BẠN ĐỜI

BẠN ĐỜI

  Chúng ta vẫn thường gọi người đầu ấp tay gối của mình là “bạn đời” – một tiếng gọi nghe chừng bình dị, gần gũi và có chút gì đó rưng rưng. Và nhiều người rất thích cách gọi này nhưng chúng ta có bao giờ tự hỏi lòng mình đã thấu hiểu ý nghĩa thực sự của tiếng gọi ấy chưa? Chúng ta đã đối xử với người ấy đúng nghĩa một người bạn đời hay chưa? Những định kiến bảo thủ trước đây cho rằng trong một đất nước không thể có hai vua, trong một gia đình không thể có hai người cùng làm chủ. Sự so sánh này rất khập khiễng nhưng thật không may rằng nó đã tồn tại quá lâu. Khi xã hội tiến bộ, người ta hô hào bình đẳng giới nhưng vẫn đặt phụ nữ ở vai trò phía sau người chồng trong gia đình. Vì vậy, từ trước đến nay, vợ chồng gọi nhau là bạn đời nhưng có lẽ cũng chỉ là gọi theo số đông mà thôi. Thế nào là bạn đời? Khi lựa chọn một ai đó làm bạn đời – người sẽ cùng mình bắt đầu từ thời điểm đó chia sẻ tất cả mọi vui buồn, áp lực của cuộc sống này thì mọi sự việc xảy ra trong không gian sống của mối quan hệ được xác lập đó đã không còn là việc riêng tư và mọi quyết định không thể chỉ do ý kiến của một người. Từ “bạn” trong “bạn đời” có nghĩa là “bằng” trong “bằng hữu”. Thế nên ngay từ đầu nó đã nêu lên một mối quan hệ bình đẳng và ngang hàng với nhau. Không ai hơn kém ai. Không ai được áp đặt lên ai. Mọi điều nên được chia sẻ và thống nhất. Nếu không, mọi đau khổ hay tổn thương trong gia đình thường sẽ do một bên lấn áp bên còn lại và sự nhường nhịn chỉ luôn từ một phía sẽ tích tụ những oán giận trong lòng – một thứ ám khí gây ra sự tan vỡ, hạnh phúc đôi khi chỉ là vỏ bọc bên ngoài. Chữ “đời” trong tiếng gọi thân thương ấy mang trong nó một ý nghĩa của sự gắn kết lâu dài. Không là tạm bợ mà là sống đời bên nhau. Không phải là “bạn bè” – vui thì kết, buồn thì tan, vui là bạn, buồn là bè. Chẳng phải khi còn vui thì còn quấn quýt, lúc mất vui thì vội vã rời. Chữ “đời” ngầm hiểu như một lời hứa hẹn đồng hành trăm năm. “Bạn đời” có trong nó vừa là sự bình đẳng, chia sẻ, vừa là sự nhịn nhường, bao dung qua lại để duy trì một mối quan hệ mang tính gắn kết giữa hai con người, hai bản ngã, hai cá tính khác nhau. Sự chia sẻ, đồng hành trong khái niệm bạn đời Ở xã hội văn minh bây giờ, thế hệ chúng ta buộc phải nhìn nhận một vấn đề đa chiều hơn, sâu sắc hơn các thế hệ đi trước. Vì họ đã sai lầm khi đặt ra quá nhiều quan điểm mà sự hy sinh “nghiễm nhiên” nghiêng về một phía, họ mặc định quá nhiều thứ khiến hôn nhân gần như là một gánh nặng cho phụ nữ, đặc biệt là sau khi con cái ra đời. Sự chia sẻ có một ý nghĩa quan trọng trong đời sống hiện đại, nơi mà áp lực luôn đòi hỏi con người phải gồng mình chạy về phía trước. Chúng ta cần phải nhìn nhận thực tế rằng những định kiến cũ kĩ như “Đàn ông kiếm tiền, đàn bà bếp núc, con cái. Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm” đã vô cùng cổ hủ, trở thành vô nghĩa và chẳng còn phù hợp với cuộc sống hiện đại này nữa. Đặc biệt ngày nay, khi gánh nặng kinh tế chất chồng, phụ nữ cũng phải bươn chải ngoài xã hội để lo tài chính nhưng lại mặc định họ vẫn phải vun vén, chăm sóc nhà cửa, con cái trong khi thời gian mỗi ngày của mỗi người là như nhau. Đây nào có phải là thành quả của việc kêu gọi bảo vệ và trân trọng phụ nữ ròng rã bao nhiêu thập kỉ vừa qua. Mỗi năm, chúng ta dành ra đến tận hai ngày (8/3 và 20/10) để mang hoa hồng tôn vinh phụ nữ, nhưng còn tất cả những ngày còn lại thì thế nào? Khi các đức ông chồng ngân nga đọc “hôm nay ngày tám tháng ba, tôi giặt dùm bà chiếc áo của tôi”, liệu các anh có thấy được sự chua chát của người vợ khi nghe câu đó không? Có thể chúng ta sẽ đặt lên bàn cân mà so sánh văn hóa phương Đông với phương Tây, ca ngợi những giá trị truyền thống, ca ngợi đức hy sinh của phụ nữ phương Đông… Chúng ta ngợi ca để rồi tiếp tục hướng phụ nữ đến đức hy sinh nhưng mà sự tôn trọng đôi khi lại chẳng có. Tất cả những điều đó chỉ để biện minh, bao che một cách thiếu sĩ diện cho một quan điểm thất bại về ý nghĩa của hôn nhân – gia đình. Bất bình đẳng giới vẫn tồn tại như một u nhọt lâu năm vì người ta chỉ nạo vét vết mưng mủ ở bề nổi nhưng chưa bao giờ nghiêm túc để đưa thuốc vào giải quyết căn cơ. Gia đình là hạt nhân của xã hội, sự thay đổi trong nhận thức của mỗi gia đình mới tạo nên sự thay đổi chung của xã hội. Chúng ta đừng quá ca ngợi một người đàn ông biết “phụ vợ” chăm sóc con cái. Bởi vì đó không phải là một việc lạ lùng hay đáng ngưỡng mộ mà đó chỉ là một việc nên làm mà lâu nay người chồng, người cha đã theo lối mòn tư duy xưa cũ để thoái thác. Thay vào đó, hãy chia sẻ những tít bài tích cực hơn về bình đẳng giới ví dụ như “Chăm sóc con cái là một công việc cần được chia sẻ trên hai đôi vai vợ chồng”. Hai tiếng “bạn đời” giữa hai con người trong một gia đình có ý nghĩa rất thiêng liêng. Nó không chỉ xác lập mối quan hệ của hai người đơn lẻ nữa mà còn là một sự nhắc nhở đến vị trí và trách nhiệm của mỗi người trong quan hệ gia đình. Chúng ta yêu thương nhau mới hướng đến hôn nhân. Vậy thì trên nền tảng của yêu thương ấy, hãy nghĩ đến một cuộc sống đúng nghĩa với cách chúng ta gọi nhau là “bạn đời”. Cam kết và ngầm hiểu với nhau ý nghĩa của một mối quan hệ nơi mà sự bình đẳng và gắn kết là trọng tâm. Ta gọi nhau hai tiếng “bạn đời” Cuộc bể dâu lắm gập ghềnh, bất trắc Hạnh phúc, đớn đau, nụ cười hay nước mắt Ta nguyện đồng hành trọn vẹn tiếng yêu thương.   Giữa đời thị phi, định kiến nhiễu nhương Hạnh phúc đôi khi mỏng manh như sợi chỉ Nếu ta sống dựa vào điều người khác nghĩ Sẽ vô tình khiến một thể phân hai.   Có yêu thương mới bước được đường dài Có sẻ chia mới giữ tròn lời hẹn hứa Có bao dung thì bếp nhà mới ấm lửa Thấu hiểu bạn đời – hạnh phúc ở trong tay.  LẠC NHIÊN
