CHÊNH VÊNH LÀ CHUYỆN NHỎ

CHÊNH VÊNH LÀ CHUYỆN NHỎ

 

Có rất nhiều buổi sáng, nắng đã lên xanh nhưng không muốn thức dậy, không muốn làm bất cứ điều gì. Có rất nhiều đêm đã rất khuya nhưng vẫn thao thức, trở trăn không cách nào chợp mắt. Bây giờ, người ta hay gọi đó là cảm giác chênh vênh, lưng chừng. 

Chênh vênh nhan nhản nhiều độ tuổi: 20, 22, 25, 29… Những con số đánh dấu những cột mốc chuyển mình. Lúc hoang mang về công việc, tương lai khi gần tốt nghiệp, khi ra trường loay hoay với những tờ đơn xin việc, khi đã trải qua vài lần nhảy việc và kém may mắn bị tổn thương vì tình cảm, khi bước gần đến tuổi ba mươi mà bức tranh tương lai gần cũng như xa chưa rõ nét… Và còn rất nhiều những “chênh vênh” khác hoặc tương tự như thế. 

Theo góc nhìn của cá nhân, tôi cho rằng chênh vênh chuyện thường của đời người hậu thành niên. Bởi vì nếu theo định nghĩa của chênh vênh là cảm giác loay hoay không biết làm gì tiếp theo, không muốn làm bất kì điều gì, bất an, không vững vàng thì mô tả đó sẽ không chỉ có mặt ở con số 20, 22, 25, 29 mà nó có thể xuất hiện ở bất kỳ thời điểm nào, khi bất kì ai trong chúng ta gặp khó khăn, trở ngại hay thất bại trong công việc, tình cảm, mối quan hệ, cuộc sống… 

Và thậm chí khi thành công, người ta cũng sẽ chênh vênh vì lúc đó, thứ họ mang vác trên vai không đơn thuần chỉ là mục tiêu thành công ban đầu nữa, mà sẽ là trách nhiệm để duy trì và phát triển thành tựu đó, bởi lúc đó việc thất bại đã không chỉ ảnh hưởng đến đời sống của một cá nhân nữa. 

Kể cả khi chúng ta lớn tuổi dần, cảm giác này cũng sẽ tái diễn. Chỉ khác ở chỗ khi đó chúng ta đã đủ trải nghiệm để đối mặt một cách bình tĩnh, thản nhiên hơn với những thất vọng và giữa các lựa chọn. 

Lấy ví dụ ở độ tuổi hai mươi, nhiều bạn trẻ hoang mang không biết làm gì sau khi ra trường, không biết mình có khả năng gì, sợ không làm được việc. Tại sao bạn không nghĩ rằng mình nên có một công việc trước đã và trải nghiệm nó. Mình hãy tạm ngừng suy nghĩ phải làm việc mình thích thì mới toàn tâm, toàn ý. Bởi khi vẫn chưa xác định được mình thích cái gì thì càng suy nghĩ chỉ càng thấy mông lung về tương lai. Có người mất cả mười năm để tìm được việc mình thích cơ mà, chỉ mới ra trường thôi thì đừng mất giờ để “chênh vênh”. Thay vì ngồi hoang mang, nghĩ ngợi rồi bị nhấn chìm vào suy nghĩ bản thân vô dụng, tệ hại, so sánh với người khác, rồi tiêu cực, tự kỉ thì hãy bắt đầu ngay một công việc để biết thực tế chạm vào người như thế nào. Lúc đấy, bản thân sẽ biết mình có khả năng gì và thiếu hụt điều gì để bổ khuyết. 

Không ai trong chúng ta tránh được chênh vênh vì làm gì có ai trên đời này có được một cuộc đời mỹ mãn, làm gì cũng thuận lợi 100%. Đời người vốn đã mặc định sẽ trải qua biến cố – trải qua hoang mang – rồi mới trưởng thành. Khi tiêm vào suy nghĩ về sự chênh vênh của từng độ tuổi, phải chăng chính chúng ta đã và đang làm phức tạp hoá một cuộc sống vốn dĩ đã đủ phức tạp sẵn rồi?

