NHỮNG ĐỨA TRẺ THÈM SỰ KẾT NỐI

NHỮNG ĐỨA TRẺ THÈM SỰ KẾT NỐI

Là một người thích lân la các quán café để làm việc hay đọc sách, tôi vẫn thường chứng kiến cảnh tượng những ông bố, bà mẹ trò chuyện rôm rả cùng bạn bè, còn bên cạnh là những đứa trẻ nhìn không chớp mắt vào màn hình điện thoại. Mà hễ những đứa trẻ này hiếu động chạy nhảy hoặc níu áo bố mẹ hỏi gì đó, bố mẹ sẽ đưa điện thoại mình cho chúng chơi, sau đó lại tập trung vào những lời tán gẫu với bạn bè và yên tâm rằng mọi thứ đều đã có điện thoại lo hết.

Tình huống tương tự xảy ra với rất nhiều gia đình khác: “Con ăn cơm đi rồi mẹ cho coi điện thoại”, “Con bật máy tính chơi đi, bố đang làm việc”, “Con học tốt đi rồi bố mẹ mua cho cái iPad”. Những thiết bị điện tử trở thành công cụ giúp trẻ con giải trí một cách thụ động, để trẻ ngoan ngoãn, vâng lời hơn và không làm phiền những giây phút làm việc, tán gẫu của người lớn.

Năm 2013, một báo cáo của UNICEF ​​cho thấy trẻ em Hà Lan là những đứa trẻ hạnh phúc nhất thế giới. Trong cuốn sách “The Happiest Kids in the World: How Dutch Parents Help Their Kids (and Themselves) by Doing Less”, Michele Hutchison và Rina Mae Acosta đã đưa ra các nguyên tắc nuôi dạy con cái của người Hà Lan, bao gồm: dành nhiều thời gian để chăm sóc con cái, để con tự tìm cách vui chơi và giải trí, cho con cùng ăn uống với gia đình và khuyến khích con vận động ngoài thiên nhiên.

Nếu được hỏi quãng thời gian đáng nhớ nhất trong cuộc đời mình là khi nào, tôi sẽ trả lời là những năm đầu tiểu học. Khi đó, mỗi ngày ba tôi đều đạp chiếc xe cũ kĩ băng qua mấy con dốc để đón tôi từ trường học về nhà. Có vài hôm mát trời, hai ba con cùng nhau đi bộ về nhà hoặc chạy bộ quanh công viên để rèn luyện sức khỏe. Suốt quãng đường ba tôi vẫn luôn hỏi, hôm nay học gì, học thế nào, có gì vui không, kể cho ba nghe với. Có khi ba sẽ kể chuyện ngụ ngôn cho tôi nghe, hoặc giải đáp những thắc mắc của tôi như tại sao cái cây lại biết nở hoa đơm trái. Nếu tình cờ có xe bán quà vặt chạy ngang, ba sẽ dừng lại mua cho tôi một hai món “quà”. Hôm là kẹo bông gòn, hôm là kẹo kéo, hôm lại là bịch đậu hũ. Mỗi buổi chiều tà, hoàng hôn đều in dài bóng của hai bố con, hòa cùng tiếng cười khanh khách ngày bé của tôi. 

Trong cuốn sách “Bàn tay của bố”, tác giả Hoài Anh, Đốm Đốm có chia sẻ: “Nhà tâm lí học và phân tâm học nổi tiếng người Áo, Sigmund Schlomo Freud, có một câu nói rất hay rằng: “Nhu cầu mạnh mẽ nhất của mọi đứa trẻ trong suốt thời kì thơ ấu của chúng là được che chở và bảo vệ bởi người cha.” Tình yêu thương và sự giáo dục của người cha có ý nghĩa và sức ảnh hưởng vô cùng quan trọng tới trí thông minh, sự trưởng thành; cũng như là sự đảm bảo vô thời hạn cho hạnh phúc trọn đời của một đứa trẻ.” Quả thật, quãng thời gian cùng ba về nhà, được ba dùng tấm lưng rộng che mưa nắng và lắng nghe những thắc mắc lẫn tâm sự ấu thơ chính là những hồi ức đẹp đẽ, bình yên mà tôi luôn trân trọng.

