CÂY ĐỔ VỀ NƠI KHÔNG CÓ VẾT RÌU

CÂY ĐỔ VỀ NƠI KHÔNG CÓ VẾT RÌU

 

“Ta đâu có đề phòng từ phía người yêu

Cây đổ về nơi không có vết rìu”

(Thơ Hữu Thỉnh)

Quả thật sẽ chẳng có sự sụp đổ nào đau đớn bằng sự sụp đổ được tạo bởi chính những người mình yêu thương nhất cuộc đời, những người tưởng rằng sẽ không bao giờ bỏ rơi mình.

Cầm lấy chỗ trứng gà này rồi đi đi, đừng để ba mày nhìn thấy, má sẽ gọi cho mày”.

Đó là câu nói cuối cùng mà mẹ con nó nói chuyện với nhau. Nó ăn hết chỗ trứng ấy như là sự cứu đói cuối cùng mà mẹ nó có thể làm. Tám năm trôi qua rồi, nó vẫn chưa dám về nhà.

Nó chờ một cuộc gọi từ má suốt ba năm trời nhưng bặt vô âm tín, nó gọi về thì không ai bắt máy. Nó đã chính thức bị bỏ rơi và lạc loài giữa xã hội. Vào một ngày mưa tầm tã, nó lặng lẽ thay số điện thoại, chính thức buông bỏ hy vọng về vòng tay ấm áp của gia đình.

Khi quyết định bước sang trang đời mới, với người khác, cuộc sống có lẽ đã nở hoa. Nhưng với nó, vào thời khắc này của tám năm về trước, cuộc đời đã gần như bế tắc.

Gia đình chìm ngập trong không khí ngột ngạt một lần nữa.

Mẹ sinh bốn người con, ba người đầu là con gái, nó là đứa con trai cầu khẩn mà thành – mẹ nó bảo vậy.

Vậy mà, cuộc đời trớ trêu, tính nữ trong con người nó ngày càng mạnh mẽ khi dần lớn lên. Nó cố gắng giấu đi, không dám bộc lộ khi ở nhà vì sợ bị ba đánh.

Nhưng giấy không gói được lửa, bạn bè cùng lớp chọc ghẹo, cô chủ nhiệm nhân buổi họp phụ huynh đã mời cả ba và mẹ nó lên. Và sự kém tế nhị của cô khi nói với ba mẹ về chuyện của nó trước mặt những phụ huynh khác đã khiến nó bị trận đòn nhừ tử từ ba, trong tiếng khóc bất lực của mẹ.

Mẹ bị ba chì chiết la mắng thậm tệ. Nó khóc, mẹ nó khóc. Chuỗi ngày ngẩn không nổi mặt lên nhìn mọi người của mẹ với họ hàng đặc biệt là bà nội đã bắt đầu như vậy. Chuỗi ngày đến thở cũng phải gồng người cho nam tính của nó cũng bắt đầu như vậy.

Nó thu mình lại, không chơi với ai, tỏ ra hung dữ để tự bảo vệ mình vì sợ kẻ khác ức hiếp. 16 tuổi, nó không hiểu vì sao ba mẹ lại sinh nó ra trên đời này để cứ sống trong nỗi sợ hãi.

Sợ đang lúc soi gương, lén tô son trong phòng bị ba bắt gặp, sợ mỗi lần đi vệ sinh, ba lại rình xem nó đứng hay ngồi. Sợ mỗi lần họp phụ huynh, cô giáo lại mách lại điều gì đó. Sợ mỗi Tết đến, tụ tập gia đình, nó lại bị nói bóng gió, làm sắc mặt ba tái đi và mẹ thì lên cơn mệt tim.

Nó biết, mẹ đã rất mỏi mệt và đau khổ, nhưng mẹ không la rầy nó tiếng nào, vì có lẽ những lời lẽ chửi rủa nặng nề nhất ba nó đã nói hết rồi. Nó biết nó đã từng là niềm kiêu hãnh của ba, đứa con trai học giỏi, ngoan ngoãn, chưa bao giờ làm ba phải nhắc nhở việc học hành. Thế nên “sự thật” này như một cái tát giáng thẳng vào mặt ba nó. Nó gồng vì mẹ, vì sợ ba, vì không biết nên sống như thế nào.

Nó không nghĩ rằng cuộc sống của những người yêu thương nó và nó yêu thương lại ra đến nông nỗi này.

Sự sụp đổ của tình cảm gia đình một lần nữa lặp lại khi nó quyết định sống thật với giới tính nữ của mình.

Nó chính thức bị bỏ rơi.

Người ta bảo dù giông gió cuộc đời có tàn khốc đến đâu, thì gia đình vẫn là nơi ẩn trú an toàn nhất. Nhưng với nó thì ngược lại, giông gió từ lời dèm pha, kì thị từ xã hội không quật ngã được nó, mà chính gia đình mà nó yêu thương lại khiến nó chông chênh giữa cuộc đời.

