MANG DANH NGHĨA SINH THÀNH

MANG DANH NGHĨA SINH THÀNH

Con bé ngồi đó thật lâu, dường như là bất động. Nó đã không ăn, không ngủ mấy ngày liền. Nó đăm đăm nhìn vào thân thể đang bốc mùi kia. Mũi nó dường như đặc quánh, nó không thể ngửi được mùi gì nữa.

Nó nhìn cái xác thối, đâu đó đã 4-5 ngày trôi qua mà ngoài nó ra, không ai biết kẻ đó đã chết. Nó lại nhìn quanh căn phòng, kẻ vừa chết kia, đến lúc chết cũng không có gì quý giá cho riêng mình. Sau mười mấy năm bôn ba mà đến một chiếc điện thoại tử tế cũng không có, một miếng trang sức cũng không, một cây son mắc tiền hơn hàng chợ trôi nổi cũng chẳng có. 

Kẻ ấy đã lìa khỏi cuộc đời này với một tài khoản rỗng tuếch và một trái tim trống rỗng yêu thương. 

Cú điện thoại chợt cắt ngang dòng suy nghĩ của nó, là mẹ của kẻ đang nằm kia gọi. Sau ba hồi chuông không lời đáp, nó nhìn dòng tin nhắn vừa được gửi vào trước khi ánh sáng điện thoại tắt ngúm: “Con quỷ kia, mày chết đâu rồi, má mày gọi mà cũng không nghe máy? Tới giờ mà sao còn chưa chuyển tiền cho tao?”.

Nó cười khẩy. Nó cảm thấy đáng đời cho kẻ đang nằm kia lắm. “Mày thấy không? Tao tiễn mày về với đất là đúng quá rồi, mẹ mày mà còn không thương thì ai trong cuộc đời này có thể thương được mày nữa?”

Cái thây lạnh lẽo và vô hồn ấy đáp lại nó bằng một mùi tanh tưởi của lòng người. 

Nó lại nhìn quanh căn phòng bé xíu, ọp ẹp 9 mét vuông với những thứ đồ không có gì đáng giá. Chiếc nồi cơm cũ mèm từ thuở mới lên Sài Gòn, bây giờ mà nấu phải đè cây đũa lên. Chẳng có gì mới từ bếp gas con, đến mấy cái chén dĩa mẻ, nồi chảo bong tróc, hơn mười bộ đồ mà quý giá nhất chắc là chiếc váy do nhỏ bạn thân tặng… 

Vậy là nó đã xuống tay với một kẻ đáng thương như vậy ư?

Đang miên man trong dòng suy nghĩ thì tiếng gõ cửa phòng khiến nó giật mình. Là ai đó giao thư. Anh ấy đã đến đây lần thứ 2. Và có lẽ người ta sẽ nhanh chóng phát hiện ra thôi. 

Tiếng anh ấy hỏi với sang hàng xóm làm người cũng nghi hoặc. Hôm sau, công an đến, phá cửa. Người ta choáng ngợp với mùi tử khí. Nó nhìn mấy anh công an xử lý thi thể, lấy lời khai, lấy mẫu hiện trường… Nó nhìn xác cô gái và vết máu chảy dài từ cổ tay. 

Sau cái kết luận tự tử, người ta nhanh chóng đưa cái thi thể ấy vào Bình Hưng Hoà. Mẹ cô gái chỉ ậm ừ rằng – thì – là đã biết chuyện, và thế rồi cái hũ tro cốt của cô gái cũng không ai nhận, vô chủ nằm vất vưởng trong chùa. 

Nó nhìn xác cô gái được quấn vào trong lớp áo quan đưa vào lò thiêu. Thoắt vài giờ hóa thành cát bụi trong một chiếc lọ sành bé xíu. 

Phải, cô gái ấy chính là nó, mà không, bây giờ cũng không hẳn là nó nữa. 

