HỢP, TAN TỪ NHỮNG ĐIỀU NHỎ
HỢP, TAN TỪ NHỮNG ĐIỀU NHỎ
Trên một chương trình thực tế về hẹn hò, có lần tôi nghe một cô gái định nghĩa về sự lãng mạn khá thú vị, không phải là nến và hoa hồng, không phải là tay trong tay dạo phố, cũng không phải là nụ hôn ngọt ngào dưới mưa, cô ấy từ tốn nói: “Đối với tôi, lãng mạn chính là đối phương để tâm đến những việc nhỏ liên quan đến tôi. Chẳng hạn như biết tôi thích ăn gì rồi thỉnh thoảng bất ngờ mua cho tôi, biết tôi muốn uống gì, ít đá ra sao, món nào không bỏ đường, nếu anh ấy có thể ghi nhớ những điều nhỏ nhặt thì tôi cảm thấy rất lãng mạn”.
Nhiều chàng trai trong giai đoạn cưa cẩm cô gái mình thầm thương trộm nhớ đều vô cùng nỗ lực, không ngại “lên núi đao, xuống biển lửa”, sau cùng khó khăn lắm mới thành đôi với cô nàng. Nhưng sau giai đoạn “trăng mật” đầu tiên của mối quan hệ, anh ta lại nhận ra mình chưa hiểu gì về cô ấy cả, không ngờ cô nàng trong mộng của mình lại có nhiều điểm nhỏ nhặt khiến mình khó chịu đến thế. Còn những cô gái này thì tự huyễn hoặc bản thân rằng một người đàn ông có thể vì mình làm bao nhiêu chuyện lớn lao, ắt không để tâm đến những chuyện vặt vãnh, nên cô ấy không ngờ mối quan hệ của mình có thể bị đe dọa bởi những chuyện cỏn con như thế.
Một lần ngồi ở cửa hàng thức ăn nhanh, tôi tình cờ để ý đến một cặp đôi trẻ ngồi ở bàn sát bên, cô gái khá xinh với khuôn mặt trang điểm cẩn thận, chàng trai trẻ có ngoại hình ưa nhìn, ăn mặc theo phong cách Hàn Quốc. Nhìn cách họ trò chuyện tôi đoán anh chàng này cũng rất chiều chuộng bạn gái. Nhưng điều khiến tôi chú ý là ban đầu còn thấy họ cười đùa đút nhau ăn các kiểu, vài phút sau đã “trở mặt” với nhau:
- Thôi, em không thích ăn hamburger
- Còn một miếng em ăn đại đi, có chết ai đâu
- Thôi em không ăn đâu, em không thích ăn hamburger mà
- Ăn đi, bỏ vậy mang tội chết đó
- Cái gì em không thích ăn sao lại bắt em ăn được, giống như anh không thích ăn lạp xưởng mà em bắt anh ăn thì anh có ăn không?
- Ăn có chút xíu mà cũng õng ẹo, mệt thiệt
- Người ta không biết ăn mà cũng ép nữa, vô duyên quá đi.
Lời qua tiếng lại vài câu nữa thì chàng trai cũng miễn cưỡng ăn hết miếng hamburger, xong rồi hai người cắm mặt vào chiếc smart phone, chẳng ai nói với ai câu nào nữa. Một lát sau, cô gái ngước lên đưa tay vuốt vuốt mặt chàng trai:
- Thôi mà, tự nhiên giận em à!
- Anh có giận gì đâu, thì em bấm điện thoại nên anh cũng bấm điện thoại thôi.
Theo một nghiên cứu mà tôi từng đọc, các nhà khoa học có thể dự đoán được tỉ lệ tan vỡ của các cặp đôi thông qua việc quan sát nỗ lực hàn gắn của họ lúc xảy ra mâu thuẫn. Nếu như đôi bên thiếu sự cảm thông, thấu hiểu và tính xây dựng trong hành động, lời nói thì tỷ lệ tan vỡ sau này rất cao. Những dấu hiệu luôn ở đó, quan trọng là mọi người có nhận ra sự nguy hiểm tiềm ẩn của chúng hay không.
Trên đời không có hai cá thể hoàn toàn phù hợp, nên để ở bên nhau cần lắm sự sẻ chia, thấu hiểu, đạo lý này tin rằng ai cũng hiểu được nhưng để làm được thì không dễ dàng chút nào. Đối với người này, một chuyện nào đó là quan trọng nhưng đối với một người khác, chuyện đó hoàn toàn vớ vẩn, đó là sự thật. Huống hồ nếu chỉ xét về sự khác biệt giới tính đã nảy sinh rất nhiều khác biệt trong cách nghĩ, cách làm. Bạn có thể học để hiểu về tâm lý đàn ông, nhưng mỗi người đàn ông khác nhau lại có những sở thích khác nhau, có những đặc điểm riêng biệt không giống với ai cả.
