NGÔN NGỮ TÌNH YÊU

NGÔN NGỮ TÌNH YÊU

 

Bạn có biết ngôn ngữ tình yêu của mình là gì không? Được thiết kế nhằm giúp bạn và người ấy yêu nhau tốt hơn, ngôn ngữ tình yêu chính là chìa khóa để giữ cho mối quan hệ của hai bạn luôn được nồng đượm. Nghe giống như một lớp học mà bạn muốn đăng ký tham gia, có phải không?

Có nhiều người cảm thấy họ không được vợ, chồng mình yêu thương. Một nghiên cứu chuyên sâu đã chỉ ra rằng, đó là vì mỗi người đều đang dành cho đối phương một ngôn ngữ tình yêu riêng biệt. Do đó, khi không cùng sử dụng một ngôn ngữ, họ thường gặp hạn chế trong việc cảm nhận tình yêu của người còn lại. 

Để hiểu được sức mạnh của việc thấu hiểu ngôn ngữ tình yêu của người bạn đời, trước hết bạn phải biết năm ngôn ngữ tình yêu là gì:

Ngôn ngữ khẳng định: Ngôn ngữ này là tất cả những ngôn từ ngọt ngào chứng tỏ tình yêu mà bạn dành cho người ấy. Đó có thể là những câu nói như: “Anh yêu em”, “Em thật tuyệt vời”, “Em rất tự hào về anh”,…

Ngôn ngữ hành động: Đối với một số người, hành động thực tiễn có giá trị hơn nhiều so với lời nói. Thay vì nói những lời hoa mỹ ngọt ngào, những người có ngôn ngữ này sẽ thể hiện tình yêu của mình bằng những hành động quan tâm, chăm sóc như pha sẵn tách cà phê sáng cho nửa kia hoặc chuẩn bị một bữa tối ấm cúng.

Ngôn ngữ quà tặng: Quà tặng là một con đường hiệu quả khác dẫn đến trái tim. Bạn không cần phải tặng những món quà lớn lao hay đắt tiền. Một chút đáng yêu nho nhỏ như cuốn tạp chí mới hoặc cốc cà phê có hương vị yêu thích cũng có thể chứng minh tình cảm của bạn đối với người ấy.

Ngôn ngữ thời gian: Với một số người khi yêu, điều tuyệt vời nhất chính là đối phương sẵn sàng dành nhiều thời gian nhất có thể ở bên cạnh họ. Đó có thể là bạn sẽ chuyển sang chế độ máy bay khi cả hai ra ngoài hẹn hò, hoặc sắp xếp công việc để có thể ở cạnh họ suốt cả ngày nghỉ một cách trọn vẹn.

Ngôn ngữ tiếp xúc: Bản thân những cái chạm hay tiếp xúc cơ thể đã là minh chứng tuyệt vời cho tình yêu. Một cái nắm tay, một chiếc hôn vội, một cái ôm chặt mỗi buổi sáng đều có thể khiến tình yêu được thăng hoa.

Để biết mình thuộc loại ngôn ngữ tình yêu nào, bạn hãy tự hỏi bản thân xem, khi nào bạn cảm thấy mình được yêu thương nhất? Có phải là khi nhận được một tin nhắn lãng mạn từ người ấy? Hay khi người ấy đứng đợi bạn trước cửa nhà với một hộp thức ăn đầy ắp còn nóng hổi trên tay?

Hãy lập danh sách ba điều hàng đầu mà bạn mong chờ từ phía người ấy và yêu cầu người ấy làm điều tương tự. Bạn có thể sẽ bắt đầu nhận thấy một mô hình kỳ diệu.

TÌM HIỂU NGÔN NGỮ TÌNH YÊU MỚI

Vậy rốt cuộc, bạn có thể sử dụng các “kỹ năng ngôn ngữ” của bản thân để cải thiện mối quan hệ như thế nào? Một gợi ý cho bạn chính là trò chuyện với người ấy bằng ngôn ngữ tình yêu mà họ coi trọng nhất và ngược lại.