Nó biết hận ai? Nó biết trách ai? Câu hỏi tại sao mẹ lại sinh nó ra cứ đeo bám lấy nó. Nó đã từng gào lên, thét vào mặt mẹ như vậy, bất chấp lời nói ấy đã cứa vào lòng mẹ nỗi đau khôn cùng.

Vào lúc tuyệt vọng nhất, nó đã đứng trên chiếc cầu vào một ngày mưa. Nó đứng đó và nhìn vào mặt nước bên dưới, những xoáy nước hung ác chực chờ bên dưới mặt nước tưởng chừng hiền hòa, yên ắng ấy.

Nó đã chuẩn bị tinh thần để nhảy xuống, nhưng khi nó thực sự đối diện với nỗi sợ trong tâm trí để tìm đến cái chết, nó bỗng dưng thấy mình yếu đuối và tệ hại hẳn đi. Tự trong lòng nó trào dâng lên nỗi ấm ức, tại sao nó lại phải tự dồn mình đến bước này?

Nó nghĩ đến việc sau khi nó đi, có lẽ cũng chẳng ai biết nó là ai, hoặc giả người ta biết, có lẽ họ lại râm ran những câu nói thương hại cuộc đời nó.

Nhưng, nó không cần sự thương hại. Vì ý nghĩ cay cú ấy mà nó trở lại và khao khát chứng minh bản thân. Nó vứt bỏ xuống dòng xoáy hun hút ấy những tháng năm là một đứa con trai ngoan, những tháng năm được ba mẹ yêu thương và cả những vết thương tuổi mới lớn.

Nó quyết định rằng bản thân nó phải giỏi hơn người ta ở cái lĩnh vực mà nó theo đuổi. Sau những thăng trầm, vì tất nhiên chẳng có con đường nào bằng phẳng, nó đã có những thành công chân chính bằng sức lực của bản thân.

Và nó bước vào những cuộc phẫu thuật nối tiếp nhau trong hành trình tìm lại và khiến cho dáng vóc phụ nữ trong con người mình được thoát ra ngoài. Những cột mốc và nỗi đau đớn lẫn sợ hãi trong chuỗi ngày đó, nhớ lại nó vẫn còn rùng mình.

Mùi thuốc sát trùng, màu trắng toát của những chiếc băng ca và gạc y tế, mùi của cái chết rình rập trên bàn mổ lạnh toát với những dụng cụ phẫu thuật và máy móc y tế. Mùi của nỗi sợ và đơn độc. Mùi của máu tanh nồng và của nước mắt mặn môi.

Thực sự với nó, tám năm là một khoảng thời gian rất ngắn mà nó tìm về được chính mình, may mắn hơn rất nhiều bạn bè đồng cảnh ngộ khác.

Thế nhưng, nó không thành công ở một điểm. Một điểm duy nhất làm trái tim nó không thể nào bình yên được. Nó dũng cảm trong hành trình khó khăn suốt tám năm ấy, dũng cảm đối mặt với cái chết để sống trọn vẹn. Vậy mà nó lại không đủ dũng khí để về gặp ba mẹ dù đôi lần nó đã len lén về nhìn lại căn nhà mà nó đã lớn lên, nhìn ba mẹ và các chị từ xa xa.

Về nhà đi con“. Nó luôn mơ màng nghe thấy mẹ gọi nó về nhưng khi tỉnh mộng rồi, nó lại đau xót nhận ra mình chỉ là một cái cây đã bị “đổ về nơi không có vết rìu”.

Giá như một lần ba nghe con nói

Giá như một lần mẹ đứng về phía con

Giá như mẹ ba nhìn thấy những héo hon

Thì trái tim con cũng đã vẹn tròn như người khác

 

Ba mẹ ơi! Con không lầm đường đi lạc

Mà bởi tạo hóa đã sai một hình hài

Con đã phải đi một con đường rất dài

Với bao tủi hổ, đớn đau và đơn độc

 

Con chỉ thèm một lần được khóc

Và được vỗ về “không sao cả con ơi”

Con chỉ thèm dẫu một lần duy nhất trong đời

Ba mẹ đón con về và rộng lòng dung thứ

Có được không?

LẠC NHIÊN

“Ta đâu có đề phòng từ phía người yêu

Cây đổ về nơi không có vết rìu”

(Thơ Hữu Thỉnh)

Quả thật sẽ chẳng có sự sụp đổ nào đau đớn bằng sự sụp đổ được tạo bởi chính những người mình yêu thương nhất cuộc đời, những người tưởng rằng sẽ không bao giờ bỏ rơi mình.

Cầm lấy chỗ trứng gà này rồi đi đi, đừng để ba mày nhìn thấy, má sẽ gọi cho mày”.

