RÀNG BUỘC KÉP : BẠO LỰC TIỀM ẨN

RÀNG BUỘC KÉP : BẠO LỰC TIỀM ẨN

 

“Mẹ đánh con bởi vì con lười học, nhưng mà mẹ rất yêu con. Bởi vì mẹ yêu con nên mẹ phải phạt con để con trở nên siêng năng hơn và học tốt hơn mà.”

“Anh yêu, em muốn đi quán café xinh xỉu ở Đà Lạt, nhưng mà dạo này em làm việc bận quá, không có thời gian nghỉ ngơi luôn đấy, nhưng mà thật sự rất rất muốn đi Đà Lạt.”

“Anh có thể làm bất cứ điều gì mà anh muốn, sáng tạo lên, miễn là nó tốt cho công ty của chúng ta. Nhưng mà tôi có những khuôn khổ như thế này anh nên sáng tạo trong giới hạn đó thôi, và phải tạo ra hiệu ứng tốt vượt mong đợi.”

“Tao biết là mày cần có những mối quan hệ tốt đẹp hơn, tao cũng mừng khi thấy bạn thân của mình vui vẻ, nhưng mà mày không dành nhiều thời gian cho tao nữa khi màu có bạn khác.” 

Bốn câu chuyện, bốn mối quan hệ khác nhau: gia đình, tình yêu, tình bạn, công việc, nhưng cùng một cách thức giao tiếp khiến người tiếp nhận thông tin trở nên bối rối, khó xử. 

Đứa trẻ sẽ không tận hưởng trọn vẹn được tình yêu thương của mẹ “Vậy là mẹ thương mình hay không thương mình? Vì sao mẹ nói thương mình nhưng lại làm mình đau quá?”. Điều tệ hơn có thể xảy ra là nó sẽ hình thành niềm tin không phù hợp cho bản thân rằng phải chịu đau đớn mới được yêu thương hay yêu thương bằng với đau khổ. 

Chàng trai sẽ cảm thấy khó xử khi phải trả lời thông điệp mà người yêu đưa ra cho mình “Vậy mình phải trả lời như thế nào để em ấy hài lòng?”. Nên nói cô người yêu xin nghỉ việc để đi mình đưa đi chơi cho khuây khoả, hay nên nói cô ấy cố gắng hoàn thành tốt công việc và đi chơi vào lúc thật sự rảnh rỗi. Nếu chàng trai nói với cô gái nghỉ việc đi chơi, thì cô có thể trách anh “nuông chiều”, không khích lệ cô phát triển sự nghiệp tương lai của mình; Nếu chàng trai không đưa cô đi chơi, cô sẽ nghĩ rằng anh không thương mình và không để tâm đến những mong đợi của cô. Sau cùng khi chưa kịp đưa ra quyết định gì, anh trai vẫn bị người yêu giận vì coi thường cô nên mới im lặng như thế?!

Anh nhân viên cảm thấy mông lung với những yêu cầu của sếp “Vậy là mình nên có những bước đột phá trong công việc, hay lựa chọn an toàn với những chiến lược có sẵn của sếp thì mới khiến sếp hài lòng?” Một mặt người sếp thể hiện sự tự do và dân chủ trong công việc, khuyến khích khả năng sáng tạo vượt biển của nhân viên, mặt khác lại đem nhân viên của mình thả vào hồ bơi và nói rằng họ chỉ được vẫy vùng ở trong đó. Công việc không biết có áp lực không, nhưng chắc chắn anh nhân viên và những người đồng đội của mình sẽ phải mất rất nhiều thời gian và sai sót để dò ra thông điệp cuối cùng mà người sếp ấy truyền tải.

Người bạn kia sẽ cảm thấy khó xử nếu mình mở rộng vòng bạn bè và sắp xếp thời gian hợp lý cho người bạn thân quá nhạy cảm của mình. Nếu mình không thật sự tinh ý sẽ khiến cho bạn mình tổn thương vì những mối quan hệ khác của mình mất, nhưng nếu mình chỉ chăm chăm để ý đến cảm nhận của bạn thì mình sẽ không còn năng lượng để gắn kết và hoà nhập với những người bạn mới. 