Hiểu ngôn ngữ tình yêu của nhau cũng sẽ giúp bạn hiểu được những ý định và mong muốn của người ấy tốt hơn. Có một câu chuyện về một cặp vợ chồng như thế này: Người vợ thường thể hiện tình cảm của mình bằng cách đặt những tấm thiệp với lời nhắn nhủ lãng mạn vào túi áo khoác của người chồng. Thế nhưng người chồng không bao giờ làm điều tương tự, khiến cô ấy cảm thấy mình không được yêu thương. Đó là vì cô ấy có “Ngôn ngữ khẳng định”. Khi hỏi người chồng, anh ấy bảo rằng: “Sao tôi có thể không yêu cô ấy được chứ? Nếu không yêu, tại sao tôi lại chuẩn bị bữa tối, đi dạo cùng cô ấy mỗi ngày hay chắc chắn rằng xe cô ấy luôn được đổ đủ xăng?”. Lý do rất đơn giản, rằng ngôn ngữ của người chồng là “Ngôn ngữ hành động”. Cách thể hiện khác nhau khiến người này không thể cảm nhận trọn vẹn tình cảm của người kia. 

Sự thật là, hầu hết các cặp đôi đều có ngôn ngữ tình yêu khác nhau và điều đó hoàn toàn ổn. Mấu chốt chính là đôi bên cùng học cách thấu hiểu ngôn ngữ tình yêu của nhau. 

CỦNG CỐ MỐI QUAN HỆ CỦA BẠN

Một khi biết ngôn ngữ tình yêu của bản thân là gì, bạn có thể chia sẻ nó với nửa kia và đề nghị họ thể hiện tình yêu của mình với bạn bằng loại ngôn ngữ ấy. Mặt khác, hiểu ngôn ngữ tình yêu của đối phương sẽ giúp bạn cảm nhận được tình yêu chân thành từ phía họ, kể cả khi cách thể hiện của họ không cùng loại với ngôn ngữ mà bạn đang có.

Đọc giả có thể gửi đặt lịch tư vấn, chia sẻ câu hỏi hoặc câu chuyện của bạn đến chúng tôi qua email: info@ladiesofvietnam.net, Zalo: +848 9934 4478. Chân thành cảm ơn và hẹn gặp các bạn trong những chương trình sắp tới.

LILA

Bạn có biết ngôn ngữ tình yêu của mình là gì không? Được thiết kế nhằm giúp bạn và người ấy yêu nhau tốt hơn, ngôn ngữ tình yêu chính là chìa khóa để giữ cho mối quan hệ của hai bạn luôn được nồng đượm. Nghe giống như một lớp học mà bạn muốn đăng ký tham gia, có phải không?

Có nhiều người cảm thấy họ không được vợ, chồng mình yêu thương. Một nghiên cứu chuyên sâu đã chỉ ra rằng, đó là vì mỗi người đều đang dành cho đối phương một ngôn ngữ tình yêu riêng biệt. Do đó, khi không cùng sử dụng một ngôn ngữ, họ thường gặp hạn chế trong việc cảm nhận tình yêu của người còn lại. 

Để hiểu được sức mạnh của việc thấu hiểu ngôn ngữ tình yêu của người bạn đời, trước hết bạn phải biết năm ngôn ngữ tình yêu là gì:

Ngôn ngữ khẳng định: Ngôn ngữ này là tất cả những ngôn từ ngọt ngào chứng tỏ tình yêu mà bạn dành cho người ấy. Đó có thể là những câu nói như: “Anh yêu em”, “Em thật tuyệt vời”, “Em rất tự hào về anh”,…

Ngôn ngữ hành động: Đối với một số người, hành động thực tiễn có giá trị hơn nhiều so với lời nói. Thay vì nói những lời hoa mỹ ngọt ngào, những người có ngôn ngữ này sẽ thể hiện tình yêu của mình bằng những hành động quan tâm, chăm sóc như pha sẵn tách cà phê sáng cho nửa kia hoặc chuẩn bị một bữa tối ấm cúng.

Ngôn ngữ quà tặng: Quà tặng là một con đường hiệu quả khác dẫn đến trái tim. Bạn không cần phải tặng những món quà lớn lao hay đắt tiền. Một chút đáng yêu nho nhỏ như cuốn tạp chí mới hoặc cốc cà phê có hương vị yêu thích cũng có thể chứng minh tình cảm của bạn đối với người ấy.

