MONG TỪNG NGÀY CHO ĐẾN GIÁNG SINH

MONG TỪNG NGÀY CHO ĐẾN GIÁNG SINH

Một mùa Giáng sinh nữa lại về, Sài Gòn mấy hôm nay trời trở lạnh, những cung đường thay sắc áo rực rỡ dưới muôn ngàn ánh đèn lung linh huyền ảo. Đâu đó lúc chiều tà tiếng chuông nhà thờ trong xóm Đạo ngân vang điểm từng hồi chậm rãi, rung rung trong làn sương mỏng gợi ta nhớ bao kỉ niệm của những mùa Giáng sinh trong ký ức son trẻ.

Đó là những mâm cơm gia đình sum vầy bên nhau, chuyện trò rôm rả; là những chiếc áo Noel đỏ rực ai đó hóa thân thành ông già Tuyết của xứ sở băng giá, yên ả mỉm cười mang theo túi quà khệ nệ bước vào trong từng giấc mơ của bọn trẻ. 

Cô nhớ như in nhà cô cách nhà anh một hàng rào bông dâm bụt, mỗi mùa Giáng sinh đến cả hai thường lén ra phía sau nhà thờ để được nhìn ngắm thứ ánh sáng diệu kỳ lấp lánh như những vì sao trong các hang động nhỏ hẹp, kể nhau nghe những câu chuyện về Chúa giáng trần, rồi ngẩn ngơ giữa tiếng đồng ca réo rắt ngân vang. Nhìn những phần quà được đặt ngăn nắp trên kệ, cô ước gì cũng được ông già Noel tặng cho một cái.

Cả anh và cô cứ thế chập chững bước vào đời bằng thứ hạnh phúc đơn sơ, bình dị ấy; cùng nhau đợi chờ Giáng sinh đến để được xin mẹ đi ngắm đèn, nghe chuông giáo đường vang vọng. Trong lúc nó ngây ngất ngắm nhìn người qua kẻ lại, anh đặt vào tay nó một tấm thiệp có cây thông tô màu xanh đỏ, anh chúc nó có một mùa Giáng sinh trọn vẹn an lành.

Vậy mà không lâu sau, anh bỏ cô đi biền biệt, nghe nói anh đi định cư bên Mỹ nên những mùa Giáng sinh sau cô cũng chẳng còn ai để mong đợi, để đi ngắm sao trời và nghe gió lùa vào mái tóc. Từ đó đến nay, cô đã bỏ Giáng sinh vào một góc trái tim, chẳng màn dòm ngó tới. Có khi cô lại còn tuyên chiến với Giáng sinh, với chủ nghĩa tiêu dùng và những khía cạnh thực dụng của ngày lễ mà nhiều người mong đợi.

Đến một ngày cô cũng đi xa, xa đến nỗi chẳng còn nhận ra quê hương mình nằm ở đâu trên tấm bản đồ chi chít những đường ranh biên giới. Giáng sinh với cô là một mình đi về, là một mình nằm nhà chẳng còn nghe phố xá thở than, là những thanh âm đứt quãng chỉ còn hằn trong dĩ vãng có lúc hiện ra mênh mang cả một góc trời. Cô cũng chẳng màng bận tâm, cứ thế ngủ vùi cho nỗi cô đơn chẳng có dịp trở mình lên tiếng.

Cô nhận ra Giáng sinh khiến những đứa con xa quê như cô chạnh lòng. Một mình đứng giữa phố xá rực rỡ ánh đèn, không khí nhộn nhịp nhưng sao chẳng ai để ủi an, chẳng ai mong đợi đến chạm khẽ khàng vào từng nỗi nhớ không tên. Giữa muôn trùng gió bễ, cô chợt thèm một bàn tay đan vào nhau để đêm đông không còn lạnh giá.

