CÓ NHỮNG ĐIỀU CHỈ GIẤU Ở TRONG TIM

CÓ NHỮNG ĐIỀU CHỈ GIẤU Ở TRONG TIM

 

Chị gọi cho tôi vào lúc nửa đêm và bảo là muốn nói chuyện phím. Tôi dư hiểu rằng không phải khơi khơi mà chị gọi cho tôi như thế. Nhưng nếu chị không chủ động nói ra thì tôi cũng không muốn đề cập đến vấn đề của chị. Và chúng tôi nói về thời tiết, về những dự định mới, than vãn một số điều về nhân sinh, rồi chọc ghẹo nhau cười… 

Người ta khó mà dốc cạn nỗi niềm khi mà trong lòng cũng đang rối bời, không biết kể từ đâu, không biết sắp xếp như thế nào những nếp lòng đang bày ra một cách ngổn ngang và phiền quấy. Hoặc người ta sợ phơi bày cho người khác những điều thật sự đang diễn ra đằng sau cánh cửa mang tên “nụ cười mạng xã hội”. 

Những lúc đấy, người ta chỉ cần lắng nghe một người nói chuyện, lắng nghe những thanh âm xôn xao để xao nhãng câu chuyện ở hiện tại của mình. Gọi là trốn tránh cũng được, vì có những lúc bế tắc hay tuyệt vọng quá, người ta thật sự không dám đối diện với những điều “chỉ có thể giấu ở trong tim”. 

Tôi nhớ rất rõ đã từng nhìn thấy mẹ lặng lẽ khóc và ghi những dòng chữ bằng phấn trắng vào chiếc tủ gỗ của mình: Buồn quá! Có những nỗi buồn không thể nói ra.

Nhưng tôi chỉ hiểu được câu nói và những giọt nước mắt đó của mẹ vào ngày tôi bắt đầu có những điều chỉ có thể giấu ở trong tim.

Ai cũng có những điều chỉ muốn giấu nhẹm đi như thế. 

Đó có thể là những uất ức, nghẹn ngào không thể giải bày hoặc có giải bày cũng không chắc người khác có thể hiểu được. 

Đó có thể là những mặc cảm, những sai lầm, những ăn năn dày vò từ ngày tháng năm này sang ngày tháng năm khác, đằng đẵng một đời người. Họ không nói vì muốn bảo vệ hình tượng bên ngoài của chính mình. Nói ra nghĩa là phá vỡ những hảo vọng và nụ cười ngọt ngào, lấp lánh, hạnh phúc đã được tung hô bởi rất nhiều người đang nhìn họ với ánh mắt đầy ngưỡng mộ, ca tụng. 

Thế nên luôn có một thực thể cô đơn tồn tại trong mỗi người chúng ta vì những điều chỉ có thể giấu ở trong tim thế này.

Có những điều tôi muốn kể nhưng chẳng biết kể với ai, hoặc giả kể ra rồi quyết định cũng vẫn chỉ là của riêng mình. Thậm chí, trong câu chuyện đó, mình biết rõ được, khi mình kể ra thì họ sẽ khuyên mình như thế nào. Lí trí của bản thân rõ ràng đã hiểu một cách rạch ròi như lời khuyên của người khác nhưng cuối cùng lại nương vào cảm xúc để quyết định thì chỉ còn cách giấu đi cho khỏi phải đối diện với quá nhiều câu hỏi. 

Vì những điều chỉ có thể giấu đi thế này, phải chăng chúng ta nên cố gắng tử tế với nhau, vì chúng ta không thể chia sẻ những điều mà người đối diện của mình phải đối mặt với chính bản thân họ hằng đêm. Những thứ đã khiến bản tính “ban ngày” của họ thay đổi. 

Tất cả chúng ta đều nhìn thấy những cọc cằn thô lỗ của một người nhưng có mấy ai biết rằng họ có một quá khứ “kể chẳng ai tin”. Chúng ta sẽ nghĩ đó một bộ phim mà biên kịch đã cố nhét hết vào đó những điều bi thương, đến nỗi người ta không cách nào tin được rằng tất cả những điều đó lại có thể xảy ra trên cùng một cuộc đời. 