Chênh vênh là một gia vị của đời sống. Nhưng nêm quá tay một gia vị nào đó sẽ khiến người nấu chỉ muốn vứt bỏ món ăn cuộc đời mà thôi. Càng phát tán những chênh vênh sẽ càng làm bản thân chìm sâu trong yếu đuối vô vọng, trong khi nó vốn chỉ là một điều thường gặp trong cuộc đời. Cuộc sống vận hành ngoài thực tế bằng hành động chứ không phải trên suy nghĩ tiêu cực hay trí tưởng tượng.  

Tại sao chúng ta lại cố sắm một vai trong vở kịch cuộc đời mà không chọn làm đạo diễn cho nó? Khả năng của con người là vô tận nhưng nếu chính con người tự đóng khung, giới hạn khả năng của mình thì cái vô tận đó sau cùng cũng biến mất. 

Chênh vênh sẽ chỉ là chuyện nhỏ khi chúng ta bồi đắp suy nghĩ tích cực, chơi cùng với những người tích cực. Dần dà sẽ học được cách chấp nhận biến cố và vượt qua nó. 

Chênh vênh là một điều tất yếu của cuộc sống. Rơi vào trạng thái chênh vênh là điều dễ hiểu khi va vấp, nhưng nếu tiếp tục để những chênh vênh cắm rễ thì đó lựa chọn thỏa hiệp làm một con rối cho cuộc đời giật dây.

LẠC NHIÊN 

Có rất nhiều buổi sáng, nắng đã lên xanh nhưng không muốn thức dậy, không muốn làm bất cứ điều gì. Có rất nhiều đêm đã rất khuya nhưng vẫn thao thức, trở trăn không cách nào chợp mắt. Bây giờ, người ta hay gọi đó là cảm giác chênh vênh, lưng chừng. 

Chênh vênh nhan nhản nhiều độ tuổi: 20, 22, 25, 29… Những con số đánh dấu những cột mốc chuyển mình. Lúc hoang mang về công việc, tương lai khi gần tốt nghiệp, khi ra trường loay hoay với những tờ đơn xin việc, khi đã trải qua vài lần nhảy việc và kém may mắn bị tổn thương vì tình cảm, khi bước gần đến tuổi ba mươi mà bức tranh tương lai gần cũng như xa chưa rõ nét… Và còn rất nhiều những “chênh vênh” khác hoặc tương tự như thế. 

Theo góc nhìn của cá nhân, tôi cho rằng chênh vênh chuyện thường của đời người hậu thành niên. Bởi vì nếu theo định nghĩa của chênh vênh là cảm giác loay hoay không biết làm gì tiếp theo, không muốn làm bất kì điều gì, bất an, không vững vàng thì mô tả đó sẽ không chỉ có mặt ở con số 20, 22, 25, 29 mà nó có thể xuất hiện ở bất kỳ thời điểm nào, khi bất kì ai trong chúng ta gặp khó khăn, trở ngại hay thất bại trong công việc, tình cảm, mối quan hệ, cuộc sống… 

Và thậm chí khi thành công, người ta cũng sẽ chênh vênh vì lúc đó, thứ họ mang vác trên vai không đơn thuần chỉ là mục tiêu thành công ban đầu nữa, mà sẽ là trách nhiệm để duy trì và phát triển thành tựu đó, bởi lúc đó việc thất bại đã không chỉ ảnh hưởng đến đời sống của một cá nhân nữa. 

Kể cả khi chúng ta lớn tuổi dần, cảm giác này cũng sẽ tái diễn. Chỉ khác ở chỗ khi đó chúng ta đã đủ trải nghiệm để đối mặt một cách bình tĩnh, thản nhiên hơn với những thất vọng và giữa các lựa chọn. 

