ĐÀN ÔNG ĐẸP TRAI

ĐÀN ÔNG ĐẸP TRAI

 

Một hôm đang ngồi tán gẫu với nhỏ bạn thân trong quán cà phê “ruột” của hai đứa, ngoài cửa bỗng xuất hiện một nam thần siêu đẹp trai. Coi trên phim thì thấy nhiều rồi, nhưng “người thật việc thật” thế này xưa nay có lẽ đếm trên đầu ngón tay. 

Tôi đã đi rất nhiều quán cà phê, nhà hàng và cả những sự kiện nơi xuất hiện nhiều đàn ông, dáng đẹp thì mặt không đẹp, mặt đẹp thì dáng thấp bé, dáng đẹp mặt đẹp thì khá hiếm nhưng tiếc rằng cất giọng lên thì lệch pha so với tông nam trầm hoàn hảo mấy chục lần… Nói chung một anh chàng thế này đủ sức khiến tất cả đàn ông và phụ nữ nơi anh ta bước đến không rời mắt đi ngay được. 

Tôi và cả nhỏ bạn thân đều bất chợt biến hình thành hình mẫu phụ nữ điềm đạm, khác hẳn với vẻ hoạt náo cách đây ít phút trước khi chàng trai xuất hiện, sau đó quay sang nhướng mắt nhìn nhau mỉm cười rồi lại âm thầm quan sát, dù sao cực phẩm thế này cũng xứng đáng xen ngang câu chuyện “cóc ổi mía ghim” hàng ngày của chúng tôi.

May mắn là anh ta chọn một chỗ ngồi thuận tầm ngắm của chúng tôi, không cần cố gắng thì nhất cử nhất động của anh chàng cũng có thể tự nhiên lọt vào mắt chúng tôi. Điều bất ngờ là anh chàng không đi một mình, 5 phút sau có một cô gái bước vào quán dáo dác nhìn quanh, rồi tất tả chạy lại chỗ anh chàng. Cô ấy thoạt nhìn ngoại hình thấp bé bình thường, tác phong rụt rè thiếu tự tin, không có điểm nào tương xứng với người đàn ông này. Chúng tôi còn chưa phỏng đoán xong mối quan hệ của hai người thì nghe anh ta gắt:

  • Em làm gì mà lâu vậy?
  • Em xin lỗi, lúc nãy chúng ta mua nhiều đồ quá nên em phải sắp xếp lại một chút rồi mới xách vào được. 

Nhìn lại quả thật cô ấy tay xách nách mang khoảng gần chục túi to nhỏ, mà đa phần thấy toàn là thương hiệu đồ nam. Mồ hôi bết lại trên trán, nhưng cô ấy vẫn cười rất hiền:

  • Anh uống gì để em đi mua cho?
  • Em nghĩ sao hỏi anh câu đó? Có phải mới quen đâu chứ.
  • Em xin lỗi, em đi rồi quay lại ngay.

Hai người ngồi đó không lâu, vừa uống xong 1 ly nước là đứng dậy đi ngay. Anh chàng đi ra cũng “nhẹ tênh” như đi vào vậy, toàn bộ đồ đạc vẫn là do cô gái xách hết. Người trong quán nhìn chắc có khi nghĩ cô ấy là trợ lý của một anh chàng diễn viên hay người mẫu nổi tiếng nào đó. Nhưng chỉ có chúng tôi biết mối quan hệ của họ là người yêu, hơn nữa còn quen nhau lâu rồi. 

Trong khoảng thời gian “1 ly trà” ấy, câu mà chúng tôi nghe nhiều nhất từ cô gái chính là “Em xin lỗi.” Còn anh chàng thì hết bắt bẻ thì đến than vãn, nào là “Ngọt quá, sao em không dặn bỏ ít đường?”, “Lại còn nhiều đá nữa, có bao nhiêu đó mà cũng không nhớ”, “Có bạn gái như em dắt đi đâu cũng xấu hổ”, “Tháng này anh cần mua nhiều đồ nên không có tiền mua quà sinh nhật cho em”… Cô ấy lập tức xua tay: “Không sao, không sao, em không cần quà cáp gì cả. Nếu anh kẹt tiền thì tiền lúc nãy mình mua sắm không cần trả lại em, dù sao tháng này em cũng chưa mua gì cho anh cả”.