Đó là những tình huống khó xử xuất hiện do sự mâu thuẫn giữa các thông điệp của cùng một người nói, hay còn gọi là “Ràng buộc kép”. Bất kể người nhận có phản hồi như thế nào thì họ cũng sẽ mắc lỗi và khiến đối phương cảm thấy không thỏa đáng. Giao tiếp của con người rất phức tạp, đôi lúc chính chúng ta vô ý tạo ra những ràng buộc kép trong cuộc đối thoại của mình nhưng không gây ra hậu quả gì nghiêm trọng với đối phương hay mối quan hệ của mình. Tuy nhiên trong một mối quan hệ, ràng buộc kép được tạo ra có mục đích và luôn xuất hiện khi hai người tương tác thì nó là công cụ để kiểm soát và thao túng mối quan hệ đó. Lâu dài, người tiếp nhận thông điệp kép sẽ cảm thấy đau khổ về mối quan hệ của mình và sự bất an trong quan điểm cá nhân. Nạn nhân của ràng buộc kép sẽ bị ảnh hưởng đến lòng tự trọng, họ sẽ nảy sinh ra cảm giác bực bội hoặc thờ ơ với đối phương.  

Người sử dụng những yêu cầu kép là người có uy quyền, thế mạnh hơn trong mối quan hệ. 

Trường hợp thứ nhất, bản thân họ không biết và không thể giải mã những nhu cầu, mong đợi của mình. Giống như cô người yêu ở ví dụ trên, cô mong muốn được nghỉ ngơi và thư giãn ở những một không gian mát mẻ, xinh xắn sau những giờ làm việc áp lực, nhưng cô cũng cần phải tập trung toàn bộ thời gian hiện tại cho công việc của mình. Nếu cô ưu tiên công việc của mình và chỉ muốn than thở về mong đợi tương lai, cô có thể sắp xếp lại nhu cầu và nói với người yêu rằng: “Em rất muốn được nghỉ ngơi, đi chơi nhưng hiện tại em chưa thể làm điều đó. Khi nào em sắp xếp được thời gian, anh đưa em đi chơi nhen!”. Hay đối với người mẹ chưa có cách truyền tải tình yêu của mình, mẹ cần làm rõ đâu là mong đợi cá nhân và đâu là tình yêu thương. Mong đợi riêng của mẹ có thể không phải là niềm hạnh phúc của con, con không thấy vui vẻ khi trở thành người học giỏi nhất lớp, con không thấy hạnh phúc khi phải học hành quá nhiều. Con đang học giỏi vì mẹ muốn con làm điều đó và mẹ chỉ thương con khi con học giỏi. Khi mẹ hiểu được điều đó và điều chỉnh lại hành vi của mình con sẽ cảm nhận được tình yêu thương thật sự ấm áp của mẹ và cả những người xung quanh con. 

Đối với trường hợp thứ hai, người tạo ra ràng buộc kép có mong muốn đối phương phải phục tùng, nghe lời mình. Yêu cầu kép là một hàng rào gai vừa để kiểm soát, vừa để làm tổn thương người còn lại. Người tạo ra ràng buộc kép không bao giờ hài lòng với câu trả lời của đối phương, nhưng họ không bao giờ cho rằng đó là vấn đề của mình. Họ đổ lỗi cho đối phương không bản lĩnh để có thể giải quyết vấn đề một cách hợp lý. Họ lặp đi lặp lại những trải nghiệm tiêu cực và liên tục đổ lỗi cho người kia để truyền tải một thông điệp rằng “Mình không làm được gì tốt, mình không có giá trị”. Thông qua việc hạ thấp lòng tự trọng của đối phương, người tạo ra ràng buộc kép cảm thấy được nâng cao vị thế của mình, họ mới chính là người “làm chủ cuộc chơi” này. 

