NHỮNG CÁNH CÒ LẺ BÓNG LÚC HOÀNG HÔN

NHỮNG CÁNH CÒ LẺ BÓNG LÚC HOÀNG HÔN

 

Nỗi cô đơn chính là thứ tồn tại giống nhau của con người dù ở độ tuổi, tầng lớp, giới tính nào đi chăng nữa. Hôm nay tôi muốn chia sẻ những câu chuyện về nỗi cô đơn của người già mà tôi lượm lặt ở xung quanh mình.

Ba muốn đi khiêu vũ

-Ba muốn đi thì cứ việc tự mà đi.

Nói xong câu ấy thằng con đi một mạch, bỏ lại người cha nghẹn ngào với nỗi buồn thăm thẳm trong đôi mắt. Lần thứ mười ông bị con trai từ chối, kiên quyết không chở ông đến phòng trà. Ông lủi thủi đi vào phòng, bước về phía chiếc bàn nơi đặt tấm hình tập thể của hội bạn bè, đứng tần ngần hồi lâu.

Hội ca vũ mà ông tham gia, cứ mỗi hai tuần sẽ tập hợp nhau ở phòng trà quen thuộc để giao lưu, cùng ca hát, khiêu vũ. Những người có mặt ở đó hầu hết đều đã lên chức ông bà, những cô chú trẻ hơn thì cũng đã ngót nghét bốn tám, năm mươi.

Họ đều trang điểm lộng lẫy, quần là áo lượt. Có nhiều cô ăn vận những bộ quần áo ôm sát, phô diễn những đường nét cơ thể đã phôi pha màu thời gian với áo xẻ ngực, mini juyp ngắn. Ông biết thằng con xấu hổ vì những hình ảnh này, nó đã nói rõ thế khi chở bố đến đó vài lần. Nó còn nặng nhẹ bảo ông rằng “già còn sinh tật”.

Rồi nó quyết định không chở ông đi nữa. Đã thế, còn dặn luôn mấy ông xe ôm quanh xóm không được chở. Ông buồn lắm nhưng chẳng biết làm sao. Mọi người trong hội đều đi theo cặp, vài người đi lẻ nhưng lại ở cách xa nhau, ông lại chẳng muốn làm phiền ai. Bạn bè trong hội gọi điện thoại hỏi thăm, ông đều bảo đang về quê để chăm vườn, hẹn lần lữa mãi nên người ta cũng thôi không gọi nữa.

Mười kì đồng nghĩa với năm tháng chẳng gặp mặt ai, ông cứ quẩn quanh mãi trong cái khu nhà đến một người già đồng tuổi chẳng có lấy để trà nước. Nhà nào nhà nấy kín bưng cổng sau, cổng trước. Ông bỗng dưng thành một người già côi cút giữa thành phố mênh mông.

Canh những lúc thằng con đi vắng, ông lại lén xem lại mấy đoạn video quay những lần họp mặt trước đó trên điện thoại. Hình ảnh cứ run run, nhòe nhoẹt bởi đôi tay già nua tập tành quay phim kỷ niệm. Ông cười khi nghe lại giọng các bà, các bác hát tới, hát lui các bài hát vang bóng một thời. Ôi thôi, chẳng phải ai cũng hát hay cả, có những cô hát như tiếng máy cassette bị rè hay đoạn băng bị nhão. Nhưng họ say mê trong từng ca từ, họ phiêu diêu trong từng tiếng nhạc, họ lắc lư cơ thể đã không còn dẻo dai trong nụ cười thỏa nguyện.

Thằng con ông đâu biết ở đó có những tiếng cười mà con cháu chẳng thể mang lại. Ở đó, những người như ông có cơ hội để trẻ trung, để đắm chìm vào những giai điệu và khoảng không gian của bạn bè, của những sẻ chia. Ở đó, nỗi cô đơn trong mỗi người được tạm gác lại, những kẻ lẻ loi như ông sẽ vơi hẳn cảm giác “thèm hơi người”.

Có lẽ nó sẽ không hiểu được những điều ấy cho đến khi nào nó bằng tuổi ông…

Mẹ lấy chồng có được không?