Những đứa trẻ lớn lên cùng sóng âm và màn hình điện tử thường thiếu đi sự kết nối với bố mẹ và mất dần những hồi ức đẹp đẽ, tinh khôi thuở ấu thơ. Có những đứa trẻ ở độ tuổi thắc mắc về mọi thứ của thế giới xung quanh – không một ai giải đáp. Có những đứa trẻ mang tâm sự thầm kín, cùng những biến đổi trong suy nghĩ và hoang mang trong quá trình trưởng thành – không một ai lắng nghe. Thiếu đi sự kết nối và một người bạn để cùng vui chơi, trò chuyện khiến trẻ dần tự xây đắp một bức tường bao bọc bản thân, ngăn cách chính mình với những người khác. Chúng trở nên ù lì, thụ động, mất khả năng giao tiếp và thiếu sự nhanh nhạy cần có, thậm chí mất cả sự tín nhiệm dành cho đấng sinh thành.

Các thiết bị thông minh còn đánh cắp rất nhiều kỹ năng xã hội cần thiết khác của trẻ. Công cụ dỗ dành nhất thời của bố mẹ khiến chúng hình thành thói quen phải được đáp ứng ngay khi đòi hỏi và tạo nên tham muốn chiếm lĩnh mọi thứ. Mặt khác, hàng giờ dán mắt vào những hình ảnh vui mắt vui tai, gây hứng thú nhanh chóng trên màn hình điện tử khiến trẻ thiếu đi sự sáng tạo, sự kiên nhẫn và khả năng tập trung cần có.

Trong bài viết có tựa đề “The Value of Sadness” đăng tải trên trang psychologytoday.com, Lisa Firestone Ph.D đã phân tích: “Nỗi buồn là một cảm xúc sống. Nó tồn tại để nhắc nhở chúng ta về những điều quan trọng và mang lại ý nghĩa cho cuộc đời. Khi chúng ta nhận ra cảm xúc của mình và cho phép bản thân nhìn nhận chúng một cách lành mạnh và an toàn, ta sẽ càng thấy vững lòng hơn, hiểu về chính mình hơn và thậm chí là kiên cường hơn. Trái lại, chối bỏ cảm xúc có thể khiến chúng ta cảm thấy thực sự chán nản.”

Những ông bố, bà mẹ thời nay vẫn luôn loay hoay với những mối bận tâm riêng của mình. Họ giao phó trách nhiệm cho các thiết bị điện tử, để chúng luôn bận rộn và bị thu hút bởi một thứ gì đó và không quấy khóc hay làm phiền họ nữa. Không được dành thời gian để trò chuyện, lắng nghe và vận động ngoài trời khiến trẻ dần sa lầy vào những phương thức giải trí thụ động của công nghệ như chơi game, xem phim. Điều này không chỉ khiến chúng mất đi năng lực tự sáng tạo giải trí, mà còn tước đi “quyền được buồn” của con trẻ. Nói cách khác, nhiều bậc phụ huynh không bảo vệ con cái mình bằng cách cho chúng đối diện với cảm xúc buồn bã, chán chường, thất bại rồi tìm cách vượt qua và tái tạo cảm hứng mới. Họ để con mình hoàn toàn lờ đi những cảm xúc tiêu cực này. Kết quả, khi đối diện với thế giới thực với muôn vàn thử thách, chúng không được trang bị đủ khả năng “tự khôi phục”, thậm chí phải đối diện với nhiều vấn đề tâm lý nghiêm trọng khác.

Những ông bố, bà mẹ nên dành ít nhất 15 phút mỗi ngày bên con mình, dù có bận rộn đến mấy đi chăng nữa. Hãy tạm gác thiết bị điện tử và phiền muộn cuộc sống lại, đọc cho con một quyển sách, vẽ cho con một bức tranh, cùng con chơi đùa, ôm ấp và trò chuyện. Cuối tuần, hãy sắp xếp một buổi dã ngoại hoặc vui chơi ngoài trời. Bạn cũng nên tạo cơ hội cho con được thoải mái vận động như chạy nhảy, leo trèo, khám phá mọi thứ xung quanh, đồng thời lắng nghe các thắc mắc, tâm sự của con mình.

