YÊU NGƯỜI CHUYỂN GIỚI

YÊU NGƯỜI CHUYỂN GIỚI

Có phải chăng những người cả tin trong tình yêu cũng như con thêu thân chẳng màng đến bản thân mà lao vào chút ánh sáng mờ ảo để rồi phút chốc tan biến thành tro bụi. Tình yêu như một cái bẫy thu hút người ta bằng những ngọt ngào, đam mê và vụng dại để rồi khi vướng vào, ta lại gặm nhấm nỗi chua cay. Dở dang rồi, đau đớn rồi, liệu ta có hối hận khi yêu hay một lần nữa chúng ta lại bất chấp tất cả dẫu người đời cười cợt bảo rằng thứ hạnh phúc ấy nào phải dành cho ta.

Tình như mây khói

Chị đẹp, chị rất đàn bà mà chị vẫn đi về lẻ loi, nuôi nấng bảo bọc các con nên người. Gọi là mẹ con vì chị mang các em từ khắp các ngả đường của dải đất hình chữ S này về nuôi rồi các em quấn quýt gọi mẹ là nhà. Một thời chẳng ai thèm chị, chẳng ai muốn kết bạn với đứa “bệnh hoạn” như chị. Chị bị chính người thân mình hất hủi, lưu lạc mưu sinh đến tận Hà Nội mà lòng cứ ngổn ngang hai tiếng gia đình. 

Chị từng yêu Sài Gòn những ngày nắng chói chang. Ánh nắng phản vào mái tóc bảy màu của chị làm chị trông nổi bật hơn bao giờ. Yêu nắng đẹp những mùa thơ dại vì có anh. Anh bất chấp tất cả những dèm pha chở chị đi rong ruổi trên khắp các ngả đường. Anh yêu chị cũng bởi chị hiểu anh và cho anh những ngọt ngào nông nổi.

Ngày ra mắt gia đình cũng là ngày chị nhận ra tình yêu chẳng thể vượt qua được giáo điều. Chị bị gia đình anh từ chối là đàn bà, chị khóc đến ngất lịm trong vòng tay anh. Chị nhớ lời mẹ “Trở thành đàn bà không khó, sống như một người đàn bà mới khó trăm bề”, chị chấp nhận tất cả những cơn đau thể xác để đổi lấy cái ngày được sống như đàn bà nhưng ngần ấy hy sinh chị cũng chẳng thể xóa nhòa cái định kiến mà xã hội dành cho. 

Chị nào hối hận khi yêu anh vì anh xứng đáng được yêu trong ngày tháng ấy, vì tất cả những điều anh làm cho chị. Vậy mà, một ngày cũng vào mùa nắng, chị phát hiện ra trái tim anh rộng lớn hơn chị nghĩ. Anh đã có con với một người phụ nữ khác. Chị lặng lẽ rời đi, tự mình thu xếp bước ra khỏi cuộc đời anh để anh làm tròn bổn phận người chồng, người cha, nối dõi.

Chị lại về bên các con như là lẽ sống. Có người bảo chị dại, bị gia đình anh lợi dụng, rằng chị rơi vào bẫy tình của anh nhưng tự chị lại cảm thấy đoạn tình cảm anh dành cho chị là chân thành. Anh đến thắp lên niềm hy vọng, khiến trái tim cằn khô của chị đập lại từng nhịp sức sống. Hơn ai hết, đáng hay không đáng, chỉ mình chị mới hiểu. Rồi chị chấp nhận sống những ngày tháng không anh.

Ba mẹ ơi! Con yêu…người chuyển giới

Lam quen Phú trong lần đi ăn cơm trưa cùng bạn. Chính nét rắn rỏi, gương mặt thanh tú phảng phất vẻ lạnh lùng đã khiến Lam rơi vào lưới tình. Sau lần hẹn hò đầu tiên Phú thú thật với Lam anh là người chuyển giới. Vậy mà Lam vẫn ở lại nắm tay anh đi tiếp những dặm dài lắm chông gai và cũng đầy thử thách.

Hàng tuần, Phú đưa bạn gái về thăm gia đình ở tận Đồng Nai. Chính sự gần gũi, chừng mực, ga lăng, lễ phép, hay giúp đỡ mọi người giúp Phú chiếm trọn tình cảm của gia đình. Trong mắt ba mẹ Lam, Phú là một người đàn ông “hoàn hảo”, nên những lần về thăm sau này lúc nào ông bà cũng giục anh ra mắt.

