MỘT NỖI NHỚ MANG TÊN “TUỔI THƠ”

MỘT NỖI NHỚ MANG TÊN “TUỔI THƠ”

 

“Tuổi thơ” – hai tiếng ấy có lẽ là thanh âm làm dấy lên trong lòng mỗi người biết bao cung bậc cảm xúc và hoài niệm. Tôi tin rằng bất cứ ai trong đời khi trưởng thành đều đã từng một lần cảm thấy nuối tiếc về những năm tháng tuổi thơ.

Thi thoảng tôi vẫn thường bắt gặp một vài người vào những năm 30, 40 của cuộc đời khi đã có sự nghiệp, có gia đình, có bao lo toan trong cuộc sống đăng những dòng status đầy tâm trạng về nỗi nhớ tuổi thơ trên mạng xã hội. Tôi còn nhớ một mẩu chuyện mà chị bạn thân kể về cô con gái nhỏ 5 tuổi của mình. Một ngày nọ, chị bạn của tôi nhìn thấy cô bé ngồi trầm ngâm đầy vẻ suy tư hoàn toàn không hợp với lứa tuổi. Khi mẹ hỏi có chuyện gì thì cô bé phán một câu rất “đời”: “Làm con nít thật mệt mỏi!”. Cố gắng thể hiện thái độ nghiêm túc cho phù hợp với tâm trạng của con gái, chị bạn của tôi hỏi đầy vẻ quan tâm: “Sao con lại nói vậy?”. Cô bé nhún vai: “Vì con nít chẳng được làm gì theo ý mình cả. Tất cả đều phải nghe theo ý người lớn.”

Vào khoảnh khắc ấy, tự dưng trong lòng người mẹ tràn dâng những nỗi nhớ mênh mang về những ngày thơ dại của mình, những ngày mà chính bản thân cô ấy cũng đã từng nghĩ giống cô con gái nhỏ của mình. Con bé không hề biết rằng rồi một lúc nào đó trong cuộc đời khi lớn lên, nó sẽ nhận ra trái với con nít, người lớn lại mệt mỏi vì phải tự mình quyết định tất cả mọi thứ. Và tôi tin rằng trong vòng xoay mưu sinh của cuộc đời, ai cũng có lúc ước được bé lại, để không phải tự mình đưa ra những quyết định đôi khi quá khó khăn trong đời.

“Cả một thời thơ ấu mong được lớn 
Đâu có biết lớn lên chỉ buồn thêm 
Bao nhiêu những êm đềm tan vào đêm 
Ôi trái tim trăm lần yếu mềm”

(Trích bài hát: Muốn khóc thật to)

Nhưng nỗi nhớ tuổi thơ không chỉ dấy lên mỗi khi đối mặt với những khó khăn thử thách trong đời, mà còn “cồn cào” ở cả những giai đoạn đang hạnh phúc. Trong khổ đau, người ta hồi tưởng lại những ký ức đẹp để lấy động lực bước tiếp. Trong hạnh phúc, người ta nhớ đến những tháng ngày thơ dại để cảm giác hạnh phúc ấy được trọn vẹn hơn.

Tất nhiên, “tuổi thơ” không phải luôn gắn liền với những ký ức tốt đẹp, đôi khi đó là những tháng ngày giông bão ảnh hưởng đến sự hình thành tính cách sau này. “Giông bão” ở đây không chỉ đề cập đến những thiếu thốn về vật chất, mà thực ra là nhấn mạnh đến những vết thương lòng.

Ắt hẳn chúng ta từng nghe rất nhiều rằng những đứa trẻ sống trong gia đình bất hạnh và thiếu thốn tình thương sẽ rất cô đơn. Nhưng chúng ta nhận thức về điều này không có nghĩa là ta thực sự cảm nhận được nỗi đau khổ mà con trẻ phải chịu đựng. Nói cho dễ hiểu là trừ khi bạn từng có một tuổi thơ bất hạnh khi lớn lên trong một gia đình thiếu thốn tình cảm, bạn sẽ không bao giờ hiểu được sự cô đơn và vết thương lòng ấy của con trẻ lớn đến thế nào.

Và khi chúng ta trở thành cha, thành mẹ, vòng xoáy mưu sinh và bao nhiêu áp lực trong cuộc sống sẽ cuốn ta đi và cái nhận thức mong manh ban đầu ấy về tầm quan trong của tình yêu thương dành cho một đứa trẻ phút chốc bị lãng quên hoặc cố tình đặt sang một bên.