Ngôn ngữ thời gian: Với một số người khi yêu, điều tuyệt vời nhất chính là đối phương sẵn sàng dành nhiều thời gian nhất có thể ở bên cạnh họ. Đó có thể là bạn sẽ chuyển sang chế độ máy bay khi cả hai ra ngoài hẹn hò, hoặc sắp xếp công việc để có thể ở cạnh họ suốt cả ngày nghỉ một cách trọn vẹn.

Ngôn ngữ tiếp xúc: Bản thân những cái chạm hay tiếp xúc cơ thể đã là minh chứng tuyệt vời cho tình yêu. Một cái nắm tay, một chiếc hôn vội, một cái ôm chặt mỗi buổi sáng đều có thể khiến tình yêu được thăng hoa.

Để biết mình thuộc loại ngôn ngữ tình yêu nào, bạn hãy tự hỏi bản thân xem, khi nào bạn cảm thấy mình được yêu thương nhất? Có phải là khi nhận được một tin nhắn lãng mạn từ người ấy? Hay khi người ấy đứng đợi bạn trước cửa nhà với một hộp thức ăn đầy ắp còn nóng hổi trên tay?

Hãy lập danh sách ba điều hàng đầu mà bạn mong chờ từ phía người ấy và yêu cầu người ấy làm điều tương tự. Bạn có thể sẽ bắt đầu nhận thấy một mô hình kỳ diệu.

TÌM HIỂU NGÔN NGỮ TÌNH YÊU MỚI

Vậy rốt cuộc, bạn có thể sử dụng các “kỹ năng ngôn ngữ” của bản thân để cải thiện mối quan hệ như thế nào? Một gợi ý cho bạn chính là trò chuyện với người ấy bằng ngôn ngữ tình yêu mà họ coi trọng nhất và ngược lại.

Hiểu ngôn ngữ tình yêu của nhau cũng sẽ giúp bạn hiểu được những ý định và mong muốn của người ấy tốt hơn. Có một câu chuyện về một cặp vợ chồng như thế này: Người vợ thường thể hiện tình cảm của mình bằng cách đặt những tấm thiệp với lời nhắn nhủ lãng mạn vào túi áo khoác của người chồng. Thế nhưng người chồng không bao giờ làm điều tương tự, khiến cô ấy cảm thấy mình không được yêu thương. Đó là vì cô ấy có “Ngôn ngữ khẳng định”. Khi hỏi người chồng, anh ấy bảo rằng: “Sao tôi có thể không yêu cô ấy được chứ? Nếu không yêu, tại sao tôi lại chuẩn bị bữa tối, đi dạo cùng cô ấy mỗi ngày hay chắc chắn rằng xe cô ấy luôn được đổ đủ xăng?”. Lý do rất đơn giản, rằng ngôn ngữ của người chồng là “Ngôn ngữ hành động”. Cách thể hiện khác nhau khiến người này không thể cảm nhận trọn vẹn tình cảm của người kia. 

Sự thật là, hầu hết các cặp đôi đều có ngôn ngữ tình yêu khác nhau và điều đó hoàn toàn ổn. Mấu chốt chính là đôi bên cùng học cách thấu hiểu ngôn ngữ tình yêu của nhau. 

CỦNG CỐ MỐI QUAN HỆ CỦA BẠN

Một khi biết ngôn ngữ tình yêu của bản thân là gì, bạn có thể chia sẻ nó với nửa kia và đề nghị họ thể hiện tình yêu của mình với bạn bằng loại ngôn ngữ ấy. Mặt khác, hiểu ngôn ngữ tình yêu của đối phương sẽ giúp bạn cảm nhận được tình yêu chân thành từ phía họ, kể cả khi cách thể hiện của họ không cùng loại với ngôn ngữ mà bạn đang có.

Đọc giả có thể gửi đặt lịch tư vấn, chia sẻ câu hỏi hoặc câu chuyện của bạn đến chúng tôi qua email: info@ladiesofvietnam.net, Zalo: +848 9934 4478. Chân thành cảm ơn và hẹn gặp các bạn trong những chương trình sắp tới.

LILA

RỐI LOẠN GẮN BÓ LO ÂU

  Gắn bó (attachment) là nhu cầu sinh tồn cốt lõi của con người, hình thành từ những năm đầu đời khi trẻ tương tác với người chăm sóc chính. Tuy nhiên, khi mối gắn bó này bị gián đoạn hoặc tổn thương – như trong trường hợp trẻ bị cha mẹ bỏ mặc cho ông bà nuôi,...