Bà là một người phụ nữ xinh đẹp, nhưng bất hạnh thay, khi đứa con thứ hai lên hai tuổi, chồng bà bị tai nạn mất sớm. Hai mươi bảy tuổi, bà thành góa phụ dắt díu hai đứa trẻ còn chưa kịp nhớ được tên đầy đủ của cha.

Bà đã lần lượt từ chối những lời hứa hẹn đồng hành của đôi ba người đàn ông, ở vậy nuôi con khôn lớn vì những nỗi niềm rất chính đáng của một người mẹ đơn thân.

Khi ấy, dù đơn độc bươn chải nhưng tiếng cười con vây quanh khiến bà có thể làm việc cả đêm ngày. Những đứa con ngày một lớn khôn và rời xa vòng tay mẹ. Bà cô đơn giữa căn nhà rộng lớn mà bây giờ chỉ rộn ràng được đôi ba ngày mỗi dịp lễ, tết.

Người đàn ông góa vợ năm xưa bị bà từ chối nhưng vẫn ở bên cạnh giúp đỡ bà bấy lâu nay, nhất là những khi trở trời mà con cái ở xa. Sự chân thành của ông khiến bà cảm động từ bao giờ và bà muốn ở bên cạnh ông như đôi bạn già cùng dìu nhau đi hết chặng đời còn lại.

Nhưng cả ông và bà đều vấp phải sự ngăn cản của những đứa con. Đến cuối cùng thì ba mẹ vẫn không thể thắng được con cái. Ngày xưa bà hy sinh hạnh phúc riêng tư để nuôi dạy chúng nên người. Bây giờ bà cũng hy sinh vì sự bình yên trong mối quan hệ với các con, sau khi đã quá mỏi mệt.

Tôi có một người bạn có hoàn cảnh tương tự như vậy và tôi nghĩ bạn ấy đã tự cởi trói cho mình và cho cả mẹ khi suy nghĩ được rằng “mẹ tớ cực khổ nhiều rồi, ngày xưa, không hiểu chuyện nên chị em tớ phản đối. Bây giờ chỉ cần mẹ thấy hạnh phúc là được, ai cũng cần có người bầu bạn và thời gian của mẹ đã chẳng còn dài rộng như mình”

Gần hết tháng rồi, sao con chưa về?

Câu chuyện này chắc không có gì lạ lẫm với những người con xa quê. Nhà nào mà có mỗi một đứa con thì nỗi cô đơn của ba mẹ lại càng bao la hơn, giống như gia đình của nó vậy.

Sự tất bật của công việc cuốn lấy con người lao vào vòng xoáy mưu sinh. Đôi khi không cố ý nhưng lời hẹn về thăm nhà vì việc này, việc kia mà cứ dời từ tuần này sang tuần khác. Bất giác nhìn lại thì thời gian đã trôi xa, sang hẳn một tháng, hai tháng là điều bình thường. Sự hiện diện của tiền bạc không đổi lấy được niềm vui cho ba mẹ nó. Vì cơ bản, ba mẹ nó đều có lương hưu.

Những buổi chiều quê, cơn mưa tầm tã khiến nỗi đợi chờ, thương nhớ cứ dài dằng dặc. Giữa bốn bề mưa giăng, ba rít điếu thuốc, ngồi trầm ngâm mà mẹ cũng không còn buồn nhắc ba chuyện cai thuốc nữa. Vì tính ba ít nói, không có thuốc thì nỗi buồn ba giấu vào đâu?

Cuộc sống tất bật đến nỗi niềm vui nhỏ bé là được ăn cùng bữa cơm với nhau dù chỉ mỗi tháng một lần đôi khi cũng thật là xa xỉ. Ba mẹ nó hết cách, lại cách tháng mà quầy quả lên thành phố để thăm con, dù mệt nhọc đường xa vẫn hơn là ngồi ở nhà ngóng trông tháng này không biết khi nào nó về thăm. Hơn nữa ông bà cũng không muốn gây thêm áp lực cho nó.

Hôm nay ba/má đi khám bệnh

Trên các chuyến xe buổi sáng sớm, thường có rất nhiều người già đi khám bệnh. Họ thường đi một mình hoặc đi cùng bạn bè nếu có thể rủ rê. Tôi thấy những bàn tay run run mở xấp sổ khám và những viên thuốc đủ màu. Tôi thấy những cái nhíu mắt, cau mày để đọc những dòng chữ biên vội vàng của bác sĩ. Tôi thấy những nỗi hốt hoảng vì lỡ trạm chỉ tại đôi tai không còn thính nhạy để nghe thông báo tên trạm dừng. Tôi thấy những bước chân rụt rè, yếu ớt bước lên xe buýt và sợ sệt khi bước xuống vì những chiếc xe máy cứ chực chờ lấn tới.

