XIN LỖI VÌ CON ĐÃ QUÁ VÔ TÂM

XIN LỖI VÌ CON ĐÃ QUÁ VÔ TÂM

 

“Xe chạy chưa con?”

“Trời, mẹ ơi, con mới lên xe được mười phút thôi, mười phút nữa xe mới chạy. Gần tới nhà con sẽ gọi cho mẹ, cứ năm phút mẹ gọi con một lần như vầy làm chi cho tốn tiền.”

Nó vừa dập điện thoại xong thì cậu nhóc ngồi kế bên cười bảo “Em thấy ngưỡng mộ chị quá”. Nó tròn mắt tỏ vẻ ngạc nhiên:

 “Mẹ chị vậy đó, mỗi lần chị bảo chị về thăm nhà là đứng ngồi không yên, phiền lắm, có gì mà ngưỡng mộ em.” 

“Hì, đôi khi em chỉ muốn được làm phiền thế thôi mà không còn được nữa chị à.”

Nó bất động nhìn em, em nhìn ra xa xăm. Em giấu giọt nước mắt lăn dài trên gò má. Mẹ em vừa mất được trăm ngày.

Không khí chợt đặc lại, cả thở thôi nó cũng cảm thấy ngại ngần. 

Nó thấy khóe mắt mình cay. Hình như vì nó buồn cho em và hình như vì nó xấu hổ. 

Ngày nó rời quê nhà lên Sài Gòn đi học rồi đi làm, mẹ khóc rồi hay bảo “Mẹ mà có nhiều tiền, mẹ sẽ không cho con đi làm gì hết, mẹ sẽ nuôi con cả đời này”. Rồi mẹ trông ngày, trông đêm mỗi khi nó báo sẽ về thăm nhà. Và mỗi lần nó về, mẹ đều sốt ruột cả lên. Tối đêm hôm trước mẹ sẽ không ngủ được mà tính xem mai nấu gì cho nó ăn, làm thêm gì để nó mang lên Sài Gòn. Sáng sớm hôm sau đã lo gọi điện hỏi xem nó đã dậy chưa, khi nào ra bến xe, khi nào xe chạy, xe chạy đến đâu rồi, bao giờ thì đến… Lúc nó chuẩn bị đi tiếp thì mẹ sẽ hỏi khi nào về nữa. 

Nó dường như chưa bao giờ lớn thêm tí nào trong mắt mẹ dù năm tháng có trôi xa bao nhiêu đi nữa. Nó xa nhà khi chỉ vừa mười tám. Giờ thì đã ròng rã mười năm. Ngấp nghé ba mươi tuổi rồi mà mỗi lần về thăm nhà, nó đều phải trả lời hàng chục cuộc điện thoại như thế. 

Dường như nó đã quen với việc mẹ luôn ở nhà đợi nó về cùng mâm cơm nóng sốt. Nó đã quen với việc trở lại Sài Gòn với chiếc ba lô nặng trình trịch những thứ mẹ cố gắng chất vào. Tất cả là những món ăn quê mà nó yêu thích. Nó cũng đã quen với hình ảnh mẹ tất tả, khệ nệ bước xuống xe với hai tay hai giỏ đồ đạc, thức ăn, trái cây rồi quà cáp cho bạn bè ở khu trọ để nhờ vả họ để mắt, chăm sóc cho nó. 

Từ mọi ngóc ngách trong trái tim mình, mẹ đều dành cho nó. Còn nó thì sao? Nó đã làm được gì cho mẹ? 

Nó chợt nhớ ra có những khi gần cả ba tuần liền nó cắm đầu vào công việc mà không gọi cho mẹ lấy một lần, không chút mảy may nghĩ rằng đêm mẹ có thể ngủ say hay cứ trở mình thao thức vì những cơn ho dai dẳng của viêm đa xoang. Tin nhắn của mẹ được gửi đến, nó ngó thấy nhưng chẳng ưu tiên đọc. Có những khi đồ ăn trong tủ lạnh mà mẹ chắt chiu làm từng món cho nó bị ôi thiu lên cả, nó chẳng bao giờ đụng đến vì lười hoặc quên. Có những khi mẹ nhờ mua thứ gì đó dưới quê không có bán nhưng nó về nhà lại cười trừ vì quên béng đi rồi.  

