YÊU GIẢ

YÊU GIẢ

Tình yêu đôi lứa phải đến từ hai phía và phải xuất phát từ tình cảm chân thành, chứ không phải đến với nhau bởi sự lợi dụng. Tưởng cột chặt đời nhau bằng sự tính toan nhưng sau mỗi giấc mộng khó thành, lòng người ai cũng trở nên nặng trĩu. Yêu mà sao ai cũng có bí mật để cất giấu, có nỗi đau tự mình phải gánh chịu, có chiếc mặt nạ da người để đeo lên khi đối mặt với nhau mà chẳng ai chịu nói ra sự thật. Một khi niềm tin bị đánh cắp bởi sự giả tạo, dối trá thì tiếng yêu chỉ là mù quáng, rồi một ngày cũng sẽ chết ngạt trong vô vọng.

Mặt nạ da người trong chốn tình trường

Sự dối trá trong tình yêu khiến đôi lứa yêu nhau tự viễn vông rằng mình yêu rất nhiều, chạy theo những huyễn hoặc để giấu giếm sự thật nhằm không phải chịu trách nhiệm cho việc làm của bản thân. Đổ lỗi cho nhau để thấy mình không có lỗi, và tự cho mình cái quyền “yêu lại” một cách dối trá nhằm trả thù chính người trong cuộc, nhưng thực ra chính mình mới là người phải chịu nhiều bất hạnh.

Trúc Quỳnh là một cô gái sống nội tâm, tình cảm nhưng rất mù quáng, nhu nhược và cố chấp khi yêu. Quỳnh đã trải qua 6 năm yêu xa với Ngạn Vũ và tiếp tục sánh bước cùng nhau khi anh về Việt Nam sau du học. Dẫu biết rằng người mình yêu là một anh chàng gia trưởng, nóng tính, hay động tay chân nhưng với Quỳnh khi yêu thì sẽ một lòng, dù anh thế nào, chỉ cần đừng phản bội thì mọi việc cô có thể bỏ qua.

Lúc mới quen, Ngạn Vũ thể hiện là một người ít nói, sĩ diện và coi trọng bản thân. Linh cảm bảo Quỳnh không nên tiếp tục, nhưng thay vì lắng nghe, Quỳnh viện cớ là yêu xa nên chắc chưa hiểu nhiều. Đến khi gần nhau, cô mới nhận ra Vũ còn là một người muốn được phần mình, xem trọng tiền bạc, thích kiểm soát, và điều khiển người khác làm theo ý mình. Đã đôi lần, cô sợ bị tổn thương và muốn dừng lại, nhưng tình cảm mộng mị bảo rằng cô chỉ bỏ đi khi người phụ mình chứ chẳng bao giờ mình chịu bỏ anh.

Một ngày, trong lúc dọn dẹp phòng, Quỳnh phát hiện ra những thước phim quay lại cảnh làm tình giữa Vũ và những người bạn gái khác khi anh du học. Hóa ra, anh chẳng thủy chung như cô nghĩ. Tình yêu của cô chẳng là gì so với những cái lạ trong mắt anh. Dẫu là một người học cao, hiểu rộng nhưng trong tình yêu anh chỉ xem Quỳnh là kẻ qua đường. Cô chấp nhận để cho anh sở hữu cả về thể xác lẫn tâm hồn mà không một lời lên tiếng. Chỉ đến khi cô điên cuồng hiểu ra, cô không phải là người duy nhất trong cuộc sống của anh ở hiện tại, thì mọi thứ hào nhoáng mới dần sụp đổ.

Nhưng rồi Quỳnh bảo: “Em không đủ thông minh để làm người xấu, không thể nghĩ ra cách gì để trả thù anh ấy. Hiện tại, trong mắt em anh ta đã chết, nhưng em sẽ không nói chia tay để anh ấy thoát trách nhiệm”.

Cứ thế, Quỳnh sống trong nghi ngờ, trong nỗi đau mà cô chẳng chịu buông bỏ. Cô lao vào học ngoại ngữ, kiếm thêm việc làm, lừa dối bản thân và chấp nhận tiếp tục mối quan hệ với kẻ đang ngược đãi cô. Bản thân nghĩ mình sẽ ổn, cô nghĩ mình đang nắm giữ những bí mật của một người đàn ông tồi, một kẻ giả tạo. Rằng một ngày không xa, cô sẽ nói cho mọi người biết sự thật về anh, làm anh mất sĩ diện, xấu hổ và đau khổ vì cô mãi mãi.