Nhiều bác tài đôi lúc cảm khái “Con cháu đâu mà để mấy ông bà đi một mình vậy không biết?”.

Tôi hay nhìn theo bóng lưng của họ lúc xuống xe mà nghĩ đến những lần mẹ lên Sài Gòn khám một mình vì tôi bận công việc không ra cùng mẹ được. Niềm day dứt cứ dâng lên trong ngực.

Ngày còn bé, khi con bệnh, mẹ luôn kề bên, bất kể đêm ngày. Bây giờ ba mẹ bệnh, đôi khi, con chẳng thể dành được một buổi để đi khám bệnh cùng. Nhưng chúng ta lại luôn kề cận bên con cái của mình mỗi khi chúng khó chịu lúc trở trời. Có lẽ cho đến cuối cùng thì nước mắt cũng chỉ có thể chảy xuôi mà thôi.

Con người thường tự làm khó bản thân, làm khó nhau vì cứ mãi sống chật vật trong những nỗi cố chấp. Chi bằng sống rộng lượng hơn, để nhìn thấy được những nụ cười và hạnh phúc thực sự của người mình quan tâm. Vì thời gian sẽ đi qua rất nhanh và đời người thì quá ngắn để nghĩ suy quá nhiều về thể diện, về những hư vinh và những giá trị đã lỗi thời. Đời người cũng quá ngắn để chờ đợi một lời hứa “Để hôm nào con có thời gian….”.

LẠC NHIÊN

Nỗi cô đơn chính là thứ tồn tại giống nhau của con người dù ở độ tuổi, tầng lớp, giới tính nào đi chăng nữa. Hôm nay tôi muốn chia sẻ những câu chuyện về nỗi cô đơn của người già mà tôi lượm lặt ở xung quanh mình.

Ba muốn đi khiêu vũ

-Ba muốn đi thì cứ việc tự mà đi.

Nói xong câu ấy thằng con đi một mạch, bỏ lại người cha nghẹn ngào với nỗi buồn thăm thẳm trong đôi mắt. Lần thứ mười ông bị con trai từ chối, kiên quyết không chở ông đến phòng trà. Ông lủi thủi đi vào phòng, bước về phía chiếc bàn nơi đặt tấm hình tập thể của hội bạn bè, đứng tần ngần hồi lâu.

Hội ca vũ mà ông tham gia, cứ mỗi hai tuần sẽ tập hợp nhau ở phòng trà quen thuộc để giao lưu, cùng ca hát, khiêu vũ. Những người có mặt ở đó hầu hết đều đã lên chức ông bà, những cô chú trẻ hơn thì cũng đã ngót nghét bốn tám, năm mươi.

Họ đều trang điểm lộng lẫy, quần là áo lượt. Có nhiều cô ăn vận những bộ quần áo ôm sát, phô diễn những đường nét cơ thể đã phôi pha màu thời gian với áo xẻ ngực, mini juyp ngắn. Ông biết thằng con xấu hổ vì những hình ảnh này, nó đã nói rõ thế khi chở bố đến đó vài lần. Nó còn nặng nhẹ bảo ông rằng “già còn sinh tật”.

Rồi nó quyết định không chở ông đi nữa. Đã thế, còn dặn luôn mấy ông xe ôm quanh xóm không được chở. Ông buồn lắm nhưng chẳng biết làm sao. Mọi người trong hội đều đi theo cặp, vài người đi lẻ nhưng lại ở cách xa nhau, ông lại chẳng muốn làm phiền ai. Bạn bè trong hội gọi điện thoại hỏi thăm, ông đều bảo đang về quê để chăm vườn, hẹn lần lữa mãi nên người ta cũng thôi không gọi nữa.