Tất cả chúng ta đều nhìn thấy sự mạnh mẽ của một người phụ nữ nhưng chẳng mấy ai hiểu được nguồn cơn của sự mạnh mẽ đó. Nên đôi khi một câu nói vô tình “Đàn bà, con gái gì mà như đàn ông” sẽ có thể làm tổn thương đến họ. 

Ai cũng có lí lẽ để bảo vệ những điều của riêng mình. Ai cũng là những kẻ cô đơn hoặc đối mặt với những nỗi cô đơn của mình khi học cách trưởng thành, khi va vấp, khi lầm lỗi… 

Chúng ta không thể khuyên họ rằng họ phải tâm sự những điều trong lòng để người khác biết mà giúp. Bởi vì che giấu luôn là một trong những biện pháp người ta chọn lựa để bảo vệ bản thân mình. 

Nên có lẽ tử tế là điều duy nhất chúng ta có thể làm để giúp họ xoa dịu đi những điều họ đang đối mặt mà không thể phân bua. Và cũng là để xoa dịu cho chính bản thân mình, vì những điều bực tức chỉ làm nặng nề thêm cảm xúc và cơ thể. Không phải là mình đang đau khổ sẽ đồng nghĩa với việc cả thế giới ngoài kia cũng đều có thù oán với mình.

Sự tử tế trong giao tiếp, trong hành động sẽ làm đơn giản hóa cuộc sống phức tạp này và con người chúng ta sẽ dễ “chạm” vào nhau hơn là những cái nhìn dửng dưng trong phố thị bây giờ. Nếu có thể, xin hãy nhấc máy khi bất thình lình nhận được một cuộc gọi từ một ai đó là bạn bè, người thân của mình, bởi những lúc ấy, họ đang thực sự cần bạn. 

LẠC NHIÊN

Chị gọi cho tôi vào lúc nửa đêm và bảo là muốn nói chuyện phím. Tôi dư hiểu rằng không phải khơi khơi mà chị gọi cho tôi như thế. Nhưng nếu chị không chủ động nói ra thì tôi cũng không muốn đề cập đến vấn đề của chị. Và chúng tôi nói về thời tiết, về những dự định mới, than vãn một số điều về nhân sinh, rồi chọc ghẹo nhau cười… 

Người ta khó mà dốc cạn nỗi niềm khi mà trong lòng cũng đang rối bời, không biết kể từ đâu, không biết sắp xếp như thế nào những nếp lòng đang bày ra một cách ngổn ngang và phiền quấy. Hoặc người ta sợ phơi bày cho người khác những điều thật sự đang diễn ra đằng sau cánh cửa mang tên “nụ cười mạng xã hội”. 

Những lúc đấy, người ta chỉ cần lắng nghe một người nói chuyện, lắng nghe những thanh âm xôn xao để xao nhãng câu chuyện ở hiện tại của mình. Gọi là trốn tránh cũng được, vì có những lúc bế tắc hay tuyệt vọng quá, người ta thật sự không dám đối diện với những điều “chỉ có thể giấu ở trong tim”. 

Tôi nhớ rất rõ đã từng nhìn thấy mẹ lặng lẽ khóc và ghi những dòng chữ bằng phấn trắng vào chiếc tủ gỗ của mình: Buồn quá! Có những nỗi buồn không thể nói ra.

Nhưng tôi chỉ hiểu được câu nói và những giọt nước mắt đó của mẹ vào ngày tôi bắt đầu có những điều chỉ có thể giấu ở trong tim.

Ai cũng có những điều chỉ muốn giấu nhẹm đi như thế. 

Đó có thể là những uất ức, nghẹn ngào không thể giải bày hoặc có giải bày cũng không chắc người khác có thể hiểu được. 

Đó có thể là những mặc cảm, những sai lầm, những ăn năn dày vò từ ngày tháng năm này sang ngày tháng năm khác, đằng đẵng một đời người. Họ không nói vì muốn bảo vệ hình tượng bên ngoài của chính mình. Nói ra nghĩa là phá vỡ những hảo vọng và nụ cười ngọt ngào, lấp lánh, hạnh phúc đã được tung hô bởi rất nhiều người đang nhìn họ với ánh mắt đầy ngưỡng mộ, ca tụng. 