Rồi bỗng dưng anh đến, anh mang cho cô những món quà tự tay anh làm; giản dị, nhưng vô cùng ý nghĩa. Anh bắt đầu kể câu chuyện Giáng sinh cho cô nghe bằng những cung bậc dịu dàng rất khác. Cô chợt nhận ra, mình chẳng cần phải ghét Giáng sinh, bởi một khi chịu mở lòng ra đón nhận tình yêu từ gia đình, bạn bè, những người thương yêu thì đó tình yêu cũng từ đó bắt đầu. Đó cũng chính là ý nghĩa của “Mùa yêu” – mùa của những hy vọng.

Sài Gòn lập đông, cô lại quay về nơi chôn nhau cắt rốn, với anh với gia đình nhỏ của mình. Năm nay cô lại được dịp chứng kiến người người qua lại, những cảm giác ấm áp, rạo rực, vui buồn lẫn lộn được đan xen nhau trên những con đường của thành phố. Cô hì hục mang cây thông ra trước nhà, không quên viết điều ước treo trên cây với mong muốn những điều kỳ diệu sẽ đến với gia đình trong năm mới. 

Ngoài kia, chắc nhiều người giống cô, thích tin vào những điều kỳ diệu. Bởi chẳng có điều kỳ diệu nào phức tạp, đôi khi chỉ là một vòng tay ấm áp từ những người thân yêu, là khi bạn buồn bỗng có ai đó xuất hiện, động viên bạn có thêm niềm tin, trao cho bạn những điều ngọt ngào chưa từng có. Điều kỳ diệu sẽ đến khi ta có tình yêu thương, sự bao dung, vị tha với những người bên cạnh.

Thêm một lần yêu lại Giáng sinh cũng có nghĩa là thêm một lần cô tự cởi trói cho trái tim cô đơn của mình. Trong cô vẫn còn hình ảnh những ngày trốn học đến ngắm người ta trang trí giáo đường. Cảm giác bồi hồi khi chợt nghe lại những bài thánh ca bất hủ. Những kí ức về một mùa yêu thương luôn là những khoảnh khắc ngọt ngào nhất, mà cô ít nhiều đã từng một lần chạm tay vào trong miền nhớ.

Sẽ chẳng ai trong chúng ta xứng đáng để buồn trong đêm Giáng sinh cả. Mỗi chúng ta hãy tự tặng cho mình một Giáng Sinh nho nhỏ an lành, dành lấy một đêm lễ cuối năm để nuông chiều bản thân mình nhiều nhất có thể. Giống như câu chúc mà người ta vẫn thường hay chúc với nhau: “Have yourself a little Merry Christmas”.

Giáng sinh năm nay, cầu mong sẽ là một mùa Giáng sinh an lành, cho cô và cho tất cả mọi người, mọi nhà trên thế gian này…

MIA NGUYỄN

Một mùa Giáng sinh nữa lại về, Sài Gòn mấy hôm nay trời trở lạnh, những cung đường thay sắc áo rực rỡ dưới muôn ngàn ánh đèn lung linh huyền ảo. Đâu đó lúc chiều tà tiếng chuông nhà thờ trong xóm Đạo ngân vang điểm từng hồi chậm rãi, rung rung trong làn sương mỏng gợi ta nhớ bao kỉ niệm của những mùa Giáng sinh trong ký ức son trẻ.

Đó là những mâm cơm gia đình sum vầy bên nhau, chuyện trò rôm rả; là những chiếc áo Noel đỏ rực ai đó hóa thân thành ông già Tuyết của xứ sở băng giá, yên ả mỉm cười mang theo túi quà khệ nệ bước vào trong từng giấc mơ của bọn trẻ. 

Cô nhớ như in nhà cô cách nhà anh một hàng rào bông dâm bụt, mỗi mùa Giáng sinh đến cả hai thường lén ra phía sau nhà thờ để được nhìn ngắm thứ ánh sáng diệu kỳ lấp lánh như những vì sao trong các hang động nhỏ hẹp, kể nhau nghe những câu chuyện về Chúa giáng trần, rồi ngẩn ngơ giữa tiếng đồng ca réo rắt ngân vang. Nhìn những phần quà được đặt ngăn nắp trên kệ, cô ước gì cũng được ông già Noel tặng cho một cái.