RỐI LOẠN GẮN BÓ, SANG CHẤN VÀ SINH HỌC THẦN KINH

Rối loạn gắn bó, sang chấn và sinh học thần kinh: Khi hệ thần kinh học cách sống mà không cần kết nối Gắn bó là một trong những nhu cầu cơ bản và bẩm sinh của con người. Ngay từ khi mới sinh, não bộ và hệ thần kinh đã được lập trình để tìm kiếm sự an toàn thông qua...

CƠ THỂ, NÃO BỘ VÀ SỰ GỢI NHỚ HAM MUỐN

  Phản ứng tình dục là một quá trình tinh vi, không chỉ diễn ra ở cơ quan sinh dục mà là sự cộng hưởng giữa thân thể, cảm xúc, ký ức và nhận thức. Trong nhiều trường hợp, người trưởng thành – đặc biệt là những ai từng trải qua sang chấn, trầm cảm, căng thẳng kéo...

KHI TÌNH YÊU, SỰ TÔN TRỌNG KHÔNG LÀM TA HAM MUỐN

  Tính dục không đơn thuần là phản ứng sinh học, mà là một cấu trúc tâm lý phức tạp được định hình bởi cảm xúc, trải nghiệm cá nhân, chuẩn mực xã hội và các tầng sâu của vô thức. Một hiện tượng thường bị hiểu lầm là: vì sao nhiều nam giới gặp khó khăn trong việc...

KHI CON GÁI LỚN LÊN THIẾU VẮNG CHA

  Đối với nhiều cô gái, hình ảnh người cha là hình mẫu đầu tiên về sự an toàn, nâng đỡ và giới hạn. Khi sự hiện diện ấy bị thiếu vắng – do cha bỏ đi, nghiện ngập, thờ ơ, hoặc chết sớm – đứa trẻ không chỉ mất đi một người thân mà còn mất đi điểm tựa đầu tiên để...

KHI ĐÀN ÔNG MÊ MASSAGE HƠN VỢ

  Trong một số mối quan hệ hôn nhân, không ít người vợ đau đớn khi phát hiện chồng mình có thói quen tìm đến các dịch vụ massage "happy ending". Điều này không chỉ là sự phản bội về mặt thể xác, mà còn mang đến cảm giác bị chối bỏ ở mức sâu sắc hơn: “Tại sao anh...

NHỮNG ĐỨA EM GÁI BỊ NGƯỢC ĐÃI TỪ ANH TRAI

Trong nhiều gia đình, đặc biệt là những gia đình Á Đông đặt nặng vai trò giới tính và thứ bậc, không ít cô gái lớn lên trong bóng tối của người anh trai – người được xem là “trụ cột tương lai” và thường được bênh vực vô điều kiện. Trong khi đó, những đứa em gái lại...

LIỆU PHÁP HYPNOSIS VISUALISATION TRONG TRỊ LIỆU TÂM LÝ

Hypnosis Visualisation (gợi hình trong trạng thái thôi miên) là một phương pháp trị liệu sử dụng trí tưởng tượng có hướng dẫn trong trạng thái thư giãn sâu hoặc trạng thái thôi miên nhẹ. Trong quá trình này, thân chủ được dẫn dắt tập trung vào các hình ảnh tích cực,...

NỖI SỢ Ở MỘT MÌNH

  Nỗi sợ ở một mình không đơn thuần là cảm giác cô đơn thoáng qua, mà với nhiều người trưởng thành, đó là một nỗi hoảng loạn hiện sinh – cảm giác như chính sự sống bị đe dọa khi không có ai bên cạnh. Những người sợ tách biệt khỏi gia đình, bạn đời hay người họ...

TẠI SAO KHÔNG THOÁT RA MỐI QUAN HỆ ĐỘC HẠI?

  Trong những mối quan hệ có yếu tố thao túng và lạm dụng – dù là về cảm xúc hay thể xác – người mang đặc điểm ái kỷ thường sử dụng một chiến lược rất đặc trưng: trao rồi rút tình cảm một cách thất thường. Lúc thì vồ vập, yêu thương nồng nhiệt, khiến người kia...

RỐI LOẠN GẮN BÓ LO ÂU

  Gắn bó (attachment) là nhu cầu sinh tồn cốt lõi của con người, hình thành từ những năm đầu đời khi trẻ tương tác với người chăm sóc chính. Tuy nhiên, khi mối gắn bó này bị gián đoạn hoặc tổn thương – như trong trường hợp trẻ bị cha mẹ bỏ mặc cho ông bà nuôi,...