  Chúng ta vẫn thường gọi người đầu ấp tay gối của mình là “bạn đời” – một tiếng gọi nghe chừng bình dị, gần gũi và có chút gì đó rưng rưng. Và nhiều người rất thích cách gọi này nhưng chúng ta có bao giờ tự hỏi lòng mình đã thấu hiểu ý nghĩa thực sự của tiếng gọi ấy chưa? Chúng ta đã đối xử với người ấy đúng nghĩa một người bạn đời hay chưa? Những định kiến bảo thủ trước đây cho rằng trong một đất nước không thể có hai vua, trong một gia đình không thể có hai người cùng làm chủ. Sự so sánh này rất khập khiễng nhưng thật không may rằng nó đã tồn tại quá lâu. Khi xã hội tiến bộ, người ta hô hào bình đẳng giới nhưng vẫn đặt phụ nữ ở vai trò phía sau người chồng trong gia đình. Vì vậy, từ trước đến nay, vợ chồng gọi nhau là bạn đời nhưng có lẽ cũng chỉ là gọi theo số đông mà thôi. Thế nào là bạn đời? Khi lựa chọn một ai đó làm bạn đời – người sẽ cùng mình bắt đầu từ thời điểm đó chia sẻ tất cả mọi vui buồn, áp lực của cuộc sống này thì mọi sự việc xảy ra trong không gian sống của mối quan hệ được xác lập đó đã không còn là việc riêng tư và mọi quyết định không thể chỉ do ý kiến của một người. Từ “bạn” trong “bạn đời” có nghĩa là “bằng” trong “bằng hữu”. Thế nên ngay từ đầu nó đã nêu lên một mối quan hệ bình đẳng và ngang hàng với nhau. Không ai hơn kém ai. Không ai được áp đặt lên ai. Mọi điều nên được chia sẻ và thống nhất. Nếu không, mọi đau khổ hay tổn thương trong gia đình thường sẽ do một bên lấn áp bên còn lại và sự nhường nhịn chỉ luôn từ một phía sẽ tích tụ những oán giận trong lòng – một thứ ám khí gây ra sự tan vỡ, hạnh phúc đôi khi chỉ là vỏ bọc bên ngoài. Chữ “đời” trong tiếng gọi thân thương ấy mang trong nó một ý nghĩa của sự gắn kết lâu dài. Không là tạm bợ mà là sống đời bên nhau. Không phải là “bạn bè” – vui thì kết, buồn thì tan, vui là bạn, buồn là bè. Chẳng phải khi còn vui thì còn quấn quýt, lúc mất vui thì vội vã rời. Chữ “đời” ngầm hiểu như một lời hứa hẹn đồng hành trăm năm. “Bạn đời” có trong nó vừa là sự bình đẳng, chia sẻ, vừa là sự nhịn nhường, bao dung qua lại để duy trì một mối quan hệ mang tính gắn kết giữa hai con người, hai bản ngã, hai cá tính khác nhau. Sự chia sẻ, đồng hành trong khái niệm bạn đời Ở xã hội văn minh bây giờ, thế hệ chúng ta buộc phải nhìn nhận một vấn đề đa chiều hơn, sâu sắc hơn các thế hệ đi trước. Vì họ đã sai lầm khi đặt ra quá nhiều quan điểm mà sự hy sinh “nghiễm nhiên” nghiêng về một phía, họ mặc định quá nhiều thứ khiến hôn nhân gần như là một gánh nặng cho phụ nữ, đặc biệt là sau khi con cái ra đời. Sự chia sẻ có một ý nghĩa quan trọng trong đời sống hiện đại, nơi mà áp lực luôn đòi hỏi con người phải gồng mình chạy về phía trước. Chúng ta cần phải nhìn nhận thực tế rằng những định kiến cũ kĩ như “Đàn ông kiếm tiền, đàn bà bếp núc, con cái. Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm” đã vô cùng cổ hủ, trở thành vô nghĩa và chẳng còn phù hợp với cuộc sống hiện đại này nữa. Đặc biệt ngày nay, khi gánh nặng kinh tế chất chồng, phụ nữ cũng phải bươn chải ngoài xã hội để lo tài chính nhưng lại mặc định họ vẫn phải vun vén, chăm sóc nhà cửa, con cái trong khi thời gian mỗi ngày của mỗi người là như nhau. Đây nào có phải là thành quả của việc kêu gọi bảo vệ và trân trọng phụ nữ ròng rã bao nhiêu thập kỉ vừa qua. Mỗi năm, chúng ta dành ra đến tận hai ngày (8/3 và 20/10) để mang hoa hồng tôn vinh phụ nữ, nhưng còn tất cả những ngày còn lại thì thế nào? Khi các đức ông chồng ngân nga đọc “hôm nay ngày tám tháng ba, tôi giặt dùm bà chiếc áo của tôi”, liệu các anh có thấy được sự chua chát của người vợ khi nghe câu đó không? Có thể chúng ta sẽ đặt lên bàn cân mà so sánh văn hóa phương Đông với phương Tây, ca ngợi những giá trị truyền thống, ca ngợi đức hy sinh của phụ nữ phương Đông… Chúng ta ngợi ca để rồi tiếp tục hướng phụ nữ đến đức hy sinh nhưng mà sự tôn trọng đôi khi lại chẳng có. Tất cả những điều đó chỉ để biện minh, bao che một cách thiếu sĩ diện cho một quan điểm thất bại về ý nghĩa của hôn nhân – gia đình. Bất bình đẳng giới vẫn tồn tại như một u nhọt lâu năm vì người ta chỉ nạo vét vết mưng mủ ở bề nổi nhưng chưa bao giờ nghiêm túc để đưa thuốc vào giải quyết căn cơ. Gia đình là hạt nhân của xã hội, sự thay đổi trong nhận thức của mỗi gia đình mới tạo nên sự thay đổi chung của xã hội. Chúng ta đừng quá ca ngợi một người đàn ông biết “phụ vợ” chăm sóc con cái. Bởi vì đó không phải là một việc lạ lùng hay đáng ngưỡng mộ mà đó chỉ là một việc nên làm mà lâu nay người chồng, người cha đã theo lối mòn tư duy xưa cũ để thoái thác. Thay vào đó, hãy chia sẻ những tít bài tích cực hơn về bình đẳng giới ví dụ như “Chăm sóc con cái là một công việc cần được chia sẻ trên hai đôi vai vợ chồng”. Hai tiếng “bạn đời” giữa hai con người trong một gia đình có ý nghĩa rất thiêng liêng. Nó không chỉ xác lập mối quan hệ của hai người đơn lẻ nữa mà còn là một sự nhắc nhở đến vị trí và trách nhiệm của mỗi người trong quan hệ gia đình. Chúng ta yêu thương nhau mới hướng đến hôn nhân. Vậy thì trên nền tảng của yêu thương ấy, hãy nghĩ đến một cuộc sống đúng nghĩa với cách chúng ta gọi nhau là “bạn đời”. Cam kết và ngầm hiểu với nhau ý nghĩa của một mối quan hệ nơi mà sự bình đẳng và gắn kết là trọng tâm. Ta gọi nhau hai tiếng “bạn đời” Cuộc bể dâu lắm gập ghềnh, bất trắc Hạnh phúc, đớn đau, nụ cười hay nước mắt Ta nguyện đồng hành trọn vẹn tiếng yêu thương.   Giữa đời thị phi, định kiến nhiễu nhương Hạnh phúc đôi khi mỏng manh như sợi chỉ Nếu ta sống dựa vào điều người khác nghĩ Sẽ vô tình khiến một thể phân hai.   Có yêu thương mới bước được đường dài Có sẻ chia mới giữ tròn lời hẹn hứa Có bao dung thì bếp nhà mới ấm lửa Thấu hiểu bạn đời – hạnh phúc ở trong tay.  LẠC NHIÊN