Thấu hiểu điều này, người phụ nữ sẽ không tỏ vẻ dửng dưng hay lắc đầu ngao ngán khi người mình yêu thường xuyên nói về những chuyện công nghệ, chính trị, người đàn ông cũng sẽ không lập tức ngắt lời khi vợ mình kể lể, tâm sự về những bức bối thường ngày trong cuộc sống. Hãy nhớ rằng chỉ cần một chút lắng nghe, một chút cảm thông sẽ thêm nhiều phần gắn kết.
Vì vậy, điều quan trọng chính là không ngừng tìm hiểu về đối phương và điều chỉnh mối quan hệ cho phù hợp. Tuy nhiên cần lưu ý là những điều này nên làm ngay từ giai đoạn bắt đầu mối quan hệ, chứ không phải để đến lúc quyết định trở thành vợ, thành chồng thì mới “vỡ mộng” về nhau.
Với những cặp vợ chồng lâu năm, những điều trên vẫn đúng đắn. Không phải vì đã ở bên nhau 20, 30 năm thì ngưng tìm hiểu về nhau, hoặc ngừng nỗ lực giải quyết những vấn đề nhỏ trong mối quan hệ. Đa số mọi người cho rằng lý do cho những chuyện hợp tan trong hôn nhân phải lớn lao như ngoại tình, tán gia bại sản, những biến cố lớn trong cuộc sống… nhưng kỳ thực chỉ cần những việc rất nhỏ trong đời sống hàng ngày cũng khiến cả hai tích tụ oán giận về nhau, cuộc hôn nhân lúc bấy giờ dù còn hay mất cũng chỉ là trên danh nghĩa, còn hạnh phúc mà ta hằng mong đợi trong hôn nhân đã sớm lụi tàn từ lâu.
Trong cuộc sống lứa đôi, đừng bao giờ ngừng nỗ lực tìm hiểu về đối phương từ những điều nhỏ nhặt nhất, vì khi ta ngừng nỗ lực, sự lãng mạn trong mối quan hệ cũng sẽ kết thúc.
Đọc giả có thể gửi chia sẻ câu hỏi, nhu cần tham vấn hoặc câu chuyện của bạn đến chúng tôi qua email: info@ladiesofvietnam.net, Zalo: +848 9934 4478. Chân thành cảm ơn và hẹn gặp các bạn trong những chương trình sắp tới.
LILA
Trên một chương trình thực tế về hẹn hò, có lần tôi nghe một cô gái định nghĩa về sự lãng mạn khá thú vị, không phải là nến và hoa hồng, không phải là tay trong tay dạo phố, cũng không phải là nụ hôn ngọt ngào dưới mưa, cô ấy từ tốn nói: “Đối với tôi, lãng mạn chính là đối phương để tâm đến những việc nhỏ liên quan đến tôi. Chẳng hạn như biết tôi thích ăn gì rồi thỉnh thoảng bất ngờ mua cho tôi, biết tôi muốn uống gì, ít đá ra sao, món nào không bỏ đường, nếu anh ấy có thể ghi nhớ những điều nhỏ nhặt thì tôi cảm thấy rất lãng mạn”.
Nhiều chàng trai trong giai đoạn cưa cẩm cô gái mình thầm thương trộm nhớ đều vô cùng nỗ lực, không ngại “lên núi đao, xuống biển lửa”, sau cùng khó khăn lắm mới thành đôi với cô nàng. Nhưng sau giai đoạn “trăng mật” đầu tiên của mối quan hệ, anh ta lại nhận ra mình chưa hiểu gì về cô ấy cả, không ngờ cô nàng trong mộng của mình lại có nhiều điểm nhỏ nhặt khiến mình khó chịu đến thế. Còn những cô gái này thì tự huyễn hoặc bản thân rằng một người đàn ông có thể vì mình làm bao nhiêu chuyện lớn lao, ắt không để tâm đến những chuyện vặt vãnh, nên cô ấy không ngờ mối quan hệ của mình có thể bị đe dọa bởi những chuyện cỏn con như thế.
Một lần ngồi ở cửa hàng thức ăn nhanh, tôi tình cờ để ý đến một cặp đôi trẻ ngồi ở bàn sát bên, cô gái khá xinh với khuôn mặt trang điểm cẩn thận, chàng trai trẻ có ngoại hình ưa nhìn, ăn mặc theo phong cách Hàn Quốc. Nhìn cách họ trò chuyện tôi đoán anh chàng này cũng rất chiều chuộng bạn gái. Nhưng điều khiến tôi chú ý là ban đầu còn thấy họ cười đùa đút nhau ăn các kiểu, vài phút sau đã “trở mặt” với nhau:
- Thôi, em không thích ăn hamburger
- Còn một miếng em ăn đại đi, có chết ai đâu
- Thôi em không ăn đâu, em không thích ăn hamburger mà
- Ăn đi, bỏ vậy mang tội chết đó
- Cái gì em không thích ăn sao lại bắt em ăn được, giống như anh không thích ăn lạp xưởng mà em bắt anh ăn thì anh có ăn không?