Cả anh và cô cứ thế chập chững bước vào đời bằng thứ hạnh phúc đơn sơ, bình dị ấy; cùng nhau đợi chờ Giáng sinh đến để được xin mẹ đi ngắm đèn, nghe chuông giáo đường vang vọng. Trong lúc nó ngây ngất ngắm nhìn người qua kẻ lại, anh đặt vào tay nó một tấm thiệp có cây thông tô màu xanh đỏ, anh chúc nó có một mùa Giáng sinh trọn vẹn an lành.

Vậy mà không lâu sau, anh bỏ cô đi biền biệt, nghe nói anh đi định cư bên Mỹ nên những mùa Giáng sinh sau cô cũng chẳng còn ai để mong đợi, để đi ngắm sao trời và nghe gió lùa vào mái tóc. Từ đó đến nay, cô đã bỏ Giáng sinh vào một góc trái tim, chẳng màn dòm ngó tới. Có khi cô lại còn tuyên chiến với Giáng sinh, với chủ nghĩa tiêu dùng và những khía cạnh thực dụng của ngày lễ mà nhiều người mong đợi.

Đến một ngày cô cũng đi xa, xa đến nỗi chẳng còn nhận ra quê hương mình nằm ở đâu trên tấm bản đồ chi chít những đường ranh biên giới. Giáng sinh với cô là một mình đi về, là một mình nằm nhà chẳng còn nghe phố xá thở than, là những thanh âm đứt quãng chỉ còn hằn trong dĩ vãng có lúc hiện ra mênh mang cả một góc trời. Cô cũng chẳng màng bận tâm, cứ thế ngủ vùi cho nỗi cô đơn chẳng có dịp trở mình lên tiếng.

Cô nhận ra Giáng sinh khiến những đứa con xa quê như cô chạnh lòng. Một mình đứng giữa phố xá rực rỡ ánh đèn, không khí nhộn nhịp nhưng sao chẳng ai để ủi an, chẳng ai mong đợi đến chạm khẽ khàng vào từng nỗi nhớ không tên. Giữa muôn trùng gió bễ, cô chợt thèm một bàn tay đan vào nhau để đêm đông không còn lạnh giá.

Rồi bỗng dưng anh đến, anh mang cho cô những món quà tự tay anh làm; giản dị, nhưng vô cùng ý nghĩa. Anh bắt đầu kể câu chuyện Giáng sinh cho cô nghe bằng những cung bậc dịu dàng rất khác. Cô chợt nhận ra, mình chẳng cần phải ghét Giáng sinh, bởi một khi chịu mở lòng ra đón nhận tình yêu từ gia đình, bạn bè, những người thương yêu thì đó tình yêu cũng từ đó bắt đầu. Đó cũng chính là ý nghĩa của “Mùa yêu” – mùa của những hy vọng.

Sài Gòn lập đông, cô lại quay về nơi chôn nhau cắt rốn, với anh với gia đình nhỏ của mình. Năm nay cô lại được dịp chứng kiến người người qua lại, những cảm giác ấm áp, rạo rực, vui buồn lẫn lộn được đan xen nhau trên những con đường của thành phố. Cô hì hục mang cây thông ra trước nhà, không quên viết điều ước treo trên cây với mong muốn những điều kỳ diệu sẽ đến với gia đình trong năm mới. 

Ngoài kia, chắc nhiều người giống cô, thích tin vào những điều kỳ diệu. Bởi chẳng có điều kỳ diệu nào phức tạp, đôi khi chỉ là một vòng tay ấm áp từ những người thân yêu, là khi bạn buồn bỗng có ai đó xuất hiện, động viên bạn có thêm niềm tin, trao cho bạn những điều ngọt ngào chưa từng có. Điều kỳ diệu sẽ đến khi ta có tình yêu thương, sự bao dung, vị tha với những người bên cạnh.

