GÁNH CON – GÁNH NẶNG MỘT ĐỜI

GÁNH CON – GÁNH NẶNG MỘT ĐỜI

 

“Một người mẹ mất con vì tai nạn và một người mẹ “mất con”vì bị chính những đứa con của mình bỏ rơi, ruồng rẫy thì ai đau khổ hơn ai?”

Tôi tình cờ đọc được câu hỏi này trên mạng xã hội của một người bạn. Tôi đã suy nghĩ rất nhiều. Tôi là người chưa làm mẹ, nên thật khó để tôi có thể hình dung và trả lời ngay được.

Trong một đêm lang thang trên con phố cũ, tôi nhớ đến bà cụ nhặt ve chai nọ trên xóm nhà trọ tôi từng ở trước đây. Lúc ấy, bà đã trên 80 tuổi. Đều đặn mỗi ngày, bà đi qua các con đường quanh co trong khu phố lượm lặt, mưu sinh. Bà nhỏ người, hôm nào được người ta cho nhiều đồ đạc, chất đầy lên xe, bóng dáng bà sẽ khuất sau núi đồ đạc ấy, chiếc xe sẽ nhích thật chậm, thật nhọc trên đường, xiêu vẹo như cái tuổi già lam lũ của bà. 

Có lần tôi tìm bà để gửi phần bánh trung thu, nhưng chờ mãi không thấy bà đâu. Cô bán hàng trên con đường ấy bảo tôi rằng bà đi lên thăm thằng con trai trên trại rồi. Người ta kêu con trai bà bị điên. Bà chắt chiu từng đồng tiền bán ve chai gửi lên đó để người ta lo cho con. Bà sống cả một đời dài này cũng chỉ vì mỗi mục đích ấy thôi. 

Bẵng đi một thời gian quay trở lại con đường ấy, tôi không còn nhìn thấy bà nữa. Người ta bảo bà mất rồi. Bà ra đi vì quá đau buồn khi mất đi động lực duy nhất có thể bám víu để cố gắng. Bà đã vin vào con mà giữ gìn hơi thở lâu nhất có thể để lắng lo. Con trai bà đã mất trước bà cách đó không lâu trong một cơn suyễn đột ngột…

Bà là một người mẹ cả một đời không có lấy được một ngày thảnh thơi. Cuộc mưu sinh và “gánh con” như một tảng đá đè lên ngực. Nhưng có lẽ những khổ nhọc ấy không thể nặng nề và đau đớn bằng nỗi đau khi bà nhận được tin báo con mất. Bà đã phải trải qua những ngày khủng hoảng nhất trong suốt bao nhiêu năm qua. Ngày trút được “gánh con” cũng là ngày bà phải trút đi mục đích của cuộc hành trình mang tên đời người. 

Và cũng trên con phố cũ đó, tôi nhớ đến chị. Chị dừng lại thanh xuân của mình mãi mãi ở tuổi 22 sau một chuyến thử thách bản thân với trò nhảy dù đầy mạo hiểm. 

Mẹ chị chết nửa con người vào ngày nhận hung tin. Sáu năm sau sự ra đi của chị, mẹ chị vẫn chưa thể hoàn toàn gượng dậy được. Có lẽ người con trai duy nhất còn lại là động lực níu kéo bà quay lại với cuộc sống này. 

Chúng tôi không dám nhắc về chị, không dám đến nhà chị vì sợ bà nhìn thấy lại đau lòng thêm. Bà thường hỏi năm nay chúng tôi bao nhiêu tuổi và rồi lại khóc. Tuổi 22 của chúng tôi cách chị cả một cuộc đời. Tuổi 22 của chúng tôi khác chị ở hạnh phúc của một người mẹ được nhìn thấy con tốt nghiệp ra trường, tìm được bạn đồng hành. 

Tuổi 22 của chúng tôi đã chứng kiến nỗi đau của một người mẹ mất con.

Sự nhớ nhung, bi thương ấy có lẽ sẽ còn đeo đẳng bà suốt một chặng đời dài dằng dặc phía trước. Tôi chợt nghĩ, nếu không có anh trai chị, mẹ chị có lẽ đã không thể trụ lại được. Dáng vóc, hình hài, hơi ấm, tiếng nói cười thân thuộc hai mươi hai năm, nói biến mất là mất một cách dễ dàng như thể chưa từng hiện diện qua… 

Nỗi đau ấy không gì có thể bù đắp cho bằng hết được. 