CẬN THỊ TƯƠNG LAI

  Trong thế giới hiện đại đầy áp lực và nhiệm vụ chồng chất, kỹ năng quản lý thời gian và kiểm soát bản thân là yếu tố then chốt để thành công. Tuy nhiên, với người lớn mắc ADHD (Rối loạn tăng động giảm chú ý), những kỹ năng này không chỉ đơn giản là vấn đề thiếu...

SANG CHẤN VÀ NỖI ĐAU LIÊN THẾ HỆ

Sang chấn và nỗi đau liên thế hệ là những hiện tượng tâm lý tinh vi, âm ỉ và vô hình, nhưng lại có sức ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống của nhiều cá nhân và cộng đồng. Dưới góc nhìn của khoa học thần kinh, sang chấn tâm lý không đơn thuần chỉ là phản ứng nhất thời...

EMDR – HÀNH TRÌNH CHỮA LÀNH SAU SANG CHẤN

Đối với những người từng trải qua xâm hại tình dục, đặc biệt là cưỡng hiếp, ký ức không chỉ tồn tại trong tâm trí như một đoạn phim kinh hoàng, mà còn khắc sâu vào cơ thể như một phản xạ sinh tồn. Họ không đơn giản chỉ là “nạn nhân” – họ là những con người đang vật...

KIỂM SOÁT GIẤC NGỦ, LÀM CHỦ CUỘC SỐNG

  Chu kỳ giấc ngủ Một chu kỳ giấc ngủ kéo dài khoảng 90 phút và trong thời gian đó, chúng ta trải qua 5 giai đoạn của giấc ngủ. 4 giai đoạn đầu tạo nên giấc ngủ mắt không chuyển động nhanh (NREM) và giai đoạn 5 là giấc ngủ mắt chuyển động nhanh (REM). Giấc ngủ...

SƠ CỨU CẢM XÚC?

Kể từ khi còn bé, chúng ta đã luôn được dạy cách chăm sóc cơ thể. Chẳng hạn như đánh răng sau mỗi bữa ăn, rửa tay sạch trước khi ăn hoặc dán băng cá nhân vào những vết thương. Thế nhưng, chẳng có ai dạy dỗ tường tận chúng ta cách chăm sóc cảm xúc. Hầu hết mọi người...

BA CÁCH TRÁNH XUNG ĐỘT TÌNH CẢM

  Xung đột chính là thứ không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Đây là thời buổi mà thế giới không ngừng biến đổi. Những vấn đề phức tạp trong chính trị và tính chất ẩn danh của phương tiện truyền thông xã hội khiến cho các cuộc tranh luận vượt quá giới hạn...

CÁCH GIẢI TỎA CĂNG THẲNG

  Trạng thái căng thẳng trong cuộc sống chính là “kẻ thù không đội trời chung” đối với mọi người. Ngay khi cảm giác này xuất hiện, nhiều người sa lầy vào mục tiêu loại bỏ nó nhưng lại không nhận ra rằng chính điều này lại khiến tâm trạng của mình tồi tệ hơn. Thật...

PHÍA SAU MỘT ĐỨA TRẺ “NGOAN”

  Ngày bé, mỗi dịp lễ Tết, sinh nhật, câu chúc mà tôi nhận được nhiều nhất – từ cả người lớn và những bạn bè đồng trang lứa, chính là “ngoan ngoãn, biết vâng lời cha mẹ”. Đây có lẽ cũng là một trong những mong muốn lớn nhất của nhiều người làm cha mẹ trong quá...

NGÔN NGỮ TÌNH YÊU

  Bạn có biết ngôn ngữ tình yêu của mình là gì không? Được thiết kế nhằm giúp bạn và người ấy yêu nhau tốt hơn, ngôn ngữ tình yêu chính là chìa khóa để giữ cho mối quan hệ của hai bạn luôn được nồng đượm. Nghe giống như một lớp học mà bạn muốn đăng ký tham gia,...

NỖI SỢ BỊ BỎ LỠ

FOMO (Fear of Missing Out) hay nỗi sợ bị bỏ lỡ là một hiện tượng tâm lý do con người tự tạo ra, thể hiện qua việc luôn lo lắng, sợ hãi rằng mình sắp bị lãng quên hoặc bỏ lỡ một thứ gì đó.  Cùng với sự phát triển của mạng xã hội, nỗi sợ bị bỏ lỡ ngày càng gia tăng mạnh...

SỨC MẠNH CỦA LÒNG BIẾT ƠN

Đã bao giờ bạn cảm thấy cuộc sống hiện đại thật bận rộn và mệt mỏi? Đã bao giờ bạn bị giằng xé, bủa vây bởi đủ loại stress mỗi ngày, nào là công việc, sự nghiệp, sức khỏe và các mối quan hệ, đến mức bạn chỉ muốn buông bỏ tất cả cho xong? Từng có một khoảng thời gian...

TÁI TẠO NĂNG LƯỢNG ĐỂ HẠNH PHÚC

Chị lại vừa đánh con vì nó chẳng chịu ngủ mà cứ ngọa nguậy rồi khóc thét. Con khóc, chị bất lực bỏ mặc nó và trốn vào toilet. Được một lúc, chị lại chạy ra, ôm con vào lòng, chị khóc, con khóc. Đứa trẻ khóc mệt, lăn ra ngủ còn chị cứ thế ngồi nhìn con mà đờ đẫn, rã...