Nghĩ là câu chuyện bản thân mình không giấu được lâu, Phú thành thật với gia đình Lam anh là người chuyển giới. Mẹ Lam nước mắt ngắn dài, ba cô không nói thành lời bỏ đi nơi khác. Để anh lại tự dày vò, phải chăng bản thân mình là người có lỗi, phải chăng anh không có quyền được yêu thương như bao người khác, phải chăng anh nên từ bỏ Lam để làm vui lòng ba mẹ. Người ta ngại gả con gái cho anh vì sợ anh làm cô ấy khổ hay bởi vì chẳng người đàn ông nào giống anh.

Mẹ ơi! Yêu người chuyển giới con không khổ bởi con hiểu tình yêu đó thế nào và con chấp nhận nó ra sao? Anh Phú vẫn là chàng trai mà ba mẹ trân quý. Tình yêu từ khi nào trở nên chông chênh và khập khiễng, hay tình yêu là một đặc ân chỉ dành cho một số người nhất định, còn những ai như Phú sẽ chẳng thể yêu hay lấy nổi một người. 

Rất ít khi anh khóc. Vậy mà trên con đường về tự dưng nước mắt cứ tuôn, Phú biết mình không nên yêu bởi khi yêu anh sẽ phải đem quá khứ của mình ra để người ta phán xét. Thôi thì, anh buông tay để Lam về làm tròn chữ hiếu. Anh cũng sẽ lại về với công việc, với gia đình và những người thương anh. Mà buông nhau sao được! Hai năm yêu nhau đong đầy kỉ niệm, đi với nhau đến đây rồi chắc gì ta nỡ đành bỏ nhau. 

Sao lại bẫy tình yêu để con mình phải khổ!

Có lẽ không chỉ có tôi ủng hộ các em. Vì cuộc tình ấy là của riêng em, chỉ có hai em mới xứng đáng quyết định mình yêu nhau như thế nào và đi qua những thăng trầm ra sao? Dù hạnh phúc hay dang dở thì cuộc tình đó cũng là một phần máu thịt của nhau. Ba mẹ sẽ làm con cái lỡ làng khi cấm đoán chỉ bởi con mình không yêu một người như mình mong muốn.

Thử hỏi, tình yêu giữa người hợp giới dị tính và tình yêu của người chuyển giới thì bên nào đáng được yêu hơn, trân trọng hơn, cuồng ghen hơn và chóng vánh hơn. Sao lại phải rạch rồi con yêu người này và không ưu ái người kia trong khi tình yêu là cảm xúc, là sự hòa hợp rung động của con tim mà trái tim thì chẳng liên quan gì đến những thành kiến, định kiến. Nó rất công tâm, thuần khiết và đẹp hơn những gì chúng ta nghĩ.

Thế nên, chỉ cần bạn kiên định, kiên nhẫn, dám sống và theo đuổi đam mê, tin tưởng vào nửa kia của mình và ngược lại thì chẳng có ranh giới nào có thể chia cách được hai bạn. Điều này đủ để chúng ta hiểu rằng tình yêu chẳng bao giờ có lỗi và giới tính cũng chẳng thể khiến tình yêu phai nhạt hay mất đi tính thiêng liêng và nhân văn của nó.

Tình yêu của người chuyển giới khó tìm, nhưng không có nghĩa là không tồn tại. Rồi chị sẽ  lại yêu và Phú cũng sẽ tiếp tục đấu tranh cho tin yêu của mình. Bởi chẳng ai trong đời muốn mình sống trong cô đơn và cô độc. Ai rồi cũng sẽ mơ có một mái gia đình, một nơi để mình được yêu và được thuộc về.

Đọc giả có thể gửi chia sẻ, bài viết, câu hỏi, nhu cầu tham vấn hoặc câu chuyện của bạn đến chúng tôi qua email: info@ladiesofvietnam.net, Zalo: +848 9934 4478. Chân thành cảm ơn và hẹn gặp các bạn trong những chương trình sắp tới.