Cá nhân tôi nhận thấy việc biến ràng buộc kép thành công cụ giao tiếp để kiểm soát cục diện, thao túng người khác là một hình thức sử dụng bạo lực. Bạo lực xuất hiện khi một mối quan hệ có sự chênh lệch giữa vị trí, sức mạnh và hình thành nỗi đau dai dẳng (lòng tự trọng bị hạ thấp, mất kết nối với những giá trị của bản thân). Để tránh trở thành người gây ra bạo hành và nạn nhân của bạo lực, những ràng buộc kép cần được loại bỏ và thay thế thành những thông điệp cụ thể, rõ ràng. 

HUYỀN TRANG 

“Mẹ đánh con bởi vì con lười học, nhưng mà mẹ rất yêu con. Bởi vì mẹ yêu con nên mẹ phải phạt con để con trở nên siêng năng hơn và học tốt hơn mà.”

“Anh yêu, em muốn đi quán café xinh xỉu ở Đà Lạt, nhưng mà dạo này em làm việc bận quá, không có thời gian nghỉ ngơi luôn đấy, nhưng mà thật sự rất rất muốn đi Đà Lạt.”

“Anh có thể làm bất cứ điều gì mà anh muốn, sáng tạo lên, miễn là nó tốt cho công ty của chúng ta. Nhưng mà tôi có những khuôn khổ như thế này anh nên sáng tạo trong giới hạn đó thôi, và phải tạo ra hiệu ứng tốt vượt mong đợi.”

“Tao biết là mày cần có những mối quan hệ tốt đẹp hơn, tao cũng mừng khi thấy bạn thân của mình vui vẻ, nhưng mà mày không dành nhiều thời gian cho tao nữa khi màu có bạn khác.” 

Bốn câu chuyện, bốn mối quan hệ khác nhau: gia đình, tình yêu, tình bạn, công việc, nhưng cùng một cách thức giao tiếp khiến người tiếp nhận thông tin trở nên bối rối, khó xử. 

Đứa trẻ sẽ không tận hưởng trọn vẹn được tình yêu thương của mẹ “Vậy là mẹ thương mình hay không thương mình? Vì sao mẹ nói thương mình nhưng lại làm mình đau quá?”. Điều tệ hơn có thể xảy ra là nó sẽ hình thành niềm tin không phù hợp cho bản thân rằng phải chịu đau đớn mới được yêu thương hay yêu thương bằng với đau khổ. 

Chàng trai sẽ cảm thấy khó xử khi phải trả lời thông điệp mà người yêu đưa ra cho mình “Vậy mình phải trả lời như thế nào để em ấy hài lòng?”. Nên nói cô người yêu xin nghỉ việc để đi mình đưa đi chơi cho khuây khoả, hay nên nói cô ấy cố gắng hoàn thành tốt công việc và đi chơi vào lúc thật sự rảnh rỗi. Nếu chàng trai nói với cô gái nghỉ việc đi chơi, thì cô có thể trách anh “nuông chiều”, không khích lệ cô phát triển sự nghiệp tương lai của mình; Nếu chàng trai không đưa cô đi chơi, cô sẽ nghĩ rằng anh không thương mình và không để tâm đến những mong đợi của cô. Sau cùng khi chưa kịp đưa ra quyết định gì, anh trai vẫn bị người yêu giận vì coi thường cô nên mới im lặng như thế?!

Anh nhân viên cảm thấy mông lung với những yêu cầu của sếp “Vậy là mình nên có những bước đột phá trong công việc, hay lựa chọn an toàn với những chiến lược có sẵn của sếp thì mới khiến sếp hài lòng?” Một mặt người sếp thể hiện sự tự do và dân chủ trong công việc, khuyến khích khả năng sáng tạo vượt biển của nhân viên, mặt khác lại đem nhân viên của mình thả vào hồ bơi và nói rằng họ chỉ được vẫy vùng ở trong đó. Công việc không biết có áp lực không, nhưng chắc chắn anh nhân viên và những người đồng đội của mình sẽ phải mất rất nhiều thời gian và sai sót để dò ra thông điệp cuối cùng mà người sếp ấy truyền tải.