Tôi quay qua hỏi nhỏ bạn: “Thấy anh chàng lúc nãy đẹp trai không?”. Nhỏ bĩu môi buông một tiếng sắc gọn: “Không”. Tôi hiểu ý bạn tôi, kiểu đàn ông “bòn rút” phụ nữ cả về vật chất lẫn tinh thần thế này càng nhìn càng thấy không đẹp. Nhiều cô gái trẻ vẫn đặt ra tiêu chuẩn chọn người yêu đẹp trai, cao ráo. Lẽ thường tình là đàn ông hay phụ nữ đều thích ngắm gái xinh trai đẹp, nhưng nếu yếu tố quan trọng nhất để bạn lựa chọn bạn đời là ngoại hình, thì chính là đang chọn ngọn bỏ gốc.

Thời mới ra trường còn non trẻ, chúng tôi cứ không hiểu sao những người phụ nữ đẹp lại lấy đàn ông trông rất không tương xứng về ngoại hình, bởi vì với những đứa con gái mới lớn thì việc được kết duyên với một anh chàng đẹp trai chính là ước mơ.

Mọi chuyện dần sáng tỏ khi chúng tôi gặp lại cô bạn hoa khôi của lớp đại học vài năm sau đó. Cô nàng lấy chồng khi vừa tốt nghiệp và điều ngạc nhiên là cô ấy lấy một anh khóa trên tên Q có vẻ ngoài khá khó coi, tuy nhiên Q lại rất biết cách cư xử và luôn khiến người đối diện thấy ấm áp. Song đám cưới cô ấy lũ bạn đại học vẫn xầm xì: “Đúng là như bông hoa lài cắm bãi…”

Lần này gặp lại là khi con cô ấy đã hơn 1 tuổi. Sinh con xong cô nàng tăng cân rõ rệt và hoàn toàn không còn giữ được nhan sắc khiến mọi người trầm trồ ngày ấy. Nhưng điều khiến tôi ấn tượng chính là gương mặt tràn ngập hạnh phúc của cô nàng. Hôm ấy, Q chở cô đến rồi vội vã đi làm. Chúng tôi hỏi sinh con có vất vả lắm không, có đáng sợ như nhiều người bảo không. Cô ấy lắc đầu xua tay: “Nhờ anh Q mà tớ cảm thấy sinh con là một món quà của cuộc sống phụ nữ. Từ lúc mang thai đến sau khi sinh xong, anh ấy đều chăm tớ rất kĩ và hầu như dành tất cả thời gian rãnh rỗi quẩn quanh bên cạnh quan tâm chăm sóc tớ. Anh ấy trước nay đều làm việc rất chăm chỉ nên tận dụng lần này có thể xin nghỉ phép khá nhiều để chăm lo cho mẹ con tớ. Sinh con xong, tớ quyết định nghỉ việc để theo đuổi sở thích viết lách, anh Q rất ủng hộ tớ và nỗ lực rất nhiều để tớ có thời gian viết. Tháng sau tớ sẽ xuất bản cuốn sách đầu tay, sẽ gửi tặng các cậu trước tiên”.

Tới chiều thì Q chở con tới rước cô nàng. Bé con rất dễ thương và hoạt bát, nhìn hai cha con họ đùa nghịch dưới ánh nắng còn sót lại khi chiều tà, tôi bất chợt cảm thấy xung quanh Q phát ra một vầng sáng rạng rỡ, điều mà người ta thường nhìn thấy ở các anh chàng “soái ca” trong phim.

Trước nay chị em phụ nữ hay đùa nhau: “Chồng xấu dễ xài, chồng đẹp là chồng người ta”, nhưng kỳ thực đẹp xấu không phải là tiêu chuẩn xác định cuộc sống hôn nhân hạnh phúc, vì nếu nhận định đàn ông chỉ thông qua ngoại hình đẹp xấu mà bỏ quên nhân phẩm, lòng bao dung, tinh thần trách nhiệm của anh ấy thì tương lai cuộc sống hôn nhân quả thật rất đáng lo.

Phụ nữ chọn chồng nên chú ý đến nhân phẩm trước khi cân nhắc ngoại hình, đương nhiên nếu lựa chọn được cả hai thì quá hoàn mỹ, nhưng nếu chỉ có thể chọn một trong hai thì chắc chắn nên từ bỏ cái mã bên ngoài mà giữ lấy vẻ đẹp nội tâm.

