YÊU CHO ĐÀNG HOÀNG, TỬ TẾ

YÊU CHO ĐÀNG HOÀNG, TỬ TẾ

Chừng khuya, tiếng xe cà tàn của dượng lại chạy về đậu bên hàng rào thiên lý. Căn nhà chung cư vẫn còn sáng đèn bởi mợ vẫn đợi chồng về. Ngày tháng bảy, trời đổ những cơn mưa nặng trĩu lên đầu người xối xả. Hai vợ chồng gom góp đâu đó được mụn con, của hời với người mà thành ra vật báu của mình. Nghe tiếng dượng về, thằng Viên khóc ngất như thèm hơi ấm của ba vì cả sáng giờ chỉ có mẹ ở nhà với chiếc máy may bần bật. Hạnh phúc nào bằng vợ chồng có nhau, rồi dượng bảo để dượng thương con bớt cho mợ nghỉ ngơi, chứ không thôi mợ lại phân bì. Ai nghe cũng mừng cho mợ.

Hôn nhân sắp đặt chắc gì đã khổ

Dượng quê Bến Tre, mảnh đất phải đi qua mấy lần đò, cái ghe mới về tới nơi. Ngày dượng rời xứ cũng chỉ 14 tuổi, đi học việc trên đất Sài Gòn để mong một ngày ổn định lo lại cho ba má. Thấy dượng siêng năng, lại thật thà, người ta kêu gả con gái cho. Vậy là dượng và mợ về cùng một nhà chứ biết yêu đương gì. Ngày đó, chắc ai nghèo cũng vậy, thời cuộc thay đổi khiến con người ta chẳng bận lòng suy nghĩ. Lấy nhau về mới hay vợ chồng hiếm muộn. Hằng đêm, mợ nằm khóc một mình chẳng dám cho dượng hay. Sợ dượng buồn rối chếnh choáng.

Thay vì tìm người đàn bà khác để sinh con, dượng ở lại một lòng với mợ. Dượng bảo: “Con cái là của trời cho, mình không cầu, cũng chẳng kiếm, nếu vì mình hiếm muộn mà bỏ nhau thì còn gì là nghĩa vợ tình chồng”.  Mợ bảo dượng đi khám, dượng nhất mực không đi, dượng cho đó là số phần của mình. Chòm xóm có lúc cũng dè chừng, lời ra tiếng vào nhưng lòng người đàn ông đã quyết, chẳng gì có thể lay chuyển. 

Nghe đâu có người bỏ con, mợ ẵm Viên về nuôi khi tròn một tháng tuổi. Từ đó, mỗi lần con ngã đau hay bệnh khóc, cả mợ và dượng dành nhau ôm mấy phần đau vào mình, nên thằng bé cũng tự thấy mình khỏe hơn, rồi bớt đau hẳn. 

Mùa nối nhau đi qua, thằng Viên giờ đã gần ba mươi, vừa cưới vợ và ra sống riêng. Mỗi tuần chạy qua thăm dượng đôi lần. Cửa tiệm sửa đồ điện tử ngày xưa giờ là trung tâm mua bán nội thất sầm uất. Dẫu đi qua bao thăng trầm của cuộc sống, dượng thương mợ là thương hết thảy con người chứ sá gì chuyện đẻ con. Chú chó lông xù tinh nghịch chỉ thích ăn mỗi đu đủ, nằm ngoắt nghẻo trong bàn tay mợ cũng được xem như con cái trong nhà. Tình yêu hóa ra là lòng nhân ái khi ta biết quan tâm và sẻ chia, niềm vui hóa ra là những việc làm nhỏ nhặt cho người và cho đời. Dượng nhìn mợ trìu mến khi có khách đến mua hàng, vẫn một tiếng “em” đáp lại là tiếng “anh” ngọt xớt, họ cứ thế nắm tay nhau đi qua con dốc còn lại của cuộc đời.