Khi nhận được tình yêu thương và sự quan tâm chân thành, được bố mẹ tạo dựng thói quen tốt cũng như hoạt động giải trí lành mạnh, trẻ có thể có được những hồi ức tuyệt vời trong quá trình lớn lên, cũng như vững vàng hơn trước “làn sóng” của những thiết bị thông minh thời đại công nghệ số.

CATHERINE

Là một người thích lân la các quán café để làm việc hay đọc sách, tôi vẫn thường chứng kiến cảnh tượng những ông bố, bà mẹ trò chuyện rôm rả cùng bạn bè, còn bên cạnh là những đứa trẻ nhìn không chớp mắt vào màn hình điện thoại. Mà hễ những đứa trẻ này hiếu động chạy nhảy hoặc níu áo bố mẹ hỏi gì đó, bố mẹ sẽ đưa điện thoại mình cho chúng chơi, sau đó lại tập trung vào những lời tán gẫu với bạn bè và yên tâm rằng mọi thứ đều đã có điện thoại lo hết.

Tình huống tương tự xảy ra với rất nhiều gia đình khác: “Con ăn cơm đi rồi mẹ cho coi điện thoại”, “Con bật máy tính chơi đi, bố đang làm việc”, “Con học tốt đi rồi bố mẹ mua cho cái iPad”. Những thiết bị điện tử trở thành công cụ giúp trẻ con giải trí một cách thụ động, để trẻ ngoan ngoãn, vâng lời hơn và không làm phiền những giây phút làm việc, tán gẫu của người lớn.

Năm 2013, một báo cáo của UNICEF ​​cho thấy trẻ em Hà Lan là những đứa trẻ hạnh phúc nhất thế giới. Trong cuốn sách “The Happiest Kids in the World: How Dutch Parents Help Their Kids (and Themselves) by Doing Less”, Michele Hutchison và Rina Mae Acosta đã đưa ra các nguyên tắc nuôi dạy con cái của người Hà Lan, bao gồm: dành nhiều thời gian để chăm sóc con cái, để con tự tìm cách vui chơi và giải trí, cho con cùng ăn uống với gia đình và khuyến khích con vận động ngoài thiên nhiên.

Nếu được hỏi quãng thời gian đáng nhớ nhất trong cuộc đời mình là khi nào, tôi sẽ trả lời là những năm đầu tiểu học. Khi đó, mỗi ngày ba tôi đều đạp chiếc xe cũ kĩ băng qua mấy con dốc để đón tôi từ trường học về nhà. Có vài hôm mát trời, hai ba con cùng nhau đi bộ về nhà hoặc chạy bộ quanh công viên để rèn luyện sức khỏe. Suốt quãng đường ba tôi vẫn luôn hỏi, hôm nay học gì, học thế nào, có gì vui không, kể cho ba nghe với. Có khi ba sẽ kể chuyện ngụ ngôn cho tôi nghe, hoặc giải đáp những thắc mắc của tôi như tại sao cái cây lại biết nở hoa đơm trái. Nếu tình cờ có xe bán quà vặt chạy ngang, ba sẽ dừng lại mua cho tôi một hai món “quà”. Hôm là kẹo bông gòn, hôm là kẹo kéo, hôm lại là bịch đậu hũ. Mỗi buổi chiều tà, hoàng hôn đều in dài bóng của hai bố con, hòa cùng tiếng cười khanh khách ngày bé của tôi. 