Đừng trêu ái tình vì có ngày kẻ thua là mình

Sống giả tạo nghĩa là cố che đậy bản chất thật của mình bằng những hành động giả tạo để làm người đối diện tin tưởng, thỏa mãn tính ích kỷ, ham muốn và mục đích cá nhân của bản thân. Giả tạo cũng chính là tính cách của một người có cái Tôi quá lớn. Họ không muốn đối diện với sự thật, sợ người khác đánh giá thấp và coi thường khả năng của mình, muốn bảo vệ bản thân để có được sự quan tâm, ủng hộ và được ở vị trí trung tâm của vũ trụ.

Người sống giả tạo rất ít để người khác biết vì rất giỏi ngụy trang bằng nụ cười, ánh mắt, lời nói và hành động. Họ sợ và ám ảnh khi ai đó biết đến con người thật của mình. Họ chẳng yêu ai nhiều bằng chính mình. Một khi ai đó biết ra bản chất thật sự thì y như rằng họ sẽ tìm mọi cách để làm cá nhân đó cảm thấy dằn vặt, đau khổ và cắn rứt.

Quỳnh biết người mình yêu là một kẻ đạo mạo, gia trưởng, nóng tính, keo kiệt, hay động tay chân và dối trá từ lúc ban đầu. Còn Vũ, anh cũng chưa bao giờ xem cô là duy nhất, nhưng chính cô lại “cố chấp” lao vào như một con thiêu thân chỉ vì những “ảo ảnh” hào nhoáng và một sự ngọt ngào đầy dối trá rằng cô làm thế để trả thù anh.

Phải chăng đó là yêu mù quáng, hay cạm bẫy tình yêu phần lớn là do chính người trong cuộc tạo ra vì mình không chấp nhận buông bỏ. Cô nói yêu anh vội vàng rồi tự xây một tòa lâu đài “hạnh phúc” trên cát, để rồi khi phát hiện anh không chung thủy như mong đợi thì tự trách mình làm “con dã tràng” khổ đau trong vô vọng. Bạn sẽ khó thoát ra được vòng luẩn quẩn giữa tình yêu và sự thù hận nếu bạn không chấp nhận rằng tình yêu kia là liều thuốc độc đang ngấm ngầm giết chết cuộc sống của bạn.

Làm sao để thoát ra cái bẫy của sự nghi ngờ do quá khứ mang lại

Não bộ con người một khi bị lo sợ, tổn thương sẽ lập trình sẵn, ghi nhận và có khả năng tái hiện lại chính hoàn cảnh đó sau này. Đó là lý do bạn dễ kết đôi với những kẻ “phản bội, vô tâm” có lối cư xử giống với những gì bạn nghĩ, nhìn thấy, lo sợ, hay tưởng tượng ra trước đây. Lâu ngày, bạn không thể dứt bỏ mà trở nên phụ thuộc kẻ ngược đãi, dẫn đến tâm trạng luôn bất an, bế tắc. Bạn hoàn toàn mất đi khả năng tự chủ bởi những áp lực do chính mình tạo ra.

Phải chăng, chính những điều quen thuộc thường cho ta một cảm giác hợp lý để rồi ai nấy cố tình “lao vào” một cách khó hiểu. Nói cách khác, chính những trải nghiệm “đổ vỡ”, “lừa dối” từ trong gia đình, một hành vi trong vô thức ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc lựa chọn tình yêu hiện tại của hai bạn. Với Quỳnh, cô chưa bao giờ quên được hình ảnh cha mình ngoại tình với người đàn bà khác, từ đó cô nhìn đâu cũng thấy đàn ông phản bội, trong khi đó Ngạn Vũ cũng không ít lần bị bạn gái cũ cắm sừng và xem thường anh để chạy theo kẻ khác. Thế nên, trong mắt hai bạn tình yêu bằng với nỗi đau, sự dối trá nên lo âu và né tránh sẽ là một lựa chọn bất khả chiến bại nhằm bảo vệ cái Tôi của mình.