Lấy ví dụ ở độ tuổi hai mươi, nhiều bạn trẻ hoang mang không biết làm gì sau khi ra trường, không biết mình có khả năng gì, sợ không làm được việc. Tại sao bạn không nghĩ rằng mình nên có một công việc trước đã và trải nghiệm nó. Mình hãy tạm ngừng suy nghĩ phải làm việc mình thích thì mới toàn tâm, toàn ý. Bởi khi vẫn chưa xác định được mình thích cái gì thì càng suy nghĩ chỉ càng thấy mông lung về tương lai. Có người mất cả mười năm để tìm được việc mình thích cơ mà, chỉ mới ra trường thôi thì đừng mất giờ để “chênh vênh”. Thay vì ngồi hoang mang, nghĩ ngợi rồi bị nhấn chìm vào suy nghĩ bản thân vô dụng, tệ hại, so sánh với người khác, rồi tiêu cực, tự kỉ thì hãy bắt đầu ngay một công việc để biết thực tế chạm vào người như thế nào. Lúc đấy, bản thân sẽ biết mình có khả năng gì và thiếu hụt điều gì để bổ khuyết. 

Không ai trong chúng ta tránh được chênh vênh vì làm gì có ai trên đời này có được một cuộc đời mỹ mãn, làm gì cũng thuận lợi 100%. Đời người vốn đã mặc định sẽ trải qua biến cố – trải qua hoang mang – rồi mới trưởng thành. Khi tiêm vào suy nghĩ về sự chênh vênh của từng độ tuổi, phải chăng chính chúng ta đã và đang làm phức tạp hoá một cuộc sống vốn dĩ đã đủ phức tạp sẵn rồi?

Chênh vênh là một gia vị của đời sống. Nhưng nêm quá tay một gia vị nào đó sẽ khiến người nấu chỉ muốn vứt bỏ món ăn cuộc đời mà thôi. Càng phát tán những chênh vênh sẽ càng làm bản thân chìm sâu trong yếu đuối vô vọng, trong khi nó vốn chỉ là một điều thường gặp trong cuộc đời. Cuộc sống vận hành ngoài thực tế bằng hành động chứ không phải trên suy nghĩ tiêu cực hay trí tưởng tượng.  

Tại sao chúng ta lại cố sắm một vai trong vở kịch cuộc đời mà không chọn làm đạo diễn cho nó? Khả năng của con người là vô tận nhưng nếu chính con người tự đóng khung, giới hạn khả năng của mình thì cái vô tận đó sau cùng cũng biến mất. 

Chênh vênh sẽ chỉ là chuyện nhỏ khi chúng ta bồi đắp suy nghĩ tích cực, chơi cùng với những người tích cực. Dần dà sẽ học được cách chấp nhận biến cố và vượt qua nó. 

Chênh vênh là một điều tất yếu của cuộc sống. Rơi vào trạng thái chênh vênh là điều dễ hiểu khi va vấp, nhưng nếu tiếp tục để những chênh vênh cắm rễ thì đó lựa chọn thỏa hiệp làm một con rối cho cuộc đời giật dây.

LẠC NHIÊN 

RỐI LOẠN GẮN BÓ LO ÂU

  Gắn bó (attachment) là nhu cầu sinh tồn cốt lõi của con người, hình thành từ những năm đầu đời khi trẻ tương tác với người chăm sóc chính. Tuy nhiên, khi mối gắn bó này bị gián đoạn hoặc tổn thương – như trong trường hợp trẻ bị cha mẹ bỏ mặc cho ông bà nuôi,...

RỐI LOẠN GẮN BÓ, SANG CHẤN VÀ SINH HỌC THẦN KINH

Rối loạn gắn bó, sang chấn và sinh học thần kinh: Khi hệ thần kinh học cách sống mà không cần kết nối Gắn bó là một trong những nhu cầu cơ bản và bẩm sinh của con người. Ngay từ khi mới sinh, não bộ và hệ thần kinh đã được lập trình để tìm kiếm sự an toàn thông qua...