16 tuổi nó đã phải lên Sài Gòn làm việc để trả nợ bài bạc cho mẹ. Và cứ thế, chuỗi ngày cắm đầu hết việc này đến việc khác chỉ để trả nợ và chu cấp tiền về nhà cứ thế mà đẵng đẵng 12 năm.  Đó là trách nhiệm, là nghĩa vụ như mẹ nó đã nói. Tiền nó gửi về không chỉ nợ nần của mẹ, và còn cả nuôi thằng em con dì mà mẹ nó nhận lãnh trách nhiệm nuôi trong khi ba mẹ đứa em họ của nó vẫn còn sống sờ sờ ra đó. Mẹ nó đã choàng lên vai nó một thứ trách nhiệm nuôi em họ mà đến lúc chết đi nó cũng không hiểu tại làm sao. 

Nó – một đứa con gái 27-28 tuổi không tiền bạc, chưa từng sắm sửa thứ gì quý giá cho bản thân, chưa từng yêu và được yêu. Nó vốn dĩ đã muốn chấp nhận số phận và cuộc sống như thế, bởi bản tính hiền lành, nhẫn nhịn, và hy vọng đợi đứa em trưởng thành, nó sẽ có thể sống cho riêng mình. Nhưng chính người mẹ nó yêu thương và cố gắng trong suốt bao nhiêu năm qua đã dồn nó vào đường cùng, dịch Covid xảy ra, 4 tháng thất nghiệp là 4 tháng nó nhận bao nhiêu là chì chiết từ mẹ, chỉ bởi sao không biết kiếm tiền về nuôi em. 

Bây giờ khi đã không còn trên cõi đời này, nó lại không biết nên tha thứ hay sân hận mẹ mình. Rốt cuộc mẹ xem nó là gì?  Sự tồn tại của nó trong cõi đời này liệu có ý nghĩa gì? Chưa bao giờ nó được nghe mẹ hỏi “con đi làm về chưa? ăn cơm chưa? nay ăn cơm với gì?”. Mẹ chưa từng biết nó phải thức dậy mấy giờ, chỉ được ngủ khi nào, ốm đau ra sao. Mẹ nó chỉ ngắn gọn và vỏn vẹn một câu: Khi nào gửi tiền về? Chẳng biết từ khi nào nó cảm thấy mẹ như chiếc đồng hồ nhắc tiền rất đúng ngày giờ và chuẩn xác chưa bao giờ lệch kim. Mẹ nó chưa từng nghĩ đến năm nay nó đã ngấp nghé 30 tuổi, cuộc sống của nó trong tương lai như thế nào khi vẫn vô sản và không ai bầu bạn? 

Cuộc sống 4 tháng dịch giãn cách bế tắc như thế nào mẹ nó chưa bao giờ hỏi han tới. Rau cơm phải cậy nhờ hàng xóm. Chút tiền tiết kiệm bé mọn cuối cùng vẫn phải gửi về quê. Khao khát sống một cuộc đời bình thường cũng gần như quá sức với nó lúc này. Nó thực sự bế tắc. Nó thực sự tuyệt vọng và cùng đường. Nó không còn đủ sức lực để vùng vẫy khỏi trói buộc mang danh nghĩa công ơn sinh thành này nữa.  

Thôi thì đành mang sinh mạng này đem trả lại mẹ cha, mặc cho thế gian độc mồm phán xét. 

Có một sự thật đau lòng là không phải cha mẹ nào cũng thương con. Và chưa chắc đứa trẻ nào sinh ra cũng có phúc phần có được chữ NHÀ đúng nghĩa. 

Chỉ mong khi ai đó bơ vơ giữa cuộc đời bởi hoàn cảnh tương tự có thêm sức mạnh tạo ra được giới hạn và biết từ chối để thay đổi cuộc sống. Biết hiếu thảo nhưng phải biết từ chối những điều không nằm trong phạm vi trách nhiệm và nghĩa vụ của mình. 