LILA

Một hôm đang ngồi tán gẫu với nhỏ bạn thân trong quán cà phê “ruột” của hai đứa, ngoài cửa bỗng xuất hiện một nam thần siêu đẹp trai. Coi trên phim thì thấy nhiều rồi, nhưng “người thật việc thật” thế này xưa nay có lẽ đếm trên đầu ngón tay. 

Tôi đã đi rất nhiều quán cà phê, nhà hàng và cả những sự kiện nơi xuất hiện nhiều đàn ông, dáng đẹp thì mặt không đẹp, mặt đẹp thì dáng thấp bé, dáng đẹp mặt đẹp thì khá hiếm nhưng tiếc rằng cất giọng lên thì lệch pha so với tông nam trầm hoàn hảo mấy chục lần… Nói chung một anh chàng thế này đủ sức khiến tất cả đàn ông và phụ nữ nơi anh ta bước đến không rời mắt đi ngay được. 

Tôi và cả nhỏ bạn thân đều bất chợt biến hình thành hình mẫu phụ nữ điềm đạm, khác hẳn với vẻ hoạt náo cách đây ít phút trước khi chàng trai xuất hiện, sau đó quay sang nhướng mắt nhìn nhau mỉm cười rồi lại âm thầm quan sát, dù sao cực phẩm thế này cũng xứng đáng xen ngang câu chuyện “cóc ổi mía ghim” hàng ngày của chúng tôi.

May mắn là anh ta chọn một chỗ ngồi thuận tầm ngắm của chúng tôi, không cần cố gắng thì nhất cử nhất động của anh chàng cũng có thể tự nhiên lọt vào mắt chúng tôi. Điều bất ngờ là anh chàng không đi một mình, 5 phút sau có một cô gái bước vào quán dáo dác nhìn quanh, rồi tất tả chạy lại chỗ anh chàng. Cô ấy thoạt nhìn ngoại hình thấp bé bình thường, tác phong rụt rè thiếu tự tin, không có điểm nào tương xứng với người đàn ông này. Chúng tôi còn chưa phỏng đoán xong mối quan hệ của hai người thì nghe anh ta gắt:

  • Em làm gì mà lâu vậy?
  • Em xin lỗi, lúc nãy chúng ta mua nhiều đồ quá nên em phải sắp xếp lại một chút rồi mới xách vào được. 

Nhìn lại quả thật cô ấy tay xách nách mang khoảng gần chục túi to nhỏ, mà đa phần thấy toàn là thương hiệu đồ nam. Mồ hôi bết lại trên trán, nhưng cô ấy vẫn cười rất hiền:

  • Anh uống gì để em đi mua cho?
  • Em nghĩ sao hỏi anh câu đó? Có phải mới quen đâu chứ.
  • Em xin lỗi, em đi rồi quay lại ngay.

Hai người ngồi đó không lâu, vừa uống xong 1 ly nước là đứng dậy đi ngay. Anh chàng đi ra cũng “nhẹ tênh” như đi vào vậy, toàn bộ đồ đạc vẫn là do cô gái xách hết. Người trong quán nhìn chắc có khi nghĩ cô ấy là trợ lý của một anh chàng diễn viên hay người mẫu nổi tiếng nào đó. Nhưng chỉ có chúng tôi biết mối quan hệ của họ là người yêu, hơn nữa còn quen nhau lâu rồi. 

Trong khoảng thời gian “1 ly trà” ấy, câu mà chúng tôi nghe nhiều nhất từ cô gái chính là “Em xin lỗi.” Còn anh chàng thì hết bắt bẻ thì đến than vãn, nào là “Ngọt quá, sao em không dặn bỏ ít đường?”, “Lại còn nhiều đá nữa, có bao nhiêu đó mà cũng không nhớ”, “Có bạn gái như em dắt đi đâu cũng xấu hổ”, “Tháng này anh cần mua nhiều đồ nên không có tiền mua quà sinh nhật cho em”… Cô ấy lập tức xua tay: “Không sao, không sao, em không cần quà cáp gì cả. Nếu anh kẹt tiền thì tiền lúc nãy mình mua sắm không cần trả lại em, dù sao tháng này em cũng chưa mua gì cho anh cả”.