Mang con cho người rồi trách ai

Vùng quê nghèo khổ và những con người khắc khổ ở miệt biển Gò Công đột nhiên ùa về trong tâm trí Lượm. Hơn 30 tuổi đầu mà chẳng dám cười, vì sợ người ta biết mình hạnh phúc nên cứ lầm lũi cho  giống bất hạnh. Bị ba mẹ bỏ rơi, đi nhặt rác bán kiếm tiền tự lo thân mình từ khi 5 tuổi. Tại chợ huyện, một ngày nắng tan, thằng Lượm được ông bà bảy quê ở Long An đi ngang nhận nuôi. Về sống với anh chị em con ông bà, thằng nhỏ được học hành tử tế. Nhưng chắc do khổ quen nên học hết lớp 6 nó nghỉ. Chị hai thương nên mang lên Sài Gòn để học cái nghề cho đỡ cực cái thân. Dù thế nào nó cũng thương ông bà bảy nhưng không biết diễn tả ra sao vì nhìn ông bà nó lại nghĩ đến cha mẹ trước đó. Được cái, nó xem chị Hai như mẹ ruột, nói gì nó cũng nghe. Chị lo cho nó có cái nghề thợ bạc, rồi lấy vợ, sinh con cũng một tay chị hết trọi.

Hồi nhỏ, Lượm ước nếu tình yêu có thể cầm nắm và ném đi được, chắc nó sẽ cầm phần yêu trong tim chị hai ném về phía cha mẹ sinh ra nó thật nhiều, ông bà bảy ít thôi cũng được vì người thương nhiều luôn là người thiệt thòi. Làm vậy, để chị Hai còn nhẹ lòng lo cho chồng con. Nghĩ vậy mà đâu có làm được.

Có lần, Lượm hay tin mẹ đẻ bị bệnh trên Thành Phố nhưng nó chẳng có chút động tĩnh gì. Chị Hai kêu nó vào thăm, đứng trước mặt ông bà sinh ra nó mà hai con mắt cứ khô quánh, chẳng có chút gì gắn bó. Chẳng hiểu chuyện người đời lại trách, giờ ngon lành rồi nên quên luôn cả máu mủ ruột rà. Biết nói sao, con người ta bị bỏ rơi sẽ trơ trọi thế nào. Những đứa trẻ chẳng biết nương tựa vào đâu, nó chỉ biết có một gia đình đang cưu mang nó, còn lại là những lạc loài, trắc ẩn, thiệt hơn. Giữa người cùng dòng máu chảy mà đứt ruột bỏ con, với người dưng nhưng nặng lòng thương nó thì biết mình mang “nợ” với ai…

Đẻ con có phải là thiên chức

Với ai đó, trở thành “cha mẹ” là một thiên chức nhưng với Lượm và Viên thì không. Nó quan niệm  trách nhiệm nuôi dưỡng con cái mới đáng được ca ngợi. Việc đẻ con chỉ là lựa chọn, không thể vội vã hay tùy tiện. Bởi chẳng có đứa con nào muốn mình sinh ra bị bỏ rơi, kém cỏi hay bất hạnh. Con cái có quyền được sống, nuôi dưỡng, bảo vệ, tự do phát triển trong tình yêu thương của cha mẹ.

Sinh con hay nuôi con không khó, nhưng dạy con nên người lại là một thử thách vô cùng lớn lao. Không phải ai cũng đủ khả năng để trở thành cha mẹ tốt. Con người khi sống đều gắn với trách nhiệm. Có người nói không sinh con là ích kỷ, nhưng dưới góc nhìn của những đứa trẻ bị bỏ rơi ngay trong chính gia đình của mình thì việc sinh con ra chỉ để đáp ứng mong muốn của người khác và không thể đảm bảo cho nó một cuộc sống hạnh phúc thì còn ích kỷ hơn. 

Chị Hai hỏi Lượm có hình dung về cuộc sống của cha mẹ ruột rồi tha thứ và chấp nhận không. Em chẳng dám nghĩ xa như thế, chỉ thấy gần chị Hai và ông bà bảy, mấy đứa cháu là em vui rồi. Viên cũng vậy, em cũng đã có gia đình của mình, được đến thăm cha mẹ nuôi là một đặc ân. Em cũng chẳng cần đi tìm tình yêu đâu xa, bởi em biết dẫu sóng gió thế nào thì trong tim em cũng có một gia đình để về.