Mười kì đồng nghĩa với năm tháng chẳng gặp mặt ai, ông cứ quẩn quanh mãi trong cái khu nhà đến một người già đồng tuổi chẳng có lấy để trà nước. Nhà nào nhà nấy kín bưng cổng sau, cổng trước. Ông bỗng dưng thành một người già côi cút giữa thành phố mênh mông.

Canh những lúc thằng con đi vắng, ông lại lén xem lại mấy đoạn video quay những lần họp mặt trước đó trên điện thoại. Hình ảnh cứ run run, nhòe nhoẹt bởi đôi tay già nua tập tành quay phim kỷ niệm. Ông cười khi nghe lại giọng các bà, các bác hát tới, hát lui các bài hát vang bóng một thời. Ôi thôi, chẳng phải ai cũng hát hay cả, có những cô hát như tiếng máy cassette bị rè hay đoạn băng bị nhão. Nhưng họ say mê trong từng ca từ, họ phiêu diêu trong từng tiếng nhạc, họ lắc lư cơ thể đã không còn dẻo dai trong nụ cười thỏa nguyện.

Thằng con ông đâu biết ở đó có những tiếng cười mà con cháu chẳng thể mang lại. Ở đó, những người như ông có cơ hội để trẻ trung, để đắm chìm vào những giai điệu và khoảng không gian của bạn bè, của những sẻ chia. Ở đó, nỗi cô đơn trong mỗi người được tạm gác lại, những kẻ lẻ loi như ông sẽ vơi hẳn cảm giác “thèm hơi người”.

Có lẽ nó sẽ không hiểu được những điều ấy cho đến khi nào nó bằng tuổi ông…

Mẹ lấy chồng có được không?

Bà là một người phụ nữ xinh đẹp, nhưng bất hạnh thay, khi đứa con thứ hai lên hai tuổi, chồng bà bị tai nạn mất sớm. Hai mươi bảy tuổi, bà thành góa phụ dắt díu hai đứa trẻ còn chưa kịp nhớ được tên đầy đủ của cha.

Bà đã lần lượt từ chối những lời hứa hẹn đồng hành của đôi ba người đàn ông, ở vậy nuôi con khôn lớn vì những nỗi niềm rất chính đáng của một người mẹ đơn thân.

Khi ấy, dù đơn độc bươn chải nhưng tiếng cười con vây quanh khiến bà có thể làm việc cả đêm ngày. Những đứa con ngày một lớn khôn và rời xa vòng tay mẹ. Bà cô đơn giữa căn nhà rộng lớn mà bây giờ chỉ rộn ràng được đôi ba ngày mỗi dịp lễ, tết.

Người đàn ông góa vợ năm xưa bị bà từ chối nhưng vẫn ở bên cạnh giúp đỡ bà bấy lâu nay, nhất là những khi trở trời mà con cái ở xa. Sự chân thành của ông khiến bà cảm động từ bao giờ và bà muốn ở bên cạnh ông như đôi bạn già cùng dìu nhau đi hết chặng đời còn lại.

Nhưng cả ông và bà đều vấp phải sự ngăn cản của những đứa con. Đến cuối cùng thì ba mẹ vẫn không thể thắng được con cái. Ngày xưa bà hy sinh hạnh phúc riêng tư để nuôi dạy chúng nên người. Bây giờ bà cũng hy sinh vì sự bình yên trong mối quan hệ với các con, sau khi đã quá mỏi mệt.

Tôi có một người bạn có hoàn cảnh tương tự như vậy và tôi nghĩ bạn ấy đã tự cởi trói cho mình và cho cả mẹ khi suy nghĩ được rằng “mẹ tớ cực khổ nhiều rồi, ngày xưa, không hiểu chuyện nên chị em tớ phản đối. Bây giờ chỉ cần mẹ thấy hạnh phúc là được, ai cũng cần có người bầu bạn và thời gian của mẹ đã chẳng còn dài rộng như mình”

Gần hết tháng rồi, sao con chưa về?

Câu chuyện này chắc không có gì lạ lẫm với những người con xa quê. Nhà nào mà có mỗi một đứa con thì nỗi cô đơn của ba mẹ lại càng bao la hơn, giống như gia đình của nó vậy.