Người bạn kia sẽ cảm thấy khó xử nếu mình mở rộng vòng bạn bè và sắp xếp thời gian hợp lý cho người bạn thân quá nhạy cảm của mình. Nếu mình không thật sự tinh ý sẽ khiến cho bạn mình tổn thương vì những mối quan hệ khác của mình mất, nhưng nếu mình chỉ chăm chăm để ý đến cảm nhận của bạn thì mình sẽ không còn năng lượng để gắn kết và hoà nhập với những người bạn mới. 

Đó là những tình huống khó xử xuất hiện do sự mâu thuẫn giữa các thông điệp của cùng một người nói, hay còn gọi là “Ràng buộc kép”. Bất kể người nhận có phản hồi như thế nào thì họ cũng sẽ mắc lỗi và khiến đối phương cảm thấy không thỏa đáng. Giao tiếp của con người rất phức tạp, đôi lúc chính chúng ta vô ý tạo ra những ràng buộc kép trong cuộc đối thoại của mình nhưng không gây ra hậu quả gì nghiêm trọng với đối phương hay mối quan hệ của mình. Tuy nhiên trong một mối quan hệ, ràng buộc kép được tạo ra có mục đích và luôn xuất hiện khi hai người tương tác thì nó là công cụ để kiểm soát và thao túng mối quan hệ đó. Lâu dài, người tiếp nhận thông điệp kép sẽ cảm thấy đau khổ về mối quan hệ của mình và sự bất an trong quan điểm cá nhân. Nạn nhân của ràng buộc kép sẽ bị ảnh hưởng đến lòng tự trọng, họ sẽ nảy sinh ra cảm giác bực bội hoặc thờ ơ với đối phương.  

Người sử dụng những yêu cầu kép là người có uy quyền, thế mạnh hơn trong mối quan hệ. 

Trường hợp thứ nhất, bản thân họ không biết và không thể giải mã những nhu cầu, mong đợi của mình. Giống như cô người yêu ở ví dụ trên, cô mong muốn được nghỉ ngơi và thư giãn ở những một không gian mát mẻ, xinh xắn sau những giờ làm việc áp lực, nhưng cô cũng cần phải tập trung toàn bộ thời gian hiện tại cho công việc của mình. Nếu cô ưu tiên công việc của mình và chỉ muốn than thở về mong đợi tương lai, cô có thể sắp xếp lại nhu cầu và nói với người yêu rằng: “Em rất muốn được nghỉ ngơi, đi chơi nhưng hiện tại em chưa thể làm điều đó. Khi nào em sắp xếp được thời gian, anh đưa em đi chơi nhen!”. Hay đối với người mẹ chưa có cách truyền tải tình yêu của mình, mẹ cần làm rõ đâu là mong đợi cá nhân và đâu là tình yêu thương. Mong đợi riêng của mẹ có thể không phải là niềm hạnh phúc của con, con không thấy vui vẻ khi trở thành người học giỏi nhất lớp, con không thấy hạnh phúc khi phải học hành quá nhiều. Con đang học giỏi vì mẹ muốn con làm điều đó và mẹ chỉ thương con khi con học giỏi. Khi mẹ hiểu được điều đó và điều chỉnh lại hành vi của mình con sẽ cảm nhận được tình yêu thương thật sự ấm áp của mẹ và cả những người xung quanh con. 