Và mong các bậc cha mẹ đừng bao giờ trói buộc những đứa con mình bằng những lời nói sắc nhọn như kim và dồn chúng vào đường cùng. Đừng lợi dụng danh nghĩa sinh thành để dồn ép chúng phải theo ý mình. Từ lúc sinh ra đời, con cái đã dần trở thành một cá thể độc lập. Đời sống con cái luôn dài hơn cha mẹ, và chúng đã dần có một cuộc đời riêng từ lúc khóc chào đời. Sự kỳ vọng hay cái mong muốn con cái hoàn thành những điều mình chưa hoặc không đạt được của cha mẹ sẽ chính là áp lực chèn ép lên hạnh phúc đúng nghĩa mà những đứa con mong cầu sau này. 

Vì vậy, tôn trọng cuộc đời riêng cũng là một lối sống văn minh cần có giữa những thế hệ trong cùng một gia đình. 

Cầu mong em sẽ an yên từ lúc hóa hư không, em nhé. 

LẠC NHIÊN

Con bé ngồi đó thật lâu, dường như là bất động. Nó đã không ăn, không ngủ mấy ngày liền. Nó đăm đăm nhìn vào thân thể đang bốc mùi kia. Mũi nó dường như đặc quánh, nó không thể ngửi được mùi gì nữa.

Nó nhìn cái xác thối, đâu đó đã 4-5 ngày trôi qua mà ngoài nó ra, không ai biết kẻ đó đã chết. Nó lại nhìn quanh căn phòng, kẻ vừa chết kia, đến lúc chết cũng không có gì quý giá cho riêng mình. Sau mười mấy năm bôn ba mà đến một chiếc điện thoại tử tế cũng không có, một miếng trang sức cũng không, một cây son mắc tiền hơn hàng chợ trôi nổi cũng chẳng có. 

Kẻ ấy đã lìa khỏi cuộc đời này với một tài khoản rỗng tuếch và một trái tim trống rỗng yêu thương. 

Cú điện thoại chợt cắt ngang dòng suy nghĩ của nó, là mẹ của kẻ đang nằm kia gọi. Sau ba hồi chuông không lời đáp, nó nhìn dòng tin nhắn vừa được gửi vào trước khi ánh sáng điện thoại tắt ngúm: “Con quỷ kia, mày chết đâu rồi, má mày gọi mà cũng không nghe máy? Tới giờ mà sao còn chưa chuyển tiền cho tao?”.

Nó cười khẩy. Nó cảm thấy đáng đời cho kẻ đang nằm kia lắm. “Mày thấy không? Tao tiễn mày về với đất là đúng quá rồi, mẹ mày mà còn không thương thì ai trong cuộc đời này có thể thương được mày nữa?”

Cái thây lạnh lẽo và vô hồn ấy đáp lại nó bằng một mùi tanh tưởi của lòng người. 

Nó lại nhìn quanh căn phòng bé xíu, ọp ẹp 9 mét vuông với những thứ đồ không có gì đáng giá. Chiếc nồi cơm cũ mèm từ thuở mới lên Sài Gòn, bây giờ mà nấu phải đè cây đũa lên. Chẳng có gì mới từ bếp gas con, đến mấy cái chén dĩa mẻ, nồi chảo bong tróc, hơn mười bộ đồ mà quý giá nhất chắc là chiếc váy do nhỏ bạn thân tặng… 

Vậy là nó đã xuống tay với một kẻ đáng thương như vậy ư?

Đang miên man trong dòng suy nghĩ thì tiếng gõ cửa phòng khiến nó giật mình. Là ai đó giao thư. Anh ấy đã đến đây lần thứ 2. Và có lẽ người ta sẽ nhanh chóng phát hiện ra thôi. 

Tiếng anh ấy hỏi với sang hàng xóm làm người cũng nghi hoặc. Hôm sau, công an đến, phá cửa. Người ta choáng ngợp với mùi tử khí. Nó nhìn mấy anh công an xử lý thi thể, lấy lời khai, lấy mẫu hiện trường… Nó nhìn xác cô gái và vết máu chảy dài từ cổ tay. 

Sau cái kết luận tự tử, người ta nhanh chóng đưa cái thi thể ấy vào Bình Hưng Hoà. Mẹ cô gái chỉ ậm ừ rằng – thì – là đã biết chuyện, và thế rồi cái hũ tro cốt của cô gái cũng không ai nhận, vô chủ nằm vất vưởng trong chùa. 