Ngoài kia, nỗi lo sợ hoài nghi về tình yêu của con cái với những cha mẹ nuôi vẫn còn ẩn hiện đâu đó như đám lá khô lúc trở chiều. Dẫu biết đời cũng không giống như bộ phim kết cuộc hoàn hảo nhưng tình người, tình thân ái thì đâu đó vẫn còn. Đàn ông như dượng, đàn bà như mợ, chị hai không phải là hiếm; những đứa con được nuôi dưỡng thành người tử tế như Viên, Lượm cũng rất nhiều. Bởi, nơi nào có yêu thương, nơi đó sẽ có những dịu dàng, chắp vá cho những dở dang, mất mát. 

Bỗng dượng choàng tay ôm mợ và Viên khi thấy cháu mình chào đời, rưng rưng nước mắt: “Lỡ thương nhau rồi thì chẳng bao giờ chật hẹp phải không con”…

MIA NGUYEN

Chừng khuya, tiếng xe cà tàn của dượng lại chạy về đậu bên hàng rào thiên lý. Căn nhà chung cư vẫn còn sáng đèn bởi mợ vẫn đợi chồng về. Ngày tháng bảy, trời đổ những cơn mưa nặng trĩu lên đầu người xối xả. Hai vợ chồng gom góp đâu đó được mụn con, của hời với người mà thành ra vật báu của mình. Nghe tiếng dượng về, thằng Viên khóc ngất như thèm hơi ấm của ba vì cả sáng giờ chỉ có mẹ ở nhà với chiếc máy may bần bật. Hạnh phúc nào bằng vợ chồng có nhau, rồi dượng bảo để dượng thương con bớt cho mợ nghỉ ngơi, chứ không thôi mợ lại phân bì. Ai nghe cũng mừng cho mợ.

Hôn nhân sắp đặt chắc gì đã khổ

Dượng quê Bến Tre, mảnh đất phải đi qua mấy lần đò, cái ghe mới về tới nơi. Ngày dượng rời xứ cũng chỉ 14 tuổi, đi học việc trên đất Sài Gòn để mong một ngày ổn định lo lại cho ba má. Thấy dượng siêng năng, lại thật thà, người ta kêu gả con gái cho. Vậy là dượng và mợ về cùng một nhà chứ biết yêu đương gì. Ngày đó, chắc ai nghèo cũng vậy, thời cuộc thay đổi khiến con người ta chẳng bận lòng suy nghĩ. Lấy nhau về mới hay vợ chồng hiếm muộn. Hằng đêm, mợ nằm khóc một mình chẳng dám cho dượng hay. Sợ dượng buồn rối chếnh choáng.

Thay vì tìm người đàn bà khác để sinh con, dượng ở lại một lòng với mợ. Dượng bảo: “Con cái là của trời cho, mình không cầu, cũng chẳng kiếm, nếu vì mình hiếm muộn mà bỏ nhau thì còn gì là nghĩa vợ tình chồng”.  Mợ bảo dượng đi khám, dượng nhất mực không đi, dượng cho đó là số phần của mình. Chòm xóm có lúc cũng dè chừng, lời ra tiếng vào nhưng lòng người đàn ông đã quyết, chẳng gì có thể lay chuyển. 

Nghe đâu có người bỏ con, mợ ẵm Viên về nuôi khi tròn một tháng tuổi. Từ đó, mỗi lần con ngã đau hay bệnh khóc, cả mợ và dượng dành nhau ôm mấy phần đau vào mình, nên thằng bé cũng tự thấy mình khỏe hơn, rồi bớt đau hẳn. 

Mùa nối nhau đi qua, thằng Viên giờ đã gần ba mươi, vừa cưới vợ và ra sống riêng. Mỗi tuần chạy qua thăm dượng đôi lần. Cửa tiệm sửa đồ điện tử ngày xưa giờ là trung tâm mua bán nội thất sầm uất. Dẫu đi qua bao thăng trầm của cuộc sống, dượng thương mợ là thương hết thảy con người chứ sá gì chuyện đẻ con. Chú chó lông xù tinh nghịch chỉ thích ăn mỗi đu đủ, nằm ngoắt nghẻo trong bàn tay mợ cũng được xem như con cái trong nhà. Tình yêu hóa ra là lòng nhân ái khi ta biết quan tâm và sẻ chia, niềm vui hóa ra là những việc làm nhỏ nhặt cho người và cho đời. Dượng nhìn mợ trìu mến khi có khách đến mua hàng, vẫn một tiếng “em” đáp lại là tiếng “anh” ngọt xớt, họ cứ thế nắm tay nhau đi qua con dốc còn lại của cuộc đời.