MIA NGUYỄN

Có phải chăng những người cả tin trong tình yêu cũng như con thêu thân chẳng màng đến bản thân mà lao vào chút ánh sáng mờ ảo để rồi phút chốc tan biến thành tro bụi. Tình yêu như một cái bẫy thu hút người ta bằng những ngọt ngào, đam mê và vụng dại để rồi khi vướng vào, ta lại gặm nhấm nỗi chua cay. Dở dang rồi, đau đớn rồi, liệu ta có hối hận khi yêu hay một lần nữa chúng ta lại bất chấp tất cả dẫu người đời cười cợt bảo rằng thứ hạnh phúc ấy nào phải dành cho ta.

Tình như mây khói

Chị đẹp, chị rất đàn bà mà chị vẫn đi về lẻ loi, nuôi nấng bảo bọc các con nên người. Gọi là mẹ con vì chị mang các em từ khắp các ngả đường của dải đất hình chữ S này về nuôi rồi các em quấn quýt gọi mẹ là nhà. Một thời chẳng ai thèm chị, chẳng ai muốn kết bạn với đứa “bệnh hoạn” như chị. Chị bị chính người thân mình hất hủi, lưu lạc mưu sinh đến tận Hà Nội mà lòng cứ ngổn ngang hai tiếng gia đình. 

Chị từng yêu Sài Gòn những ngày nắng chói chang. Ánh nắng phản vào mái tóc bảy màu của chị làm chị trông nổi bật hơn bao giờ. Yêu nắng đẹp những mùa thơ dại vì có anh. Anh bất chấp tất cả những dèm pha chở chị đi rong ruổi trên khắp các ngả đường. Anh yêu chị cũng bởi chị hiểu anh và cho anh những ngọt ngào nông nổi.

Ngày ra mắt gia đình cũng là ngày chị nhận ra tình yêu chẳng thể vượt qua được giáo điều. Chị bị gia đình anh từ chối là đàn bà, chị khóc đến ngất lịm trong vòng tay anh. Chị nhớ lời mẹ “Trở thành đàn bà không khó, sống như một người đàn bà mới khó trăm bề”, chị chấp nhận tất cả những cơn đau thể xác để đổi lấy cái ngày được sống như đàn bà nhưng ngần ấy hy sinh chị cũng chẳng thể xóa nhòa cái định kiến mà xã hội dành cho. 

Chị nào hối hận khi yêu anh vì anh xứng đáng được yêu trong ngày tháng ấy, vì tất cả những điều anh làm cho chị. Vậy mà, một ngày cũng vào mùa nắng, chị phát hiện ra trái tim anh rộng lớn hơn chị nghĩ. Anh đã có con với một người phụ nữ khác. Chị lặng lẽ rời đi, tự mình thu xếp bước ra khỏi cuộc đời anh để anh làm tròn bổn phận người chồng, người cha, nối dõi.

Chị lại về bên các con như là lẽ sống. Có người bảo chị dại, bị gia đình anh lợi dụng, rằng chị rơi vào bẫy tình của anh nhưng tự chị lại cảm thấy đoạn tình cảm anh dành cho chị là chân thành. Anh đến thắp lên niềm hy vọng, khiến trái tim cằn khô của chị đập lại từng nhịp sức sống. Hơn ai hết, đáng hay không đáng, chỉ mình chị mới hiểu. Rồi chị chấp nhận sống những ngày tháng không anh.

Ba mẹ ơi! Con yêu…người chuyển giới

Lam quen Phú trong lần đi ăn cơm trưa cùng bạn. Chính nét rắn rỏi, gương mặt thanh tú phảng phất vẻ lạnh lùng đã khiến Lam rơi vào lưới tình. Sau lần hẹn hò đầu tiên Phú thú thật với Lam anh là người chuyển giới. Vậy mà Lam vẫn ở lại nắm tay anh đi tiếp những dặm dài lắm chông gai và cũng đầy thử thách.

Hàng tuần, Phú đưa bạn gái về thăm gia đình ở tận Đồng Nai. Chính sự gần gũi, chừng mực, ga lăng, lễ phép, hay giúp đỡ mọi người giúp Phú chiếm trọn tình cảm của gia đình. Trong mắt ba mẹ Lam, Phú là một người đàn ông “hoàn hảo”, nên những lần về thăm sau này lúc nào ông bà cũng giục anh ra mắt.