Và ngay lúc này nó chợt nhận ra, dù mình có cho mẹ được nhiều tiền hay có mua được những thứ quà cáp đắt tiền bao nhiêu để dành tặng mẹ nhưng với mẹ, tất cả chúng đều không đáng giá bằng một bữa cơm gia đình đủ đầy và ngon miệng. Với mẹ, điều đáng giá nhất là sự hiện diện của nó nơi gọi là nhà. 

Thời gian càng trôi qua, nó nhận ra trên đuôi mắt mình đã có nhiều nếp nhăn nhưng nó quên mất rằng tóc mẹ cũng đã và đang trắng đến bạc đầu. 

Nó bắt đầu sợ hãi dần vào mỗi dịp sinh nhật, thậm chí đôi khi chẳng muốn thắp cây nến ghi số tuổi của mình lên chiếc bánh kem nhưng nó lại sơ suất để nhận ra năm nay mẹ đã phải đeo cả hàm răng giả. 

Nó đi chơi vui vẻ với bạn bè mà không hay biết ở một nơi xa mẹ đang lần giở lại từng trang ảnh cũ để ngắm nghía vì nhớ con. 

Tất cả những thiếu sót, những vô tâm đó hiện diện là bởi vì mẹ đang vẫn còn ở bên cạnh nó. Nhưng câu nói của em đã thức tỉnh nó, khiến nó biết rằng thời gian đang đếm ngược lên mái tóc, đôi bàn tay, cả những nhịp đập trong trái tim của mẹ. Nó khiến nó nhói lòng khi nhận ra đóa hoa màu đỏ nó cài trên ngực áo ngày Vu Lan mỗi năm, màu hoa ấy rồi sẽ phải nhạt dần. Nó hoang mang khi nghĩ đến lúc nó phải trải qua những ngày tháng muốn được làm phiền nhưng chẳng đặng như em. Bất giác nó muốn thúc giục bác tài xế, nó muốn về ngay với mẹ, được ôm mẹ và bảo rằng “Mẹ ơi, xin lỗi vì con đã quá vô tâm”.

LẠC NHIÊN

“Xe chạy chưa con?”

“Trời, mẹ ơi, con mới lên xe được mười phút thôi, mười phút nữa xe mới chạy. Gần tới nhà con sẽ gọi cho mẹ, cứ năm phút mẹ gọi con một lần như vầy làm chi cho tốn tiền.”

Nó vừa dập điện thoại xong thì cậu nhóc ngồi kế bên cười bảo “Em thấy ngưỡng mộ chị quá”. Nó tròn mắt tỏ vẻ ngạc nhiên:

 “Mẹ chị vậy đó, mỗi lần chị bảo chị về thăm nhà là đứng ngồi không yên, phiền lắm, có gì mà ngưỡng mộ em.” 

“Hì, đôi khi em chỉ muốn được làm phiền thế thôi mà không còn được nữa chị à.”

Nó bất động nhìn em, em nhìn ra xa xăm. Em giấu giọt nước mắt lăn dài trên gò má. Mẹ em vừa mất được trăm ngày.

Không khí chợt đặc lại, cả thở thôi nó cũng cảm thấy ngại ngần. 

Nó thấy khóe mắt mình cay. Hình như vì nó buồn cho em và hình như vì nó xấu hổ. 

Ngày nó rời quê nhà lên Sài Gòn đi học rồi đi làm, mẹ khóc rồi hay bảo “Mẹ mà có nhiều tiền, mẹ sẽ không cho con đi làm gì hết, mẹ sẽ nuôi con cả đời này”. Rồi mẹ trông ngày, trông đêm mỗi khi nó báo sẽ về thăm nhà. Và mỗi lần nó về, mẹ đều sốt ruột cả lên. Tối đêm hôm trước mẹ sẽ không ngủ được mà tính xem mai nấu gì cho nó ăn, làm thêm gì để nó mang lên Sài Gòn. Sáng sớm hôm sau đã lo gọi điện hỏi xem nó đã dậy chưa, khi nào ra bến xe, khi nào xe chạy, xe chạy đến đâu rồi, bao giờ thì đến… Lúc nó chuẩn bị đi tiếp thì mẹ sẽ hỏi khi nào về nữa. 