Sự thù hận, sợ bị phản bội được nuôi dưỡng từ khi chúng ta còn rất nhỏ, bạn vô tình tái diễn phần nào những câu chuyện của quá khứ vào cuộc đời mình. Kẻ thù lớn nhất của Quỳnh chính là mình mà không phải là anh hay một ai khác. Càng bới tìm trong đống đổ nát thì Quỳnh càng mất phương hướng và càng lệ thuộc vào người đàn ông mình đang căm ghét.

Đã đến lúc Quỳnh hiểu ra tình yêu lành mạnh là khi bạn biết yêu chính mình, yêu những giá trị mình có, không quên đặt ra những giới hạn an toàn cho bản thân, dồn tất cả những năng lượng tích cực vào tình yêu để khi buông tay bạn không phải trách cứ ai hay nuối tiếc. Bởi lẽ, ai trong chúng ta cũng muốn ở bên cạnh một người hạnh phúc, yêu đời cũng như lạc quan trong suy nghĩ chứ không ai muốn là nỗi bất hạnh của nhau.

Sự giả tạo sẽ làm bạn vô cùng mệt mỏi và căng thẳng. Đừng cố mang chiếc mặt nạ ấy lên vì sẽ có ngày nó làm bạn ghét bỏ bản thân vì quen với sự “dối trá” và tự mình đánh mất niềm tin vào cuộc sống xung quanh. Dằn vặt, đau khổ, buồn chán và ủ rũ chỉ khiến bạn trở nên nhỏ bé và trông bất hạnh trong mắt người khác .

Tình yêu đẹp là khi ta biết đổi xử tốt với nhau khi tình yêu qua đi. Là không níu kéo quá khứ mà hãy để nó ngủ yên trong “giấc kỉ niệm”. Mỉm cười và vượt qua để thấy lòng mình thanh thản và không tự trách mình vì chắc gì cái bỏ đi là quý giá.

MIA NGUYỄN

Tình yêu đôi lứa phải đến từ hai phía và phải xuất phát từ tình cảm chân thành, chứ không phải đến với nhau bởi sự lợi dụng. Tưởng cột chặt đời nhau bằng sự tính toan nhưng sau mỗi giấc mộng khó thành, lòng người ai cũng trở nên nặng trĩu. Yêu mà sao ai cũng có bí mật để cất giấu, có nỗi đau tự mình phải gánh chịu, có chiếc mặt nạ da người để đeo lên khi đối mặt với nhau mà chẳng ai chịu nói ra sự thật. Một khi niềm tin bị đánh cắp bởi sự giả tạo, dối trá thì tiếng yêu chỉ là mù quáng, rồi một ngày cũng sẽ chết ngạt trong vô vọng.

Mặt nạ da người trong chốn tình trường

Sự dối trá trong tình yêu khiến đôi lứa yêu nhau tự viễn vông rằng mình yêu rất nhiều, chạy theo những huyễn hoặc để giấu giếm sự thật nhằm không phải chịu trách nhiệm cho việc làm của bản thân. Đổ lỗi cho nhau để thấy mình không có lỗi, và tự cho mình cái quyền “yêu lại” một cách dối trá nhằm trả thù chính người trong cuộc, nhưng thực ra chính mình mới là người phải chịu nhiều bất hạnh.

Trúc Quỳnh là một cô gái sống nội tâm, tình cảm nhưng rất mù quáng, nhu nhược và cố chấp khi yêu. Quỳnh đã trải qua 6 năm yêu xa với Ngạn Vũ và tiếp tục sánh bước cùng nhau khi anh về Việt Nam sau du học. Dẫu biết rằng người mình yêu là một anh chàng gia trưởng, nóng tính, hay động tay chân nhưng với Quỳnh khi yêu thì sẽ một lòng, dù anh thế nào, chỉ cần đừng phản bội thì mọi việc cô có thể bỏ qua.