CƠ THỂ, NÃO BỘ VÀ SỰ GỢI NHỚ HAM MUỐN

  Phản ứng tình dục là một quá trình tinh vi, không chỉ diễn ra ở cơ quan sinh dục mà là sự cộng hưởng giữa thân thể, cảm xúc, ký ức và nhận thức. Trong nhiều trường hợp, người trưởng thành – đặc biệt là những ai từng trải qua sang chấn, trầm cảm, căng thẳng kéo...

HỘI CHỨNG JEREMY – KHI TÌNH BẠN TRỞ NÊN ĐE DỌA

  Trong các mối quan hệ xã hội, đặc biệt là giữa bạn bè, chúng ta thường tin rằng tình cảm chân thành sẽ là nguồn hỗ trợ lớn lao trên hành trình phát triển cá nhân. Tuy nhiên, có những trường hợp mà chính bạn thân – người tưởng như luôn đồng hành – lại trở thành...

KHI CON GÁI LỚN LÊN THIẾU VẮNG CHA

  Đối với nhiều cô gái, hình ảnh người cha là hình mẫu đầu tiên về sự an toàn, nâng đỡ và giới hạn. Khi sự hiện diện ấy bị thiếu vắng – do cha bỏ đi, nghiện ngập, thờ ơ, hoặc chết sớm – đứa trẻ không chỉ mất đi một người thân mà còn mất đi điểm tựa đầu tiên để...

KHI ĐÀN ÔNG MÊ MASSAGE HƠN VỢ

  Trong một số mối quan hệ hôn nhân, không ít người vợ đau đớn khi phát hiện chồng mình có thói quen tìm đến các dịch vụ massage "happy ending". Điều này không chỉ là sự phản bội về mặt thể xác, mà còn mang đến cảm giác bị chối bỏ ở mức sâu sắc hơn: “Tại sao anh...

NHỮNG ĐỨA EM GÁI BỊ NGƯỢC ĐÃI TỪ ANH TRAI

Trong nhiều gia đình, đặc biệt là những gia đình Á Đông đặt nặng vai trò giới tính và thứ bậc, không ít cô gái lớn lên trong bóng tối của người anh trai – người được xem là “trụ cột tương lai” và thường được bênh vực vô điều kiện. Trong khi đó, những đứa em gái lại...

NỖI SỢ Ở MỘT MÌNH

  Nỗi sợ ở một mình không đơn thuần là cảm giác cô đơn thoáng qua, mà với nhiều người trưởng thành, đó là một nỗi hoảng loạn hiện sinh – cảm giác như chính sự sống bị đe dọa khi không có ai bên cạnh. Những người sợ tách biệt khỏi gia đình, bạn đời hay người họ...

TẠI SAO KHÔNG THOÁT RA MỐI QUAN HỆ ĐỘC HẠI?

  Trong những mối quan hệ có yếu tố thao túng và lạm dụng – dù là về cảm xúc hay thể xác – người mang đặc điểm ái kỷ thường sử dụng một chiến lược rất đặc trưng: trao rồi rút tình cảm một cách thất thường. Lúc thì vồ vập, yêu thương nồng nhiệt, khiến người kia...

NHỮNG KẺ PHÁ HOẠI TỔ CHỨC CHUYÊN NGHIỆP

Trong môi trường làm việc, không khó để bắt gặp những người âm thầm hoặc công khai phá vỡ cấu trúc chung – chia rẽ nội bộ, lan truyền tin đồn, thụ động-aggressive trong công việc. Họ không hẳn là “người xấu” theo nghĩa đơn giản, mà thường là những cá nhân mang trong...

NGƯỜI YÊU DỰ BỊ

Không ai sinh ra đã muốn làm “người yêu dự bị”, nhưng nhiều người lại rơi vào vai trò ấy một cách vô thức, thậm chí lặp lại nó trong nhiều mối quan hệ khác nhau. Họ không chủ đích yêu người có đôi, cũng chẳng mưu cầu việc mãi đứng phía sau, chịu đựng, nhường nhịn và...

