TÔI QUÊN MÌNH GIÀU CÓ THẾ NÀO

TÔI QUÊN MÌNH GIÀU CÓ THẾ NÀO

Lần đầu tiên tôi nghe đến khái niệm “sóng đời” là khi xem video của diễn giả Bruce Feiler ở kênh TEDxTalks. Theo định nghĩa của ông, “sóng đời” là một loạt các thay đổi lớn dẫn đến một giai đoạn lột xác trong cuộc sống. Một người bình thường có 3-5 “sóng đời”, với độ dài trung bình là 5 năm. Tức là chúng ta dành khoảng 25 năm – hoặc một nửa đời người, để trải qua những chuyển đổi và ngụp lặn trong những biến cố đầy to lớn. 

Giống như rất nhiều người trẻ khác, cơn “sóng đời” tiêu biểu của tôi là khi tôi chập choạng bước sang cột mốc trưởng thành. Trước đây, dẫu một thân một mình đến đất khách quê người học tập, tôi vẫn còn phụ thuộc kinh tế gia đình khi được bố mẹ chu cấp tiền nhà, tiền ăn uống, sinh hoạt, học phí. Việc tôi cần làm khi ấy chính là nỗ lực học tập thật tốt dựa trên lộ trình đào tạo có sẵn của ngành. 

Sau khi tốt nghiệp đại học là một chuyện hoàn toàn khác. Tôi dĩ nhiên vẫn nhận được sự chăm lo, yêu quý từ bố mẹ. Nhưng lúc này, tôi chính thức bước ra khỏi sự phụ thuộc tài chính từ gia đình và bắt đầu một cuộc sống độc lập. Tôi từ chối nhận trợ cấp. Tôi kết thúc hợp đồng với kí túc xá, tìm một phòng trọ riêng, mua sắm vật dụng sinh hoạt, tìm một công việc phù hợp với ngành mình đã học. Tôi bắt đầu viết tiếp câu chuyện riêng của cuộc đời mình với hai bàn tay trắng.

Nhưng dĩ nhiên mọi thứ sẽ chẳng dễ dàng như vậy. Hành trình chuyển đổi và giữ vững gót chân trước “sóng đời” là một hành trình khó khăn, thậm chí đau đớn. Tôi phải đối mặt với rất nhiều loại áp lực: áp lực về chi phí sinh hoạt, nhà ở giữa Sài Gòn đắt đỏ; về môi trường làm việc độc hại và bóc lột; đồng nghiệp xem thường và giẫm đạp nhau. Tôi đã trải qua khủng hoảng cực độ. Đó là những khổ sở không thể dễ dàng mô tả chỉ bằng vài đoạn chữ.

Tôi đã để bản thân mình bị nhấn chìm trong môi trường độc hại suốt khoảng thời gian dài, đến mức chính mình bị nhiễm độc từ khi nào không hay. Tôi đã không còn đọc, không còn vẽ tranh, không còn hát, không còn làm đồ thủ công, không còn đi bộ, không còn nhận thấy bất kì sự đẹp đẽ nào của cuộc sống nữa. Da dẻ tôi sần sùi và sạm đi. Cơ thể tôi luôn yếu ớt và rã rời. Tinh thần tôi kiệt quệ và oằn mình trong đau đớn.

Những bế tắc của cuộc sống hiện tại cứ thế bủa vây tôi, trở thành chiếc gông cùm để tôi giam giữ chính mình. Kết cục, tôi đã quên mất mình từng giàu có như thế nào. 

Tôi đã quên mất mình có một gia đình ấm êm và rất mực yêu thương mình. Tôi đã quên mất mình có những người bạn trân trọng và sẵn sàng ủng hộ tôi ở những điều tôi làm. Tôi đã quên mất mình vẫn đang được ăn cơm ngày ba bữa, có sức khỏe, có trí tuệ, có kỹ năng để có thể bắt đầu lại. Tôi đã quên mất cuộc sống vẫn còn muôn vàn điều đẹp đẽ, quên mất những “Sohwakhaeng” (소 확행) hay “Small but certain happiness” – những “hạnh phúc nhỏ nhưng chắc chắn” mà tôi từng nhặt nhạnh, khắc ghi và cảm thấy biết ơn mỗi ngày. Tôi đã quên mất mình vốn là một người rất giàu có như thế.