Trong cuốn sách “Bàn tay của bố”, tác giả Hoài Anh, Đốm Đốm có chia sẻ: “Nhà tâm lí học và phân tâm học nổi tiếng người Áo, Sigmund Schlomo Freud, có một câu nói rất hay rằng: “Nhu cầu mạnh mẽ nhất của mọi đứa trẻ trong suốt thời kì thơ ấu của chúng là được che chở và bảo vệ bởi người cha.” Tình yêu thương và sự giáo dục của người cha có ý nghĩa và sức ảnh hưởng vô cùng quan trọng tới trí thông minh, sự trưởng thành; cũng như là sự đảm bảo vô thời hạn cho hạnh phúc trọn đời của một đứa trẻ.” Quả thật, quãng thời gian cùng ba về nhà, được ba dùng tấm lưng rộng che mưa nắng và lắng nghe những thắc mắc lẫn tâm sự ấu thơ chính là những hồi ức đẹp đẽ, bình yên mà tôi luôn trân trọng.

Những đứa trẻ lớn lên cùng sóng âm và màn hình điện tử thường thiếu đi sự kết nối với bố mẹ và mất dần những hồi ức đẹp đẽ, tinh khôi thuở ấu thơ. Có những đứa trẻ ở độ tuổi thắc mắc về mọi thứ của thế giới xung quanh – không một ai giải đáp. Có những đứa trẻ mang tâm sự thầm kín, cùng những biến đổi trong suy nghĩ và hoang mang trong quá trình trưởng thành – không một ai lắng nghe. Thiếu đi sự kết nối và một người bạn để cùng vui chơi, trò chuyện khiến trẻ dần tự xây đắp một bức tường bao bọc bản thân, ngăn cách chính mình với những người khác. Chúng trở nên ù lì, thụ động, mất khả năng giao tiếp và thiếu sự nhanh nhạy cần có, thậm chí mất cả sự tín nhiệm dành cho đấng sinh thành.

Các thiết bị thông minh còn đánh cắp rất nhiều kỹ năng xã hội cần thiết khác của trẻ. Công cụ dỗ dành nhất thời của bố mẹ khiến chúng hình thành thói quen phải được đáp ứng ngay khi đòi hỏi và tạo nên tham muốn chiếm lĩnh mọi thứ. Mặt khác, hàng giờ dán mắt vào những hình ảnh vui mắt vui tai, gây hứng thú nhanh chóng trên màn hình điện tử khiến trẻ thiếu đi sự sáng tạo, sự kiên nhẫn và khả năng tập trung cần có.

Trong bài viết có tựa đề “The Value of Sadness” đăng tải trên trang psychologytoday.com, Lisa Firestone Ph.D đã phân tích: “Nỗi buồn là một cảm xúc sống. Nó tồn tại để nhắc nhở chúng ta về những điều quan trọng và mang lại ý nghĩa cho cuộc đời. Khi chúng ta nhận ra cảm xúc của mình và cho phép bản thân nhìn nhận chúng một cách lành mạnh và an toàn, ta sẽ càng thấy vững lòng hơn, hiểu về chính mình hơn và thậm chí là kiên cường hơn. Trái lại, chối bỏ cảm xúc có thể khiến chúng ta cảm thấy thực sự chán nản.”

Những ông bố, bà mẹ thời nay vẫn luôn loay hoay với những mối bận tâm riêng của mình. Họ giao phó trách nhiệm cho các thiết bị điện tử, để chúng luôn bận rộn và bị thu hút bởi một thứ gì đó và không quấy khóc hay làm phiền họ nữa. Không được dành thời gian để trò chuyện, lắng nghe và vận động ngoài trời khiến trẻ dần sa lầy vào những phương thức giải trí thụ động của công nghệ như chơi game, xem phim. Điều này không chỉ khiến chúng mất đi năng lực tự sáng tạo giải trí, mà còn tước đi “quyền được buồn” của con trẻ. Nói cách khác, nhiều bậc phụ huynh không bảo vệ con cái mình bằng cách cho chúng đối diện với cảm xúc buồn bã, chán chường, thất bại rồi tìm cách vượt qua và tái tạo cảm hứng mới. Họ để con mình hoàn toàn lờ đi những cảm xúc tiêu cực này. Kết quả, khi đối diện với thế giới thực với muôn vàn thử thách, chúng không được trang bị đủ khả năng “tự khôi phục”, thậm chí phải đối diện với nhiều vấn đề tâm lý nghiêm trọng khác.