Tôi đã từng chứng kiến nhiều sự ra đi của những người con, để lại những khoảng trống trong lòng đấng sinh thành. Sự thẫn thờ, đờ đẫn, ngây dại của những người mẹ tiễn con ra đi khi tóc còn xanh khiến cho bầu trời những ngày đó u ám hơn bao giờ. 

Thời gian dẫu có phủ mờ lên năm tháng nhưng mỗi khi tết đến, viếng mộ con, lau bụi lên nụ cười mà thân xác đã vĩnh viễn nằm sâu dưới lòng đất lạnh thì vết thương năm cũ lại được thế trở mình đau nhức. 

Vì thế, những đứa con có ngỗ nghịch, có ruồng rẫy và phụ bạc mẹ cha thì với những người làm cha mẹ ấy, miễn là chúng còn hiện diện trên đời này thì nỗi khổ tâm ấy chẳng đáng là bao. “Chỉ cần còn nhìn thấy là còn thấy vui, nếu nó mất rồi bỗng mình thành cô độc”. 

Tôi đã từng uất ức dùm những người mẹ bạc phận có những đứa con lớn lên chỉ biết mang vác nợ nần về. “Gánh con” cả mười tám, hai mươi năm nặng nhọc, giờ lại gánh cháu, gánh nợ thay con. Nhưng lòng mẹ bao la, có giận cách mấy thì nước mắt cũng chỉ chảy xuôi. Rồi lại mủi lòng kéo chúng về bao bọc những sai lầm, nông nỗi, ngỗ ngược của con. “Con dại, cái mang” là vậy. 

Gánh con – mẹ gánh một đời

Gánh mẹ – con gánh (sao) buông lời thở than!

LẠC NHIÊN

“Một người mẹ mất con vì tai nạn và một người mẹ “mất con”vì bị chính những đứa con của mình bỏ rơi, ruồng rẫy thì ai đau khổ hơn ai?”

Tôi tình cờ đọc được câu hỏi này trên mạng xã hội của một người bạn. Tôi đã suy nghĩ rất nhiều. Tôi là người chưa làm mẹ, nên thật khó để tôi có thể hình dung và trả lời ngay được.

Trong một đêm lang thang trên con phố cũ, tôi nhớ đến bà cụ nhặt ve chai nọ trên xóm nhà trọ tôi từng ở trước đây. Lúc ấy, bà đã trên 80 tuổi. Đều đặn mỗi ngày, bà đi qua các con đường quanh co trong khu phố lượm lặt, mưu sinh. Bà nhỏ người, hôm nào được người ta cho nhiều đồ đạc, chất đầy lên xe, bóng dáng bà sẽ khuất sau núi đồ đạc ấy, chiếc xe sẽ nhích thật chậm, thật nhọc trên đường, xiêu vẹo như cái tuổi già lam lũ của bà. 

Có lần tôi tìm bà để gửi phần bánh trung thu, nhưng chờ mãi không thấy bà đâu. Cô bán hàng trên con đường ấy bảo tôi rằng bà đi lên thăm thằng con trai trên trại rồi. Người ta kêu con trai bà bị điên. Bà chắt chiu từng đồng tiền bán ve chai gửi lên đó để người ta lo cho con. Bà sống cả một đời dài này cũng chỉ vì mỗi mục đích ấy thôi. 

Bẵng đi một thời gian quay trở lại con đường ấy, tôi không còn nhìn thấy bà nữa. Người ta bảo bà mất rồi. Bà ra đi vì quá đau buồn khi mất đi động lực duy nhất có thể bám víu để cố gắng. Bà đã vin vào con mà giữ gìn hơi thở lâu nhất có thể để lắng lo. Con trai bà đã mất trước bà cách đó không lâu trong một cơn suyễn đột ngột…

Bà là một người mẹ cả một đời không có lấy được một ngày thảnh thơi. Cuộc mưu sinh và “gánh con” như một tảng đá đè lên ngực. Nhưng có lẽ những khổ nhọc ấy không thể nặng nề và đau đớn bằng nỗi đau khi bà nhận được tin báo con mất. Bà đã phải trải qua những ngày khủng hoảng nhất trong suốt bao nhiêu năm qua. Ngày trút được “gánh con” cũng là ngày bà phải trút đi mục đích của cuộc hành trình mang tên đời người. 