Đối với trường hợp thứ hai, người tạo ra ràng buộc kép có mong muốn đối phương phải phục tùng, nghe lời mình. Yêu cầu kép là một hàng rào gai vừa để kiểm soát, vừa để làm tổn thương người còn lại. Người tạo ra ràng buộc kép không bao giờ hài lòng với câu trả lời của đối phương, nhưng họ không bao giờ cho rằng đó là vấn đề của mình. Họ đổ lỗi cho đối phương không bản lĩnh để có thể giải quyết vấn đề một cách hợp lý. Họ lặp đi lặp lại những trải nghiệm tiêu cực và liên tục đổ lỗi cho người kia để truyền tải một thông điệp rằng “Mình không làm được gì tốt, mình không có giá trị”. Thông qua việc hạ thấp lòng tự trọng của đối phương, người tạo ra ràng buộc kép cảm thấy được nâng cao vị thế của mình, họ mới chính là người “làm chủ cuộc chơi” này. 

Cá nhân tôi nhận thấy việc biến ràng buộc kép thành công cụ giao tiếp để kiểm soát cục diện, thao túng người khác là một hình thức sử dụng bạo lực. Bạo lực xuất hiện khi một mối quan hệ có sự chênh lệch giữa vị trí, sức mạnh và hình thành nỗi đau dai dẳng (lòng tự trọng bị hạ thấp, mất kết nối với những giá trị của bản thân). Để tránh trở thành người gây ra bạo hành và nạn nhân của bạo lực, những ràng buộc kép cần được loại bỏ và thay thế thành những thông điệp cụ thể, rõ ràng. 

HUYỀN TRANG 

GIẢI TỎA CĂNG THẲNG

  Trạng thái căng thẳng trong cuộc sống chính là “kẻ thù không đội trời chung” đối với mọi người. Ngay khi cảm giác này xuất hiện, nhiều người sa lầy vào mục tiêu loại bỏ nó nhưng lại không nhận ra rằng chính điều này lại khiến tâm trạng của mình tồi tệ hơn. Thật...

NGƯỜI CŨ TÌM VỀ

Người xưa có câu “tình cũ không rủ cũng về”, để nói về những mối tình không trọn vẹn, thường làm con người ta dằn vặt, để một ngày ta muốn dang tay ôm lấy cái quá khứ, muốn bù đắp cho người cũ cũng vì ngày đó ta vội vàng đánh mất nhau. Nhưng có phải đó là ta đang yêu...

NHỮNG NGƯỜI ĐÀN ÔNG MỜ NHẠT

Một người chồng, người cha ít nói, ít bày tỏ cảm xúc, hoặc là vùi đầu vào công việc hoặc là sáng xỉn chiều say, hoặc là bùng nổ hoặc là lặng thinh, mất kết nối. Đó là hình ảnh chung về những người đàn ông, những người chú, người cậu nơi tôi sinh ra và lớn lên. Họ có...

BAO NHIÊU MỚI LÀ ĐỦ?

“Liệu tôi có đang làm tốt không? Tôi đang làm theo đúng hướng chứ? Tôi sẽ thành công mà nhỉ” Những câu hỏi luôn xuất hiện mỗi khi cô ấy muốn làm một điều gì, hay được giao nhiệm vụ nào đó. Dù có khả năng để làm nhưng trước khi bắt đầu thực hiện thì những câu nói này...

MONG TỪNG NGÀY CHO ĐẾN GIÁNG SINH

Một mùa Giáng sinh nữa lại về, Sài Gòn mấy hôm nay trời trở lạnh, những cung đường thay sắc áo rực rỡ dưới muôn ngàn ánh đèn lung linh huyền ảo. Đâu đó lúc chiều tà tiếng chuông nhà thờ trong xóm Đạo ngân vang điểm từng hồi chậm rãi, rung rung trong làn sương mỏng gợi...

GIẢI TỎA CĂNG THẲNG

  Trạng thái căng thẳng trong cuộc sống chính là “kẻ thù không đội trời chung” đối với mọi người. Ngay khi cảm giác này xuất hiện, nhiều người sa lầy vào mục tiêu loại bỏ nó nhưng lại không nhận ra rằng chính điều này lại khiến tâm trạng của mình tồi tệ hơn. Thật...