RỐI LOẠN GẮN BÓ LO ÂU

  Gắn bó (attachment) là nhu cầu sinh tồn cốt lõi của con người, hình thành từ những năm đầu đời khi trẻ tương tác với người chăm sóc chính. Tuy nhiên, khi mối gắn bó này bị gián đoạn hoặc tổn thương – như trong trường hợp trẻ bị cha mẹ bỏ mặc cho ông bà nuôi,...

RỐI LOẠN GẮN BÓ, SANG CHẤN VÀ SINH HỌC THẦN KINH

Rối loạn gắn bó, sang chấn và sinh học thần kinh: Khi hệ thần kinh học cách sống mà không cần kết nối Gắn bó là một trong những nhu cầu cơ bản và bẩm sinh của con người. Ngay từ khi mới sinh, não bộ và hệ thần kinh đã được lập trình để tìm kiếm sự an toàn thông qua...

CƠ THỂ, NÃO BỘ VÀ SỰ GỢI NHỚ HAM MUỐN

  Phản ứng tình dục là một quá trình tinh vi, không chỉ diễn ra ở cơ quan sinh dục mà là sự cộng hưởng giữa thân thể, cảm xúc, ký ức và nhận thức. Trong nhiều trường hợp, người trưởng thành – đặc biệt là những ai từng trải qua sang chấn, trầm cảm, căng thẳng kéo...

KHI TÌNH YÊU, SỰ TÔN TRỌNG KHÔNG LÀM TA HAM MUỐN

  Tính dục không đơn thuần là phản ứng sinh học, mà là một cấu trúc tâm lý phức tạp được định hình bởi cảm xúc, trải nghiệm cá nhân, chuẩn mực xã hội và các tầng sâu của vô thức. Một hiện tượng thường bị hiểu lầm là: vì sao nhiều nam giới gặp khó khăn trong việc...

HỘI CHỨNG JEREMY – KHI TÌNH BẠN TRỞ NÊN ĐE DỌA

  Trong các mối quan hệ xã hội, đặc biệt là giữa bạn bè, chúng ta thường tin rằng tình cảm chân thành sẽ là nguồn hỗ trợ lớn lao trên hành trình phát triển cá nhân. Tuy nhiên, có những trường hợp mà chính bạn thân – người tưởng như luôn đồng hành – lại trở thành...

KHI CON GÁI LỚN LÊN THIẾU VẮNG CHA

  Đối với nhiều cô gái, hình ảnh người cha là hình mẫu đầu tiên về sự an toàn, nâng đỡ và giới hạn. Khi sự hiện diện ấy bị thiếu vắng – do cha bỏ đi, nghiện ngập, thờ ơ, hoặc chết sớm – đứa trẻ không chỉ mất đi một người thân mà còn mất đi điểm tựa đầu tiên để...

KHI ĐÀN ÔNG MÊ MASSAGE HƠN VỢ

  Trong một số mối quan hệ hôn nhân, không ít người vợ đau đớn khi phát hiện chồng mình có thói quen tìm đến các dịch vụ massage "happy ending". Điều này không chỉ là sự phản bội về mặt thể xác, mà còn mang đến cảm giác bị chối bỏ ở mức sâu sắc hơn: “Tại sao anh...

NHỮNG ĐỨA EM GÁI BỊ NGƯỢC ĐÃI TỪ ANH TRAI

Trong nhiều gia đình, đặc biệt là những gia đình Á Đông đặt nặng vai trò giới tính và thứ bậc, không ít cô gái lớn lên trong bóng tối của người anh trai – người được xem là “trụ cột tương lai” và thường được bênh vực vô điều kiện. Trong khi đó, những đứa em gái lại...

LIỆU PHÁP HYPNOSIS VISUALISATION TRONG TRỊ LIỆU TÂM LÝ

Hypnosis Visualisation (gợi hình trong trạng thái thôi miên) là một phương pháp trị liệu sử dụng trí tưởng tượng có hướng dẫn trong trạng thái thư giãn sâu hoặc trạng thái thôi miên nhẹ. Trong quá trình này, thân chủ được dẫn dắt tập trung vào các hình ảnh tích cực,...