Mang con cho người rồi trách ai

Vùng quê nghèo khổ và những con người khắc khổ ở miệt biển Gò Công đột nhiên ùa về trong tâm trí Lượm. Hơn 30 tuổi đầu mà chẳng dám cười, vì sợ người ta biết mình hạnh phúc nên cứ lầm lũi cho  giống bất hạnh. Bị ba mẹ bỏ rơi, đi nhặt rác bán kiếm tiền tự lo thân mình từ khi 5 tuổi. Tại chợ huyện, một ngày nắng tan, thằng Lượm được ông bà bảy quê ở Long An đi ngang nhận nuôi. Về sống với anh chị em con ông bà, thằng nhỏ được học hành tử tế. Nhưng chắc do khổ quen nên học hết lớp 6 nó nghỉ. Chị hai thương nên mang lên Sài Gòn để học cái nghề cho đỡ cực cái thân. Dù thế nào nó cũng thương ông bà bảy nhưng không biết diễn tả ra sao vì nhìn ông bà nó lại nghĩ đến cha mẹ trước đó. Được cái, nó xem chị Hai như mẹ ruột, nói gì nó cũng nghe. Chị lo cho nó có cái nghề thợ bạc, rồi lấy vợ, sinh con cũng một tay chị hết trọi.

Hồi nhỏ, Lượm ước nếu tình yêu có thể cầm nắm và ném đi được, chắc nó sẽ cầm phần yêu trong tim chị hai ném về phía cha mẹ sinh ra nó thật nhiều, ông bà bảy ít thôi cũng được vì người thương nhiều luôn là người thiệt thòi. Làm vậy, để chị Hai còn nhẹ lòng lo cho chồng con. Nghĩ vậy mà đâu có làm được.

Có lần, Lượm hay tin mẹ đẻ bị bệnh trên Thành Phố nhưng nó chẳng có chút động tĩnh gì. Chị Hai kêu nó vào thăm, đứng trước mặt ông bà sinh ra nó mà hai con mắt cứ khô quánh, chẳng có chút gì gắn bó. Chẳng hiểu chuyện người đời lại trách, giờ ngon lành rồi nên quên luôn cả máu mủ ruột rà. Biết nói sao, con người ta bị bỏ rơi sẽ trơ trọi thế nào. Những đứa trẻ chẳng biết nương tựa vào đâu, nó chỉ biết có một gia đình đang cưu mang nó, còn lại là những lạc loài, trắc ẩn, thiệt hơn. Giữa người cùng dòng máu chảy mà đứt ruột bỏ con, với người dưng nhưng nặng lòng thương nó thì biết mình mang “nợ” với ai…

Đẻ con có phải là thiên chức

Với ai đó, trở thành “cha mẹ” là một thiên chức nhưng với Lượm và Viên thì không. Nó quan niệm  trách nhiệm nuôi dưỡng con cái mới đáng được ca ngợi. Việc đẻ con chỉ là lựa chọn, không thể vội vã hay tùy tiện. Bởi chẳng có đứa con nào muốn mình sinh ra bị bỏ rơi, kém cỏi hay bất hạnh. Con cái có quyền được sống, nuôi dưỡng, bảo vệ, tự do phát triển trong tình yêu thương của cha mẹ.

Sinh con hay nuôi con không khó, nhưng dạy con nên người lại là một thử thách vô cùng lớn lao. Không phải ai cũng đủ khả năng để trở thành cha mẹ tốt. Con người khi sống đều gắn với trách nhiệm. Có người nói không sinh con là ích kỷ, nhưng dưới góc nhìn của những đứa trẻ bị bỏ rơi ngay trong chính gia đình của mình thì việc sinh con ra chỉ để đáp ứng mong muốn của người khác và không thể đảm bảo cho nó một cuộc sống hạnh phúc thì còn ích kỷ hơn. 