LỬA TÌNH TÀN LỤI SAU KHI CÓ CON

Đi kèm với niềm hạnh phúc khi một sinh linh bé bỏng chào đời có thể là những tàn tro của một cuộc hôn nhân dần lụi tàn nếu cả hai thiếu đi những kiến thức và kỹ năng cần thiết trong việc giữ lửa tình yêu.  Một nghiên cứu cho thấy 92% các cặp vợ chồng gia tăng xung đột...

DẠY CON BẰNG NỖI SỢ

 Tôi nhớ ngày còn bé, mỗi khi biếng ăn, quấy khóc hoặc không nghe lời, mẹ tôi thường ép buộc bằng cách kể tôi nghe về ông Kẹ - một người đàn ông xấu xí, đáng sợ, chuyên đi bắt cóc và ăn thịt những đứa trẻ không ngoan. Bên cạnh câu chuyện về nhân vật đáng...

TÁC DỤNG THẦN KỲ CỦA SỰ MONG ĐỢI

  Chúng ta thường nghĩ về sự mong đợi như thứ gì đó dành riêng cho những dịp đặc biệt nhưng thật ra, bạn có thể tận hưởng những cảm xúc bay bổng do sự mong đợi đem lại bất cứ lúc nào.  Trên thực tế, xây dựng lòng mong đợi là yếu tố quan trọng nhất để...

ỐNG BƠM NĂNG LƯỢNG

  Tôi sẽ nói thẳng vào vấn đề: Cách tốt nhất để vượt qua cả ngày dài mà giữ được mí mắt không sụp xuống chính là ngủ đủ giấc vào ban đêm. Không có gì thay thế được tác dụng của giấc ngủ trong việc cung cấp năng lượng cho cơ thể. Hầu hết mọi người cần...

ĐỂ VẤN ĐỀ TIÊU HÓA KHÔNG CÒN LÀ ÁC MỘNG

  Tất nhiên, kế hoạch đối phó với các cơn đau bụng của bạn phụ thuộc cả vào những gì bạn đang gặp phải: buồn nôn, đau thắt bụng dưới, đau bụng trong thời kỳ đèn đỏ... Lần tới khi bạn cảm thấy bụng mình đang “đánh trận”, hãy làm theo những lời khuyên...

BỨC XẠ ĐIỆN TỪ – KẺ THÙ CỦA LÀN DA

  Bên cạnh những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe như làm suy giảm thị lực, ảnh hưởng xấu đến não bộ, tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư,… tia bức xạ phát ra từ các thiết bị điện tử còn đem đến tác hại đáng kể với làn da, đòi hỏi mỗi người phụ nữ hiện đại...

VÌ SAO NHIỀU NGƯỜI ĂN LỰA CHỌN ĂN CHAY

  Trong xã hội mà ngày càng có nhiều người theo đuổi chế độ ăn chay, ắt hẳn nhiều người trong số chúng ta từng đặt câu hỏi cho chính mình về việc có nên lựa chọn ăn chay hay không. Vài phụ nữ luôn cố gắng hết sức để có một lối sống lành mạnh như...

9 BÍ MẬT GIÚP NÂNG CAO TUỔI THỌ

  Khoa học nghiên cứu bí quyết tuổi thọ ngày càng nhận được nhiều sự ưu ái hơn. Nhưng cho đến khi các nhà nghiên cứu tìm ra cách để làm chậm quá trình lão hóa của các tế bào trong cơ thể chúng ta, dưới đây là những gì ta biết được đến thời điểm này....

KẺ LẠC LOÀI TRONG THẾ GIỚI NHIỀU TIẾNG ĐỘNG

  Người mắc rối loạn nhân cách Schizoid là những cá thể trầm lặng, sống bên lề xã hội như những chiếc lá rơi ngoài cơn gió. Họ không mưu cầu danh vọng, cũng không khao khát được gắn kết trong các mối quan hệ. Với họ, thế giới riêng – yên tĩnh, khép kín và tự tại...