Bạn có thể không đến cổ vũ trong trận chung kết bóng rổ của cậu con trai (dù đã hứa trước với thằng bé) vì một cuộc gặp đối tác đột xuất. Bạn có thể khất hẹn với cô con gái bé nhỏ của mình khi không đưa con bé đi xem bộ phim hoạt hình vừa ra rạp mà nó đã mong chờ từ mấy tháng nay… Từ những lần mất uy tín đó, bạn xem nhẹ những lời hứa hẹn với con cái hơn. Dần dà, bạn quên cả những ngày kỷ niệm gia đình, những ngày sinh nhật của lũ trẻ… Rốt cuộc, bạn vắng mặt trong phần lớn những sự kiện quan trọng trong tuổi thơ của chúng.

Nỗi cô đơn và vết thương lòng của những cô bé, cậu bé không đến trong ngày một ngày hai, mà đó chính là cả một quá trình từng ngày một, nhưng hẳn bạn đã không kịp nhận ra. Mặc dù trước đó bạn đã từng chứng kiến những điều này từ những gia đình bất hạnh khác, và tự nhủ với lòng sẽ không bao giờ để chuyện này xảy ra với gia đình mình, nhưng rồi cuối cùng thì tất cả những điều này diễn ra tự nhiên đến không ngờ.

Vậy thì thứ mà tôi muốn nhấn mạnh ở đây chính là: NHẬN THỨC khác với CẢM NHẬN. Hãy cảm nhận bằng cả trái tim tất cả những niềm vui, nỗi buồn của con trẻ chứ không chỉ bằng những gì mắt bạn nhìn thấy (bởi đôi khi đôi mắt có thể đánh lừa bạn, đôi khi lũ trẻ sẽ giấu sâu những cảm xúc của chúng trong lòng).

Nếu bạn cũng từng hoài niệm về “tuổi thơ”, hãy luôn nhớ rằng có thể bạn không thể thay đổi tuổi thơ của chính mình dù muốn hay không, nhưng bạn hoàn toàn có thể thay đổi tuổi thơ của người khác, gần gũi nhất chính là những thiên thần bé nhỏ trong gia đình bạn.

Hãy học cách làm cha mẹ tốt trước khi một đứa bé chào đời. Hãy sẵn sàng cho những khó khăn trong cuộc sống gia đình mà vẫn giữ được cam kết của bản thân về việc vẽ nên một tuổi thơ tươi đẹp cho con của bạn, biết rằng không gì quan trọng đối với con trẻ hơn là tình yêu, thời gian và sự hiện diện của bạn dành cho chúng.

LILA

“Tuổi thơ” – hai tiếng ấy có lẽ là thanh âm làm dấy lên trong lòng mỗi người biết bao cung bậc cảm xúc và hoài niệm. Tôi tin rằng bất cứ ai trong đời khi trưởng thành đều đã từng một lần cảm thấy nuối tiếc về những năm tháng tuổi thơ.

Thi thoảng tôi vẫn thường bắt gặp một vài người vào những năm 30, 40 của cuộc đời khi đã có sự nghiệp, có gia đình, có bao lo toan trong cuộc sống đăng những dòng status đầy tâm trạng về nỗi nhớ tuổi thơ trên mạng xã hội. Tôi còn nhớ một mẩu chuyện mà chị bạn thân kể về cô con gái nhỏ 5 tuổi của mình. Một ngày nọ, chị bạn của tôi nhìn thấy cô bé ngồi trầm ngâm đầy vẻ suy tư hoàn toàn không hợp với lứa tuổi. Khi mẹ hỏi có chuyện gì thì cô bé phán một câu rất “đời”: “Làm con nít thật mệt mỏi!”. Cố gắng thể hiện thái độ nghiêm túc cho phù hợp với tâm trạng của con gái, chị bạn của tôi hỏi đầy vẻ quan tâm: “Sao con lại nói vậy?”. Cô bé nhún vai: “Vì con nít chẳng được làm gì theo ý mình cả. Tất cả đều phải nghe theo ý người lớn.”

Vào khoảnh khắc ấy, tự dưng trong lòng người mẹ tràn dâng những nỗi nhớ mênh mang về những ngày thơ dại của mình, những ngày mà chính bản thân cô ấy cũng đã từng nghĩ giống cô con gái nhỏ của mình. Con bé không hề biết rằng rồi một lúc nào đó trong cuộc đời khi lớn lên, nó sẽ nhận ra trái với con nít, người lớn lại mệt mỏi vì phải tự mình quyết định tất cả mọi thứ. Và tôi tin rằng trong vòng xoay mưu sinh của cuộc đời, ai cũng có lúc ước được bé lại, để không phải tự mình đưa ra những quyết định đôi khi quá khó khăn trong đời.