Và cũng trên con phố cũ đó, tôi nhớ đến chị. Chị dừng lại thanh xuân của mình mãi mãi ở tuổi 22 sau một chuyến thử thách bản thân với trò nhảy dù đầy mạo hiểm. 

Mẹ chị chết nửa con người vào ngày nhận hung tin. Sáu năm sau sự ra đi của chị, mẹ chị vẫn chưa thể hoàn toàn gượng dậy được. Có lẽ người con trai duy nhất còn lại là động lực níu kéo bà quay lại với cuộc sống này. 

Chúng tôi không dám nhắc về chị, không dám đến nhà chị vì sợ bà nhìn thấy lại đau lòng thêm. Bà thường hỏi năm nay chúng tôi bao nhiêu tuổi và rồi lại khóc. Tuổi 22 của chúng tôi cách chị cả một cuộc đời. Tuổi 22 của chúng tôi khác chị ở hạnh phúc của một người mẹ được nhìn thấy con tốt nghiệp ra trường, tìm được bạn đồng hành. 

Tuổi 22 của chúng tôi đã chứng kiến nỗi đau của một người mẹ mất con.

Sự nhớ nhung, bi thương ấy có lẽ sẽ còn đeo đẳng bà suốt một chặng đời dài dằng dặc phía trước. Tôi chợt nghĩ, nếu không có anh trai chị, mẹ chị có lẽ đã không thể trụ lại được. Dáng vóc, hình hài, hơi ấm, tiếng nói cười thân thuộc hai mươi hai năm, nói biến mất là mất một cách dễ dàng như thể chưa từng hiện diện qua… 

Nỗi đau ấy không gì có thể bù đắp cho bằng hết được. 

Tôi đã từng chứng kiến nhiều sự ra đi của những người con, để lại những khoảng trống trong lòng đấng sinh thành. Sự thẫn thờ, đờ đẫn, ngây dại của những người mẹ tiễn con ra đi khi tóc còn xanh khiến cho bầu trời những ngày đó u ám hơn bao giờ. 

Thời gian dẫu có phủ mờ lên năm tháng nhưng mỗi khi tết đến, viếng mộ con, lau bụi lên nụ cười mà thân xác đã vĩnh viễn nằm sâu dưới lòng đất lạnh thì vết thương năm cũ lại được thế trở mình đau nhức. 

Vì thế, những đứa con có ngỗ nghịch, có ruồng rẫy và phụ bạc mẹ cha thì với những người làm cha mẹ ấy, miễn là chúng còn hiện diện trên đời này thì nỗi khổ tâm ấy chẳng đáng là bao. “Chỉ cần còn nhìn thấy là còn thấy vui, nếu nó mất rồi bỗng mình thành cô độc”. 

Tôi đã từng uất ức dùm những người mẹ bạc phận có những đứa con lớn lên chỉ biết mang vác nợ nần về. “Gánh con” cả mười tám, hai mươi năm nặng nhọc, giờ lại gánh cháu, gánh nợ thay con. Nhưng lòng mẹ bao la, có giận cách mấy thì nước mắt cũng chỉ chảy xuôi. Rồi lại mủi lòng kéo chúng về bao bọc những sai lầm, nông nỗi, ngỗ ngược của con. “Con dại, cái mang” là vậy. 

Gánh con – mẹ gánh một đời

Gánh mẹ – con gánh (sao) buông lời thở than!

LẠC NHIÊN

RỐI LOẠN GẮN BÓ LO ÂU

  Gắn bó (attachment) là nhu cầu sinh tồn cốt lõi của con người, hình thành từ những năm đầu đời khi trẻ tương tác với người chăm sóc chính. Tuy nhiên, khi mối gắn bó này bị gián đoạn hoặc tổn thương – như trong trường hợp trẻ bị cha mẹ bỏ mặc cho ông bà nuôi,...