Tôi trở thành một người cáu kỉnh, luôn cảm thấy lo lắng và sợ hãi trước những thứ không rõ ràng. Tôi rơi nước mắt chẳng cần lý do. Tôi hoàn toàn mất kết nối với chính mình. Tôi hoàn toàn không rõ mình là ai, mình nên làm gì, mình còn có thể làm gì được nữa.

Và rồi một ngày, tôi quyết định: Mình không thể cứ sống như thế này nữa.

Giống như Lê Cát Trọng Lý chia sẻ rằng “Thời trẻ mình cũng nghiện buồn. Nhưng sau đó mình nhận ra sự nghiện này không giúp đỡ gì được cho gia đình và bạn bè. Mà cứ sống thế mãi thì hơi ngốc. Buồn nó sẽ qua, vì nó chỉ là cảm xúc. Thứ nuôi dưỡng nó là xu hướng suy nghĩ.”

Tôi nhận ra: À, đã đến lúc mình cần nghĩ theo một hướng khác.

Tôi đã làm hai việc. 

Đầu tiên, cũng là quan trọng nhất, chính là tìm lại kết nối với bản thân.

Tôi ngồi lại và viết. Tôi viết về những điều đã xảy ra. Tôi viết những điều tôi đã học được, và những điều tôi từ bỏ. Tôi luôn chia sẻ rằng tôi rất thích viết vì khi viết, chúng ta sẽ bình tĩnh và nền tính hơn. Được viết như được sống. Khi viết, tôi có cơ hội nhìn lại cả một thời gian dài vừa qua, có những nỗi đau, có những quả ngọt, và rồi nhìn thấy được nỗi sợ trong tôi là gì. Chúng ta thường sợ hãi những thứ mà ta không hiểu rõ về nó. Một khi đã “làm việc” cùng nỗi sợ để hiểu rõ nó hơn, mọi thứ không còn quá khó nhằn như trước nữa.

Sau đó, tôi bắt đầu thử một cái gì đó mới. Giai đoạn lưng chừng khủng hoảng là một giai đoạn vô cùng lộn xộn, đáng sợ và mất phương hướng. Thay vì quẩn quanh với những nỗi đau cũ của cơn khủng hoảng, tôi tìm một thứ gì đó mà tôi chưa từng làm để làm. Điều đó giúp tôi “lột xác” trong mọi thứ – suy nghĩ, lối sống, thói quen. Giống như côn trùng lột xác, như loài thú thay lông, tôi loại bỏ các phần đã nhiễm độc hoặc quá hạn sử dụng trong tâm hồn mình.

Việc thứ hai tôi làm chính là cho đi.

Cho đi chính là cách để tâm hồn chúng ta luôn được giàu có. Có thể bắt đầu bằng những chuyện rất nhỏ, như dậy sớm để quét dọn khoảng sân chung ở nhà trọ; hoặc chia sẻ kinh nghiệm của mình với những người khác, cho dù đó là bạn bè, người thân, đồng nghiệp hay người lạ.

Dĩ nhiên, việc thôi buồn không phải là một chuyện dễ dàng. Nó không phải là chỉ cần thức dậy, quyết định “À mình sẽ không buồn nữa” rồi rụp một cái được ngay. Nhưng ít nhất là trong quá trình “thôi buồn”, tôi đã thôi dằn vặt vì mình đã cảm thấy buồn bã, chán chường thay vì vui vẻ. Và qua thời gian, tôi nhận ra “sóng đời” về cơ bản là một bài tập cho tâm hồn chúng ta viết nên các giá trị mới. Đó là dịp để ta nhìn lại chính mình, lắng nghe trái tim, kêu gọi bản thân sửa đổi, và viết thêm một chương mới cho cuộc đời – một chương nhiều biến động nhưng cũng đầy ý nghĩa, là tiền đề cho hạnh phúc ở tương lai.

Tôi rất thích phần cuối trong bài diễn thuyết của Bruce Feiler, khi ông nhắc đến cụm từ này của Người Ý: “lupus in fabula”, tức lời thầm thì của quỷ dữ, hay con sói trong truyện cổ tích. 