“Cả một thời thơ ấu mong được lớn 
Đâu có biết lớn lên chỉ buồn thêm 
Bao nhiêu những êm đềm tan vào đêm 
Ôi trái tim trăm lần yếu mềm”

(Trích bài hát: Muốn khóc thật to)

Nhưng nỗi nhớ tuổi thơ không chỉ dấy lên mỗi khi đối mặt với những khó khăn thử thách trong đời, mà còn “cồn cào” ở cả những giai đoạn đang hạnh phúc. Trong khổ đau, người ta hồi tưởng lại những ký ức đẹp để lấy động lực bước tiếp. Trong hạnh phúc, người ta nhớ đến những tháng ngày thơ dại để cảm giác hạnh phúc ấy được trọn vẹn hơn.

Tất nhiên, “tuổi thơ” không phải luôn gắn liền với những ký ức tốt đẹp, đôi khi đó là những tháng ngày giông bão ảnh hưởng đến sự hình thành tính cách sau này. “Giông bão” ở đây không chỉ đề cập đến những thiếu thốn về vật chất, mà thực ra là nhấn mạnh đến những vết thương lòng.

Ắt hẳn chúng ta từng nghe rất nhiều rằng những đứa trẻ sống trong gia đình bất hạnh và thiếu thốn tình thương sẽ rất cô đơn. Nhưng chúng ta nhận thức về điều này không có nghĩa là ta thực sự cảm nhận được nỗi đau khổ mà con trẻ phải chịu đựng. Nói cho dễ hiểu là trừ khi bạn từng có một tuổi thơ bất hạnh khi lớn lên trong một gia đình thiếu thốn tình cảm, bạn sẽ không bao giờ hiểu được sự cô đơn và vết thương lòng ấy của con trẻ lớn đến thế nào.

Và khi chúng ta trở thành cha, thành mẹ, vòng xoáy mưu sinh và bao nhiêu áp lực trong cuộc sống sẽ cuốn ta đi và cái nhận thức mong manh ban đầu ấy về tầm quan trong của tình yêu thương dành cho một đứa trẻ phút chốc bị lãng quên hoặc cố tình đặt sang một bên.

Bạn có thể không đến cổ vũ trong trận chung kết bóng rổ của cậu con trai (dù đã hứa trước với thằng bé) vì một cuộc gặp đối tác đột xuất. Bạn có thể khất hẹn với cô con gái bé nhỏ của mình khi không đưa con bé đi xem bộ phim hoạt hình vừa ra rạp mà nó đã mong chờ từ mấy tháng nay… Từ những lần mất uy tín đó, bạn xem nhẹ những lời hứa hẹn với con cái hơn. Dần dà, bạn quên cả những ngày kỷ niệm gia đình, những ngày sinh nhật của lũ trẻ… Rốt cuộc, bạn vắng mặt trong phần lớn những sự kiện quan trọng trong tuổi thơ của chúng.

Nỗi cô đơn và vết thương lòng của những cô bé, cậu bé không đến trong ngày một ngày hai, mà đó chính là cả một quá trình từng ngày một, nhưng hẳn bạn đã không kịp nhận ra. Mặc dù trước đó bạn đã từng chứng kiến những điều này từ những gia đình bất hạnh khác, và tự nhủ với lòng sẽ không bao giờ để chuyện này xảy ra với gia đình mình, nhưng rồi cuối cùng thì tất cả những điều này diễn ra tự nhiên đến không ngờ.

Vậy thì thứ mà tôi muốn nhấn mạnh ở đây chính là: NHẬN THỨC khác với CẢM NHẬN. Hãy cảm nhận bằng cả trái tim tất cả những niềm vui, nỗi buồn của con trẻ chứ không chỉ bằng những gì mắt bạn nhìn thấy (bởi đôi khi đôi mắt có thể đánh lừa bạn, đôi khi lũ trẻ sẽ giấu sâu những cảm xúc của chúng trong lòng).

Nếu bạn cũng từng hoài niệm về “tuổi thơ”, hãy luôn nhớ rằng có thể bạn không thể thay đổi tuổi thơ của chính mình dù muốn hay không, nhưng bạn hoàn toàn có thể thay đổi tuổi thơ của người khác, gần gũi nhất chính là những thiên thần bé nhỏ trong gia đình bạn.

Hãy học cách làm cha mẹ tốt trước khi một đứa bé chào đời. Hãy sẵn sàng cho những khó khăn trong cuộc sống gia đình mà vẫn giữ được cam kết của bản thân về việc vẽ nên một tuổi thơ tươi đẹp cho con của bạn, biết rằng không gì quan trọng đối với con trẻ hơn là tình yêu, thời gian và sự hiện diện của bạn dành cho chúng.