RỐI LOẠN GẮN BÓ, SANG CHẤN VÀ SINH HỌC THẦN KINH

Rối loạn gắn bó, sang chấn và sinh học thần kinh: Khi hệ thần kinh học cách sống mà không cần kết nối Gắn bó là một trong những nhu cầu cơ bản và bẩm sinh của con người. Ngay từ khi mới sinh, não bộ và hệ thần kinh đã được lập trình để tìm kiếm sự an toàn thông qua...

CƠ THỂ, NÃO BỘ VÀ SỰ GỢI NHỚ HAM MUỐN

  Phản ứng tình dục là một quá trình tinh vi, không chỉ diễn ra ở cơ quan sinh dục mà là sự cộng hưởng giữa thân thể, cảm xúc, ký ức và nhận thức. Trong nhiều trường hợp, người trưởng thành – đặc biệt là những ai từng trải qua sang chấn, trầm cảm, căng thẳng kéo...

HỘI CHỨNG JEREMY – KHI TÌNH BẠN TRỞ NÊN ĐE DỌA

  Trong các mối quan hệ xã hội, đặc biệt là giữa bạn bè, chúng ta thường tin rằng tình cảm chân thành sẽ là nguồn hỗ trợ lớn lao trên hành trình phát triển cá nhân. Tuy nhiên, có những trường hợp mà chính bạn thân – người tưởng như luôn đồng hành – lại trở thành...

KHI CON GÁI LỚN LÊN THIẾU VẮNG CHA

  Đối với nhiều cô gái, hình ảnh người cha là hình mẫu đầu tiên về sự an toàn, nâng đỡ và giới hạn. Khi sự hiện diện ấy bị thiếu vắng – do cha bỏ đi, nghiện ngập, thờ ơ, hoặc chết sớm – đứa trẻ không chỉ mất đi một người thân mà còn mất đi điểm tựa đầu tiên để...

KHI ĐÀN ÔNG MÊ MASSAGE HƠN VỢ

  Trong một số mối quan hệ hôn nhân, không ít người vợ đau đớn khi phát hiện chồng mình có thói quen tìm đến các dịch vụ massage "happy ending". Điều này không chỉ là sự phản bội về mặt thể xác, mà còn mang đến cảm giác bị chối bỏ ở mức sâu sắc hơn: “Tại sao anh...

NHỮNG ĐỨA EM GÁI BỊ NGƯỢC ĐÃI TỪ ANH TRAI

Trong nhiều gia đình, đặc biệt là những gia đình Á Đông đặt nặng vai trò giới tính và thứ bậc, không ít cô gái lớn lên trong bóng tối của người anh trai – người được xem là “trụ cột tương lai” và thường được bênh vực vô điều kiện. Trong khi đó, những đứa em gái lại...

NỖI SỢ Ở MỘT MÌNH

  Nỗi sợ ở một mình không đơn thuần là cảm giác cô đơn thoáng qua, mà với nhiều người trưởng thành, đó là một nỗi hoảng loạn hiện sinh – cảm giác như chính sự sống bị đe dọa khi không có ai bên cạnh. Những người sợ tách biệt khỏi gia đình, bạn đời hay người họ...

TẠI SAO KHÔNG THOÁT RA MỐI QUAN HỆ ĐỘC HẠI?

  Trong những mối quan hệ có yếu tố thao túng và lạm dụng – dù là về cảm xúc hay thể xác – người mang đặc điểm ái kỷ thường sử dụng một chiến lược rất đặc trưng: trao rồi rút tình cảm một cách thất thường. Lúc thì vồ vập, yêu thương nồng nhiệt, khiến người kia...

NHỮNG KẺ PHÁ HOẠI TỔ CHỨC CHUYÊN NGHIỆP

Trong môi trường làm việc, không khó để bắt gặp những người âm thầm hoặc công khai phá vỡ cấu trúc chung – chia rẽ nội bộ, lan truyền tin đồn, thụ động-aggressive trong công việc. Họ không hẳn là “người xấu” theo nghĩa đơn giản, mà thường là những cá nhân mang trong...

RỐI LOẠN GẮN BÓ LO ÂU

  Gắn bó (attachment) là nhu cầu sinh tồn cốt lõi của con người, hình thành từ những năm đầu đời khi trẻ tương tác với người chăm sóc chính. Tuy nhiên, khi mối gắn bó này bị gián đoạn hoặc tổn thương – như trong trường hợp trẻ bị cha mẹ bỏ mặc cho ông bà nuôi,...