Sự tất bật của công việc cuốn lấy con người lao vào vòng xoáy mưu sinh. Đôi khi không cố ý nhưng lời hẹn về thăm nhà vì việc này, việc kia mà cứ dời từ tuần này sang tuần khác. Bất giác nhìn lại thì thời gian đã trôi xa, sang hẳn một tháng, hai tháng là điều bình thường. Sự hiện diện của tiền bạc không đổi lấy được niềm vui cho ba mẹ nó. Vì cơ bản, ba mẹ nó đều có lương hưu.

Những buổi chiều quê, cơn mưa tầm tã khiến nỗi đợi chờ, thương nhớ cứ dài dằng dặc. Giữa bốn bề mưa giăng, ba rít điếu thuốc, ngồi trầm ngâm mà mẹ cũng không còn buồn nhắc ba chuyện cai thuốc nữa. Vì tính ba ít nói, không có thuốc thì nỗi buồn ba giấu vào đâu?

Cuộc sống tất bật đến nỗi niềm vui nhỏ bé là được ăn cùng bữa cơm với nhau dù chỉ mỗi tháng một lần đôi khi cũng thật là xa xỉ. Ba mẹ nó hết cách, lại cách tháng mà quầy quả lên thành phố để thăm con, dù mệt nhọc đường xa vẫn hơn là ngồi ở nhà ngóng trông tháng này không biết khi nào nó về thăm. Hơn nữa ông bà cũng không muốn gây thêm áp lực cho nó.

Hôm nay ba/má đi khám bệnh

Trên các chuyến xe buổi sáng sớm, thường có rất nhiều người già đi khám bệnh. Họ thường đi một mình hoặc đi cùng bạn bè nếu có thể rủ rê. Tôi thấy những bàn tay run run mở xấp sổ khám và những viên thuốc đủ màu. Tôi thấy những cái nhíu mắt, cau mày để đọc những dòng chữ biên vội vàng của bác sĩ. Tôi thấy những nỗi hốt hoảng vì lỡ trạm chỉ tại đôi tai không còn thính nhạy để nghe thông báo tên trạm dừng. Tôi thấy những bước chân rụt rè, yếu ớt bước lên xe buýt và sợ sệt khi bước xuống vì những chiếc xe máy cứ chực chờ lấn tới.

Nhiều bác tài đôi lúc cảm khái “Con cháu đâu mà để mấy ông bà đi một mình vậy không biết?”.

Tôi hay nhìn theo bóng lưng của họ lúc xuống xe mà nghĩ đến những lần mẹ lên Sài Gòn khám một mình vì tôi bận công việc không ra cùng mẹ được. Niềm day dứt cứ dâng lên trong ngực.

Ngày còn bé, khi con bệnh, mẹ luôn kề bên, bất kể đêm ngày. Bây giờ ba mẹ bệnh, đôi khi, con chẳng thể dành được một buổi để đi khám bệnh cùng. Nhưng chúng ta lại luôn kề cận bên con cái của mình mỗi khi chúng khó chịu lúc trở trời. Có lẽ cho đến cuối cùng thì nước mắt cũng chỉ có thể chảy xuôi mà thôi.

Con người thường tự làm khó bản thân, làm khó nhau vì cứ mãi sống chật vật trong những nỗi cố chấp. Chi bằng sống rộng lượng hơn, để nhìn thấy được những nụ cười và hạnh phúc thực sự của người mình quan tâm. Vì thời gian sẽ đi qua rất nhanh và đời người thì quá ngắn để nghĩ suy quá nhiều về thể diện, về những hư vinh và những giá trị đã lỗi thời. Đời người cũng quá ngắn để chờ đợi một lời hứa “Để hôm nào con có thời gian….”.

LẠC NHIÊN

AI KHÔNG THÍCH TẾT?

  Khuôn khổ của một đứa trẻ ngoan  Gần đến Tết, tâm trạng của em cứ lên xuống thất thường. Em sắp được về nhà với vòng tay mẹ sau một năm xa nhà miệt mài học tập. Em nhớ mẹ, nhớ cha, nhớ cả đứa em gái “mít ướt, đụng đâu khóc đó”. Em nhớ những bữa ăn gia đình quây...

TÌM NGƯỜI TỐT HƠN ANH

Tôi nhớ một buổi tối nọ, cô bạn tôi sau khi uống say mèm, đã gục mặt vào lòng tôi và rơi những giọt nước mắt vừa bất lực, vừa đau đớn vì mới chia tay bạn trai sau ba năm gắn bó. Cô ấy nức nở rằng: “Anh ấy bảo tao hãy tìm người tốt hơn. Nhưng anh đâu biết rằng tao sẽ...