RỐI LOẠN GẮN BÓ, SANG CHẤN VÀ SINH HỌC THẦN KINH

Rối loạn gắn bó, sang chấn và sinh học thần kinh: Khi hệ thần kinh học cách sống mà không cần kết nối Gắn bó là một trong những nhu cầu cơ bản và bẩm sinh của con người. Ngay từ khi mới sinh, não bộ và hệ thần kinh đã được lập trình để tìm kiếm sự an toàn thông qua...

CƠ THỂ, NÃO BỘ VÀ SỰ GỢI NHỚ HAM MUỐN

  Phản ứng tình dục là một quá trình tinh vi, không chỉ diễn ra ở cơ quan sinh dục mà là sự cộng hưởng giữa thân thể, cảm xúc, ký ức và nhận thức. Trong nhiều trường hợp, người trưởng thành – đặc biệt là những ai từng trải qua sang chấn, trầm cảm, căng thẳng kéo...

KHI TÌNH YÊU, SỰ TÔN TRỌNG KHÔNG LÀM TA HAM MUỐN

  Tính dục không đơn thuần là phản ứng sinh học, mà là một cấu trúc tâm lý phức tạp được định hình bởi cảm xúc, trải nghiệm cá nhân, chuẩn mực xã hội và các tầng sâu của vô thức. Một hiện tượng thường bị hiểu lầm là: vì sao nhiều nam giới gặp khó khăn trong việc...

HỘI CHỨNG JEREMY – KHI TÌNH BẠN TRỞ NÊN ĐE DỌA

  Trong các mối quan hệ xã hội, đặc biệt là giữa bạn bè, chúng ta thường tin rằng tình cảm chân thành sẽ là nguồn hỗ trợ lớn lao trên hành trình phát triển cá nhân. Tuy nhiên, có những trường hợp mà chính bạn thân – người tưởng như luôn đồng hành – lại trở thành...

KHI CON GÁI LỚN LÊN THIẾU VẮNG CHA

  Đối với nhiều cô gái, hình ảnh người cha là hình mẫu đầu tiên về sự an toàn, nâng đỡ và giới hạn. Khi sự hiện diện ấy bị thiếu vắng – do cha bỏ đi, nghiện ngập, thờ ơ, hoặc chết sớm – đứa trẻ không chỉ mất đi một người thân mà còn mất đi điểm tựa đầu tiên để...

KHI ĐÀN ÔNG MÊ MASSAGE HƠN VỢ

  Trong một số mối quan hệ hôn nhân, không ít người vợ đau đớn khi phát hiện chồng mình có thói quen tìm đến các dịch vụ massage "happy ending". Điều này không chỉ là sự phản bội về mặt thể xác, mà còn mang đến cảm giác bị chối bỏ ở mức sâu sắc hơn: “Tại sao anh...

NHỮNG ĐỨA EM GÁI BỊ NGƯỢC ĐÃI TỪ ANH TRAI

Trong nhiều gia đình, đặc biệt là những gia đình Á Đông đặt nặng vai trò giới tính và thứ bậc, không ít cô gái lớn lên trong bóng tối của người anh trai – người được xem là “trụ cột tương lai” và thường được bênh vực vô điều kiện. Trong khi đó, những đứa em gái lại...

LIỆU PHÁP HYPNOSIS VISUALISATION TRONG TRỊ LIỆU TÂM LÝ

Hypnosis Visualisation (gợi hình trong trạng thái thôi miên) là một phương pháp trị liệu sử dụng trí tưởng tượng có hướng dẫn trong trạng thái thư giãn sâu hoặc trạng thái thôi miên nhẹ. Trong quá trình này, thân chủ được dẫn dắt tập trung vào các hình ảnh tích cực,...

NỖI SỢ Ở MỘT MÌNH

  Nỗi sợ ở một mình không đơn thuần là cảm giác cô đơn thoáng qua, mà với nhiều người trưởng thành, đó là một nỗi hoảng loạn hiện sinh – cảm giác như chính sự sống bị đe dọa khi không có ai bên cạnh. Những người sợ tách biệt khỏi gia đình, bạn đời hay người họ...