Tôi quay qua hỏi nhỏ bạn: “Thấy anh chàng lúc nãy đẹp trai không?”. Nhỏ bĩu môi buông một tiếng sắc gọn: “Không”. Tôi hiểu ý bạn tôi, kiểu đàn ông “bòn rút” phụ nữ cả về vật chất lẫn tinh thần thế này càng nhìn càng thấy không đẹp. Nhiều cô gái trẻ vẫn đặt ra tiêu chuẩn chọn người yêu đẹp trai, cao ráo. Lẽ thường tình là đàn ông hay phụ nữ đều thích ngắm gái xinh trai đẹp, nhưng nếu yếu tố quan trọng nhất để bạn lựa chọn bạn đời là ngoại hình, thì chính là đang chọn ngọn bỏ gốc.

Thời mới ra trường còn non trẻ, chúng tôi cứ không hiểu sao những người phụ nữ đẹp lại lấy đàn ông trông rất không tương xứng về ngoại hình, bởi vì với những đứa con gái mới lớn thì việc được kết duyên với một anh chàng đẹp trai chính là ước mơ.

Mọi chuyện dần sáng tỏ khi chúng tôi gặp lại cô bạn hoa khôi của lớp đại học vài năm sau đó. Cô nàng lấy chồng khi vừa tốt nghiệp và điều ngạc nhiên là cô ấy lấy một anh khóa trên tên Q có vẻ ngoài khá khó coi, tuy nhiên Q lại rất biết cách cư xử và luôn khiến người đối diện thấy ấm áp. Song đám cưới cô ấy lũ bạn đại học vẫn xầm xì: “Đúng là như bông hoa lài cắm bãi…”

Lần này gặp lại là khi con cô ấy đã hơn 1 tuổi. Sinh con xong cô nàng tăng cân rõ rệt và hoàn toàn không còn giữ được nhan sắc khiến mọi người trầm trồ ngày ấy. Nhưng điều khiến tôi ấn tượng chính là gương mặt tràn ngập hạnh phúc của cô nàng. Hôm ấy, Q chở cô đến rồi vội vã đi làm. Chúng tôi hỏi sinh con có vất vả lắm không, có đáng sợ như nhiều người bảo không. Cô ấy lắc đầu xua tay: “Nhờ anh Q mà tớ cảm thấy sinh con là một món quà của cuộc sống phụ nữ. Từ lúc mang thai đến sau khi sinh xong, anh ấy đều chăm tớ rất kĩ và hầu như dành tất cả thời gian rãnh rỗi quẩn quanh bên cạnh quan tâm chăm sóc tớ. Anh ấy trước nay đều làm việc rất chăm chỉ nên tận dụng lần này có thể xin nghỉ phép khá nhiều để chăm lo cho mẹ con tớ. Sinh con xong, tớ quyết định nghỉ việc để theo đuổi sở thích viết lách, anh Q rất ủng hộ tớ và nỗ lực rất nhiều để tớ có thời gian viết. Tháng sau tớ sẽ xuất bản cuốn sách đầu tay, sẽ gửi tặng các cậu trước tiên”.

Tới chiều thì Q chở con tới rước cô nàng. Bé con rất dễ thương và hoạt bát, nhìn hai cha con họ đùa nghịch dưới ánh nắng còn sót lại khi chiều tà, tôi bất chợt cảm thấy xung quanh Q phát ra một vầng sáng rạng rỡ, điều mà người ta thường nhìn thấy ở các anh chàng “soái ca” trong phim.

Trước nay chị em phụ nữ hay đùa nhau: “Chồng xấu dễ xài, chồng đẹp là chồng người ta”, nhưng kỳ thực đẹp xấu không phải là tiêu chuẩn xác định cuộc sống hôn nhân hạnh phúc, vì nếu nhận định đàn ông chỉ thông qua ngoại hình đẹp xấu mà bỏ quên nhân phẩm, lòng bao dung, tinh thần trách nhiệm của anh ấy thì tương lai cuộc sống hôn nhân quả thật rất đáng lo.

Phụ nữ chọn chồng nên chú ý đến nhân phẩm trước khi cân nhắc ngoại hình, đương nhiên nếu lựa chọn được cả hai thì quá hoàn mỹ, nhưng nếu chỉ có thể chọn một trong hai thì chắc chắn nên từ bỏ cái mã bên ngoài mà giữ lấy vẻ đẹp nội tâm.

LILA

RỐI LOẠN GẮN BÓ LO ÂU

  Gắn bó (attachment) là nhu cầu sinh tồn cốt lõi của con người, hình thành từ những năm đầu đời khi trẻ tương tác với người chăm sóc chính. Tuy nhiên, khi mối gắn bó này bị gián đoạn hoặc tổn thương – như trong trường hợp trẻ bị cha mẹ bỏ mặc cho ông bà nuôi,...