Lúc mới quen, Ngạn Vũ thể hiện là một người ít nói, sĩ diện và coi trọng bản thân. Linh cảm bảo Quỳnh không nên tiếp tục, nhưng thay vì lắng nghe, Quỳnh viện cớ là yêu xa nên chắc chưa hiểu nhiều. Đến khi gần nhau, cô mới nhận ra Vũ còn là một người muốn được phần mình, xem trọng tiền bạc, thích kiểm soát, và điều khiển người khác làm theo ý mình. Đã đôi lần, cô sợ bị tổn thương và muốn dừng lại, nhưng tình cảm mộng mị bảo rằng cô chỉ bỏ đi khi người phụ mình chứ chẳng bao giờ mình chịu bỏ anh.

Một ngày, trong lúc dọn dẹp phòng, Quỳnh phát hiện ra những thước phim quay lại cảnh làm tình giữa Vũ và những người bạn gái khác khi anh du học. Hóa ra, anh chẳng thủy chung như cô nghĩ. Tình yêu của cô chẳng là gì so với những cái lạ trong mắt anh. Dẫu là một người học cao, hiểu rộng nhưng trong tình yêu anh chỉ xem Quỳnh là kẻ qua đường. Cô chấp nhận để cho anh sở hữu cả về thể xác lẫn tâm hồn mà không một lời lên tiếng. Chỉ đến khi cô điên cuồng hiểu ra, cô không phải là người duy nhất trong cuộc sống của anh ở hiện tại, thì mọi thứ hào nhoáng mới dần sụp đổ.

Nhưng rồi Quỳnh bảo: “Em không đủ thông minh để làm người xấu, không thể nghĩ ra cách gì để trả thù anh ấy. Hiện tại, trong mắt em anh ta đã chết, nhưng em sẽ không nói chia tay để anh ấy thoát trách nhiệm”.

Cứ thế, Quỳnh sống trong nghi ngờ, trong nỗi đau mà cô chẳng chịu buông bỏ. Cô lao vào học ngoại ngữ, kiếm thêm việc làm, lừa dối bản thân và chấp nhận tiếp tục mối quan hệ với kẻ đang ngược đãi cô. Bản thân nghĩ mình sẽ ổn, cô nghĩ mình đang nắm giữ những bí mật của một người đàn ông tồi, một kẻ giả tạo. Rằng một ngày không xa, cô sẽ nói cho mọi người biết sự thật về anh, làm anh mất sĩ diện, xấu hổ và đau khổ vì cô mãi mãi.

Đừng trêu ái tình vì có ngày kẻ thua là mình

Sống giả tạo nghĩa là cố che đậy bản chất thật của mình bằng những hành động giả tạo để làm người đối diện tin tưởng, thỏa mãn tính ích kỷ, ham muốn và mục đích cá nhân của bản thân. Giả tạo cũng chính là tính cách của một người có cái Tôi quá lớn. Họ không muốn đối diện với sự thật, sợ người khác đánh giá thấp và coi thường khả năng của mình, muốn bảo vệ bản thân để có được sự quan tâm, ủng hộ và được ở vị trí trung tâm của vũ trụ.

Người sống giả tạo rất ít để người khác biết vì rất giỏi ngụy trang bằng nụ cười, ánh mắt, lời nói và hành động. Họ sợ và ám ảnh khi ai đó biết đến con người thật của mình. Họ chẳng yêu ai nhiều bằng chính mình. Một khi ai đó biết ra bản chất thật sự thì y như rằng họ sẽ tìm mọi cách để làm cá nhân đó cảm thấy dằn vặt, đau khổ và cắn rứt.

Quỳnh biết người mình yêu là một kẻ đạo mạo, gia trưởng, nóng tính, keo kiệt, hay động tay chân và dối trá từ lúc ban đầu. Còn Vũ, anh cũng chưa bao giờ xem cô là duy nhất, nhưng chính cô lại “cố chấp” lao vào như một con thiêu thân chỉ vì những “ảo ảnh” hào nhoáng và một sự ngọt ngào đầy dối trá rằng cô làm thế để trả thù anh.

Phải chăng đó là yêu mù quáng, hay cạm bẫy tình yêu phần lớn là do chính người trong cuộc tạo ra vì mình không chấp nhận buông bỏ. Cô nói yêu anh vội vàng rồi tự xây một tòa lâu đài “hạnh phúc” trên cát, để rồi khi phát hiện anh không chung thủy như mong đợi thì tự trách mình làm “con dã tràng” khổ đau trong vô vọng. Bạn sẽ khó thoát ra được vòng luẩn quẩn giữa tình yêu và sự thù hận nếu bạn không chấp nhận rằng tình yêu kia là liều thuốc độc đang ngấm ngầm giết chết cuộc sống của bạn.