Những ông bố, bà mẹ nên dành ít nhất 15 phút mỗi ngày bên con mình, dù có bận rộn đến mấy đi chăng nữa. Hãy tạm gác thiết bị điện tử và phiền muộn cuộc sống lại, đọc cho con một quyển sách, vẽ cho con một bức tranh, cùng con chơi đùa, ôm ấp và trò chuyện. Cuối tuần, hãy sắp xếp một buổi dã ngoại hoặc vui chơi ngoài trời. Bạn cũng nên tạo cơ hội cho con được thoải mái vận động như chạy nhảy, leo trèo, khám phá mọi thứ xung quanh, đồng thời lắng nghe các thắc mắc, tâm sự của con mình.

Khi nhận được tình yêu thương và sự quan tâm chân thành, được bố mẹ tạo dựng thói quen tốt cũng như hoạt động giải trí lành mạnh, trẻ có thể có được những hồi ức tuyệt vời trong quá trình lớn lên, cũng như vững vàng hơn trước “làn sóng” của những thiết bị thông minh thời đại công nghệ số.

CATHERINE

AI KHÔNG THÍCH TẾT?

  Khuôn khổ của một đứa trẻ ngoan  Gần đến Tết, tâm trạng của em cứ lên xuống thất thường. Em sắp được về nhà với vòng tay mẹ sau một năm xa nhà miệt mài học tập. Em nhớ mẹ, nhớ cha, nhớ cả đứa em gái “mít ướt, đụng đâu khóc đó”. Em nhớ những bữa ăn gia đình quây...

TÌM NGƯỜI TỐT HƠN ANH

Tôi nhớ một buổi tối nọ, cô bạn tôi sau khi uống say mèm, đã gục mặt vào lòng tôi và rơi những giọt nước mắt vừa bất lực, vừa đau đớn vì mới chia tay bạn trai sau ba năm gắn bó. Cô ấy nức nở rằng: “Anh ấy bảo tao hãy tìm người tốt hơn. Nhưng anh đâu biết rằng tao sẽ...

NGÔN NGỮ TÌNH YÊU TIẾT LỘ ĐIỀU GÌ VỀ BẢN THÂN BẠN

Thế nhưng, tiến sĩ Gary Chapman đã khiến chúng ta lầm tưởng khi ngụ ý rằng các nhóm ngôn ngữ tình yêu đều ngang bằng nhau. Thực chất, mỗi ngôn ngữ tình yêu đều ẩn chứa những ý nghĩa riêng biệt. Thời gian chất lượng (Quality Time) Thời gian chính là tài sản quý giá...

CON GÁI CỦA MẸ!

“Tôi không thích mẹ càm ràm nhưng lại không thể phớt lờ chúng. Tôi ghét bản thân không thể tốt hơn để mẹ được hạnh phúc. Tôi sợ nếu mình sai phạm thì mẹ sẽ thất vọng.  Không biết từ khi nào, những suy nghĩ về cảm nhận của mẹ luôn là mối bận tâm của tôi. Thậm chí có...

ĐỂ CON ĐƯỢC “HƯỚNG NGOẠI”

  Chị mải miết đi tìm “niềm vui sống của cuộc đời”. Chị có một công việc mà bao người ao ước, một người chồng đẹp trai và có ý chí vươn lên, hai đứa con chăm ngoan, học giỏi và một tâm hồn trống rỗng. Cuộc đời chị là một chuỗi ngày lên kế hoạch, hành động, đạt...

KHÔNG NGỪNG PHÁT TRIỂN BẢN THÂN

Nếu bạn cần một câu thần chú để hiện thực hóa giấc mơ hạnh phúc, bài viết về việc phát triển bản thân này sẽ đem đến câu trả lời cho bạn. Không có niềm vui nào hơn là cảm nhận thấy bản thân mình tiến bộ mỗi ngày và nhận lại được những giá trị tích cực từ cuộc sống cho...