RỐI LOẠN GẮN BÓ, SANG CHẤN VÀ SINH HỌC THẦN KINH

Rối loạn gắn bó, sang chấn và sinh học thần kinh: Khi hệ thần kinh học cách sống mà không cần kết nối Gắn bó là một trong những nhu cầu cơ bản và bẩm sinh của con người. Ngay từ khi mới sinh, não bộ và hệ thần kinh đã được lập trình để tìm kiếm sự an toàn thông qua...

CƠ THỂ, NÃO BỘ VÀ SỰ GỢI NHỚ HAM MUỐN

  Phản ứng tình dục là một quá trình tinh vi, không chỉ diễn ra ở cơ quan sinh dục mà là sự cộng hưởng giữa thân thể, cảm xúc, ký ức và nhận thức. Trong nhiều trường hợp, người trưởng thành – đặc biệt là những ai từng trải qua sang chấn, trầm cảm, căng thẳng kéo...

KHI TÌNH YÊU, SỰ TÔN TRỌNG KHÔNG LÀM TA HAM MUỐN

  Tính dục không đơn thuần là phản ứng sinh học, mà là một cấu trúc tâm lý phức tạp được định hình bởi cảm xúc, trải nghiệm cá nhân, chuẩn mực xã hội và các tầng sâu của vô thức. Một hiện tượng thường bị hiểu lầm là: vì sao nhiều nam giới gặp khó khăn trong việc...

KHI CON GÁI LỚN LÊN THIẾU VẮNG CHA

  Đối với nhiều cô gái, hình ảnh người cha là hình mẫu đầu tiên về sự an toàn, nâng đỡ và giới hạn. Khi sự hiện diện ấy bị thiếu vắng – do cha bỏ đi, nghiện ngập, thờ ơ, hoặc chết sớm – đứa trẻ không chỉ mất đi một người thân mà còn mất đi điểm tựa đầu tiên để...

KHI ĐÀN ÔNG MÊ MASSAGE HƠN VỢ

  Trong một số mối quan hệ hôn nhân, không ít người vợ đau đớn khi phát hiện chồng mình có thói quen tìm đến các dịch vụ massage "happy ending". Điều này không chỉ là sự phản bội về mặt thể xác, mà còn mang đến cảm giác bị chối bỏ ở mức sâu sắc hơn: “Tại sao anh...

NHỮNG ĐỨA EM GÁI BỊ NGƯỢC ĐÃI TỪ ANH TRAI

Trong nhiều gia đình, đặc biệt là những gia đình Á Đông đặt nặng vai trò giới tính và thứ bậc, không ít cô gái lớn lên trong bóng tối của người anh trai – người được xem là “trụ cột tương lai” và thường được bênh vực vô điều kiện. Trong khi đó, những đứa em gái lại...

LIỆU PHÁP HYPNOSIS VISUALISATION TRONG TRỊ LIỆU TÂM LÝ

Hypnosis Visualisation (gợi hình trong trạng thái thôi miên) là một phương pháp trị liệu sử dụng trí tưởng tượng có hướng dẫn trong trạng thái thư giãn sâu hoặc trạng thái thôi miên nhẹ. Trong quá trình này, thân chủ được dẫn dắt tập trung vào các hình ảnh tích cực,...

NỖI SỢ Ở MỘT MÌNH

  Nỗi sợ ở một mình không đơn thuần là cảm giác cô đơn thoáng qua, mà với nhiều người trưởng thành, đó là một nỗi hoảng loạn hiện sinh – cảm giác như chính sự sống bị đe dọa khi không có ai bên cạnh. Những người sợ tách biệt khỏi gia đình, bạn đời hay người họ...

TẠI SAO KHÔNG THOÁT RA MỐI QUAN HỆ ĐỘC HẠI?

  Trong những mối quan hệ có yếu tố thao túng và lạm dụng – dù là về cảm xúc hay thể xác – người mang đặc điểm ái kỷ thường sử dụng một chiến lược rất đặc trưng: trao rồi rút tình cảm một cách thất thường. Lúc thì vồ vập, yêu thương nồng nhiệt, khiến người kia...