NGÔN NGỮ TÌNH YÊU TIẾT LỘ ĐIỀU GÌ VỀ BẢN THÂN BẠN

Thế nhưng, tiến sĩ Gary Chapman đã khiến chúng ta lầm tưởng khi ngụ ý rằng các nhóm ngôn ngữ tình yêu đều ngang bằng nhau. Thực chất, mỗi ngôn ngữ tình yêu đều ẩn chứa những ý nghĩa riêng biệt. Thời gian chất lượng (Quality Time) Thời gian chính là tài sản quý giá...

CON GÁI CỦA MẸ!

“Tôi không thích mẹ càm ràm nhưng lại không thể phớt lờ chúng. Tôi ghét bản thân không thể tốt hơn để mẹ được hạnh phúc. Tôi sợ nếu mình sai phạm thì mẹ sẽ thất vọng.  Không biết từ khi nào, những suy nghĩ về cảm nhận của mẹ luôn là mối bận tâm của tôi. Thậm chí có...

ĐỂ CON ĐƯỢC “HƯỚNG NGOẠI”

  Chị mải miết đi tìm “niềm vui sống của cuộc đời”. Chị có một công việc mà bao người ao ước, một người chồng đẹp trai và có ý chí vươn lên, hai đứa con chăm ngoan, học giỏi và một tâm hồn trống rỗng. Cuộc đời chị là một chuỗi ngày lên kế hoạch, hành động, đạt...

CHẤP NIỆM TÌNH ĐẦU 

Đầu tiên tôi xin mạn phép bày tỏ với các bạn đọc giả rằng bài viết này có lẽ sẽ nhận được nhiều ý kiến trái chiều xung quanh câu chuyện tình đầu- tình cuối. Thế nên hi vọng mọi người tiếp nhận nó với tâm thế chia sẻ từ góc nhìn cá nhân của tác giả nhé. Thân thương....

NHỮNG LÁ THƯ TAY

  Ở nhà tôi có một chiếc tủ gỗ cũ kỹ luôn nằm trong phòng khách, mặc kệ những vật dụng khác đã được sửa sang, tân trang bao lần. Chiếc tủ ấy có một ngăn “chuyên dụng”, đầy ắp những lá thư tay của ba. Có lá thư là do học trò ba gửi vào cái hồi ba chưa phải bỏ nghề...

CON GÁI NÓI CÓ LÀ KHÔNG

  Được rồi, bạn có thể bực bội vì anh ấy đã không gọi cho bạn như đã hứa. Có lẽ bạn đang tức giận vì chàng hứa sẽ dành nhiều thời gian hơn cho việc hẹn hò nhưng thực tế chẳng thay đổi gì cả nếu không muốn nói là ngày càng tệ hơn. Chuyện này cũng dễ hiểu. Nếu anh...

MÂU THUẪN TRỞ THÀNH MỘT BÀ MẸ

  Là một nhà tâm lý với chuyên môn điều trị về những vấn đề sinh sản, tôi vẫn thường nghe các bà mẹ rụt rè giải bày về một điều mà họ không bao giờ chia sẻ với bạn bè hay chồng mình, rằng: “Đôi khi, tôi chỉ ước gì cuộc sống cũ trước đây của mình quay trở lại”. Có...

TÌNH YÊU VỠ TAN DO CÁI GIẬN LÀM CÀN

  Cả giận mất khôn Nhật Hồng vừa chia tay với bạn trai chỉ 2 tuần trước đám cưới. Em bảo do tính em nóng, hay cằn nhằn và phán xét anh ấy nên tình cảm vỡ tan. Sự mất mát khiến em phải ngồi lại nhìn nhận, dằn vặt bản thân vì không hiểu sao em luôn gắt gỏng, sẵn...

GIAO TIẾP TRONG TÌNH YÊU

  Anh ơi, em mệt mỏi quá! Sao thế? … Thôi, không có gì đâu! Ừ. Vậy em nghỉ ngơi cho khỏe. Khi nào em thấy ổn hơn thì mình nói chuyện sau nhé. Anh không hiểu em gì cả! Anh đúng là một kẻ vô tâm. Kịch bản quen thuộc ở nhiều cặp đôi này có lẽ bạn cũng dễ đoán được...