ÁI KỶ VÀ SỰ HỦY HOẠI CẢM XÚC

  Người mắc chứng ái kỷ thường khiến người khác bị cuốn vào một thế giới đầy hỗn loạn và tổn thương. Họ là những kẻ luôn khao khát được ngưỡng mộ, được xem là trung tâm của mọi sự chú ý. Đằng sau vẻ ngoài tự tin, quyến rũ và thành công là một cái tôi mong manh...

KHÉP LẠI GIẤC MƠ XƯA

  Có những người khi yêu, không chỉ đang yêu một người – mà đang yêu một giấc mơ. Giấc mơ về gia đình hoàn hảo, nơi có sự quan tâm, bảo bọc, dịu dàng và an toàn mà họ chưa từng có. Đó là những người lớn lên trong môi trường bạo hành, thiếu thốn tình cảm, bị phớt...

HÔN NHÂN – BIẾT ĐAU SAO VẪN BƯỚC VÀO

Có những người bước vào hôn nhân với một người mà họ biết rõ là không tốt. Họ thấy những lá cờ đỏ rực rỡ – sự không chung thủy, kiểm soát, bạo hành, dối trá – nhưng vẫn chọn nhắm mắt đưa chân. Từ bên ngoài nhìn vào, ai cũng ngạc nhiên: "Tại sao họ lại chọn điều đó?"...

BẠO LỰC GIA ĐÌNH – KHI CHA ĐÁNH MẸ

  Trong một số gia đình, người cha không chỉ là trụ cột mà còn là hiện thân của nỗi sợ hãi, đặc biệt khi cơn giận dữ của ông ta trút xuống những đứa con gái vô tội. Có những bé gái đã phải hứng chịu những cú đánh không phải vì lỗi lầm gì của mình, mà vì đứng ra...

CẬN THỊ TƯƠNG LAI

  Trong thế giới hiện đại đầy áp lực và nhiệm vụ chồng chất, kỹ năng quản lý thời gian và kiểm soát bản thân là yếu tố then chốt để thành công. Tuy nhiên, với người lớn mắc ADHD (Rối loạn tăng động giảm chú ý), những kỹ năng này không chỉ đơn giản là vấn đề thiếu...

SANG CHẤN VÀ NỖI ĐAU LIÊN THẾ HỆ

Sang chấn và nỗi đau liên thế hệ là những hiện tượng tâm lý tinh vi, âm ỉ và vô hình, nhưng lại có sức ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống của nhiều cá nhân và cộng đồng. Dưới góc nhìn của khoa học thần kinh, sang chấn tâm lý không đơn thuần chỉ là phản ứng nhất thời...

KHI MẸ THÙ GHÉT CON GÁI MÌNH

  Khi mẹ thù ghét con gái mình – một hiện tượng tưởng chừng phi lý, nhưng lại tồn tại âm thầm trong nhiều gia đình, nơi tình mẫu tử lẽ ra phải là điểm tựa yêu thương lại trở thành nơi khởi nguồn của tổn thương. Mối quan hệ rạn nứt ấy không đơn thuần là xung đột...

EMDR – HÀNH TRÌNH CHỮA LÀNH SAU SANG CHẤN

Đối với những người từng trải qua xâm hại tình dục, đặc biệt là cưỡng hiếp, ký ức không chỉ tồn tại trong tâm trí như một đoạn phim kinh hoàng, mà còn khắc sâu vào cơ thể như một phản xạ sinh tồn. Họ không đơn giản chỉ là “nạn nhân” – họ là những con người đang vật...

NHỮNG LINH HỒN KHÔNG THUỘC VỀ AI

  Có những người đàn bà sinh ra đã mang trong mình một thế giới riêng, không thuộc về bất kỳ ai. Họ là những tâm hồn tự do, đầy tham vọng, quyết liệt và dữ dội. Nhưng cũng chính trong sự mãnh liệt ấy, họ ẩn giấu sự mong manh, dịu dàng mà không phải ai cũng nhận...

NHỮNG ĐỨA TRẺ MANG GÁNH NỢ VÔ HÌNH

Trong những mái ấm tưởng như an toàn, đôi khi lại tồn tại những đứa trẻ lớn lên cùng với nỗi đau âm thầm – nỗi đau của việc bị bạo hành, bị ngược đãi bởi chính những người đáng lẽ ra phải yêu thương và bảo vệ chúng nhất. Đối với những đứa trẻ ấy, tổn thương không chỉ...

