MÌNH CHẲNG THƯƠNG MÌNH, ĐỢI AI THƯƠNG

MÌNH CHẲNG THƯƠNG MÌNH, ĐỢI AI THƯƠNG

 

Suốt ngày hôm qua, mưa dầm dề vì hai cơn áp thấp nhiệt đới đổ ập đến gần như cùng một lúc. Mẹ gọi lên bảo ông chồng của cô Tư hàng xóm vừa mới chết. Nghe nói, ông ấy uống xong chầu rượu rồi chết tốt. 

Mà ông ấy chết tốt thật. Ông ấy chết, giải thoát cho cuộc đời nát rượu, không tương lai của ông. Và cũng là giải thoát cho cả cuộc đời đã và đang muốn chết mòn dần của cô.  

 Cả xóm này ai cũng biết rõ, ai cũng khuyên cô li hôn từ mấy trận đánh đầu tiên của ông chồng vũ phu. Nhưng cô vẫn chịu đựng được đến giờ phút này. Sự chịu đựng đau đớn về mặt tinh thần và thể xác của cô khiến người ta bất lực và ngao ngán thay. Lí do cho việc tự hành xác suốt mười mấy năm ấy cũng thật nực cười. Vì cô là giáo viên? Cô sợ người ta nói ra, nói vào, bàn tán ở cơ quan thì xấu hổ với đồng nghiệp, cấp trên. Tôi thật chẳng hiểu vì đâu mà tư tưởng này cứ ăn sâu vào nếp nghĩ của họ. Thật bất bình. 

Câu chuyện của cô Tư nhắc tôi nhớ về một vụ việc của cô bạn cùng phòng trọ ngày xưa. Ngày ấy, bạn quen một anh chàng lớn hơn vài tuổi. Chẳng hiểu yêu nhau, quan hệ sâu đậm thế nào, mà thi thoảng cô bạn của tôi hôm thì bầm mắt, hôm thì bầm tay chân. Hỏi thế nào cũng chỉ bảo là bị té và chỉ nằm im khóc rưng rức. 

Ngày xảy ra đỉnh điểm của câu chuyện cũng là ngày chúng tôi biết được lý do của những vết thương trên người bạn. Bạn bị bạn trai đánh. Và hôm ấy là đuổi đánh đến cửa phòng trọ. Sự xấu hổ với bạn bè đã khiến bạn mất đi lí trí, chạy vào nhà và túm lấy một con dao rồi lao ra định đâm người bạn trai ấy. Suýt chút nữa là đổ máu. 

Sau đêm ấy, chúng tôi mới biết thêm rằng, bạn bị đánh không chỉ vào những ngày ở cùng với chúng tôi mà từ trước đấy hai năm rồi. Kẻ ấy đánh bạn rồi nài nỉ, bạn lại tha thứ và cứ thế hai người cứ đuổi nhau chạy quanh những vòng bùng binh không có hồi kết. Còn cô bạn của tôi thì cứ mù quáng chạy theo vòng xoay đó nhưng cứ đinh ninh gọi đó là tình yêu.

Hạnh phúc được đựng trong một tà áo đẹp, một mái nhà yên rủ bóng xuống tâm hồn”. Đó là lý do mà phụ nữ bao đời dạy cho con gái họ phải vun vén cho gia đình, đặt chồng con lên trên hết. Và phụ nữ cứ thế quên đi nghĩa vụ yêu thương chính bản thân mình. Để bây giờ chúng ta phải đi học lại cách yêu và tôn trọng bản thân mình trước – điều mà đáng ra đã phải lãnh ngộ được từ lâu. 

Chúng ta cần một chút vị kỷ cho bản thân mình. Không phải vì yêu mà hi sinh tất cả mọi thứ. Hãy giữ lại cho mình sự kiêu hãnh và tự tôn. Việc buông bỏ để ra đi không phải là ngõ cụt, không phải là lựa chọn cuối cùng mà lựa chọn đó luôn nằm trong vùng cân nhắc để có được một tương lai khác hơn và hạnh phúc hơn. Chúng ta dù ở địa vị nào, tầng lớp nào thì cơ bản chúng ta cũng là một con người mà con người thì có quyền đòi hỏi những điều mình xứng đáng có được. 