Nó dường như chưa bao giờ lớn thêm tí nào trong mắt mẹ dù năm tháng có trôi xa bao nhiêu đi nữa. Nó xa nhà khi chỉ vừa mười tám. Giờ thì đã ròng rã mười năm. Ngấp nghé ba mươi tuổi rồi mà mỗi lần về thăm nhà, nó đều phải trả lời hàng chục cuộc điện thoại như thế. 

Dường như nó đã quen với việc mẹ luôn ở nhà đợi nó về cùng mâm cơm nóng sốt. Nó đã quen với việc trở lại Sài Gòn với chiếc ba lô nặng trình trịch những thứ mẹ cố gắng chất vào. Tất cả là những món ăn quê mà nó yêu thích. Nó cũng đã quen với hình ảnh mẹ tất tả, khệ nệ bước xuống xe với hai tay hai giỏ đồ đạc, thức ăn, trái cây rồi quà cáp cho bạn bè ở khu trọ để nhờ vả họ để mắt, chăm sóc cho nó. 

Từ mọi ngóc ngách trong trái tim mình, mẹ đều dành cho nó. Còn nó thì sao? Nó đã làm được gì cho mẹ? 

Nó chợt nhớ ra có những khi gần cả ba tuần liền nó cắm đầu vào công việc mà không gọi cho mẹ lấy một lần, không chút mảy may nghĩ rằng đêm mẹ có thể ngủ say hay cứ trở mình thao thức vì những cơn ho dai dẳng của viêm đa xoang. Tin nhắn của mẹ được gửi đến, nó ngó thấy nhưng chẳng ưu tiên đọc. Có những khi đồ ăn trong tủ lạnh mà mẹ chắt chiu làm từng món cho nó bị ôi thiu lên cả, nó chẳng bao giờ đụng đến vì lười hoặc quên. Có những khi mẹ nhờ mua thứ gì đó dưới quê không có bán nhưng nó về nhà lại cười trừ vì quên béng đi rồi.  

Và ngay lúc này nó chợt nhận ra, dù mình có cho mẹ được nhiều tiền hay có mua được những thứ quà cáp đắt tiền bao nhiêu để dành tặng mẹ nhưng với mẹ, tất cả chúng đều không đáng giá bằng một bữa cơm gia đình đủ đầy và ngon miệng. Với mẹ, điều đáng giá nhất là sự hiện diện của nó nơi gọi là nhà. 

Thời gian càng trôi qua, nó nhận ra trên đuôi mắt mình đã có nhiều nếp nhăn nhưng nó quên mất rằng tóc mẹ cũng đã và đang trắng đến bạc đầu. 

Nó bắt đầu sợ hãi dần vào mỗi dịp sinh nhật, thậm chí đôi khi chẳng muốn thắp cây nến ghi số tuổi của mình lên chiếc bánh kem nhưng nó lại sơ suất để nhận ra năm nay mẹ đã phải đeo cả hàm răng giả. 

Nó đi chơi vui vẻ với bạn bè mà không hay biết ở một nơi xa mẹ đang lần giở lại từng trang ảnh cũ để ngắm nghía vì nhớ con. 

Tất cả những thiếu sót, những vô tâm đó hiện diện là bởi vì mẹ đang vẫn còn ở bên cạnh nó. Nhưng câu nói của em đã thức tỉnh nó, khiến nó biết rằng thời gian đang đếm ngược lên mái tóc, đôi bàn tay, cả những nhịp đập trong trái tim của mẹ. Nó khiến nó nhói lòng khi nhận ra đóa hoa màu đỏ nó cài trên ngực áo ngày Vu Lan mỗi năm, màu hoa ấy rồi sẽ phải nhạt dần. Nó hoang mang khi nghĩ đến lúc nó phải trải qua những ngày tháng muốn được làm phiền nhưng chẳng đặng như em. Bất giác nó muốn thúc giục bác tài xế, nó muốn về ngay với mẹ, được ôm mẹ và bảo rằng “Mẹ ơi, xin lỗi vì con đã quá vô tâm”.

LẠC NHIÊN

RỐI LOẠN GẮN BÓ LO ÂU

  Gắn bó (attachment) là nhu cầu sinh tồn cốt lõi của con người, hình thành từ những năm đầu đời khi trẻ tương tác với người chăm sóc chính. Tuy nhiên, khi mối gắn bó này bị gián đoạn hoặc tổn thương – như trong trường hợp trẻ bị cha mẹ bỏ mặc cho ông bà nuôi,...