Nó nhìn xác cô gái được quấn vào trong lớp áo quan đưa vào lò thiêu. Thoắt vài giờ hóa thành cát bụi trong một chiếc lọ sành bé xíu. 

Phải, cô gái ấy chính là nó, mà không, bây giờ cũng không hẳn là nó nữa. 

16 tuổi nó đã phải lên Sài Gòn làm việc để trả nợ bài bạc cho mẹ. Và cứ thế, chuỗi ngày cắm đầu hết việc này đến việc khác chỉ để trả nợ và chu cấp tiền về nhà cứ thế mà đẵng đẵng 12 năm.  Đó là trách nhiệm, là nghĩa vụ như mẹ nó đã nói. Tiền nó gửi về không chỉ nợ nần của mẹ, và còn cả nuôi thằng em con dì mà mẹ nó nhận lãnh trách nhiệm nuôi trong khi ba mẹ đứa em họ của nó vẫn còn sống sờ sờ ra đó. Mẹ nó đã choàng lên vai nó một thứ trách nhiệm nuôi em họ mà đến lúc chết đi nó cũng không hiểu tại làm sao. 

Nó – một đứa con gái 27-28 tuổi không tiền bạc, chưa từng sắm sửa thứ gì quý giá cho bản thân, chưa từng yêu và được yêu. Nó vốn dĩ đã muốn chấp nhận số phận và cuộc sống như thế, bởi bản tính hiền lành, nhẫn nhịn, và hy vọng đợi đứa em trưởng thành, nó sẽ có thể sống cho riêng mình. Nhưng chính người mẹ nó yêu thương và cố gắng trong suốt bao nhiêu năm qua đã dồn nó vào đường cùng, dịch Covid xảy ra, 4 tháng thất nghiệp là 4 tháng nó nhận bao nhiêu là chì chiết từ mẹ, chỉ bởi sao không biết kiếm tiền về nuôi em. 

Bây giờ khi đã không còn trên cõi đời này, nó lại không biết nên tha thứ hay sân hận mẹ mình. Rốt cuộc mẹ xem nó là gì?  Sự tồn tại của nó trong cõi đời này liệu có ý nghĩa gì? Chưa bao giờ nó được nghe mẹ hỏi “con đi làm về chưa? ăn cơm chưa? nay ăn cơm với gì?”. Mẹ chưa từng biết nó phải thức dậy mấy giờ, chỉ được ngủ khi nào, ốm đau ra sao. Mẹ nó chỉ ngắn gọn và vỏn vẹn một câu: Khi nào gửi tiền về? Chẳng biết từ khi nào nó cảm thấy mẹ như chiếc đồng hồ nhắc tiền rất đúng ngày giờ và chuẩn xác chưa bao giờ lệch kim. Mẹ nó chưa từng nghĩ đến năm nay nó đã ngấp nghé 30 tuổi, cuộc sống của nó trong tương lai như thế nào khi vẫn vô sản và không ai bầu bạn? 

Cuộc sống 4 tháng dịch giãn cách bế tắc như thế nào mẹ nó chưa bao giờ hỏi han tới. Rau cơm phải cậy nhờ hàng xóm. Chút tiền tiết kiệm bé mọn cuối cùng vẫn phải gửi về quê. Khao khát sống một cuộc đời bình thường cũng gần như quá sức với nó lúc này. Nó thực sự bế tắc. Nó thực sự tuyệt vọng và cùng đường. Nó không còn đủ sức lực để vùng vẫy khỏi trói buộc mang danh nghĩa công ơn sinh thành này nữa.  

Thôi thì đành mang sinh mạng này đem trả lại mẹ cha, mặc cho thế gian độc mồm phán xét. 

Có một sự thật đau lòng là không phải cha mẹ nào cũng thương con. Và chưa chắc đứa trẻ nào sinh ra cũng có phúc phần có được chữ NHÀ đúng nghĩa. 