Ngay khi câu chuyện cổ tích của chúng ta sắp sửa trở thành sự thật, một con sói nhảy ra và đe dọa sẽ phá hủy nó. Hay ngay khi cuộc sống đang trôi chảy, lại đột nhiên xuất hiện một con quỷ, con rồng, một lời chẩn bệnh, một đại dịch.

Nhưng điều đó ổn mà.

Tất cả chúng ta cần trở thành người hùng trong câu chuyện của chính mình. Đó mới là điều ý nghĩa sau cùng của những mẩu truyện cổ tích.

CATHERINE

Lần đầu tiên tôi nghe đến khái niệm “sóng đời” là khi xem video của diễn giả Bruce Feiler ở kênh TEDxTalks. Theo định nghĩa của ông, “sóng đời” là một loạt các thay đổi lớn dẫn đến một giai đoạn lột xác trong cuộc sống. Một người bình thường có 3-5 “sóng đời”, với độ dài trung bình là 5 năm. Tức là chúng ta dành khoảng 25 năm – hoặc một nửa đời người, để trải qua những chuyển đổi và ngụp lặn trong những biến cố đầy to lớn. 

Giống như rất nhiều người trẻ khác, cơn “sóng đời” tiêu biểu của tôi là khi tôi chập choạng bước sang cột mốc trưởng thành. Trước đây, dẫu một thân một mình đến đất khách quê người học tập, tôi vẫn còn phụ thuộc kinh tế gia đình khi được bố mẹ chu cấp tiền nhà, tiền ăn uống, sinh hoạt, học phí. Việc tôi cần làm khi ấy chính là nỗ lực học tập thật tốt dựa trên lộ trình đào tạo có sẵn của ngành. 

Sau khi tốt nghiệp đại học là một chuyện hoàn toàn khác. Tôi dĩ nhiên vẫn nhận được sự chăm lo, yêu quý từ bố mẹ. Nhưng lúc này, tôi chính thức bước ra khỏi sự phụ thuộc tài chính từ gia đình và bắt đầu một cuộc sống độc lập. Tôi từ chối nhận trợ cấp. Tôi kết thúc hợp đồng với kí túc xá, tìm một phòng trọ riêng, mua sắm vật dụng sinh hoạt, tìm một công việc phù hợp với ngành mình đã học. Tôi bắt đầu viết tiếp câu chuyện riêng của cuộc đời mình với hai bàn tay trắng.

Nhưng dĩ nhiên mọi thứ sẽ chẳng dễ dàng như vậy. Hành trình chuyển đổi và giữ vững gót chân trước “sóng đời” là một hành trình khó khăn, thậm chí đau đớn. Tôi phải đối mặt với rất nhiều loại áp lực: áp lực về chi phí sinh hoạt, nhà ở giữa Sài Gòn đắt đỏ; về môi trường làm việc độc hại và bóc lột; đồng nghiệp xem thường và giẫm đạp nhau. Tôi đã trải qua khủng hoảng cực độ. Đó là những khổ sở không thể dễ dàng mô tả chỉ bằng vài đoạn chữ.

Tôi đã để bản thân mình bị nhấn chìm trong môi trường độc hại suốt khoảng thời gian dài, đến mức chính mình bị nhiễm độc từ khi nào không hay. Tôi đã không còn đọc, không còn vẽ tranh, không còn hát, không còn làm đồ thủ công, không còn đi bộ, không còn nhận thấy bất kì sự đẹp đẽ nào của cuộc sống nữa. Da dẻ tôi sần sùi và sạm đi. Cơ thể tôi luôn yếu ớt và rã rời. Tinh thần tôi kiệt quệ và oằn mình trong đau đớn.

Những bế tắc của cuộc sống hiện tại cứ thế bủa vây tôi, trở thành chiếc gông cùm để tôi giam giữ chính mình. Kết cục, tôi đã quên mất mình từng giàu có như thế nào. 