NGHIỆN CỜ BẠC – HÀNH VI TỰ HỦY HOẠI IM LẶNG

Nghiện cờ bạc không đơn thuần là một thói quen xấu hay biểu hiện của sự “yếu đuối”. Nó là một dạng rối loạn hành vi, có cơ chế thần kinh và tâm lý tương tự như nghiện chất kích thích. Tuy nhiên, do thiếu hiểu biết và nhiều định kiến xã hội, cờ bạc vẫn thường bị coi là...

HỘI CHỨNG MUNCHAUSEN BY PROXY

  Hội chứng Munchausen by proxy (MBP) là một rối loạn tâm thần hiếm gặp nhưng nguy hiểm, trong đó người chăm sóc – thường là mẹ – cố ý gây tổn thương thể chất hoặc tinh thần cho con cái nhằm thu hút sự quan tâm, lòng thương xót và sự ngưỡng mộ từ người khác. Hành...

CĂNG THẲNG CẤP TÍNH

  Căng thẳng cấp tính là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi đối diện với nguy hiểm hoặc sự kiện gây sang chấn. Ở giai đoạn này, hệ thần kinh tự động kích hoạt phản ứng chiến đấu, bỏ chạy hoặc đóng băng (fight, flight, freeze), với sự tham gia sâu của vùng PAG...

NGƯỜI LỚN ADHD VỚI CĂNG THẲNG, SANG CHẤN

Người lớn ADHD: Căng thẳng, Sang chấn và Hành trình phục hồi Người lớn có rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) thường phải đối mặt với mức căng thẳng cao hơn người điển hình và khi trải qua sang chấn, quá trình hồi phục của họ cũng phức tạp và kéo dài hơn. Điều này...

SANG CHẤN THAY ĐỔI CHÚNG TA THẾ NÀO?

Khi an toàn và là chính mình lại trở thành điều nguy hiểm Sang chấn không chỉ là những ký ức về một sự kiện đau thương; nó là cách mà toàn bộ hệ thần kinh của chúng ta học cách tồn tại trong một thế giới từng không an toàn. Với những người từng trải qua sang chấn —...

NGƯỜI THÔNG MINH CHỐNG LẠI MÌNH KHI TRẦM CẢM

Tại sao người thông minh lại tự chống lại bản thân khi bị trầm cảm, lo âu, và có nguy cơ tự hại cao hơn? Nhiều người cho rằng có trí thông minh cao (IQ cao) sẽ giúp con người dễ vượt qua các vấn đề tâm lý như trầm cảm hay lo âu. Thế nhưng thực tế lại cho thấy điều...

NAM GIỚI VÀ CĂNG THẲNG MÃN TÍNH

  Ai trong chúng ta cũng từng trải qua căng thẳng, nhưng với nam giới, cách họ đối mặt với căng thẳng kéo dài (căng thẳng mãn tính) lại rất khác biệt — và đôi khi khá âm thầm. Thay vì nói ra cảm xúc hoặc tìm kiếm sự hỗ trợ, nhiều người đàn ông lại chọn cách im...

NAM GIỚI VÀ HÀNH VI TỰ HỦY HOẠI MÌNH

  Căng thẳng và sang chấn là hai trạng thái có khả năng âm thầm định hình hành vi, đặc biệt là ở những người mang trong mình nhiều niềm tin tiêu cực về bản thân. Ở nhiều nam giới, khi đối mặt với áp lực quá mức từ công việc, mối quan hệ, hoặc sự kỳ vọng xã hội về...

CĂNG CƠ CẢM XÚC TỪ CĂNG THẲNG VÀ SANG CHẤN

  Căng cơ cảm xúc là hiện tượng phổ biến ở nhiều người, đặc biệt trong các bối cảnh căng thẳng kéo dài, sang chấn hoặc rối loạn điều hòa cảm xúc. Khi cảm xúc bị kìm nén hoặc không thể giải phóng đúng cách, cơ thể thường "giữ" lại cảm xúc dưới dạng căng cơ, co...

TẠI SAO TA ĐÔNG CỨNG

  Tại sao ta “đông cứng” và cố làm hài lòng người khác khi lớn lên trong môi trường không an toàn Khi chúng ta sống trong một môi trường đầy căng thẳng như gia đình có bạo hành, la mắng, kiểm soát hoặc bị bỏ mặc, cơ thể và não bộ sẽ dần hình thành những cách đặc...