Chị Hai hỏi Lượm có hình dung về cuộc sống của cha mẹ ruột rồi tha thứ và chấp nhận không. Em chẳng dám nghĩ xa như thế, chỉ thấy gần chị Hai và ông bà bảy, mấy đứa cháu là em vui rồi. Viên cũng vậy, em cũng đã có gia đình của mình, được đến thăm cha mẹ nuôi là một đặc ân. Em cũng chẳng cần đi tìm tình yêu đâu xa, bởi em biết dẫu sóng gió thế nào thì trong tim em cũng có một gia đình để về.

Ngoài kia, nỗi lo sợ hoài nghi về tình yêu của con cái với những cha mẹ nuôi vẫn còn ẩn hiện đâu đó như đám lá khô lúc trở chiều. Dẫu biết đời cũng không giống như bộ phim kết cuộc hoàn hảo nhưng tình người, tình thân ái thì đâu đó vẫn còn. Đàn ông như dượng, đàn bà như mợ, chị hai không phải là hiếm; những đứa con được nuôi dưỡng thành người tử tế như Viên, Lượm cũng rất nhiều. Bởi, nơi nào có yêu thương, nơi đó sẽ có những dịu dàng, chắp vá cho những dở dang, mất mát. 

Bỗng dượng choàng tay ôm mợ và Viên khi thấy cháu mình chào đời, rưng rưng nước mắt: “Lỡ thương nhau rồi thì chẳng bao giờ chật hẹp phải không con”…

MIA NGUYEN

NỖI SỢ Ở MỘT MÌNH

  Nỗi sợ ở một mình không đơn thuần là cảm giác cô đơn thoáng qua, mà với nhiều người trưởng thành, đó là một nỗi hoảng loạn hiện sinh – cảm giác như chính sự sống bị đe dọa khi không có ai bên cạnh. Những người sợ tách biệt khỏi gia đình, bạn đời hay người họ...

HỘI CHỨNG MUNCHAUSEN BY PROXY

  Hội chứng Munchausen by proxy (MBP) là một rối loạn tâm thần hiếm gặp nhưng nguy hiểm, trong đó người chăm sóc – thường là mẹ – cố ý gây tổn thương thể chất hoặc tinh thần cho con cái nhằm thu hút sự quan tâm, lòng thương xót và sự ngưỡng mộ từ người khác. Hành...

KHI ĐÀN ÔNG “YẾU SINH LÝ” VÌ TÂM LÝ

  Tình trạng “yếu sinh lý” ở nam giới – đặc biệt là khó cương cứng hoặc xuất tinh sớm khi gần gũi với người mình yêu – thường khiến người trong cuộc cảm thấy xấu hổ, mất tự tin, thậm chí là hoang mang. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp được ghi nhận rằng người đàn...

U NANG VÀ CĂNG THẲNG MÃN TÍNH

  NHÌN NHẬN TỪ MÔ HÌNH TÂM – THÂN – KINH U nang buồng trứng là tình trạng khá phổ biến ở phụ nữ, đặc biệt trong độ tuổi sinh sản. Phần lớn u nang lành tính, nhưng trong một số trường hợp, chúng có thể gây rối loạn nội tiết, đau vùng chậu, rối loạn kinh nguyệt...

KHI BẠN YÊU MỘT NGƯỜI “ÁI KỶ”

Yêu một người mắc rối loạn nhân cách ái kỷ (Narcissistic Personality Disorder – NPD) không chỉ là một hành trình đầy mâu thuẫn và tổn thương, mà còn có thể khiến bạn đánh mất chính mình. Mối quan hệ ấy có thể bắt đầu bằng sự quyến rũ mạnh mẽ – bạn cảm thấy được chú ý,...