Làm sao để thoát ra cái bẫy của sự nghi ngờ do quá khứ mang lại

Não bộ con người một khi bị lo sợ, tổn thương sẽ lập trình sẵn, ghi nhận và có khả năng tái hiện lại chính hoàn cảnh đó sau này. Đó là lý do bạn dễ kết đôi với những kẻ “phản bội, vô tâm” có lối cư xử giống với những gì bạn nghĩ, nhìn thấy, lo sợ, hay tưởng tượng ra trước đây. Lâu ngày, bạn không thể dứt bỏ mà trở nên phụ thuộc kẻ ngược đãi, dẫn đến tâm trạng luôn bất an, bế tắc. Bạn hoàn toàn mất đi khả năng tự chủ bởi những áp lực do chính mình tạo ra.

Phải chăng, chính những điều quen thuộc thường cho ta một cảm giác hợp lý để rồi ai nấy cố tình “lao vào” một cách khó hiểu. Nói cách khác, chính những trải nghiệm “đổ vỡ”, “lừa dối” từ trong gia đình, một hành vi trong vô thức ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc lựa chọn tình yêu hiện tại của hai bạn. Với Quỳnh, cô chưa bao giờ quên được hình ảnh cha mình ngoại tình với người đàn bà khác, từ đó cô nhìn đâu cũng thấy đàn ông phản bội, trong khi đó Ngạn Vũ cũng không ít lần bị bạn gái cũ cắm sừng và xem thường anh để chạy theo kẻ khác. Thế nên, trong mắt hai bạn tình yêu bằng với nỗi đau, sự dối trá nên lo âu và né tránh sẽ là một lựa chọn bất khả chiến bại nhằm bảo vệ cái Tôi của mình.

Sự thù hận, sợ bị phản bội được nuôi dưỡng từ khi chúng ta còn rất nhỏ, bạn vô tình tái diễn phần nào những câu chuyện của quá khứ vào cuộc đời mình. Kẻ thù lớn nhất của Quỳnh chính là mình mà không phải là anh hay một ai khác. Càng bới tìm trong đống đổ nát thì Quỳnh càng mất phương hướng và càng lệ thuộc vào người đàn ông mình đang căm ghét.

Đã đến lúc Quỳnh hiểu ra tình yêu lành mạnh là khi bạn biết yêu chính mình, yêu những giá trị mình có, không quên đặt ra những giới hạn an toàn cho bản thân, dồn tất cả những năng lượng tích cực vào tình yêu để khi buông tay bạn không phải trách cứ ai hay nuối tiếc. Bởi lẽ, ai trong chúng ta cũng muốn ở bên cạnh một người hạnh phúc, yêu đời cũng như lạc quan trong suy nghĩ chứ không ai muốn là nỗi bất hạnh của nhau.

Sự giả tạo sẽ làm bạn vô cùng mệt mỏi và căng thẳng. Đừng cố mang chiếc mặt nạ ấy lên vì sẽ có ngày nó làm bạn ghét bỏ bản thân vì quen với sự “dối trá” và tự mình đánh mất niềm tin vào cuộc sống xung quanh. Dằn vặt, đau khổ, buồn chán và ủ rũ chỉ khiến bạn trở nên nhỏ bé và trông bất hạnh trong mắt người khác .

Tình yêu đẹp là khi ta biết đổi xử tốt với nhau khi tình yêu qua đi. Là không níu kéo quá khứ mà hãy để nó ngủ yên trong “giấc kỉ niệm”. Mỉm cười và vượt qua để thấy lòng mình thanh thản và không tự trách mình vì chắc gì cái bỏ đi là quý giá.

MIA NGUYỄN

NỖI SỢ Ở MỘT MÌNH

  Nỗi sợ ở một mình không đơn thuần là cảm giác cô đơn thoáng qua, mà với nhiều người trưởng thành, đó là một nỗi hoảng loạn hiện sinh – cảm giác như chính sự sống bị đe dọa khi không có ai bên cạnh. Những người sợ tách biệt khỏi gia đình, bạn đời hay người họ...