Thêm một lần yêu lại Giáng sinh cũng có nghĩa là thêm một lần cô tự cởi trói cho trái tim cô đơn của mình. Trong cô vẫn còn hình ảnh những ngày trốn học đến ngắm người ta trang trí giáo đường. Cảm giác bồi hồi khi chợt nghe lại những bài thánh ca bất hủ. Những kí ức về một mùa yêu thương luôn là những khoảnh khắc ngọt ngào nhất, mà cô ít nhiều đã từng một lần chạm tay vào trong miền nhớ.

Sẽ chẳng ai trong chúng ta xứng đáng để buồn trong đêm Giáng sinh cả. Mỗi chúng ta hãy tự tặng cho mình một Giáng Sinh nho nhỏ an lành, dành lấy một đêm lễ cuối năm để nuông chiều bản thân mình nhiều nhất có thể. Giống như câu chúc mà người ta vẫn thường hay chúc với nhau: “Have yourself a little Merry Christmas”.

Giáng sinh năm nay, cầu mong sẽ là một mùa Giáng sinh an lành, cho cô và cho tất cả mọi người, mọi nhà trên thế gian này…

MIA NGUYỄN

HỘI CHỨNG JEREMY – KHI TÌNH BẠN TRỞ NÊN ĐE DỌA

  Trong các mối quan hệ xã hội, đặc biệt là giữa bạn bè, chúng ta thường tin rằng tình cảm chân thành sẽ là nguồn hỗ trợ lớn lao trên hành trình phát triển cá nhân. Tuy nhiên, có những trường hợp mà chính bạn thân – người tưởng như luôn đồng hành – lại trở thành...

KHI CON GÁI LỚN LÊN THIẾU VẮNG CHA

  Đối với nhiều cô gái, hình ảnh người cha là hình mẫu đầu tiên về sự an toàn, nâng đỡ và giới hạn. Khi sự hiện diện ấy bị thiếu vắng – do cha bỏ đi, nghiện ngập, thờ ơ, hoặc chết sớm – đứa trẻ không chỉ mất đi một người thân mà còn mất đi điểm tựa đầu tiên để...

KHI ĐÀN ÔNG MÊ MASSAGE HƠN VỢ

  Trong một số mối quan hệ hôn nhân, không ít người vợ đau đớn khi phát hiện chồng mình có thói quen tìm đến các dịch vụ massage "happy ending". Điều này không chỉ là sự phản bội về mặt thể xác, mà còn mang đến cảm giác bị chối bỏ ở mức sâu sắc hơn: “Tại sao anh...

NỖI SỢ Ở MỘT MÌNH

  Nỗi sợ ở một mình không đơn thuần là cảm giác cô đơn thoáng qua, mà với nhiều người trưởng thành, đó là một nỗi hoảng loạn hiện sinh – cảm giác như chính sự sống bị đe dọa khi không có ai bên cạnh. Những người sợ tách biệt khỏi gia đình, bạn đời hay người họ...

NGHIỆN CỜ BẠC – HÀNH VI TỰ HỦY HOẠI IM LẶNG

Nghiện cờ bạc không đơn thuần là một thói quen xấu hay biểu hiện của sự “yếu đuối”. Nó là một dạng rối loạn hành vi, có cơ chế thần kinh và tâm lý tương tự như nghiện chất kích thích. Tuy nhiên, do thiếu hiểu biết và nhiều định kiến xã hội, cờ bạc vẫn thường bị coi là...

HỘI CHỨNG JEREMY – KHI TÌNH BẠN TRỞ NÊN ĐE DỌA

  Trong các mối quan hệ xã hội, đặc biệt là giữa bạn bè, chúng ta thường tin rằng tình cảm chân thành sẽ là nguồn hỗ trợ lớn lao trên hành trình phát triển cá nhân. Tuy nhiên, có những trường hợp mà chính bạn thân – người tưởng như luôn đồng hành – lại trở thành...

