã hội, đặc biệt là giữa bạn bè, chúng ta thường tin rằng tình cảm chân thành sẽ là nguồn hỗ trợ lớn lao trên hành trình phát triển cá nhân. Tuy nhiên, có những trường hợp mà chính bạn thân – người tưởng như luôn đồng hành – lại trở thành...

KHI CON GÁI LỚN LÊN THIẾU VẮNG CHA

  Đối với nhiều cô gái, hình ảnh người cha là hình mẫu đầu tiên về sự an toàn, nâng đỡ và giới hạn. Khi sự hiện diện ấy bị thiếu vắng – do cha bỏ đi, nghiện ngập, thờ ơ, hoặc chết sớm – đứa trẻ không chỉ mất đi một người thân mà còn mất đi điểm tựa đầu tiên để...

KHI ĐÀN ÔNG MÊ MASSAGE HƠN VỢ

  Trong một số mối quan hệ hôn nhân, không ít người vợ đau đớn khi phát hiện chồng mình có thói quen tìm đến các dịch vụ massage "happy ending". Điều này không chỉ là sự phản bội về mặt thể xác, mà còn mang đến cảm giác bị chối bỏ ở mức sâu sắc hơn: “Tại sao anh...

NHỮNG ĐỨA EM GÁI BỊ NGƯỢC ĐÃI TỪ ANH TRAI

Trong nhiều gia đình, đặc biệt là những gia đình Á Đông đặt nặng vai trò giới tính và thứ bậc, không ít cô gái lớn lên trong bóng tối của người anh trai – người được xem là “trụ cột tương lai” và thường được bênh vực vô điều kiện. Trong khi đó, những đứa em gái lại...

NỖI SỢ Ở MỘT MÌNH

  Nỗi sợ ở một mình không đơn thuần là cảm giác cô đơn thoáng qua, mà với nhiều người trưởng thành, đó là một nỗi hoảng loạn hiện sinh – cảm giác như chính sự sống bị đe dọa khi không có ai bên cạnh. Những người sợ tách biệt khỏi gia đình, bạn đời hay người họ...

TẠI SAO KHÔNG THOÁT RA MỐI QUAN HỆ ĐỘC HẠI?

  Trong những mối quan hệ có yếu tố thao túng và lạm dụng – dù là về cảm xúc hay thể xác – người mang đặc điểm ái kỷ thường sử dụng một chiến lược rất đặc trưng: trao rồi rút tình cảm một cách thất thường. Lúc thì vồ vập, yêu thương nồng nhiệt, khiến người kia...

NHỮNG KẺ PHÁ HOẠI TỔ CHỨC CHUYÊN NGHIỆP

Trong môi trường làm việc, không khó để bắt gặp những người âm thầm hoặc công khai phá vỡ cấu trúc chung – chia rẽ nội bộ, lan truyền tin đồn, thụ động-aggressive trong công việc. Họ không hẳn là “người xấu” theo nghĩa đơn giản, mà thường là những cá nhân mang trong...

RỐI LOẠN GẮN BÓ LO ÂU

  Gắn bó (attachment) là nhu cầu sinh tồn cốt lõi của con người, hình thành từ những năm đầu đời khi trẻ tương tác với người chăm sóc chính. Tuy nhiên, khi mối gắn bó này bị gián đoạn hoặc tổn thương – như trong trường hợp trẻ bị cha mẹ bỏ mặc cho ông bà nuôi,...

RỐI LOẠN GẮN BÓ, SANG CHẤN VÀ SINH HỌC THẦN KINH

Rối loạn gắn bó, sang chấn và sinh học thần kinh: Khi hệ thần kinh học cách sống mà không cần kết nối Gắn bó là một trong những nhu cầu cơ bản và bẩm sinh của con người. Ngay từ khi mới sinh, não bộ và hệ thần kinh đã được lập trình để tìm kiếm sự an toàn thông qua...

CƠ THỂ, NÃO BỘ VÀ SỰ GỢI NHỚ HAM MUỐN

  Phản ứng tình dục là một quá trình tinh vi, không chỉ diễn ra ở cơ quan sinh dục mà là sự cộng hưởng giữa thân thể, cảm xúc, ký ức và nhận thức. Trong nhiều trường hợp, người trưởng thành – đặc biệt là những ai từng trải qua sang chấn, trầm cảm, căng thẳng kéo...

KHI TÌNH YÊU, SỰ TÔN TRỌNG KHÔNG LÀM TA HAM MUỐN

  Tính dục không đơn thuần là phản ứng sinh học, mà là một cấu trúc tâm lý phức tạp được định hình bởi cảm xúc, trải nghiệm cá nhân, chuẩn mực xã hội và các tầng sâu của vô thức. Một hiện tượng thường bị hiểu lầm là: vì sao nhiều nam giới gặp khó khăn trong việc...

HỘI CHỨNG JEREMY – KHI TÌNH BẠN TRỞ NÊN ĐE DỌA

  Trong các mối quan hệ xã hội, đặc biệt là giữa bạn bè, chúng ta thường tin rằng tình cảm chân thành sẽ là nguồn hỗ trợ lớn lao trên hành trình phát triển cá nhân. Tuy nhiên, có những trường hợp mà chính bạn thân – người tưởng như luôn đồng hành – lại trở thành...

KHI CON GÁI LỚN LÊN THIẾU VẮNG CHA

  Đối với nhiều cô gái, hình ảnh người cha là hình mẫu đầu tiên về sự an toàn, nâng đỡ và giới hạn. Khi sự hiện diện ấy bị thiếu vắng – do cha bỏ đi, nghiện ngập, thờ ơ, hoặc chết sớm – đứa trẻ không chỉ mất đi một người thân mà còn mất đi điểm tựa đầu tiên để...

KHI ĐÀN ÔNG MÊ MASSAGE HƠN VỢ

  Trong một số mối quan hệ hôn nhân, không ít người vợ đau đớn khi phát hiện chồng mình có thói quen tìm đến các dịch vụ massage "happy ending". Điều này không chỉ là sự phản bội về mặt thể xác, mà còn mang đến cảm giác bị chối bỏ ở mức sâu sắc hơn: “Tại sao anh...

NHỮNG ĐỨA EM GÁI BỊ NGƯỢC ĐÃI TỪ ANH TRAI

Trong nhiều gia đình, đặc biệt là những gia đình Á Đông đặt nặng vai trò giới tính và thứ bậc, không ít cô gái lớn lên trong bóng tối của người anh trai – người được xem là “trụ cột tương lai” và thường được bênh vực vô điều kiện. Trong khi đó, những đứa em gái lại...

LIỆU PHÁP HYPNOSIS VISUALISATION TRONG TRỊ LIỆU TÂM LÝ

Hypnosis Visualisation (gợi hình trong trạng thái thôi miên) là một phương pháp trị liệu sử dụng trí tưởng tượng có hướng dẫn trong trạng thái thư giãn sâu hoặc trạng thái thôi miên nhẹ. Trong quá trình này, thân chủ được dẫn dắt tập trung vào các hình ảnh tích cực,...

NỖI SỢ Ở MỘT MÌNH

  Nỗi sợ ở một mình không đơn thuần là cảm giác cô đơn thoáng qua, mà với nhiều người trưởng thành, đó là một nỗi hoảng loạn hiện sinh – cảm giác như chính sự sống bị đe dọa khi không có ai bên cạnh. Những người sợ tách biệt khỏi gia đình, bạn đời hay người họ...