RỐI LOẠN GẮN BÓ LO ÂU

  Gắn bó (attachment) là nhu cầu sinh tồn cốt lõi của con người, hình thành từ những năm đầu đời khi trẻ tương tác với người chăm sóc chính. Tuy nhiên, khi mối gắn bó này bị gián đoạn hoặc tổn thương – như trong trường hợp trẻ bị cha mẹ bỏ mặc cho ông bà nuôi,...

RỐI LOẠN GẮN BÓ, SANG CHẤN VÀ SINH HỌC THẦN KINH

Rối loạn gắn bó, sang chấn và sinh học thần kinh: Khi hệ thần kinh học cách sống mà không cần kết nối Gắn bó là một trong những nhu cầu cơ bản và bẩm sinh của con người. Ngay từ khi mới sinh, não bộ và hệ thần kinh đã được lập trình để tìm kiếm sự an toàn thông qua...

CƠ THỂ, NÃO BỘ VÀ SỰ GỢI NHỚ HAM MUỐN

  Phản ứng tình dục là một quá trình tinh vi, không chỉ diễn ra ở cơ quan sinh dục mà là sự cộng hưởng giữa thân thể, cảm xúc, ký ức và nhận thức. Trong nhiều trường hợp, người trưởng thành – đặc biệt là những ai từng trải qua sang chấn, trầm cảm, căng thẳng kéo...

KHI TÌNH YÊU, SỰ TÔN TRỌNG KHÔNG LÀM TA HAM MUỐN

  Tính dục không đơn thuần là phản ứng sinh học, mà là một cấu trúc tâm lý phức tạp được định hình bởi cảm xúc, trải nghiệm cá nhân, chuẩn mực xã hội và các tầng sâu của vô thức. Một hiện tượng thường bị hiểu lầm là: vì sao nhiều nam giới gặp khó khăn trong việc...

HỘI CHỨNG JEREMY – KHI TÌNH BẠN TRỞ NÊN ĐE DỌA

  Trong các mối quan hệ xã hội, đặc biệt là giữa bạn bè, chúng ta thường tin rằng tình cảm chân thành sẽ là nguồn hỗ trợ lớn lao trên hành trình phát triển cá nhân. Tuy nhiên, có những trường hợp mà chính bạn thân – người tưởng như luôn đồng hành – lại trở thành...

KHI CON GÁI LỚN LÊN THIẾU VẮNG CHA

  Đối với nhiều cô gái, hình ảnh người cha là hình mẫu đầu tiên về sự an toàn, nâng đỡ và giới hạn. Khi sự hiện diện ấy bị thiếu vắng – do cha bỏ đi, nghiện ngập, thờ ơ, hoặc chết sớm – đứa trẻ không chỉ mất đi một người thân mà còn mất đi điểm tựa đầu tiên để...

KHI ĐÀN ÔNG MÊ MASSAGE HƠN VỢ

  Trong một số mối quan hệ hôn nhân, không ít người vợ đau đớn khi phát hiện chồng mình có thói quen tìm đến các dịch vụ massage "happy ending". Điều này không chỉ là sự phản bội về mặt thể xác, mà còn mang đến cảm giác bị chối bỏ ở mức sâu sắc hơn: “Tại sao anh...

NHỮNG ĐỨA EM GÁI BỊ NGƯỢC ĐÃI TỪ ANH TRAI

Trong nhiều gia đình, đặc biệt là những gia đình Á Đông đặt nặng vai trò giới tính và thứ bậc, không ít cô gái lớn lên trong bóng tối của người anh trai – người được xem là “trụ cột tương lai” và thường được bênh vực vô điều kiện. Trong khi đó, những đứa em gái lại...

LIỆU PHÁP HYPNOSIS VISUALISATION TRONG TRỊ LIỆU TÂM LÝ

Hypnosis Visualisation (gợi hình trong trạng thái thôi miên) là một phương pháp trị liệu sử dụng trí tưởng tượng có hướng dẫn trong trạng thái thư giãn sâu hoặc trạng thái thôi miên nhẹ. Trong quá trình này, thân chủ được dẫn dắt tập trung vào các hình ảnh tích cực,...

NỖI SỢ Ở MỘT MÌNH

  Nỗi sợ ở một mình không đơn thuần là cảm giác cô đơn thoáng qua, mà với nhiều người trưởng thành, đó là một nỗi hoảng loạn hiện sinh – cảm giác như chính sự sống bị đe dọa khi không có ai bên cạnh. Những người sợ tách biệt khỏi gia đình, bạn đời hay người họ...