KHI CON GÁI LỚN LÊN THIẾU VẮNG CHA

  Đối với nhiều cô gái, hình ảnh người cha là hình mẫu đầu tiên về sự an toàn, nâng đỡ và giới hạn. Khi sự hiện diện ấy bị thiếu vắng – do cha bỏ đi, nghiện ngập, thờ ơ, hoặc chết sớm – đứa trẻ không chỉ mất đi một người thân mà còn mất đi điểm tựa đầu tiên để...

KHI ĐÀN ÔNG MÊ MASSAGE HƠN VỢ

  Trong một số mối quan hệ hôn nhân, không ít người vợ đau đớn khi phát hiện chồng mình có thói quen tìm đến các dịch vụ massage "happy ending". Điều này không chỉ là sự phản bội về mặt thể xác, mà còn mang đến cảm giác bị chối bỏ ở mức sâu sắc hơn: “Tại sao anh...

NHỮNG ĐỨA EM GÁI BỊ NGƯỢC ĐÃI TỪ ANH TRAI

Trong nhiều gia đình, đặc biệt là những gia đình Á Đông đặt nặng vai trò giới tính và thứ bậc, không ít cô gái lớn lên trong bóng tối của người anh trai – người được xem là “trụ cột tương lai” và thường được bênh vực vô điều kiện. Trong khi đó, những đứa em gái lại...

LIỆU PHÁP HYPNOSIS VISUALISATION TRONG TRỊ LIỆU TÂM LÝ

Hypnosis Visualisation (gợi hình trong trạng thái thôi miên) là một phương pháp trị liệu sử dụng trí tưởng tượng có hướng dẫn trong trạng thái thư giãn sâu hoặc trạng thái thôi miên nhẹ. Trong quá trình này, thân chủ được dẫn dắt tập trung vào các hình ảnh tích cực,...

NỖI SỢ Ở MỘT MÌNH

  Nỗi sợ ở một mình không đơn thuần là cảm giác cô đơn thoáng qua, mà với nhiều người trưởng thành, đó là một nỗi hoảng loạn hiện sinh – cảm giác như chính sự sống bị đe dọa khi không có ai bên cạnh. Những người sợ tách biệt khỏi gia đình, bạn đời hay người họ...

TẠI SAO KHÔNG THOÁT RA MỐI QUAN HỆ ĐỘC HẠI?

  Trong những mối quan hệ có yếu tố thao túng và lạm dụng – dù là về cảm xúc hay thể xác – người mang đặc điểm ái kỷ thường sử dụng một chiến lược rất đặc trưng: trao rồi rút tình cảm một cách thất thường. Lúc thì vồ vập, yêu thương nồng nhiệt, khiến người kia...

NGHIỆN CỜ BẠC – HÀNH VI TỰ HỦY HOẠI IM LẶNG

Nghiện cờ bạc không đơn thuần là một thói quen xấu hay biểu hiện của sự “yếu đuối”. Nó là một dạng rối loạn hành vi, có cơ chế thần kinh và tâm lý tương tự như nghiện chất kích thích. Tuy nhiên, do thiếu hiểu biết và nhiều định kiến xã hội, cờ bạc vẫn thường bị coi là...

NHỮNG KẺ PHÁ HOẠI TỔ CHỨC CHUYÊN NGHIỆP

Trong môi trường làm việc, không khó để bắt gặp những người âm thầm hoặc công khai phá vỡ cấu trúc chung – chia rẽ nội bộ, lan truyền tin đồn, thụ động-aggressive trong công việc. Họ không hẳn là “người xấu” theo nghĩa đơn giản, mà thường là những cá nhân mang trong...

HỘI CHỨNG MUNCHAUSEN BY PROXY

  Hội chứng Munchausen by proxy (MBP) là một rối loạn tâm thần hiếm gặp nhưng nguy hiểm, trong đó người chăm sóc – thường là mẹ – cố ý gây tổn thương thể chất hoặc tinh thần cho con cái nhằm thu hút sự quan tâm, lòng thương xót và sự ngưỡng mộ từ người khác. Hành...