RỐI LOẠN GẮN BÓ, SANG CHẤN VÀ SINH HỌC THẦN KINH

Rối loạn gắn bó, sang chấn và sinh học thần kinh: Khi hệ thần kinh học cách sống mà không cần kết nối Gắn bó là một trong những nhu cầu cơ bản và bẩm sinh của con người. Ngay từ khi mới sinh, não bộ và hệ thần kinh đã được lập trình để tìm kiếm sự an toàn thông qua...

CƠ THỂ, NÃO BỘ VÀ SỰ GỢI NHỚ HAM MUỐN

  Phản ứng tình dục là một quá trình tinh vi, không chỉ diễn ra ở cơ quan sinh dục mà là sự cộng hưởng giữa thân thể, cảm xúc, ký ức và nhận thức. Trong nhiều trường hợp, người trưởng thành – đặc biệt là những ai từng trải qua sang chấn, trầm cảm, căng thẳng kéo...

KHI TÌNH YÊU, SỰ TÔN TRỌNG KHÔNG LÀM TA HAM MUỐN

  Tính dục không đơn thuần là phản ứng sinh học, mà là một cấu trúc tâm lý phức tạp được định hình bởi cảm xúc, trải nghiệm cá nhân, chuẩn mực xã hội và các tầng sâu của vô thức. Một hiện tượng thường bị hiểu lầm là: vì sao nhiều nam giới gặp khó khăn trong việc...

HỘI CHỨNG JEREMY – KHI TÌNH BẠN TRỞ NÊN ĐE DỌA

  Trong các mối quan hệ xã hội, đặc biệt là giữa bạn bè, chúng ta thường tin rằng tình cảm chân thành sẽ là nguồn hỗ trợ lớn lao trên hành trình phát triển cá nhân. Tuy nhiên, có những trường hợp mà chính bạn thân – người tưởng như luôn đồng hành – lại trở thành...

KHI CON GÁI LỚN LÊN THIẾU VẮNG CHA

  Đối với nhiều cô gái, hình ảnh người cha là hình mẫu đầu tiên về sự an toàn, nâng đỡ và giới hạn. Khi sự hiện diện ấy bị thiếu vắng – do cha bỏ đi, nghiện ngập, thờ ơ, hoặc chết sớm – đứa trẻ không chỉ mất đi một người thân mà còn mất đi điểm tựa đầu tiên để...

KHI ĐÀN ÔNG MÊ MASSAGE HƠN VỢ

  Trong một số mối quan hệ hôn nhân, không ít người vợ đau đớn khi phát hiện chồng mình có thói quen tìm đến các dịch vụ massage "happy ending". Điều này không chỉ là sự phản bội về mặt thể xác, mà còn mang đến cảm giác bị chối bỏ ở mức sâu sắc hơn: “Tại sao anh...

NHỮNG ĐỨA EM GÁI BỊ NGƯỢC ĐÃI TỪ ANH TRAI

Trong nhiều gia đình, đặc biệt là những gia đình Á Đông đặt nặng vai trò giới tính và thứ bậc, không ít cô gái lớn lên trong bóng tối của người anh trai – người được xem là “trụ cột tương lai” và thường được bênh vực vô điều kiện. Trong khi đó, những đứa em gái lại...

LIỆU PHÁP HYPNOSIS VISUALISATION TRONG TRỊ LIỆU TÂM LÝ

Hypnosis Visualisation (gợi hình trong trạng thái thôi miên) là một phương pháp trị liệu sử dụng trí tưởng tượng có hướng dẫn trong trạng thái thư giãn sâu hoặc trạng thái thôi miên nhẹ. Trong quá trình này, thân chủ được dẫn dắt tập trung vào các hình ảnh tích cực,...

NỖI SỢ Ở MỘT MÌNH

  Nỗi sợ ở một mình không đơn thuần là cảm giác cô đơn thoáng qua, mà với nhiều người trưởng thành, đó là một nỗi hoảng loạn hiện sinh – cảm giác như chính sự sống bị đe dọa khi không có ai bên cạnh. Những người sợ tách biệt khỏi gia đình, bạn đời hay người họ...