Nghĩ là câu chuyện bản thân mình không giấu được lâu, Phú thành thật với gia đình Lam anh là người chuyển giới. Mẹ Lam nước mắt ngắn dài, ba cô không nói thành lời bỏ đi nơi khác. Để anh lại tự dày vò, phải chăng bản thân mình là người có lỗi, phải chăng anh không có quyền được yêu thương như bao người khác, phải chăng anh nên từ bỏ Lam để làm vui lòng ba mẹ. Người ta ngại gả con gái cho anh vì sợ anh làm cô ấy khổ hay bởi vì chẳng người đàn ông nào giống anh.

Mẹ ơi! Yêu người chuyển giới con không khổ bởi con hiểu tình yêu đó thế nào và con chấp nhận nó ra sao? Anh Phú vẫn là chàng trai mà ba mẹ trân quý. Tình yêu từ khi nào trở nên chông chênh và khập khiễng, hay tình yêu là một đặc ân chỉ dành cho một số người nhất định, còn những ai như Phú sẽ chẳng thể yêu hay lấy nổi một người. 

Rất ít khi anh khóc. Vậy mà trên con đường về tự dưng nước mắt cứ tuôn, Phú biết mình không nên yêu bởi khi yêu anh sẽ phải đem quá khứ của mình ra để người ta phán xét. Thôi thì, anh buông tay để Lam về làm tròn chữ hiếu. Anh cũng sẽ lại về với công việc, với gia đình và những người thương anh. Mà buông nhau sao được! Hai năm yêu nhau đong đầy kỉ niệm, đi với nhau đến đây rồi chắc gì ta nỡ đành bỏ nhau. 

Sao lại bẫy tình yêu để con mình phải khổ!

Có lẽ không chỉ có tôi ủng hộ các em. Vì cuộc tình ấy là của riêng em, chỉ có hai em mới xứng đáng quyết định mình yêu nhau như thế nào và đi qua những thăng trầm ra sao? Dù hạnh phúc hay dang dở thì cuộc tình đó cũng là một phần máu thịt của nhau. Ba mẹ sẽ làm con cái lỡ làng khi cấm đoán chỉ bởi con mình không yêu một người như mình mong muốn.

Thử hỏi, tình yêu giữa người hợp giới dị tính và tình yêu của người chuyển giới thì bên nào đáng được yêu hơn, trân trọng hơn, cuồng ghen hơn và chóng vánh hơn. Sao lại phải rạch rồi con yêu người này và không ưu ái người kia trong khi tình yêu là cảm xúc, là sự hòa hợp rung động của con tim mà trái tim thì chẳng liên quan gì đến những thành kiến, định kiến. Nó rất công tâm, thuần khiết và đẹp hơn những gì chúng ta nghĩ.

Thế nên, chỉ cần bạn kiên định, kiên nhẫn, dám sống và theo đuổi đam mê, tin tưởng vào nửa kia của mình và ngược lại thì chẳng có ranh giới nào có thể chia cách được hai bạn. Điều này đủ để chúng ta hiểu rằng tình yêu chẳng bao giờ có lỗi và giới tính cũng chẳng thể khiến tình yêu phai nhạt hay mất đi tính thiêng liêng và nhân văn của nó.

Tình yêu của người chuyển giới khó tìm, nhưng không có nghĩa là không tồn tại. Rồi chị sẽ  lại yêu và Phú cũng sẽ tiếp tục đấu tranh cho tin yêu của mình. Bởi chẳng ai trong đời muốn mình sống trong cô đơn và cô độc. Ai rồi cũng sẽ mơ có một mái gia đình, một nơi để mình được yêu và được thuộc về.

Đọc giả có thể gửi chia sẻ, bài viết, câu hỏi, nhu cầu tham vấn hoặc câu chuyện của bạn đến chúng tôi qua email: info@ladiesofvietnam.net, Zalo: +848 9934 4478. Chân thành cảm ơn và hẹn gặp các bạn trong những chương trình sắp tới.

MIA NGUYỄN

KHI CON GÁI LỚN LÊN THIẾU VẮNG CHA

  Đối với nhiều cô gái, hình ảnh người cha là hình mẫu đầu tiên về sự an toàn, nâng đỡ và giới hạn. Khi sự hiện diện ấy bị thiếu vắng – do cha bỏ đi, nghiện ngập, thờ ơ, hoặc chết sớm – đứa trẻ không chỉ mất đi một người thân mà còn mất đi điểm tựa đầu tiên để...