- Ăn có chút xíu mà cũng õng ẹo, mệt thiệt
- Người ta không biết ăn mà cũng ép nữa, vô duyên quá đi.
Lời qua tiếng lại vài câu nữa thì chàng trai cũng miễn cưỡng ăn hết miếng hamburger, xong rồi hai người cắm mặt vào chiếc smart phone, chẳng ai nói với ai câu nào nữa. Một lát sau, cô gái ngước lên đưa tay vuốt vuốt mặt chàng trai:
- Thôi mà, tự nhiên giận em à!
- Anh có giận gì đâu, thì em bấm điện thoại nên anh cũng bấm điện thoại thôi.
Theo một nghiên cứu mà tôi từng đọc, các nhà khoa học có thể dự đoán được tỉ lệ tan vỡ của các cặp đôi thông qua việc quan sát nỗ lực hàn gắn của họ lúc xảy ra mâu thuẫn. Nếu như đôi bên thiếu sự cảm thông, thấu hiểu và tính xây dựng trong hành động, lời nói thì tỷ lệ tan vỡ sau này rất cao. Những dấu hiệu luôn ở đó, quan trọng là mọi người có nhận ra sự nguy hiểm tiềm ẩn của chúng hay không.
Trên đời không có hai cá thể hoàn toàn phù hợp, nên để ở bên nhau cần lắm sự sẻ chia, thấu hiểu, đạo lý này tin rằng ai cũng hiểu được nhưng để làm được thì không dễ dàng chút nào. Đối với người này, một chuyện nào đó là quan trọng nhưng đối với một người khác, chuyện đó hoàn toàn vớ vẩn, đó là sự thật. Huống hồ nếu chỉ xét về sự khác biệt giới tính đã nảy sinh rất nhiều khác biệt trong cách nghĩ, cách làm. Bạn có thể học để hiểu về tâm lý đàn ông, nhưng mỗi người đàn ông khác nhau lại có những sở thích khác nhau, có những đặc điểm riêng biệt không giống với ai cả.
Thấu hiểu điều này, người phụ nữ sẽ không tỏ vẻ dửng dưng hay lắc đầu ngao ngán khi người mình yêu thường xuyên nói về những chuyện công nghệ, chính trị, người đàn ông cũng sẽ không lập tức ngắt lời khi vợ mình kể lể, tâm sự về những bức bối thường ngày trong cuộc sống. Hãy nhớ rằng chỉ cần một chút lắng nghe, một chút cảm thông sẽ thêm nhiều phần gắn kết.
Vì vậy, điều quan trọng chính là không ngừng tìm hiểu về đối phương và điều chỉnh mối quan hệ cho phù hợp. Tuy nhiên cần lưu ý là những điều này nên làm ngay từ giai đoạn bắt đầu mối quan hệ, chứ không phải để đến lúc quyết định trở thành vợ, thành chồng thì mới “vỡ mộng” về nhau.
Với những cặp vợ chồng lâu năm, những điều trên vẫn đúng đắn. Không phải vì đã ở bên nhau 20, 30 năm thì ngưng tìm hiểu về nhau, hoặc ngừng nỗ lực giải quyết những vấn đề nhỏ trong mối quan hệ. Đa số mọi người cho rằng lý do cho những chuyện hợp tan trong hôn nhân phải lớn lao như ngoại tình, tán gia bại sản, những biến cố lớn trong cuộc sống… nhưng kỳ thực chỉ cần những việc rất nhỏ trong đời sống hàng ngày cũng khiến cả hai tích tụ oán giận về nhau, cuộc hôn nhân lúc bấy giờ dù còn hay mất cũng chỉ là trên danh nghĩa, còn hạnh phúc mà ta hằng mong đợi trong hôn nhân đã sớm lụi tàn từ lâu.
Trong cuộc sống lứa đôi, đừng bao giờ ngừng nỗ lực tìm hiểu về đối phương từ những điều nhỏ nhặt nhất, vì khi ta ngừng nỗ lực, sự lãng mạn trong mối quan hệ cũng sẽ kết thúc.
Đọc giả có thể gửi chia sẻ câu hỏi, nhu cần tham vấn hoặc câu chuyện của bạn đến chúng tôi qua email: info@ladiesofvietnam.net, Zalo: +848 9934 4478. Chân thành cảm ơn và hẹn gặp các bạn trong những chương trình sắp tới.
LILA