LIỆU PHÁP HYPNOSIS VISUALISATION TRONG TRỊ LIỆU TÂM LÝ

Hypnosis Visualisation (gợi hình trong trạng thái thôi miên) là một phương pháp trị liệu sử dụng trí tưởng tượng có hướng dẫn trong trạng thái thư giãn sâu hoặc trạng thái thôi miên nhẹ. Trong quá trình này, thân chủ được dẫn dắt tập trung vào các hình ảnh tích cực,...

NỖI SỢ Ở MỘT MÌNH

  Nỗi sợ ở một mình không đơn thuần là cảm giác cô đơn thoáng qua, mà với nhiều người trưởng thành, đó là một nỗi hoảng loạn hiện sinh – cảm giác như chính sự sống bị đe dọa khi không có ai bên cạnh. Những người sợ tách biệt khỏi gia đình, bạn đời hay người họ...

TẠI SAO KHÔNG THOÁT RA MỐI QUAN HỆ ĐỘC HẠI?

  Trong những mối quan hệ có yếu tố thao túng và lạm dụng – dù là về cảm xúc hay thể xác – người mang đặc điểm ái kỷ thường sử dụng một chiến lược rất đặc trưng: trao rồi rút tình cảm một cách thất thường. Lúc thì vồ vập, yêu thương nồng nhiệt, khiến người kia...

NGHIỆN CỜ BẠC – HÀNH VI TỰ HỦY HOẠI IM LẶNG

Nghiện cờ bạc không đơn thuần là một thói quen xấu hay biểu hiện của sự “yếu đuối”. Nó là một dạng rối loạn hành vi, có cơ chế thần kinh và tâm lý tương tự như nghiện chất kích thích. Tuy nhiên, do thiếu hiểu biết và nhiều định kiến xã hội, cờ bạc vẫn thường bị coi là...

NHỮNG KẺ PHÁ HOẠI TỔ CHỨC CHUYÊN NGHIỆP

Trong môi trường làm việc, không khó để bắt gặp những người âm thầm hoặc công khai phá vỡ cấu trúc chung – chia rẽ nội bộ, lan truyền tin đồn, thụ động-aggressive trong công việc. Họ không hẳn là “người xấu” theo nghĩa đơn giản, mà thường là những cá nhân mang trong...

HỘI CHỨNG MUNCHAUSEN BY PROXY

  Hội chứng Munchausen by proxy (MBP) là một rối loạn tâm thần hiếm gặp nhưng nguy hiểm, trong đó người chăm sóc – thường là mẹ – cố ý gây tổn thương thể chất hoặc tinh thần cho con cái nhằm thu hút sự quan tâm, lòng thương xót và sự ngưỡng mộ từ người khác. Hành...

LIỆU PHÁP HỆ THỐNG GIA ĐÌNH BÊN TRONG

Liệu pháp Hệ thống Gia đình Bên trong (Internal Family Systems – IFS) là một phương pháp trị liệu tâm lý được phát triển bởi tiến sĩ Richard Schwartz vào đầu những năm 1980. Khi làm việc với thân chủ, ông nhận thấy rằng trong mỗi người không chỉ có một "cái tôi" thống...

CĂNG THẲNG CẤP TÍNH

  Căng thẳng cấp tính là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi đối diện với nguy hiểm hoặc sự kiện gây sang chấn. Ở giai đoạn này, hệ thần kinh tự động kích hoạt phản ứng chiến đấu, bỏ chạy hoặc đóng băng (fight, flight, freeze), với sự tham gia sâu của vùng PAG...

NGƯỜI LỚN ADHD VỚI CĂNG THẲNG, SANG CHẤN

Người lớn ADHD: Căng thẳng, Sang chấn và Hành trình phục hồi Người lớn có rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) thường phải đối mặt với mức căng thẳng cao hơn người điển hình và khi trải qua sang chấn, quá trình hồi phục của họ cũng phức tạp và kéo dài hơn. Điều này...

SANG CHẤN THAY ĐỔI CHÚNG TA THẾ NÀO?

Khi an toàn và là chính mình lại trở thành điều nguy hiểm Sang chấn không chỉ là những ký ức về một sự kiện đau thương; nó là cách mà toàn bộ hệ thần kinh của chúng ta học cách tồn tại trong một thế giới từng không an toàn. Với những người từng trải qua sang chấn —...