KHI ĐÀN ÔNG MÊ MASSAGE HƠN VỢ

  Trong một số mối quan hệ hôn nhân, không ít người vợ đau đớn khi phát hiện chồng mình có thói quen tìm đến các dịch vụ massage "happy ending". Điều này không chỉ là sự phản bội về mặt thể xác, mà còn mang đến cảm giác bị chối bỏ ở mức sâu sắc hơn: “Tại sao anh...

NHỮNG ĐỨA EM GÁI BỊ NGƯỢC ĐÃI TỪ ANH TRAI

Trong nhiều gia đình, đặc biệt là những gia đình Á Đông đặt nặng vai trò giới tính và thứ bậc, không ít cô gái lớn lên trong bóng tối của người anh trai – người được xem là “trụ cột tương lai” và thường được bênh vực vô điều kiện. Trong khi đó, những đứa em gái lại...

NỖI SỢ Ở MỘT MÌNH

  Nỗi sợ ở một mình không đơn thuần là cảm giác cô đơn thoáng qua, mà với nhiều người trưởng thành, đó là một nỗi hoảng loạn hiện sinh – cảm giác như chính sự sống bị đe dọa khi không có ai bên cạnh. Những người sợ tách biệt khỏi gia đình, bạn đời hay người họ...

TẠI SAO KHÔNG THOÁT RA MỐI QUAN HỆ ĐỘC HẠI?

  Trong những mối quan hệ có yếu tố thao túng và lạm dụng – dù là về cảm xúc hay thể xác – người mang đặc điểm ái kỷ thường sử dụng một chiến lược rất đặc trưng: trao rồi rút tình cảm một cách thất thường. Lúc thì vồ vập, yêu thương nồng nhiệt, khiến người kia...

NGHIỆN CỜ BẠC – HÀNH VI TỰ HỦY HOẠI IM LẶNG

Nghiện cờ bạc không đơn thuần là một thói quen xấu hay biểu hiện của sự “yếu đuối”. Nó là một dạng rối loạn hành vi, có cơ chế thần kinh và tâm lý tương tự như nghiện chất kích thích. Tuy nhiên, do thiếu hiểu biết và nhiều định kiến xã hội, cờ bạc vẫn thường bị coi là...

NHỮNG KẺ PHÁ HOẠI TỔ CHỨC CHUYÊN NGHIỆP

Trong môi trường làm việc, không khó để bắt gặp những người âm thầm hoặc công khai phá vỡ cấu trúc chung – chia rẽ nội bộ, lan truyền tin đồn, thụ động-aggressive trong công việc. Họ không hẳn là “người xấu” theo nghĩa đơn giản, mà thường là những cá nhân mang trong...

HỘI CHỨNG MUNCHAUSEN BY PROXY

  Hội chứng Munchausen by proxy (MBP) là một rối loạn tâm thần hiếm gặp nhưng nguy hiểm, trong đó người chăm sóc – thường là mẹ – cố ý gây tổn thương thể chất hoặc tinh thần cho con cái nhằm thu hút sự quan tâm, lòng thương xót và sự ngưỡng mộ từ người khác. Hành...

LIỆU PHÁP HỆ THỐNG GIA ĐÌNH BÊN TRONG

Liệu pháp Hệ thống Gia đình Bên trong (Internal Family Systems – IFS) là một phương pháp trị liệu tâm lý được phát triển bởi tiến sĩ Richard Schwartz vào đầu những năm 1980. Khi làm việc với thân chủ, ông nhận thấy rằng trong mỗi người không chỉ có một "cái tôi" thống...

CĂNG THẲNG CẤP TÍNH

  Căng thẳng cấp tính là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi đối diện với nguy hiểm hoặc sự kiện gây sang chấn. Ở giai đoạn này, hệ thần kinh tự động kích hoạt phản ứng chiến đấu, bỏ chạy hoặc đóng băng (fight, flight, freeze), với sự tham gia sâu của vùng PAG...