Thế nên luôn có một thực thể cô đơn tồn tại trong mỗi người chúng ta vì những điều chỉ có thể giấu ở trong tim thế này.

Có những điều tôi muốn kể nhưng chẳng biết kể với ai, hoặc giả kể ra rồi quyết định cũng vẫn chỉ là của riêng mình. Thậm chí, trong câu chuyện đó, mình biết rõ được, khi mình kể ra thì họ sẽ khuyên mình như thế nào. Lí trí của bản thân rõ ràng đã hiểu một cách rạch ròi như lời khuyên của người khác nhưng cuối cùng lại nương vào cảm xúc để quyết định thì chỉ còn cách giấu đi cho khỏi phải đối diện với quá nhiều câu hỏi. 

Vì những điều chỉ có thể giấu đi thế này, phải chăng chúng ta nên cố gắng tử tế với nhau, vì chúng ta không thể chia sẻ những điều mà người đối diện của mình phải đối mặt với chính bản thân họ hằng đêm. Những thứ đã khiến bản tính “ban ngày” của họ thay đổi. 

Tất cả chúng ta đều nhìn thấy những cọc cằn thô lỗ của một người nhưng có mấy ai biết rằng họ có một quá khứ “kể chẳng ai tin”. Chúng ta sẽ nghĩ đó một bộ phim mà biên kịch đã cố nhét hết vào đó những điều bi thương, đến nỗi người ta không cách nào tin được rằng tất cả những điều đó lại có thể xảy ra trên cùng một cuộc đời. 

Tất cả chúng ta đều nhìn thấy sự mạnh mẽ của một người phụ nữ nhưng chẳng mấy ai hiểu được nguồn cơn của sự mạnh mẽ đó. Nên đôi khi một câu nói vô tình “Đàn bà, con gái gì mà như đàn ông” sẽ có thể làm tổn thương đến họ. 

Ai cũng có lí lẽ để bảo vệ những điều của riêng mình. Ai cũng là những kẻ cô đơn hoặc đối mặt với những nỗi cô đơn của mình khi học cách trưởng thành, khi va vấp, khi lầm lỗi… 

Chúng ta không thể khuyên họ rằng họ phải tâm sự những điều trong lòng để người khác biết mà giúp. Bởi vì che giấu luôn là một trong những biện pháp người ta chọn lựa để bảo vệ bản thân mình. 

Nên có lẽ tử tế là điều duy nhất chúng ta có thể làm để giúp họ xoa dịu đi những điều họ đang đối mặt mà không thể phân bua. Và cũng là để xoa dịu cho chính bản thân mình, vì những điều bực tức chỉ làm nặng nề thêm cảm xúc và cơ thể. Không phải là mình đang đau khổ sẽ đồng nghĩa với việc cả thế giới ngoài kia cũng đều có thù oán với mình.

Sự tử tế trong giao tiếp, trong hành động sẽ làm đơn giản hóa cuộc sống phức tạp này và con người chúng ta sẽ dễ “chạm” vào nhau hơn là những cái nhìn dửng dưng trong phố thị bây giờ. Nếu có thể, xin hãy nhấc máy khi bất thình lình nhận được một cuộc gọi từ một ai đó là bạn bè, người thân của mình, bởi những lúc ấy, họ đang thực sự cần bạn. 

LẠC NHIÊN

RỐI LOẠN GẮN BÓ LO ÂU

  Gắn bó (attachment) là nhu cầu sinh tồn cốt lõi của con người, hình thành từ những năm đầu đời khi trẻ tương tác với người chăm sóc chính. Tuy nhiên, khi mối gắn bó này bị gián đoạn hoặc tổn thương – như trong trường hợp trẻ bị cha mẹ bỏ mặc cho ông bà nuôi,...

RỐI LOẠN GẮN BÓ, SANG CHẤN VÀ SINH HỌC THẦN KINH

Rối loạn gắn bó, sang chấn và sinh học thần kinh: Khi hệ thần kinh học cách sống mà không cần kết nối Gắn bó là một trong những nhu cầu cơ bản và bẩm sinh của con người. Ngay từ khi mới sinh, não bộ và hệ thần kinh đã được lập trình để tìm kiếm sự an toàn thông qua...