Đừng bao giờ phụ thuộc vào cảm xúc hay hành động của người khác để sống. Tôi không bác bỏ sự nhường nhịn, bao dung trong đời sống lứa đôi vì đó là điều cần thiết để có thể duy trì mối quan hệ. Tuy nhiên, nhường nhịn và bao dung phải có chừng mực và phải cho đối phương biết rõ sự nhường nhịn đó của bạn là để hòa giải vấn đề gì, có ý nghĩa gì và bạn mong cầu thiện chí gì từ người kia. 

Trên đời này, người duy nhất sẽ cảm thấy đau đớn khi quá nóng giận mà đánh bạn chỉ có thể là ba mẹ của bạn thôi. Vì ngay cả ba mẹ cũng không nỡ đánh bạn. Nếu người đánh bạn lại chính là người đàn ông bạn yêu thương, xin hãy nhớ rằng có lần đầu, sẽ có lần thứ hai. Đánh phụ nữ dù vì bất kì lí do gì thì cũng không đáng mặt đàn ông rồi. Là phụ nữ, chúng ta phải biết, lần đánh thứ nhất sẽ là lỗi của người đàn ông đó, nhưng lần thứ hai và n lần sau nữa thì đó chắc chắn là lỗi của phụ nữ chúng ta rồi. Lỗi là ở chỗ không yêu chính bản thân của mình và không biết bảo vệ nó. 

Nếu ngay bây giờ, không nhận ra từ sớm thì sẽ có một ngày chúng ta nhất định hối hận vì đã cho phép người khác làm tổn thương bản thân mình. Có những con đường khi đã biết mười mươi đến ngõ cụt, quay đầu sẽ là lựa chọn đúng đắn nhất. Sự tiếc nuối cho quãng thời gian mà người ta vẫn thường gọi là thanh xuân sẽ chẳng giúp ích được gì mà chỉ làm kéo dài thêm những lẩn quẩn, mỏi mệt trong tâm trí, trong cuộc sống mà thôi. Thanh xuân là khi chúng ta yêu, được yêu và hạnh phúc. 

Bất cứ điều gì cũng phải có chừng mực riêng, điểm dừng riêng của nó. Suy cho cùng, con người không phải thánh nhân mà có thể luôn luôn bao dung được tất cả. 

Mình chẳng thương mình, đợi ai thương…

LẠC NHIÊN

Suốt ngày hôm qua, mưa dầm dề vì hai cơn áp thấp nhiệt đới đổ ập đến gần như cùng một lúc. Mẹ gọi lên bảo ông chồng của cô Tư hàng xóm vừa mới chết. Nghe nói, ông ấy uống xong chầu rượu rồi chết tốt. 

Mà ông ấy chết tốt thật. Ông ấy chết, giải thoát cho cuộc đời nát rượu, không tương lai của ông. Và cũng là giải thoát cho cả cuộc đời đã và đang muốn chết mòn dần của cô.  

 Cả xóm này ai cũng biết rõ, ai cũng khuyên cô li hôn từ mấy trận đánh đầu tiên của ông chồng vũ phu. Nhưng cô vẫn chịu đựng được đến giờ phút này. Sự chịu đựng đau đớn về mặt tinh thần và thể xác của cô khiến người ta bất lực và ngao ngán thay. Lí do cho việc tự hành xác suốt mười mấy năm ấy cũng thật nực cười. Vì cô là giáo viên? Cô sợ người ta nói ra, nói vào, bàn tán ở cơ quan thì xấu hổ với đồng nghiệp, cấp trên. Tôi thật chẳng hiểu vì đâu mà tư tưởng này cứ ăn sâu vào nếp nghĩ của họ. Thật bất bình. 

Câu chuyện của cô Tư nhắc tôi nhớ về một vụ việc của cô bạn cùng phòng trọ ngày xưa. Ngày ấy, bạn quen một anh chàng lớn hơn vài tuổi. Chẳng hiểu yêu nhau, quan hệ sâu đậm thế nào, mà thi thoảng cô bạn của tôi hôm thì bầm mắt, hôm thì bầm tay chân. Hỏi thế nào cũng chỉ bảo là bị té và chỉ nằm im khóc rưng rức. 

Ngày xảy ra đỉnh điểm của câu chuyện cũng là ngày chúng tôi biết được lý do của những vết thương trên người bạn. Bạn bị bạn trai đánh. Và hôm ấy là đuổi đánh đến cửa phòng trọ. Sự xấu hổ với bạn bè đã khiến bạn mất đi lí trí, chạy vào nhà và túm lấy một con dao rồi lao ra định đâm người bạn trai ấy. Suýt chút nữa là đổ máu. 