Tôi đã quên mất mình có một gia đình ấm êm và rất mực yêu thương mình. Tôi đã quên mất mình có những người bạn trân trọng và sẵn sàng ủng hộ tôi ở những điều tôi làm. Tôi đã quên mất mình vẫn đang được ăn cơm ngày ba bữa, có sức khỏe, có trí tuệ, có kỹ năng để có thể bắt đầu lại. Tôi đã quên mất cuộc sống vẫn còn muôn vàn điều đẹp đẽ, quên mất những “Sohwakhaeng” (소 확행) hay “Small but certain happiness” – những “hạnh phúc nhỏ nhưng chắc chắn” mà tôi từng nhặt nhạnh, khắc ghi và cảm thấy biết ơn mỗi ngày. Tôi đã quên mất mình vốn là một người rất giàu có như thế.

Tôi trở thành một người cáu kỉnh, luôn cảm thấy lo lắng và sợ hãi trước những thứ không rõ ràng. Tôi rơi nước mắt chẳng cần lý do. Tôi hoàn toàn mất kết nối với chính mình. Tôi hoàn toàn không rõ mình là ai, mình nên làm gì, mình còn có thể làm gì được nữa.

Và rồi một ngày, tôi quyết định: Mình không thể cứ sống như thế này nữa.

Giống như Lê Cát Trọng Lý chia sẻ rằng “Thời trẻ mình cũng nghiện buồn. Nhưng sau đó mình nhận ra sự nghiện này không giúp đỡ gì được cho gia đình và bạn bè. Mà cứ sống thế mãi thì hơi ngốc. Buồn nó sẽ qua, vì nó chỉ là cảm xúc. Thứ nuôi dưỡng nó là xu hướng suy nghĩ.”

Tôi nhận ra: À, đã đến lúc mình cần nghĩ theo một hướng khác.

Tôi đã làm hai việc. 

Đầu tiên, cũng là quan trọng nhất, chính là tìm lại kết nối với bản thân.

Tôi ngồi lại và viết. Tôi viết về những điều đã xảy ra. Tôi viết những điều tôi đã học được, và những điều tôi từ bỏ. Tôi luôn chia sẻ rằng tôi rất thích viết vì khi viết, chúng ta sẽ bình tĩnh và nền tính hơn. Được viết như được sống. Khi viết, tôi có cơ hội nhìn lại cả một thời gian dài vừa qua, có những nỗi đau, có những quả ngọt, và rồi nhìn thấy được nỗi sợ trong tôi là gì. Chúng ta thường sợ hãi những thứ mà ta không hiểu rõ về nó. Một khi đã “làm việc” cùng nỗi sợ để hiểu rõ nó hơn, mọi thứ không còn quá khó nhằn như trước nữa.

Sau đó, tôi bắt đầu thử một cái gì đó mới. Giai đoạn lưng chừng khủng hoảng là một giai đoạn vô cùng lộn xộn, đáng sợ và mất phương hướng. Thay vì quẩn quanh với những nỗi đau cũ của cơn khủng hoảng, tôi tìm một thứ gì đó mà tôi chưa từng làm để làm. Điều đó giúp tôi “lột xác” trong mọi thứ – suy nghĩ, lối sống, thói quen. Giống như côn trùng lột xác, như loài thú thay lông, tôi loại bỏ các phần đã nhiễm độc hoặc quá hạn sử dụng trong tâm hồn mình.

Việc thứ hai tôi làm chính là cho đi.

Cho đi chính là cách để tâm hồn chúng ta luôn được giàu có. Có thể bắt đầu bằng những chuyện rất nhỏ, như dậy sớm để quét dọn khoảng sân chung ở nhà trọ; hoặc chia sẻ kinh nghiệm của mình với những người khác, cho dù đó là bạn bè, người thân, đồng nghiệp hay người lạ.

Dĩ nhiên, việc thôi buồn không phải là một chuyện dễ dàng. Nó không phải là chỉ cần thức dậy, quyết định “À mình sẽ không buồn nữa” rồi rụp một cái được ngay. Nhưng ít nhất là trong quá trình “thôi buồn”, tôi đã thôi dằn vặt vì mình đã cảm thấy buồn bã, chán chường thay vì vui vẻ. Và qua thời gian, tôi nhận ra “sóng đời” về cơ bản là một bài tập cho tâm hồn chúng ta viết nên các giá trị mới. Đó là dịp để ta nhìn lại chính mình, lắng nghe trái tim, kêu gọi bản thân sửa đổi, và viết thêm một chương mới cho cuộc đời – một chương nhiều biến động nhưng cũng đầy ý nghĩa, là tiền đề cho hạnh phúc ở tương lai.