LILA

RỐI LOẠN GẮN BÓ LO ÂU

  Gắn bó (attachment) là nhu cầu sinh tồn cốt lõi của con người, hình thành từ những năm đầu đời khi trẻ tương tác với người chăm sóc chính. Tuy nhiên, khi mối gắn bó này bị gián đoạn hoặc tổn thương – như trong trường hợp trẻ bị cha mẹ bỏ mặc cho ông bà nuôi,...

RỐI LOẠN GẮN BÓ, SANG CHẤN VÀ SINH HỌC THẦN KINH

Rối loạn gắn bó, sang chấn và sinh học thần kinh: Khi hệ thần kinh học cách sống mà không cần kết nối Gắn bó là một trong những nhu cầu cơ bản và bẩm sinh của con người. Ngay từ khi mới sinh, não bộ và hệ thần kinh đã được lập trình để tìm kiếm sự an toàn thông qua...

CƠ THỂ, NÃO BỘ VÀ SỰ GỢI NHỚ HAM MUỐN

  Phản ứng tình dục là một quá trình tinh vi, không chỉ diễn ra ở cơ quan sinh dục mà là sự cộng hưởng giữa thân thể, cảm xúc, ký ức và nhận thức. Trong nhiều trường hợp, người trưởng thành – đặc biệt là những ai từng trải qua sang chấn, trầm cảm, căng thẳng kéo...

HỘI CHỨNG JEREMY – KHI TÌNH BẠN TRỞ NÊN ĐE DỌA

  Trong các mối quan hệ xã hội, đặc biệt là giữa bạn bè, chúng ta thường tin rằng tình cảm chân thành sẽ là nguồn hỗ trợ lớn lao trên hành trình phát triển cá nhân. Tuy nhiên, có những trường hợp mà chính bạn thân – người tưởng như luôn đồng hành – lại trở thành...

KHI CON GÁI LỚN LÊN THIẾU VẮNG CHA

  Đối với nhiều cô gái, hình ảnh người cha là hình mẫu đầu tiên về sự an toàn, nâng đỡ và giới hạn. Khi sự hiện diện ấy bị thiếu vắng – do cha bỏ đi, nghiện ngập, thờ ơ, hoặc chết sớm – đứa trẻ không chỉ mất đi một người thân mà còn mất đi điểm tựa đầu tiên để...

KHI ĐÀN ÔNG MÊ MASSAGE HƠN VỢ

  Trong một số mối quan hệ hôn nhân, không ít người vợ đau đớn khi phát hiện chồng mình có thói quen tìm đến các dịch vụ massage "happy ending". Điều này không chỉ là sự phản bội về mặt thể xác, mà còn mang đến cảm giác bị chối bỏ ở mức sâu sắc hơn: “Tại sao anh...

NHỮNG ĐỨA EM GÁI BỊ NGƯỢC ĐÃI TỪ ANH TRAI

Trong nhiều gia đình, đặc biệt là những gia đình Á Đông đặt nặng vai trò giới tính và thứ bậc, không ít cô gái lớn lên trong bóng tối của người anh trai – người được xem là “trụ cột tương lai” và thường được bênh vực vô điều kiện. Trong khi đó, những đứa em gái lại...

NỖI SỢ Ở MỘT MÌNH

  Nỗi sợ ở một mình không đơn thuần là cảm giác cô đơn thoáng qua, mà với nhiều người trưởng thành, đó là một nỗi hoảng loạn hiện sinh – cảm giác như chính sự sống bị đe dọa khi không có ai bên cạnh. Những người sợ tách biệt khỏi gia đình, bạn đời hay người họ...

TẠI SAO KHÔNG THOÁT RA MỐI QUAN HỆ ĐỘC HẠI?

  Trong những mối quan hệ có yếu tố thao túng và lạm dụng – dù là về cảm xúc hay thể xác – người mang đặc điểm ái kỷ thường sử dụng một chiến lược rất đặc trưng: trao rồi rút tình cảm một cách thất thường. Lúc thì vồ vập, yêu thương nồng nhiệt, khiến người kia...

NHỮNG KẺ PHÁ HOẠI TỔ CHỨC CHUYÊN NGHIỆP

Trong môi trường làm việc, không khó để bắt gặp những người âm thầm hoặc công khai phá vỡ cấu trúc chung – chia rẽ nội bộ, lan truyền tin đồn, thụ động-aggressive trong công việc. Họ không hẳn là “người xấu” theo nghĩa đơn giản, mà thường là những cá nhân mang trong...