Sau đêm ấy, chúng tôi mới biết thêm rằng, bạn bị đánh không chỉ vào những ngày ở cùng với chúng tôi mà từ trước đấy hai năm rồi. Kẻ ấy đánh bạn rồi nài nỉ, bạn lại tha thứ và cứ thế hai người cứ đuổi nhau chạy quanh những vòng bùng binh không có hồi kết. Còn cô bạn của tôi thì cứ mù quáng chạy theo vòng xoay đó nhưng cứ đinh ninh gọi đó là tình yêu.

Hạnh phúc được đựng trong một tà áo đẹp, một mái nhà yên rủ bóng xuống tâm hồn”. Đó là lý do mà phụ nữ bao đời dạy cho con gái họ phải vun vén cho gia đình, đặt chồng con lên trên hết. Và phụ nữ cứ thế quên đi nghĩa vụ yêu thương chính bản thân mình. Để bây giờ chúng ta phải đi học lại cách yêu và tôn trọng bản thân mình trước – điều mà đáng ra đã phải lãnh ngộ được từ lâu. 

Chúng ta cần một chút vị kỷ cho bản thân mình. Không phải vì yêu mà hi sinh tất cả mọi thứ. Hãy giữ lại cho mình sự kiêu hãnh và tự tôn. Việc buông bỏ để ra đi không phải là ngõ cụt, không phải là lựa chọn cuối cùng mà lựa chọn đó luôn nằm trong vùng cân nhắc để có được một tương lai khác hơn và hạnh phúc hơn. Chúng ta dù ở địa vị nào, tầng lớp nào thì cơ bản chúng ta cũng là một con người mà con người thì có quyền đòi hỏi những điều mình xứng đáng có được. 

Đừng bao giờ phụ thuộc vào cảm xúc hay hành động của người khác để sống. Tôi không bác bỏ sự nhường nhịn, bao dung trong đời sống lứa đôi vì đó là điều cần thiết để có thể duy trì mối quan hệ. Tuy nhiên, nhường nhịn và bao dung phải có chừng mực và phải cho đối phương biết rõ sự nhường nhịn đó của bạn là để hòa giải vấn đề gì, có ý nghĩa gì và bạn mong cầu thiện chí gì từ người kia. 

Trên đời này, người duy nhất sẽ cảm thấy đau đớn khi quá nóng giận mà đánh bạn chỉ có thể là ba mẹ của bạn thôi. Vì ngay cả ba mẹ cũng không nỡ đánh bạn. Nếu người đánh bạn lại chính là người đàn ông bạn yêu thương, xin hãy nhớ rằng có lần đầu, sẽ có lần thứ hai. Đánh phụ nữ dù vì bất kì lí do gì thì cũng không đáng mặt đàn ông rồi. Là phụ nữ, chúng ta phải biết, lần đánh thứ nhất sẽ là lỗi của người đàn ông đó, nhưng lần thứ hai và n lần sau nữa thì đó chắc chắn là lỗi của phụ nữ chúng ta rồi. Lỗi là ở chỗ không yêu chính bản thân của mình và không biết bảo vệ nó. 

Nếu ngay bây giờ, không nhận ra từ sớm thì sẽ có một ngày chúng ta nhất định hối hận vì đã cho phép người khác làm tổn thương bản thân mình. Có những con đường khi đã biết mười mươi đến ngõ cụt, quay đầu sẽ là lựa chọn đúng đắn nhất. Sự tiếc nuối cho quãng thời gian mà người ta vẫn thường gọi là thanh xuân sẽ chẳng giúp ích được gì mà chỉ làm kéo dài thêm những lẩn quẩn, mỏi mệt trong tâm trí, trong cuộc sống mà thôi. Thanh xuân là khi chúng ta yêu, được yêu và hạnh phúc. 

Bất cứ điều gì cũng phải có chừng mực riêng, điểm dừng riêng của nó. Suy cho cùng, con người không phải thánh nhân mà có thể luôn luôn bao dung được tất cả. 

Mình chẳng thương mình, đợi ai thương…

LẠC NHIÊN

HỘI CHỨNG JEREMY – KHI TÌNH BẠN TRỞ NÊN ĐE DỌA

  Trong các mối quan hệ xã hội, đặc biệt là giữa bạn bè, chúng ta thường tin rằng tình cảm chân thành sẽ là nguồn hỗ trợ lớn lao trên hành trình phát triển cá nhân. Tuy nhiên, có những trường hợp mà chính bạn thân – người tưởng như luôn đồng hành – lại trở thành...