Chỉ mong khi ai đó bơ vơ giữa cuộc đời bởi hoàn cảnh tương tự có thêm sức mạnh tạo ra được giới hạn và biết từ chối để thay đổi cuộc sống. Biết hiếu thảo nhưng phải biết từ chối những điều không nằm trong phạm vi trách nhiệm và nghĩa vụ của mình. 

Và mong các bậc cha mẹ đừng bao giờ trói buộc những đứa con mình bằng những lời nói sắc nhọn như kim và dồn chúng vào đường cùng. Đừng lợi dụng danh nghĩa sinh thành để dồn ép chúng phải theo ý mình. Từ lúc sinh ra đời, con cái đã dần trở thành một cá thể độc lập. Đời sống con cái luôn dài hơn cha mẹ, và chúng đã dần có một cuộc đời riêng từ lúc khóc chào đời. Sự kỳ vọng hay cái mong muốn con cái hoàn thành những điều mình chưa hoặc không đạt được của cha mẹ sẽ chính là áp lực chèn ép lên hạnh phúc đúng nghĩa mà những đứa con mong cầu sau này. 

Vì vậy, tôn trọng cuộc đời riêng cũng là một lối sống văn minh cần có giữa những thế hệ trong cùng một gia đình. 

Cầu mong em sẽ an yên từ lúc hóa hư không, em nhé. 

LẠC NHIÊN

ĐIỀU ĐÀN ÔNG LO SỢ

  Người đàn ông của bạn có thể không bao giờ thừa nhận anh ta lo lắng bất cứ điều gì, nhưng hãy tin tôi, anh ấy có những nỗi lo sợ thầm kín đấy. Sự yếu mềm và đàn ông thường không được phép đi kèm với nhau. Ăn sâu trong gen của đàn ông là niềm tin rằng họ sinh ra...

THUYẾT PHỤC NGƯỜI KHÁC LÀM THEO Ý MÌNH

  Bạn luôn bị ám ảnh bởi nỗi sợ bị từ chối khi đưa ra một yêu cầu nào đó? Bạn muốn tăng gấp đôi cơ hội thành công trong việc thuyết phục mọi người gật đầu đồng ý? Tin vui là có một kỹ thuật có thể giúp bạn làm được điều này, thậm chí còn khiến người khác dành...

NHỮNG ĐÊM “TÌNH” VỚI MẸ

  Người ta nói cuộc đời mà, luôn bày sẵn nhiều bất ngờ lắm. Có những điều thú vị khiến mình nâng niu vui sướng, muốn giữ gìn từng chút một trong ký ức thì có những bất ngờ khiến ta đau đớn đến tận cùng. Là đàn ông, cứ nghĩ “đầu đội trời chân đạp đất” thì có gì...

BA CÂU HỎI VUN ĐẮP TÌNH YÊU

​ Khi còn độc thân, ta trăn trở làm thế nào để có thể kết đôi được với người ta thầm thương trộm nhớ. Đến giai đoạn yêu đương mặn nồng, ta tiếp tục suy tư những cách thức để có được một tình cảm hoàn hảo, bền vững. Để giải quyết được nỗi băn khoăn về việc duy trì một...

MONG MUỐN THẦM KÍN CỦA ĐÀN ÔNG

Là phụ nữ, ai cũng tò mò về những mong muốn thầm kín mà cánh đàn ông thường hiếm khi chia sẻ. Trên thực tế, người ta thường dành nhiều thời gian và công sức để nghiên cứu tâm lý phụ nữ, vì ai cũng biết “phụ nữ phức tạp” nhường nào. Nhưng không có nghĩa là ta nên bỏ...

ĐIỀU ĐÀN ÔNG LO SỢ

  Người đàn ông của bạn có thể không bao giờ thừa nhận anh ta lo lắng bất cứ điều gì, nhưng hãy tin tôi, anh ấy có những nỗi lo sợ thầm kín đấy. Sự yếu mềm và đàn ông thường không được phép đi kèm với nhau. Ăn sâu trong gen của đàn ông là niềm tin rằng họ sinh ra...