GUILTY PLEASURE – NGHIỆN VUI TẠM THỜI

  Guilty pleasure là thuật ngữ dùng để chỉ những hoạt động mang lại khoái cảm tức thì nhưng đi kèm cảm giác tội lỗi hoặc xấu hổ. Từ góc nhìn khoa học thần kinh, khi con người tham gia vào các hoạt động như xem nội dung kích thích tình dục, chơi game hoặc lướt...

GIẢM HAM MUỐN TÌNH DỤC Ở PHỤ NỮ

Giảm ham muốn tình dục ở phụ nữ là một trong những rối loạn chức năng tình dục phổ biến và được ghi nhận rõ rệt nhất, đặc biệt ở phụ nữ trung niên. Theo thống kê, có đến 40% phụ nữ và 30% nam giới mắc ít nhất một dạng rối loạn chức năng tình dục trong đời, trong đó...

NGỪNG DẠY CON BẰNG SỰ XẤU HỔ

Xấu hổ không chỉ là một cảm xúc thoáng qua mà còn là trạng thái tâm lý có thể ăn sâu vào tâm trí và cơ thể trẻ nhỏ. Ngay từ khi lên ba, trẻ đã có thể cảm nhận được sự xấu hổ khi bị trách móc, đánh đập, đổ lỗi hoặc sỉ nhục. Những cha mẹ xấu hổ sẽ nuôi dạy con bằng sự...

NGOẠI TÌNH VÀ RỐI LOẠN CHỨC NĂNG TÌNH DỤC Ở PHỤ NỮ

Ngoại tình không chỉ là một hành vi phản bội trong mối quan hệ mà còn là một nguyên nhân sâu xa góp phần gây ra rối loạn chức năng tình dục ở phụ nữ. Khi một người phụ nữ trải qua hoặc phát hiện sự phản bội, cảm giác mất niềm tin, tổn thương lòng tự trọng và sự xấu hổ...

PHỤ NỮ VÀ CỰC KHOÁI

Rối loạn cực khoái ở phụ nữ không đơn thuần là vấn đề thể chất, mà chủ yếu xuất phát từ những yếu tố tâm lý và xã hội. Cơ thể phụ nữ phản ứng với kích thích tình dục theo cách phi tuyến tính, mang tính tự động. Không giống như nam giới, phụ nữ có thể đạt cực khoái mà...

RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý Ở NGƯỜI TRỬƠNG THÀNH (ADHD)

Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) ở người trưởng thành là một tình trạng thần kinh ảnh hưởng đến khả năng tập trung, kiểm soát xung động và điều tiết cảm xúc. Người mắc ADHD thường dễ bị phân tâm, khó duy trì sự chú ý, hành động bốc đồng và thường tìm kiếm sự kích...

XU HƯỚNG YÊU TRONG LO ÂU

  Nỗi sợ bị tách biệt bắt nguồn từ những trải nghiệm đầu đời, khi đứa trẻ lớn lên trong sự thiếu nhất quán từ người chăm sóc chính. Nếu người mẹ hoặc cha gặp khó khăn về tâm lý, trầm cảm, hoặc những sự kiện bất ngờ trong thai kỳ và quá trình sinh nở, đứa trẻ sẽ...

GỬI NHỮNG NGƯỜI TỰ TÔN CÔ ĐỘC

  Người tự tôn không dễ khuất phục. Họ mang trong mình một ngọn lửa kiêu hãnh, một ý chí không thể bị bẻ gãy, ngay cả khi phải đối diện với thế gian đầy rẫy những thử thách và áp bức. Nhưng cũng chính vì thế, họ là những kẻ cô độc giữa trần đời. Nỗi đau của người...

KHI ĐÀN BÀ ON TOP

  Trong xã hội Á Đông, phụ nữ được kỳ vọng sẽ đặt gia đình lên trên sự nghiệp, chọn lắng nghe thay vì lãnh đạo, chọn an toàn trong sự phục tùng hơn là sự tự chủ. Nhưng nếu bản năng của bạn không phù hợp với khuôn mẫu đó thì sao? Nếu bạn sinh ra là một con sói,...