GIẢI TỎA CĂNG THẲNG

  Trạng thái căng thẳng trong cuộc sống chính là “kẻ thù không đội trời chung” đối với mọi người. Ngay khi cảm giác này xuất hiện, nhiều người sa lầy vào mục tiêu loại bỏ nó nhưng lại không nhận ra rằng chính điều này lại khiến tâm trạng của mình tồi tệ hơn. Thật...

RANH GIỚI TRONG NHỮNG MỐI QUAN HỆ

  Thiết lập ranh giới trong các mối quan hệ là cách tuyệt vời để các mối quan hệ phát triển lành mạnh. Nhiều người cảm thấy việc này không cần thiết với niềm tin rằng nếu ai đó yêu thương họ, người đó nên biết kỳ vọng của họ là gì và ranh giới của họ là gì. Điều...

GIAO TIẾP TRONG TÌNH YÊU

  Anh ơi, em mệt mỏi quá! Sao thế? … Thôi, không có gì đâu! Ừ. Vậy em nghỉ ngơi cho khỏe. Khi nào em thấy ổn hơn thì mình nói chuyện sau nhé. Anh không hiểu em gì cả! Anh đúng là một kẻ vô tâm. Kịch bản quen thuộc ở nhiều cặp đôi này có lẽ bạn cũng dễ đoán được...

AI KHÔNG THÍCH TẾT?

  Khuôn khổ của một đứa trẻ ngoan  Gần đến Tết, tâm trạng của em cứ lên xuống thất thường. Em sắp được về nhà với vòng tay mẹ sau một năm xa nhà miệt mài học tập. Em nhớ mẹ, nhớ cha, nhớ cả đứa em gái “mít ướt, đụng đâu khóc đó”. Em nhớ những bữa ăn gia đình quây...

CHIẾN THẮNG TRONG CUỘC HẸN ĐẦU TIÊN

  Có thể bạn sẽ không tin, nhưng trong cuộc hẹn hò đầu tiên, một người đàn ông thường chỉ mất khoảng 60 giây để quyết định xem anh ta có muốn có cuộc hẹn thứ hai với bạn không. Thật vậy ư? Chắc chắn rồi! Những khoảnh khắc cực kỳ quan trọng như thế này luôn xảy ra...

KHOẢNG CÁCH NÀO CHO TÌNH YÊU

Tôi có hai anh bạn cứ gặp nhau là than phiền về cô vợ của mình và ao ước rằng vợ của mình giống vợ người kia.  Anh Lâm ngán ngẩm với cô vợ kiểm soát và lệ thuộc quá mức vào mình. Mỗi buổi sáng thức dậy, anh sẽ phải dành ra mười lăm phút để liệt kê chi tiết lịch trình...

TÌM NGƯỜI TỐT HƠN ANH

Tôi nhớ một buổi tối nọ, cô bạn tôi sau khi uống say mèm, đã gục mặt vào lòng tôi và rơi những giọt nước mắt vừa bất lực, vừa đau đớn vì mới chia tay bạn trai sau ba năm gắn bó. Cô ấy nức nở rằng: “Anh ấy bảo tao hãy tìm người tốt hơn. Nhưng anh đâu biết rằng tao sẽ...

NỢ EM HAI TIẾNG “HÔN NHÂN”

Tình yêu mù quáng hay cạm bẫy của tình yêu phần lớn là do chính người trong cuộc tạo ra vì chưa bao giờ bạn chấp nhận sự thật rằng anh không yêu bạn chân thành. Có trăm ngàn lý do để anh còn rong ruổi bên ngoài chẳng hạn như là do còn trẻ, bị hấp dẫn bởi những cái mới...

MỘT CUỘC HÔN NHÂN BỀN VỮNG

Nhiều người cho rằng “Hôn nhân là nấm mồ của tình yêu”, bởi có những cặp đôi dù yêu nhau vô cùng sâu đậm nhưng sau khi về chung một nhà không lâu thì lại quyết định chia lìa đôi ngả. Vốn dĩ, hôn nhân không phải đích đến của tình yêu, mà là khởi đầu cho một hành trình...