THUYẾT PHỤC NGƯỜI KHÁC LÀM THEO Ý MÌNH

  Bạn luôn bị ám ảnh bởi nỗi sợ bị từ chối khi đưa ra một yêu cầu nào đó? Bạn muốn tăng gấp đôi cơ hội thành công trong việc thuyết phục mọi người gật đầu đồng ý? Tin vui là có một kỹ thuật có thể giúp bạn làm được điều này, thậm chí còn khiến người khác dành...

NHỮNG ĐÊM “TÌNH” VỚI MẸ

  Người ta nói cuộc đời mà, luôn bày sẵn nhiều bất ngờ lắm. Có những điều thú vị khiến mình nâng niu vui sướng, muốn giữ gìn từng chút một trong ký ức thì có những bất ngờ khiến ta đau đớn đến tận cùng. Là đàn ông, cứ nghĩ “đầu đội trời chân đạp đất” thì có gì...

BA CÂU HỎI VUN ĐẮP TÌNH YÊU

​ Khi còn độc thân, ta trăn trở làm thế nào để có thể kết đôi được với người ta thầm thương trộm nhớ. Đến giai đoạn yêu đương mặn nồng, ta tiếp tục suy tư những cách thức để có được một tình cảm hoàn hảo, bền vững. Để giải quyết được nỗi băn khoăn về việc duy trì một...

MONG MUỐN THẦM KÍN CỦA ĐÀN ÔNG

Là phụ nữ, ai cũng tò mò về những mong muốn thầm kín mà cánh đàn ông thường hiếm khi chia sẻ. Trên thực tế, người ta thường dành nhiều thời gian và công sức để nghiên cứu tâm lý phụ nữ, vì ai cũng biết “phụ nữ phức tạp” nhường nào. Nhưng không có nghĩa là ta nên bỏ...

NHỮNG ĐỨA TRẺ TO XÁC

  Bài học thứ 1: Đàn ông cần được xoa dịu Khi đàn ông cảm thấy bực bội, dù là khi đang lái xe, khi cố gắng sửa chữa điện hay Internet, khi bị giành mất chiếc remote tivi, tại một thời điểm nào đó, họ sẽ muốn sử dụng vũ lực để cố gắng làm mọi thứ theo cách của...

KHÔNG BIẾT MÌNH THÍCH GÌ

  Vào năm thứ ba của đại học, trong một lần mở chuyên mục Q&A trên Instagram, câu hỏi tôi nhận được nhiều nhất từ followers của mình là: “Trước đây, chị làm thế nào để xác định được trường mình thích và ngành học mình muốn?” hoặc “Bạn đã xác định sẽ làm nghề...

CHIẾC VÁY ĐẦU TIÊN

Tôi không nhớ mình nhận ra sự khác biệt trong mình với các đứa bé khác cùng xóm là từ khi nào. Chỉ biết ngày bé lắm, khi nhìn vào những con búp bê của các chị gái, tôi luôn thấy con gái là phải mặc váy mới đúng. Dần dà, sự nhận thức trong tôi về con trai và con gái...

7 LỜI KHUYÊN ĐỂ CÓ TƯ DUY TÍCH CỰC

  "Sức mạnh của tư duy tích cực" là một khái niệm phổ biến đến mức đôi khi bạn có thể cảm thấy nó có một chút sáo rỗng. Nhưng nhữnglợi ích về thể chất và tinh thần của tư duy tích cực đã được chứng minh bằng nhiều nghiên cứu khoa học. Tư duy tích cực có thể giúp...

15 HÀNH VI “TỰ HỦY HOẠI” BẢN THÂN

Khi mọi người nói về hành vi "tự hủy hoại", họ thường đề cập đến việc làm bản thân bị thương như cắt cổ tay. Nhưng đó không phải là cách “tự hủy hoại” duy nhất. Thực ra, một số hình thức “tự hủy hoại” trông không có vẻ gì là làm tổn thương bản thân. “Tự hủy hoại”...