KHI CON GÁI LỚN LÊN THIẾU VẮNG CHA

  Đối với nhiều cô gái, hình ảnh người cha là hình mẫu đầu tiên về sự an toàn, nâng đỡ và giới hạn. Khi sự hiện diện ấy bị thiếu vắng – do cha bỏ đi, nghiện ngập, thờ ơ, hoặc chết sớm – đứa trẻ không chỉ mất đi một người thân mà còn mất đi điểm tựa đầu tiên để...

KHI ĐÀN ÔNG MÊ MASSAGE HƠN VỢ

  Trong một số mối quan hệ hôn nhân, không ít người vợ đau đớn khi phát hiện chồng mình có thói quen tìm đến các dịch vụ massage "happy ending". Điều này không chỉ là sự phản bội về mặt thể xác, mà còn mang đến cảm giác bị chối bỏ ở mức sâu sắc hơn: “Tại sao anh...

NHỮNG ĐỨA EM GÁI BỊ NGƯỢC ĐÃI TỪ ANH TRAI

Trong nhiều gia đình, đặc biệt là những gia đình Á Đông đặt nặng vai trò giới tính và thứ bậc, không ít cô gái lớn lên trong bóng tối của người anh trai – người được xem là “trụ cột tương lai” và thường được bênh vực vô điều kiện. Trong khi đó, những đứa em gái lại...

LIỆU PHÁP HYPNOSIS VISUALISATION TRONG TRỊ LIỆU TÂM LÝ

Hypnosis Visualisation (gợi hình trong trạng thái thôi miên) là một phương pháp trị liệu sử dụng trí tưởng tượng có hướng dẫn trong trạng thái thư giãn sâu hoặc trạng thái thôi miên nhẹ. Trong quá trình này, thân chủ được dẫn dắt tập trung vào các hình ảnh tích cực,...

NỖI SỢ Ở MỘT MÌNH

  Nỗi sợ ở một mình không đơn thuần là cảm giác cô đơn thoáng qua, mà với nhiều người trưởng thành, đó là một nỗi hoảng loạn hiện sinh – cảm giác như chính sự sống bị đe dọa khi không có ai bên cạnh. Những người sợ tách biệt khỏi gia đình, bạn đời hay người họ...

TẠI SAO KHÔNG THOÁT RA MỐI QUAN HỆ ĐỘC HẠI?

  Trong những mối quan hệ có yếu tố thao túng và lạm dụng – dù là về cảm xúc hay thể xác – người mang đặc điểm ái kỷ thường sử dụng một chiến lược rất đặc trưng: trao rồi rút tình cảm một cách thất thường. Lúc thì vồ vập, yêu thương nồng nhiệt, khiến người kia...

NGHIỆN CỜ BẠC – HÀNH VI TỰ HỦY HOẠI IM LẶNG

Nghiện cờ bạc không đơn thuần là một thói quen xấu hay biểu hiện của sự “yếu đuối”. Nó là một dạng rối loạn hành vi, có cơ chế thần kinh và tâm lý tương tự như nghiện chất kích thích. Tuy nhiên, do thiếu hiểu biết và nhiều định kiến xã hội, cờ bạc vẫn thường bị coi là...

NHỮNG KẺ PHÁ HOẠI TỔ CHỨC CHUYÊN NGHIỆP

Trong môi trường làm việc, không khó để bắt gặp những người âm thầm hoặc công khai phá vỡ cấu trúc chung – chia rẽ nội bộ, lan truyền tin đồn, thụ động-aggressive trong công việc. Họ không hẳn là “người xấu” theo nghĩa đơn giản, mà thường là những cá nhân mang trong...

HỘI CHỨNG MUNCHAUSEN BY PROXY

  Hội chứng Munchausen by proxy (MBP) là một rối loạn tâm thần hiếm gặp nhưng nguy hiểm, trong đó người chăm sóc – thường là mẹ – cố ý gây tổn thương thể chất hoặc tinh thần cho con cái nhằm thu hút sự quan tâm, lòng thương xót và sự ngưỡng mộ từ người khác. Hành...

LIỆU PHÁP HỆ THỐNG GIA ĐÌNH BÊN TRONG

Liệu pháp Hệ thống Gia đình Bên trong (Internal Family Systems – IFS) là một phương pháp trị liệu tâm lý được phát triển bởi tiến sĩ Richard Schwartz vào đầu những năm 1980. Khi làm việc với thân chủ, ông nhận thấy rằng trong mỗi người không chỉ có một "cái tôi" thống...