RANH GIỚI TRONG NHỮNG MỐI QUAN HỆ

  Thiết lập ranh giới trong các mối quan hệ là cách tuyệt vời để các mối quan hệ phát triển lành mạnh. Nhiều người cảm thấy việc này không cần thiết với niềm tin rằng nếu ai đó yêu thương họ, người đó nên biết kỳ vọng của họ là gì và ranh giới của họ là gì. Điều...

GIAO TIẾP TRONG TÌNH YÊU

  Anh ơi, em mệt mỏi quá! Sao thế? … Thôi, không có gì đâu! Ừ. Vậy em nghỉ ngơi cho khỏe. Khi nào em thấy ổn hơn thì mình nói chuyện sau nhé. Anh không hiểu em gì cả! Anh đúng là một kẻ vô tâm. Kịch bản quen thuộc ở nhiều cặp đôi này có lẽ bạn cũng dễ đoán được...

AI KHÔNG THÍCH TẾT?

  Khuôn khổ của một đứa trẻ ngoan  Gần đến Tết, tâm trạng của em cứ lên xuống thất thường. Em sắp được về nhà với vòng tay mẹ sau một năm xa nhà miệt mài học tập. Em nhớ mẹ, nhớ cha, nhớ cả đứa em gái “mít ướt, đụng đâu khóc đó”. Em nhớ những bữa ăn gia đình quây...

CHIẾN THẮNG TRONG CUỘC HẸN ĐẦU TIÊN

  Có thể bạn sẽ không tin, nhưng trong cuộc hẹn hò đầu tiên, một người đàn ông thường chỉ mất khoảng 60 giây để quyết định xem anh ta có muốn có cuộc hẹn thứ hai với bạn không. Thật vậy ư? Chắc chắn rồi! Những khoảnh khắc cực kỳ quan trọng như thế này luôn xảy ra...

KHOẢNG CÁCH NÀO CHO TÌNH YÊU

Tôi có hai anh bạn cứ gặp nhau là than phiền về cô vợ của mình và ao ước rằng vợ của mình giống vợ người kia.  Anh Lâm ngán ngẩm với cô vợ kiểm soát và lệ thuộc quá mức vào mình. Mỗi buổi sáng thức dậy, anh sẽ phải dành ra mười lăm phút để liệt kê chi tiết lịch trình...

TÌM NGƯỜI TỐT HƠN ANH

Tôi nhớ một buổi tối nọ, cô bạn tôi sau khi uống say mèm, đã gục mặt vào lòng tôi và rơi những giọt nước mắt vừa bất lực, vừa đau đớn vì mới chia tay bạn trai sau ba năm gắn bó. Cô ấy nức nở rằng: “Anh ấy bảo tao hãy tìm người tốt hơn. Nhưng anh đâu biết rằng tao sẽ...

NỢ EM HAI TIẾNG “HÔN NHÂN”

Tình yêu mù quáng hay cạm bẫy của tình yêu phần lớn là do chính người trong cuộc tạo ra vì chưa bao giờ bạn chấp nhận sự thật rằng anh không yêu bạn chân thành. Có trăm ngàn lý do để anh còn rong ruổi bên ngoài chẳng hạn như là do còn trẻ, bị hấp dẫn bởi những cái mới...

MỘT CUỘC HÔN NHÂN BỀN VỮNG

Nhiều người cho rằng “Hôn nhân là nấm mồ của tình yêu”, bởi có những cặp đôi dù yêu nhau vô cùng sâu đậm nhưng sau khi về chung một nhà không lâu thì lại quyết định chia lìa đôi ngả. Vốn dĩ, hôn nhân không phải đích đến của tình yêu, mà là khởi đầu cho một hành trình...

NGƯỜI CŨ TÌM VỀ

Người xưa có câu “tình cũ không rủ cũng về”, để nói về những mối tình không trọn vẹn, thường làm con người ta dằn vặt, để một ngày ta muốn dang tay ôm lấy cái quá khứ, muốn bù đắp cho người cũ cũng vì ngày đó ta vội vàng đánh mất nhau. Nhưng có phải đó là ta đang yêu...