CƠ THỂ, NÃO BỘ VÀ SỰ GỢI NHỚ HAM MUỐN

  Phản ứng tình dục là một quá trình tinh vi, không chỉ diễn ra ở cơ quan sinh dục mà là sự cộng hưởng giữa thân thể, cảm xúc, ký ức và nhận thức. Trong nhiều trường hợp, người trưởng thành – đặc biệt là những ai từng trải qua sang chấn, trầm cảm, căng thẳng kéo...

HỘI CHỨNG JEREMY – KHI TÌNH BẠN TRỞ NÊN ĐE DỌA

  Trong các mối quan hệ xã hội, đặc biệt là giữa bạn bè, chúng ta thường tin rằng tình cảm chân thành sẽ là nguồn hỗ trợ lớn lao trên hành trình phát triển cá nhân. Tuy nhiên, có những trường hợp mà chính bạn thân – người tưởng như luôn đồng hành – lại trở thành...

KHI CON GÁI LỚN LÊN THIẾU VẮNG CHA

  Đối với nhiều cô gái, hình ảnh người cha là hình mẫu đầu tiên về sự an toàn, nâng đỡ và giới hạn. Khi sự hiện diện ấy bị thiếu vắng – do cha bỏ đi, nghiện ngập, thờ ơ, hoặc chết sớm – đứa trẻ không chỉ mất đi một người thân mà còn mất đi điểm tựa đầu tiên để...

KHI ĐÀN ÔNG MÊ MASSAGE HƠN VỢ

  Trong một số mối quan hệ hôn nhân, không ít người vợ đau đớn khi phát hiện chồng mình có thói quen tìm đến các dịch vụ massage "happy ending". Điều này không chỉ là sự phản bội về mặt thể xác, mà còn mang đến cảm giác bị chối bỏ ở mức sâu sắc hơn: “Tại sao anh...

NHỮNG ĐỨA EM GÁI BỊ NGƯỢC ĐÃI TỪ ANH TRAI

Trong nhiều gia đình, đặc biệt là những gia đình Á Đông đặt nặng vai trò giới tính và thứ bậc, không ít cô gái lớn lên trong bóng tối của người anh trai – người được xem là “trụ cột tương lai” và thường được bênh vực vô điều kiện. Trong khi đó, những đứa em gái lại...

NỖI SỢ Ở MỘT MÌNH

  Nỗi sợ ở một mình không đơn thuần là cảm giác cô đơn thoáng qua, mà với nhiều người trưởng thành, đó là một nỗi hoảng loạn hiện sinh – cảm giác như chính sự sống bị đe dọa khi không có ai bên cạnh. Những người sợ tách biệt khỏi gia đình, bạn đời hay người họ...

TẠI SAO KHÔNG THOÁT RA MỐI QUAN HỆ ĐỘC HẠI?

  Trong những mối quan hệ có yếu tố thao túng và lạm dụng – dù là về cảm xúc hay thể xác – người mang đặc điểm ái kỷ thường sử dụng một chiến lược rất đặc trưng: trao rồi rút tình cảm một cách thất thường. Lúc thì vồ vập, yêu thương nồng nhiệt, khiến người kia...

NHỮNG KẺ PHÁ HOẠI TỔ CHỨC CHUYÊN NGHIỆP

Trong môi trường làm việc, không khó để bắt gặp những người âm thầm hoặc công khai phá vỡ cấu trúc chung – chia rẽ nội bộ, lan truyền tin đồn, thụ động-aggressive trong công việc. Họ không hẳn là “người xấu” theo nghĩa đơn giản, mà thường là những cá nhân mang trong...

RỐI LOẠN GẮN BÓ LO ÂU

  Gắn bó (attachment) là nhu cầu sinh tồn cốt lõi của con người, hình thành từ những năm đầu đời khi trẻ tương tác với người chăm sóc chính. Tuy nhiên, khi mối gắn bó này bị gián đoạn hoặc tổn thương – như trong trường hợp trẻ bị cha mẹ bỏ mặc cho ông bà nuôi,...