KHI CON GÁI LỚN LÊN THIẾU VẮNG CHA

  Đối với nhiều cô gái, hình ảnh người cha là hình mẫu đầu tiên về sự an toàn, nâng đỡ và giới hạn. Khi sự hiện diện ấy bị thiếu vắng – do cha bỏ đi, nghiện ngập, thờ ơ, hoặc chết sớm – đứa trẻ không chỉ mất đi một người thân mà còn mất đi điểm tựa đầu tiên để...

KHI ĐÀN ÔNG MÊ MASSAGE HƠN VỢ

  Trong một số mối quan hệ hôn nhân, không ít người vợ đau đớn khi phát hiện chồng mình có thói quen tìm đến các dịch vụ massage "happy ending". Điều này không chỉ là sự phản bội về mặt thể xác, mà còn mang đến cảm giác bị chối bỏ ở mức sâu sắc hơn: “Tại sao anh...

NHỮNG ĐỨA EM GÁI BỊ NGƯỢC ĐÃI TỪ ANH TRAI

Trong nhiều gia đình, đặc biệt là những gia đình Á Đông đặt nặng vai trò giới tính và thứ bậc, không ít cô gái lớn lên trong bóng tối của người anh trai – người được xem là “trụ cột tương lai” và thường được bênh vực vô điều kiện. Trong khi đó, những đứa em gái lại...

NỖI SỢ Ở MỘT MÌNH

  Nỗi sợ ở một mình không đơn thuần là cảm giác cô đơn thoáng qua, mà với nhiều người trưởng thành, đó là một nỗi hoảng loạn hiện sinh – cảm giác như chính sự sống bị đe dọa khi không có ai bên cạnh. Những người sợ tách biệt khỏi gia đình, bạn đời hay người họ...

TẠI SAO KHÔNG THOÁT RA MỐI QUAN HỆ ĐỘC HẠI?

  Trong những mối quan hệ có yếu tố thao túng và lạm dụng – dù là về cảm xúc hay thể xác – người mang đặc điểm ái kỷ thường sử dụng một chiến lược rất đặc trưng: trao rồi rút tình cảm một cách thất thường. Lúc thì vồ vập, yêu thương nồng nhiệt, khiến người kia...

NHỮNG KẺ PHÁ HOẠI TỔ CHỨC CHUYÊN NGHIỆP

Trong môi trường làm việc, không khó để bắt gặp những người âm thầm hoặc công khai phá vỡ cấu trúc chung – chia rẽ nội bộ, lan truyền tin đồn, thụ động-aggressive trong công việc. Họ không hẳn là “người xấu” theo nghĩa đơn giản, mà thường là những cá nhân mang trong...

LIỆU PHÁP HỆ THỐNG GIA ĐÌNH BÊN TRONG

Liệu pháp Hệ thống Gia đình Bên trong (Internal Family Systems – IFS) là một phương pháp trị liệu tâm lý được phát triển bởi tiến sĩ Richard Schwartz vào đầu những năm 1980. Khi làm việc với thân chủ, ông nhận thấy rằng trong mỗi người không chỉ có một "cái tôi" thống...

SANG CHẤN THAY ĐỔI CHÚNG TA THẾ NÀO?

Khi an toàn và là chính mình lại trở thành điều nguy hiểm Sang chấn không chỉ là những ký ức về một sự kiện đau thương; nó là cách mà toàn bộ hệ thần kinh của chúng ta học cách tồn tại trong một thế giới từng không an toàn. Với những người từng trải qua sang chấn —...

CĂNG CƠ CẢM XÚC TỪ CĂNG THẲNG VÀ SANG CHẤN

  Căng cơ cảm xúc là hiện tượng phổ biến ở nhiều người, đặc biệt trong các bối cảnh căng thẳng kéo dài, sang chấn hoặc rối loạn điều hòa cảm xúc. Khi cảm xúc bị kìm nén hoặc không thể giải phóng đúng cách, cơ thể thường "giữ" lại cảm xúc dưới dạng căng cơ, co...