Tôi rất thích phần cuối trong bài diễn thuyết của Bruce Feiler, khi ông nhắc đến cụm từ này của Người Ý: “lupus in fabula”, tức lời thầm thì của quỷ dữ, hay con sói trong truyện cổ tích. 

Ngay khi câu chuyện cổ tích của chúng ta sắp sửa trở thành sự thật, một con sói nhảy ra và đe dọa sẽ phá hủy nó. Hay ngay khi cuộc sống đang trôi chảy, lại đột nhiên xuất hiện một con quỷ, con rồng, một lời chẩn bệnh, một đại dịch.

Nhưng điều đó ổn mà.

Tất cả chúng ta cần trở thành người hùng trong câu chuyện của chính mình. Đó mới là điều ý nghĩa sau cùng của những mẩu truyện cổ tích.

CATHERINE

MONG TỪNG NGÀY CHO ĐẾN GIÁNG SINH

Một mùa Giáng sinh nữa lại về, Sài Gòn mấy hôm nay trời trở lạnh, những cung đường thay sắc áo rực rỡ dưới muôn ngàn ánh đèn lung linh huyền ảo. Đâu đó lúc chiều tà tiếng chuông nhà thờ trong xóm Đạo ngân vang điểm từng hồi chậm rãi, rung rung trong làn sương mỏng gợi...

NGƯỜI ĐẸP VÀ QUÁI THÚ

Người đẹp và Quái thú - Beauty and The Beast, bản hoạt hình được Walt Disney công chiếu năm 1991, là câu chuyện cổ tích kể về mối tình đẹp, thơ mộng nhưng cũng lắm trắc trở giữa Belle dũng cảm, tử tế, kiên nhẫn, vị tha, thông minh, hiếu thảo, không ham mê vật chất và...

SỰ TRÂN TRỌNG TRONG MỐI QUAN HỆ

Hiếm ai ngờ rằng sự thiếu trân trọng chính là một trong những nguyên nhân chính gây ra sự tan vỡ trong các mối quan hệ. Nhiều người phụ nữ dốc lòng vì chồng vì con, nhưng đổi lại không gì ngoài sự hờ hững. Chắc hẳn không một người phụ nữ nào muốn cái danh hư ảo mang...

06 TIN ĐỒN VỀ ĐÀN ÔNG VÀ PHỤ NỮ

Hãy xem xét 06 tin đồn thường gặp sau đây: Phụ nữ lãng mạn hơn đàn ông Vì đối tượng mà hầu hết tiểu thuyết và hài kịch lãng mạn nhắm tới là khán giả nữ, có thể khó tin nhưng đàn ông thực sự có cái nhìn lãng mạn về tình yêu hơn phụ nữ. Một thước đo lãng mạn được sử...

LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐỐI XỬ TỬ TẾ VỚI BẢN THÂN MÌNH HƠN

  Nhiều người lầm rằng sự tự trắc ẩn (Self-Compassion) nghĩa là cho phép chính mình buông thả và tự dối gạt bản thân để trốn tránh trách nhiệm những khi yếu kém hay biếng nhác. Cũng có không ít người nghĩ tự trắc ẩn là phải tự hà khắc với chính mình, phải gạt bỏ...

MONG TỪNG NGÀY CHO ĐẾN GIÁNG SINH

Một mùa Giáng sinh nữa lại về, Sài Gòn mấy hôm nay trời trở lạnh, những cung đường thay sắc áo rực rỡ dưới muôn ngàn ánh đèn lung linh huyền ảo. Đâu đó lúc chiều tà tiếng chuông nhà thờ trong xóm Đạo ngân vang điểm từng hồi chậm rãi, rung rung trong làn sương mỏng gợi...