RỐI LOẠN GẮN BÓ, SANG CHẤN VÀ SINH HỌC THẦN KINH

Rối loạn gắn bó, sang chấn và sinh học thần kinh: Khi hệ thần kinh học cách sống mà không cần kết nối Gắn bó là một trong những nhu cầu cơ bản và bẩm sinh của con người. Ngay từ khi mới sinh, não bộ và hệ thần kinh đã được lập trình để tìm kiếm sự an toàn thông qua...

CƠ THỂ, NÃO BỘ VÀ SỰ GỢI NHỚ HAM MUỐN

  Phản ứng tình dục là một quá trình tinh vi, không chỉ diễn ra ở cơ quan sinh dục mà là sự cộng hưởng giữa thân thể, cảm xúc, ký ức và nhận thức. Trong nhiều trường hợp, người trưởng thành – đặc biệt là những ai từng trải qua sang chấn, trầm cảm, căng thẳng kéo...

KHI TÌNH YÊU, SỰ TÔN TRỌNG KHÔNG LÀM TA HAM MUỐN

  Tính dục không đơn thuần là phản ứng sinh học, mà là một cấu trúc tâm lý phức tạp được định hình bởi cảm xúc, trải nghiệm cá nhân, chuẩn mực xã hội và các tầng sâu của vô thức. Một hiện tượng thường bị hiểu lầm là: vì sao nhiều nam giới gặp khó khăn trong việc...

HỘI CHỨNG JEREMY – KHI TÌNH BẠN TRỞ NÊN ĐE DỌA

  Trong các mối quan hệ xã hội, đặc biệt là giữa bạn bè, chúng ta thường tin rằng tình cảm chân thành sẽ là nguồn hỗ trợ lớn lao trên hành trình phát triển cá nhân. Tuy nhiên, có những trường hợp mà chính bạn thân – người tưởng như luôn đồng hành – lại trở thành...

KHI CON GÁI LỚN LÊN THIẾU VẮNG CHA

  Đối với nhiều cô gái, hình ảnh người cha là hình mẫu đầu tiên về sự an toàn, nâng đỡ và giới hạn. Khi sự hiện diện ấy bị thiếu vắng – do cha bỏ đi, nghiện ngập, thờ ơ, hoặc chết sớm – đứa trẻ không chỉ mất đi một người thân mà còn mất đi điểm tựa đầu tiên để...

KHI ĐÀN ÔNG MÊ MASSAGE HƠN VỢ

  Trong một số mối quan hệ hôn nhân, không ít người vợ đau đớn khi phát hiện chồng mình có thói quen tìm đến các dịch vụ massage "happy ending". Điều này không chỉ là sự phản bội về mặt thể xác, mà còn mang đến cảm giác bị chối bỏ ở mức sâu sắc hơn: “Tại sao anh...

NHỮNG ĐỨA EM GÁI BỊ NGƯỢC ĐÃI TỪ ANH TRAI

Trong nhiều gia đình, đặc biệt là những gia đình Á Đông đặt nặng vai trò giới tính và thứ bậc, không ít cô gái lớn lên trong bóng tối của người anh trai – người được xem là “trụ cột tương lai” và thường được bênh vực vô điều kiện. Trong khi đó, những đứa em gái lại...

LIỆU PHÁP HYPNOSIS VISUALISATION TRONG TRỊ LIỆU TÂM LÝ

Hypnosis Visualisation (gợi hình trong trạng thái thôi miên) là một phương pháp trị liệu sử dụng trí tưởng tượng có hướng dẫn trong trạng thái thư giãn sâu hoặc trạng thái thôi miên nhẹ. Trong quá trình này, thân chủ được dẫn dắt tập trung vào các hình ảnh tích cực,...

NỖI SỢ Ở MỘT MÌNH

  Nỗi sợ ở một mình không đơn thuần là cảm giác cô đơn thoáng qua, mà với nhiều người trưởng thành, đó là một nỗi hoảng loạn hiện sinh – cảm giác như chính sự sống bị đe dọa khi không có ai bên cạnh. Những người sợ tách biệt khỏi gia đình, bạn đời hay người họ...