HỘI CHỨNG MUNCHAUSEN BY PROXY

  Hội chứng Munchausen by proxy (MBP) là một rối loạn tâm thần hiếm gặp nhưng nguy hiểm, trong đó người chăm sóc – thường là mẹ – cố ý gây tổn thương thể chất hoặc tinh thần cho con cái nhằm thu hút sự quan tâm, lòng thương xót và sự ngưỡng mộ từ người khác. Hành...

KHI ĐÀN ÔNG “YẾU SINH LÝ” VÌ TÂM LÝ

  Tình trạng “yếu sinh lý” ở nam giới – đặc biệt là khó cương cứng hoặc xuất tinh sớm khi gần gũi với người mình yêu – thường khiến người trong cuộc cảm thấy xấu hổ, mất tự tin, thậm chí là hoang mang. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp được ghi nhận rằng người đàn...

U NANG VÀ CĂNG THẲNG MÃN TÍNH

  NHÌN NHẬN TỪ MÔ HÌNH TÂM – THÂN – KINH U nang buồng trứng là tình trạng khá phổ biến ở phụ nữ, đặc biệt trong độ tuổi sinh sản. Phần lớn u nang lành tính, nhưng trong một số trường hợp, chúng có thể gây rối loạn nội tiết, đau vùng chậu, rối loạn kinh nguyệt...

KHI BẠN YÊU MỘT NGƯỜI “ÁI KỶ”

Yêu một người mắc rối loạn nhân cách ái kỷ (Narcissistic Personality Disorder – NPD) không chỉ là một hành trình đầy mâu thuẫn và tổn thương, mà còn có thể khiến bạn đánh mất chính mình. Mối quan hệ ấy có thể bắt đầu bằng sự quyến rũ mạnh mẽ – bạn cảm thấy được chú ý,...

HỦY HOẠI NGƯỜI TA YÊU THƯƠNG

  Có một nghịch lý đau lòng trong đời sống tâm lý: chúng ta đôi khi làm tổn thương chính những người mình yêu thương nhất. Không phải vì chúng ta không yêu họ, mà bởi vì những vết thương chưa lành trong ta chưa từng được thấu hiểu. Và trong cơn vô thức của đau...

CÁI BÓNG DƯỚNG ĐÔI MẮT MẸ

Có những người mẹ không bao giờ nhìn thấy con gái mình như một con người độc lập. Họ chỉ nhìn thấy bản thân mình – phản chiếu qua đôi mắt đứa con. Trong những mối quan hệ như thế, người mẹ mang đặc điểm ái kỷ thường coi con gái là phần kéo dài của chính mình: không...

LIMERENCE – TÌNH YÊU HOANG ĐƯỜNG

Limerence không phải là tình yêu – ít nhất không phải thứ tình yêu chín chắn, trưởng thành mà con người vẫn kiếm tìm trong những mối quan hệ sâu sắc. Đó là một trạng thái tâm lý đặc biệt, nơi cảm xúc không chỉ dâng cao mà còn trở nên ám ảnh. Người ta bị cuốn vào một...

NHỮNG KẺ NGOẠI TÌNH KHÔNG XẤU HỔ

  Không phải ai ngoại tình cũng hối hận. Có những người bước vào mối quan hệ ngoài luồng một cách ngang nhiên, không chút áy náy. Họ không cảm thấy có lỗi, cũng chẳng cho rằng mình làm điều gì sai trái. Thậm chí, họ còn tìm đủ lý do để biện minh, tự cho mình...

LẰN RANH YÊU THƯƠNG VÀ THÙ HẬN

  Rối loạn nhân cách ranh giới (Borderline Personality Disorder – BPD) là một trong những dạng rối loạn cảm xúc phức tạp và dễ gây hiểu lầm nhất. Những người mang đặc điểm này thường sống trong trạng thái cảm xúc cực đoan, nơi yêu và ghét, gắn bó và ruồng bỏ,...