RỐI LOẠN GẮN BÓ LO ÂU

  Gắn bó (attachment) là nhu cầu sinh tồn cốt lõi của con người, hình thành từ những năm đầu đời khi trẻ tương tác với người chăm sóc chính. Tuy nhiên, khi mối gắn bó này bị gián đoạn hoặc tổn thương – như trong trường hợp trẻ bị cha mẹ bỏ mặc cho ông bà nuôi,...

RỐI LOẠN GẮN BÓ, SANG CHẤN VÀ SINH HỌC THẦN KINH

Rối loạn gắn bó, sang chấn và sinh học thần kinh: Khi hệ thần kinh học cách sống mà không cần kết nối Gắn bó là một trong những nhu cầu cơ bản và bẩm sinh của con người. Ngay từ khi mới sinh, não bộ và hệ thần kinh đã được lập trình để tìm kiếm sự an toàn thông qua...

CƠ THỂ, NÃO BỘ VÀ SỰ GỢI NHỚ HAM MUỐN

  Phản ứng tình dục là một quá trình tinh vi, không chỉ diễn ra ở cơ quan sinh dục mà là sự cộng hưởng giữa thân thể, cảm xúc, ký ức và nhận thức. Trong nhiều trường hợp, người trưởng thành – đặc biệt là những ai từng trải qua sang chấn, trầm cảm, căng thẳng kéo...

KHI TÌNH YÊU, SỰ TÔN TRỌNG KHÔNG LÀM TA HAM MUỐN

  Tính dục không đơn thuần là phản ứng sinh học, mà là một cấu trúc tâm lý phức tạp được định hình bởi cảm xúc, trải nghiệm cá nhân, chuẩn mực xã hội và các tầng sâu của vô thức. Một hiện tượng thường bị hiểu lầm là: vì sao nhiều nam giới gặp khó khăn trong việc...

HỘI CHỨNG JEREMY – KHI TÌNH BẠN TRỞ NÊN ĐE DỌA

  Trong các mối quan hệ xã hội, đặc biệt là giữa bạn bè, chúng ta thường tin rằng tình cảm chân thành sẽ là nguồn hỗ trợ lớn lao trên hành trình phát triển cá nhân. Tuy nhiên, có những trường hợp mà chính bạn thân – người tưởng như luôn đồng hành – lại trở thành...

KHI CON GÁI LỚN LÊN THIẾU VẮNG CHA

  Đối với nhiều cô gái, hình ảnh người cha là hình mẫu đầu tiên về sự an toàn, nâng đỡ và giới hạn. Khi sự hiện diện ấy bị thiếu vắng – do cha bỏ đi, nghiện ngập, thờ ơ, hoặc chết sớm – đứa trẻ không chỉ mất đi một người thân mà còn mất đi điểm tựa đầu tiên để...

KHI ĐÀN ÔNG MÊ MASSAGE HƠN VỢ

  Trong một số mối quan hệ hôn nhân, không ít người vợ đau đớn khi phát hiện chồng mình có thói quen tìm đến các dịch vụ massage "happy ending". Điều này không chỉ là sự phản bội về mặt thể xác, mà còn mang đến cảm giác bị chối bỏ ở mức sâu sắc hơn: “Tại sao anh...

NHỮNG ĐỨA EM GÁI BỊ NGƯỢC ĐÃI TỪ ANH TRAI

Trong nhiều gia đình, đặc biệt là những gia đình Á Đông đặt nặng vai trò giới tính và thứ bậc, không ít cô gái lớn lên trong bóng tối của người anh trai – người được xem là “trụ cột tương lai” và thường được bênh vực vô điều kiện. Trong khi đó, những đứa em gái lại...

LIỆU PHÁP HYPNOSIS VISUALISATION TRONG TRỊ LIỆU TÂM LÝ

Hypnosis Visualisation (gợi hình trong trạng thái thôi miên) là một phương pháp trị liệu sử dụng trí tưởng tượng có hướng dẫn trong trạng thái thư giãn sâu hoặc trạng thái thôi miên nhẹ. Trong quá trình này, thân chủ được dẫn dắt tập trung vào các hình ảnh tích cực,...

NỖI SỢ Ở MỘT MÌNH

  Nỗi sợ ở một mình không đơn thuần là cảm giác cô đơn thoáng qua, mà với nhiều người trưởng thành, đó là một nỗi hoảng loạn hiện sinh – cảm giác như chính sự sống bị đe dọa khi không có ai bên cạnh. Những người sợ tách biệt khỏi gia đình, bạn đời hay người họ...