NGƯỜI ĐẸP VÀ QUÁI THÚ

Người đẹp và Quái thú - Beauty and The Beast, bản hoạt hình được Walt Disney công chiếu năm 1991, là câu chuyện cổ tích kể về mối tình đẹp, thơ mộng nhưng cũng lắm trắc trở giữa Belle dũng cảm, tử tế, kiên nhẫn, vị tha, thông minh, hiếu thảo, không ham mê vật chất và...

SỰ TRÂN TRỌNG TRONG MỐI QUAN HỆ

Hiếm ai ngờ rằng sự thiếu trân trọng chính là một trong những nguyên nhân chính gây ra sự tan vỡ trong các mối quan hệ. Nhiều người phụ nữ dốc lòng vì chồng vì con, nhưng đổi lại không gì ngoài sự hờ hững. Chắc hẳn không một người phụ nữ nào muốn cái danh hư ảo mang...

NGÔN NGỮ TÌNH YÊU TIẾT LỘ ĐIỀU GÌ VỀ BẢN THÂN BẠN

Thế nhưng, tiến sĩ Gary Chapman đã khiến chúng ta lầm tưởng khi ngụ ý rằng các nhóm ngôn ngữ tình yêu đều ngang bằng nhau. Thực chất, mỗi ngôn ngữ tình yêu đều ẩn chứa những ý nghĩa riêng biệt. Thời gian chất lượng (Quality Time) Thời gian chính là tài sản quý giá...

NGỪNG ĐỔ LỖI KHI TAN VỠ

  Ắt hẳn ai cũng từng trải qua ít nhất một lần tan vỡ trong đời. Nếu bạn chỉ có duy nhất một mối tình và hiện tại đang sống hạnh phúc cùng người ấy thì tôi thật lòng rất mừng cho bạn, bạn là trường hợp rất hiếm hoi trong xã hội đấy.  Còn nếu bạn đã từng trải qua...

CON GÁI CỦA MẸ!

“Tôi không thích mẹ càm ràm nhưng lại không thể phớt lờ chúng. Tôi ghét bản thân không thể tốt hơn để mẹ được hạnh phúc. Tôi sợ nếu mình sai phạm thì mẹ sẽ thất vọng.  Không biết từ khi nào, những suy nghĩ về cảm nhận của mẹ luôn là mối bận tâm của tôi. Thậm chí có...

CHIẾN TRANH LẠNH TRONG HÔN NHÂN

Chiến tranh lạnh là điều mà hầu như không cặp đôi nào tránh khỏi được, đặc biệt sau hôn nhân thì tần suất ngày một nhiều hơn. Sự im lặng chết chóc ấy thường bắt đầu từ một điều gì đó vụn vặt và lố bịch mà các cặp vợ chồng không thể nhớ nổi, và nếu có thể nhớ ra, họ sẽ...

06 TIN ĐỒN VỀ ĐÀN ÔNG VÀ PHỤ NỮ

Hãy xem xét 06 tin đồn thường gặp sau đây: Phụ nữ lãng mạn hơn đàn ông Vì đối tượng mà hầu hết tiểu thuyết và hài kịch lãng mạn nhắm tới là khán giả nữ, có thể khó tin nhưng đàn ông thực sự có cái nhìn lãng mạn về tình yêu hơn phụ nữ. Một thước đo lãng mạn được sử...

LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐỐI XỬ TỬ TẾ VỚI BẢN THÂN MÌNH HƠN

  Nhiều người lầm rằng sự tự trắc ẩn (Self-Compassion) nghĩa là cho phép chính mình buông thả và tự dối gạt bản thân để trốn tránh trách nhiệm những khi yếu kém hay biếng nhác. Cũng có không ít người nghĩ tự trắc ẩn là phải tự hà khắc với chính mình, phải gạt bỏ...

BẬN RỘN CHỈ LÀ CÁI CỚ ?

  Ai cũng có những giai đoạn khác nhau trong cuộc sống, đặc biệt là trong vòng xoáy của cuộc sống xô bồ thời hiện đại, bận rộn chính là lý do được nhiều người sử dụng nhất và có vẻ là một cụm từ “nhàm tai” nhất. Nhưng câu hỏi mà mọi phụ nữ luôn băn khoăn chính...