TẠI SAO KHÔNG THOÁT RA MỐI QUAN HỆ ĐỘC HẠI?

  Trong những mối quan hệ có yếu tố thao túng và lạm dụng – dù là về cảm xúc hay thể xác – người mang đặc điểm ái kỷ thường sử dụng một chiến lược rất đặc trưng: trao rồi rút tình cảm một cách thất thường. Lúc thì vồ vập, yêu thương nồng nhiệt, khiến người kia...

NGHIỆN CỜ BẠC – HÀNH VI TỰ HỦY HOẠI IM LẶNG

Nghiện cờ bạc không đơn thuần là một thói quen xấu hay biểu hiện của sự “yếu đuối”. Nó là một dạng rối loạn hành vi, có cơ chế thần kinh và tâm lý tương tự như nghiện chất kích thích. Tuy nhiên, do thiếu hiểu biết và nhiều định kiến xã hội, cờ bạc vẫn thường bị coi là...

NHỮNG KẺ PHÁ HOẠI TỔ CHỨC CHUYÊN NGHIỆP

Trong môi trường làm việc, không khó để bắt gặp những người âm thầm hoặc công khai phá vỡ cấu trúc chung – chia rẽ nội bộ, lan truyền tin đồn, thụ động-aggressive trong công việc. Họ không hẳn là “người xấu” theo nghĩa đơn giản, mà thường là những cá nhân mang trong...

HỘI CHỨNG MUNCHAUSEN BY PROXY

  Hội chứng Munchausen by proxy (MBP) là một rối loạn tâm thần hiếm gặp nhưng nguy hiểm, trong đó người chăm sóc – thường là mẹ – cố ý gây tổn thương thể chất hoặc tinh thần cho con cái nhằm thu hút sự quan tâm, lòng thương xót và sự ngưỡng mộ từ người khác. Hành...

LIỆU PHÁP HỆ THỐNG GIA ĐÌNH BÊN TRONG

Liệu pháp Hệ thống Gia đình Bên trong (Internal Family Systems – IFS) là một phương pháp trị liệu tâm lý được phát triển bởi tiến sĩ Richard Schwartz vào đầu những năm 1980. Khi làm việc với thân chủ, ông nhận thấy rằng trong mỗi người không chỉ có một "cái tôi" thống...

CĂNG THẲNG CẤP TÍNH

  Căng thẳng cấp tính là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi đối diện với nguy hiểm hoặc sự kiện gây sang chấn. Ở giai đoạn này, hệ thần kinh tự động kích hoạt phản ứng chiến đấu, bỏ chạy hoặc đóng băng (fight, flight, freeze), với sự tham gia sâu của vùng PAG...

NGƯỜI LỚN ADHD VỚI CĂNG THẲNG, SANG CHẤN

Người lớn ADHD: Căng thẳng, Sang chấn và Hành trình phục hồi Người lớn có rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) thường phải đối mặt với mức căng thẳng cao hơn người điển hình và khi trải qua sang chấn, quá trình hồi phục của họ cũng phức tạp và kéo dài hơn. Điều này...

SANG CHẤN THAY ĐỔI CHÚNG TA THẾ NÀO?

Khi an toàn và là chính mình lại trở thành điều nguy hiểm Sang chấn không chỉ là những ký ức về một sự kiện đau thương; nó là cách mà toàn bộ hệ thần kinh của chúng ta học cách tồn tại trong một thế giới từng không an toàn. Với những người từng trải qua sang chấn —...

NGƯỜI THÔNG MINH CHỐNG LẠI MÌNH KHI TRẦM CẢM

Tại sao người thông minh lại tự chống lại bản thân khi bị trầm cảm, lo âu, và có nguy cơ tự hại cao hơn? Nhiều người cho rằng có trí thông minh cao (IQ cao) sẽ giúp con người dễ vượt qua các vấn đề tâm lý như trầm cảm hay lo âu. Thế nhưng thực tế lại cho thấy điều...

NAM GIỚI VÀ CĂNG THẲNG MÃN TÍNH

  Ai trong chúng ta cũng từng trải qua căng thẳng, nhưng với nam giới, cách họ đối mặt với căng thẳng kéo dài (căng thẳng mãn tính) lại rất khác biệt — và đôi khi khá âm thầm. Thay vì nói ra cảm xúc hoặc tìm kiếm sự hỗ trợ, nhiều người đàn ông lại chọn cách im...