RỐI LOẠN GẮN BÓ, SANG CHẤN VÀ SINH HỌC THẦN KINH

Rối loạn gắn bó, sang chấn và sinh học thần kinh: Khi hệ thần kinh học cách sống mà không cần kết nối Gắn bó là một trong những nhu cầu cơ bản và bẩm sinh của con người. Ngay từ khi mới sinh, não bộ và hệ thần kinh đã được lập trình để tìm kiếm sự an toàn thông qua...

CƠ THỂ, NÃO BỘ VÀ SỰ GỢI NHỚ HAM MUỐN

  Phản ứng tình dục là một quá trình tinh vi, không chỉ diễn ra ở cơ quan sinh dục mà là sự cộng hưởng giữa thân thể, cảm xúc, ký ức và nhận thức. Trong nhiều trường hợp, người trưởng thành – đặc biệt là những ai từng trải qua sang chấn, trầm cảm, căng thẳng kéo...

HỘI CHỨNG JEREMY – KHI TÌNH BẠN TRỞ NÊN ĐE DỌA

  Trong các mối quan hệ xã hội, đặc biệt là giữa bạn bè, chúng ta thường tin rằng tình cảm chân thành sẽ là nguồn hỗ trợ lớn lao trên hành trình phát triển cá nhân. Tuy nhiên, có những trường hợp mà chính bạn thân – người tưởng như luôn đồng hành – lại trở thành...

KHI CON GÁI LỚN LÊN THIẾU VẮNG CHA

  Đối với nhiều cô gái, hình ảnh người cha là hình mẫu đầu tiên về sự an toàn, nâng đỡ và giới hạn. Khi sự hiện diện ấy bị thiếu vắng – do cha bỏ đi, nghiện ngập, thờ ơ, hoặc chết sớm – đứa trẻ không chỉ mất đi một người thân mà còn mất đi điểm tựa đầu tiên để...

KHI ĐÀN ÔNG MÊ MASSAGE HƠN VỢ

  Trong một số mối quan hệ hôn nhân, không ít người vợ đau đớn khi phát hiện chồng mình có thói quen tìm đến các dịch vụ massage "happy ending". Điều này không chỉ là sự phản bội về mặt thể xác, mà còn mang đến cảm giác bị chối bỏ ở mức sâu sắc hơn: “Tại sao anh...

NHỮNG ĐỨA EM GÁI BỊ NGƯỢC ĐÃI TỪ ANH TRAI

Trong nhiều gia đình, đặc biệt là những gia đình Á Đông đặt nặng vai trò giới tính và thứ bậc, không ít cô gái lớn lên trong bóng tối của người anh trai – người được xem là “trụ cột tương lai” và thường được bênh vực vô điều kiện. Trong khi đó, những đứa em gái lại...

NỖI SỢ Ở MỘT MÌNH

  Nỗi sợ ở một mình không đơn thuần là cảm giác cô đơn thoáng qua, mà với nhiều người trưởng thành, đó là một nỗi hoảng loạn hiện sinh – cảm giác như chính sự sống bị đe dọa khi không có ai bên cạnh. Những người sợ tách biệt khỏi gia đình, bạn đời hay người họ...

TẠI SAO KHÔNG THOÁT RA MỐI QUAN HỆ ĐỘC HẠI?

  Trong những mối quan hệ có yếu tố thao túng và lạm dụng – dù là về cảm xúc hay thể xác – người mang đặc điểm ái kỷ thường sử dụng một chiến lược rất đặc trưng: trao rồi rút tình cảm một cách thất thường. Lúc thì vồ vập, yêu thương nồng nhiệt, khiến người kia...

NHỮNG KẺ PHÁ HOẠI TỔ CHỨC CHUYÊN NGHIỆP

Trong môi trường làm việc, không khó để bắt gặp những người âm thầm hoặc công khai phá vỡ cấu trúc chung – chia rẽ nội bộ, lan truyền tin đồn, thụ động-aggressive trong công việc. Họ không hẳn là “người xấu” theo nghĩa đơn giản, mà thường là những cá nhân mang trong...

RỐI LOẠN GẮN BÓ LO ÂU

  Gắn bó (attachment) là nhu cầu sinh tồn cốt lõi của con người, hình thành từ những năm đầu đời khi trẻ tương tác với người chăm sóc chính. Tuy nhiên, khi mối gắn bó này bị gián đoạn hoặc tổn thương – như trong trường hợp trẻ bị cha mẹ bỏ mặc cho ông bà nuôi,...