LIỆU PHÁP HYPNOSIS VISUALISATION TRONG TRỊ LIỆU TÂM LÝ

Hypnosis Visualisation (gợi hình trong trạng thái thôi miên) là một phương pháp trị liệu sử dụng trí tưởng tượng có hướng dẫn trong trạng thái thư giãn sâu hoặc trạng thái thôi miên nhẹ. Trong quá trình này, thân chủ được dẫn dắt tập trung vào các hình ảnh tích cực,...

NỖI SỢ Ở MỘT MÌNH

  Nỗi sợ ở một mình không đơn thuần là cảm giác cô đơn thoáng qua, mà với nhiều người trưởng thành, đó là một nỗi hoảng loạn hiện sinh – cảm giác như chính sự sống bị đe dọa khi không có ai bên cạnh. Những người sợ tách biệt khỏi gia đình, bạn đời hay người họ...

TẠI SAO KHÔNG THOÁT RA MỐI QUAN HỆ ĐỘC HẠI?

  Trong những mối quan hệ có yếu tố thao túng và lạm dụng – dù là về cảm xúc hay thể xác – người mang đặc điểm ái kỷ thường sử dụng một chiến lược rất đặc trưng: trao rồi rút tình cảm một cách thất thường. Lúc thì vồ vập, yêu thương nồng nhiệt, khiến người kia...

NGHIỆN CỜ BẠC – HÀNH VI TỰ HỦY HOẠI IM LẶNG

Nghiện cờ bạc không đơn thuần là một thói quen xấu hay biểu hiện của sự “yếu đuối”. Nó là một dạng rối loạn hành vi, có cơ chế thần kinh và tâm lý tương tự như nghiện chất kích thích. Tuy nhiên, do thiếu hiểu biết và nhiều định kiến xã hội, cờ bạc vẫn thường bị coi là...

NHỮNG KẺ PHÁ HOẠI TỔ CHỨC CHUYÊN NGHIỆP

Trong môi trường làm việc, không khó để bắt gặp những người âm thầm hoặc công khai phá vỡ cấu trúc chung – chia rẽ nội bộ, lan truyền tin đồn, thụ động-aggressive trong công việc. Họ không hẳn là “người xấu” theo nghĩa đơn giản, mà thường là những cá nhân mang trong...

HỘI CHỨNG MUNCHAUSEN BY PROXY

  Hội chứng Munchausen by proxy (MBP) là một rối loạn tâm thần hiếm gặp nhưng nguy hiểm, trong đó người chăm sóc – thường là mẹ – cố ý gây tổn thương thể chất hoặc tinh thần cho con cái nhằm thu hút sự quan tâm, lòng thương xót và sự ngưỡng mộ từ người khác. Hành...

LIỆU PHÁP HỆ THỐNG GIA ĐÌNH BÊN TRONG

Liệu pháp Hệ thống Gia đình Bên trong (Internal Family Systems – IFS) là một phương pháp trị liệu tâm lý được phát triển bởi tiến sĩ Richard Schwartz vào đầu những năm 1980. Khi làm việc với thân chủ, ông nhận thấy rằng trong mỗi người không chỉ có một "cái tôi" thống...

CĂNG THẲNG CẤP TÍNH

  Căng thẳng cấp tính là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi đối diện với nguy hiểm hoặc sự kiện gây sang chấn. Ở giai đoạn này, hệ thần kinh tự động kích hoạt phản ứng chiến đấu, bỏ chạy hoặc đóng băng (fight, flight, freeze), với sự tham gia sâu của vùng PAG...

NGƯỜI LỚN ADHD VỚI CĂNG THẲNG, SANG CHẤN

Người lớn ADHD: Căng thẳng, Sang chấn và Hành trình phục hồi Người lớn có rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) thường phải đối mặt với mức căng thẳng cao hơn người điển hình và khi trải qua sang chấn, quá trình hồi phục của họ cũng phức tạp và kéo dài hơn. Điều này...

SANG CHẤN THAY ĐỔI CHÚNG TA THẾ NÀO?

Khi an toàn và là chính mình lại trở thành điều nguy hiểm Sang chấn không chỉ là những ký ức về một sự kiện đau thương; nó là cách mà toàn bộ hệ thần kinh của chúng ta học cách tồn tại trong một thế giới từng không an toàn. Với những người từng trải qua sang chấn —...