AI KHÔNG THÍCH TẾT?

  Khuôn khổ của một đứa trẻ ngoan  Gần đến Tết, tâm trạng của em cứ lên xuống thất thường. Em sắp được về nhà với vòng tay mẹ sau một năm xa nhà miệt mài học tập. Em nhớ mẹ, nhớ cha, nhớ cả đứa em gái “mít ướt, đụng đâu khóc đó”. Em nhớ những bữa ăn gia đình quây...

CHIẾN THẮNG TRONG CUỘC HẸN ĐẦU TIÊN

  Có thể bạn sẽ không tin, nhưng trong cuộc hẹn hò đầu tiên, một người đàn ông thường chỉ mất khoảng 60 giây để quyết định xem anh ta có muốn có cuộc hẹn thứ hai với bạn không. Thật vậy ư? Chắc chắn rồi! Những khoảnh khắc cực kỳ quan trọng như thế này luôn xảy ra...

KHOẢNG CÁCH NÀO CHO TÌNH YÊU

Tôi có hai anh bạn cứ gặp nhau là than phiền về cô vợ của mình và ao ước rằng vợ của mình giống vợ người kia.  Anh Lâm ngán ngẩm với cô vợ kiểm soát và lệ thuộc quá mức vào mình. Mỗi buổi sáng thức dậy, anh sẽ phải dành ra mười lăm phút để liệt kê chi tiết lịch trình...

TÌM NGƯỜI TỐT HƠN ANH

Tôi nhớ một buổi tối nọ, cô bạn tôi sau khi uống say mèm, đã gục mặt vào lòng tôi và rơi những giọt nước mắt vừa bất lực, vừa đau đớn vì mới chia tay bạn trai sau ba năm gắn bó. Cô ấy nức nở rằng: “Anh ấy bảo tao hãy tìm người tốt hơn. Nhưng anh đâu biết rằng tao sẽ...

NỢ EM HAI TIẾNG “HÔN NHÂN”

Tình yêu mù quáng hay cạm bẫy của tình yêu phần lớn là do chính người trong cuộc tạo ra vì chưa bao giờ bạn chấp nhận sự thật rằng anh không yêu bạn chân thành. Có trăm ngàn lý do để anh còn rong ruổi bên ngoài chẳng hạn như là do còn trẻ, bị hấp dẫn bởi những cái mới...

MỘT CUỘC HÔN NHÂN BỀN VỮNG

Nhiều người cho rằng “Hôn nhân là nấm mồ của tình yêu”, bởi có những cặp đôi dù yêu nhau vô cùng sâu đậm nhưng sau khi về chung một nhà không lâu thì lại quyết định chia lìa đôi ngả. Vốn dĩ, hôn nhân không phải đích đến của tình yêu, mà là khởi đầu cho một hành trình...

NGƯỜI CŨ TÌM VỀ

Người xưa có câu “tình cũ không rủ cũng về”, để nói về những mối tình không trọn vẹn, thường làm con người ta dằn vặt, để một ngày ta muốn dang tay ôm lấy cái quá khứ, muốn bù đắp cho người cũ cũng vì ngày đó ta vội vàng đánh mất nhau. Nhưng có phải đó là ta đang yêu...

NGHI NGỜ CẢM XÚC CỦA ĐỐI PHƯƠNG ?

Những lúc mối quan hệ trở nên tệ đi, chúng ta bắt đầu nghi ngờ rằng liệu người yêu của mình có cảm thấy buồn bực, chán chường giống như mình không. Chúng ta bắt đầu suy nghĩ rằng những lời nói và hành động của họ chứng minh rằng họ không có cảm xúc thực sự đối với ta,...

NHỮNG NGƯỜI ĐÀN ÔNG MỜ NHẠT

Một người chồng, người cha ít nói, ít bày tỏ cảm xúc, hoặc là vùi đầu vào công việc hoặc là sáng xỉn chiều say, hoặc là bùng nổ hoặc là lặng thinh, mất kết nối. Đó là hình ảnh chung về những người đàn ông, những người chú, người cậu nơi tôi sinh ra và lớn lên. Họ có...