RỐI LOẠN GẮN BÓ, SANG CHẤN VÀ SINH HỌC THẦN KINH

Rối loạn gắn bó, sang chấn và sinh học thần kinh: Khi hệ thần kinh học cách sống mà không cần kết nối Gắn bó là một trong những nhu cầu cơ bản và bẩm sinh của con người. Ngay từ khi mới sinh, não bộ và hệ thần kinh đã được lập trình để tìm kiếm sự an toàn thông qua...

CƠ THỂ, NÃO BỘ VÀ SỰ GỢI NHỚ HAM MUỐN

  Phản ứng tình dục là một quá trình tinh vi, không chỉ diễn ra ở cơ quan sinh dục mà là sự cộng hưởng giữa thân thể, cảm xúc, ký ức và nhận thức. Trong nhiều trường hợp, người trưởng thành – đặc biệt là những ai từng trải qua sang chấn, trầm cảm, căng thẳng kéo...

KHI TÌNH YÊU, SỰ TÔN TRỌNG KHÔNG LÀM TA HAM MUỐN

  Tính dục không đơn thuần là phản ứng sinh học, mà là một cấu trúc tâm lý phức tạp được định hình bởi cảm xúc, trải nghiệm cá nhân, chuẩn mực xã hội và các tầng sâu của vô thức. Một hiện tượng thường bị hiểu lầm là: vì sao nhiều nam giới gặp khó khăn trong việc...

HỘI CHỨNG JEREMY – KHI TÌNH BẠN TRỞ NÊN ĐE DỌA

  Trong các mối quan hệ xã hội, đặc biệt là giữa bạn bè, chúng ta thường tin rằng tình cảm chân thành sẽ là nguồn hỗ trợ lớn lao trên hành trình phát triển cá nhân. Tuy nhiên, có những trường hợp mà chính bạn thân – người tưởng như luôn đồng hành – lại trở thành...

KHI CON GÁI LỚN LÊN THIẾU VẮNG CHA

  Đối với nhiều cô gái, hình ảnh người cha là hình mẫu đầu tiên về sự an toàn, nâng đỡ và giới hạn. Khi sự hiện diện ấy bị thiếu vắng – do cha bỏ đi, nghiện ngập, thờ ơ, hoặc chết sớm – đứa trẻ không chỉ mất đi một người thân mà còn mất đi điểm tựa đầu tiên để...

KHI ĐÀN ÔNG MÊ MASSAGE HƠN VỢ

  Trong một số mối quan hệ hôn nhân, không ít người vợ đau đớn khi phát hiện chồng mình có thói quen tìm đến các dịch vụ massage "happy ending". Điều này không chỉ là sự phản bội về mặt thể xác, mà còn mang đến cảm giác bị chối bỏ ở mức sâu sắc hơn: “Tại sao anh...

NHỮNG ĐỨA EM GÁI BỊ NGƯỢC ĐÃI TỪ ANH TRAI

Trong nhiều gia đình, đặc biệt là những gia đình Á Đông đặt nặng vai trò giới tính và thứ bậc, không ít cô gái lớn lên trong bóng tối của người anh trai – người được xem là “trụ cột tương lai” và thường được bênh vực vô điều kiện. Trong khi đó, những đứa em gái lại...

LIỆU PHÁP HYPNOSIS VISUALISATION TRONG TRỊ LIỆU TÂM LÝ

Hypnosis Visualisation (gợi hình trong trạng thái thôi miên) là một phương pháp trị liệu sử dụng trí tưởng tượng có hướng dẫn trong trạng thái thư giãn sâu hoặc trạng thái thôi miên nhẹ. Trong quá trình này, thân chủ được dẫn dắt tập trung vào các hình ảnh tích cực,...

NỖI SỢ Ở MỘT MÌNH

  Nỗi sợ ở một mình không đơn thuần là cảm giác cô đơn thoáng qua, mà với nhiều người trưởng thành, đó là một nỗi hoảng loạn hiện sinh – cảm giác như chính sự sống bị đe dọa khi không có ai bên cạnh. Những người sợ tách biệt khỏi gia đình, bạn đời hay người họ...