KHI TÌNH YÊU, SỰ TÔN TRỌNG KHÔNG LÀM TA HAM MUỐN

  Tính dục không đơn thuần là phản ứng sinh học, mà là một cấu trúc tâm lý phức tạp được định hình bởi cảm xúc, trải nghiệm cá nhân, chuẩn mực xã hội và các tầng sâu của vô thức. Một hiện tượng thường bị hiểu lầm là: vì sao nhiều nam giới gặp khó khăn trong việc...

HỘI CHỨNG JEREMY – KHI TÌNH BẠN TRỞ NÊN ĐE DỌA

  Trong các mối quan hệ xã hội, đặc biệt là giữa bạn bè, chúng ta thường tin rằng tình cảm chân thành sẽ là nguồn hỗ trợ lớn lao trên hành trình phát triển cá nhân. Tuy nhiên, có những trường hợp mà chính bạn thân – người tưởng như luôn đồng hành – lại trở thành...

KHI CON GÁI LỚN LÊN THIẾU VẮNG CHA

  Đối với nhiều cô gái, hình ảnh người cha là hình mẫu đầu tiên về sự an toàn, nâng đỡ và giới hạn. Khi sự hiện diện ấy bị thiếu vắng – do cha bỏ đi, nghiện ngập, thờ ơ, hoặc chết sớm – đứa trẻ không chỉ mất đi một người thân mà còn mất đi điểm tựa đầu tiên để...

KHI ĐÀN ÔNG MÊ MASSAGE HƠN VỢ

  Trong một số mối quan hệ hôn nhân, không ít người vợ đau đớn khi phát hiện chồng mình có thói quen tìm đến các dịch vụ massage "happy ending". Điều này không chỉ là sự phản bội về mặt thể xác, mà còn mang đến cảm giác bị chối bỏ ở mức sâu sắc hơn: “Tại sao anh...

NHỮNG ĐỨA EM GÁI BỊ NGƯỢC ĐÃI TỪ ANH TRAI

Trong nhiều gia đình, đặc biệt là những gia đình Á Đông đặt nặng vai trò giới tính và thứ bậc, không ít cô gái lớn lên trong bóng tối của người anh trai – người được xem là “trụ cột tương lai” và thường được bênh vực vô điều kiện. Trong khi đó, những đứa em gái lại...

LIỆU PHÁP HYPNOSIS VISUALISATION TRONG TRỊ LIỆU TÂM LÝ

Hypnosis Visualisation (gợi hình trong trạng thái thôi miên) là một phương pháp trị liệu sử dụng trí tưởng tượng có hướng dẫn trong trạng thái thư giãn sâu hoặc trạng thái thôi miên nhẹ. Trong quá trình này, thân chủ được dẫn dắt tập trung vào các hình ảnh tích cực,...

NỖI SỢ Ở MỘT MÌNH

  Nỗi sợ ở một mình không đơn thuần là cảm giác cô đơn thoáng qua, mà với nhiều người trưởng thành, đó là một nỗi hoảng loạn hiện sinh – cảm giác như chính sự sống bị đe dọa khi không có ai bên cạnh. Những người sợ tách biệt khỏi gia đình, bạn đời hay người họ...

TẠI SAO KHÔNG THOÁT RA MỐI QUAN HỆ ĐỘC HẠI?

  Trong những mối quan hệ có yếu tố thao túng và lạm dụng – dù là về cảm xúc hay thể xác – người mang đặc điểm ái kỷ thường sử dụng một chiến lược rất đặc trưng: trao rồi rút tình cảm một cách thất thường. Lúc thì vồ vập, yêu thương nồng nhiệt, khiến người kia...

NGHIỆN CỜ BẠC – HÀNH VI TỰ HỦY HOẠI IM LẶNG

Nghiện cờ bạc không đơn thuần là một thói quen xấu hay biểu hiện của sự “yếu đuối”. Nó là một dạng rối loạn hành vi, có cơ chế thần kinh và tâm lý tương tự như nghiện chất kích thích. Tuy nhiên, do thiếu hiểu biết và nhiều định kiến xã hội, cờ bạc vẫn thường bị coi là...

NHỮNG KẺ PHÁ HOẠI TỔ CHỨC CHUYÊN NGHIỆP

Trong môi trường làm việc, không khó để bắt gặp những người âm thầm hoặc công khai phá vỡ cấu trúc chung – chia rẽ nội bộ, lan truyền tin đồn, thụ động-aggressive trong công việc. Họ không hẳn là “người xấu” theo nghĩa đơn giản, mà thường là những cá nhân mang trong...