Đó là câu nói cuối cùng mà mẹ con nó nói chuyện với nhau. Nó ăn hết chỗ trứng ấy như là sự cứu đói cuối cùng mà mẹ nó có thể làm. Tám năm trôi qua rồi, nó vẫn chưa dám về nhà.

Nó chờ một cuộc gọi từ má suốt ba năm trời nhưng bặt vô âm tín, nó gọi về thì không ai bắt máy. Nó đã chính thức bị bỏ rơi và lạc loài giữa xã hội. Vào một ngày mưa tầm tã, nó lặng lẽ thay số điện thoại, chính thức buông bỏ hy vọng về vòng tay ấm áp của gia đình.

Khi quyết định bước sang trang đời mới, với người khác, cuộc sống có lẽ đã nở hoa. Nhưng với nó, vào thời khắc này của tám năm về trước, cuộc đời đã gần như bế tắc.

Gia đình chìm ngập trong không khí ngột ngạt một lần nữa.

Mẹ sinh bốn người con, ba người đầu là con gái, nó là đứa con trai cầu khẩn mà thành – mẹ nó bảo vậy.

Vậy mà, cuộc đời trớ trêu, tính nữ trong con người nó ngày càng mạnh mẽ khi dần lớn lên. Nó cố gắng giấu đi, không dám bộc lộ khi ở nhà vì sợ bị ba đánh.

Nhưng giấy không gói được lửa, bạn bè cùng lớp chọc ghẹo, cô chủ nhiệm nhân buổi họp phụ huynh đã mời cả ba và mẹ nó lên. Và sự kém tế nhị của cô khi nói với ba mẹ về chuyện của nó trước mặt những phụ huynh khác đã khiến nó bị trận đòn nhừ tử từ ba, trong tiếng khóc bất lực của mẹ.

Mẹ bị ba chì chiết la mắng thậm tệ. Nó khóc, mẹ nó khóc. Chuỗi ngày ngẩn không nổi mặt lên nhìn mọi người của mẹ với họ hàng đặc biệt là bà nội đã bắt đầu như vậy. Chuỗi ngày đến thở cũng phải gồng người cho nam tính của nó cũng bắt đầu như vậy.

Nó thu mình lại, không chơi với ai, tỏ ra hung dữ để tự bảo vệ mình vì sợ kẻ khác ức hiếp. 16 tuổi, nó không hiểu vì sao ba mẹ lại sinh nó ra trên đời này để cứ sống trong nỗi sợ hãi.

Sợ đang lúc soi gương, lén tô son trong phòng bị ba bắt gặp, sợ mỗi lần đi vệ sinh, ba lại rình xem nó đứng hay ngồi. Sợ mỗi lần họp phụ huynh, cô giáo lại mách lại điều gì đó. Sợ mỗi Tết đến, tụ tập gia đình, nó lại bị nói bóng gió, làm sắc mặt ba tái đi và mẹ thì lên cơn mệt tim.

Nó biết, mẹ đã rất mỏi mệt và đau khổ, nhưng mẹ không la rầy nó tiếng nào, vì có lẽ những lời lẽ chửi rủa nặng nề nhất ba nó đã nói hết rồi. Nó biết nó đã từng là niềm kiêu hãnh của ba, đứa con trai học giỏi, ngoan ngoãn, chưa bao giờ làm ba phải nhắc nhở việc học hành. Thế nên “sự thật” này như một cái tát giáng thẳng vào mặt ba nó. Nó gồng vì mẹ, vì sợ ba, vì không biết nên sống như thế nào.

Nó không nghĩ rằng cuộc sống của những người yêu thương nó và nó yêu thương lại ra đến nông nỗi này.

Sự sụp đổ của tình cảm gia đình một lần nữa lặp lại khi nó quyết định sống thật với giới tính nữ của mình.

Nó chính thức bị bỏ rơi.

Người ta bảo dù giông gió cuộc đời có tàn khốc đến đâu, thì gia đình vẫn là nơi ẩn trú an toàn nhất. Nhưng với nó thì ngược lại, giông gió từ lời dèm pha, kì thị từ xã hội không quật ngã được nó, mà chính gia đình mà nó yêu thương lại khiến nó chông chênh giữa cuộc đời.

Nó biết hận ai? Nó biết trách ai? Câu hỏi tại sao mẹ lại sinh nó ra cứ đeo bám lấy nó. Nó đã từng gào lên, thét vào mặt mẹ như vậy, bất chấp lời nói ấy đã cứa vào lòng mẹ nỗi đau khôn cùng.

Vào lúc tuyệt vọng nhất, nó đã đứng trên chiếc cầu vào một ngày mưa. Nó đứng đó và nhìn vào mặt nước bên dưới, những xoáy nước hung ác chực chờ bên dưới mặt nước tưởng chừng hiền hòa, yên ắng ấy.

Nó đã chuẩn bị tinh thần để nhảy xuống, nhưng khi nó thực sự đối diện với nỗi sợ trong tâm trí để tìm đến cái chết, nó bỗng dưng thấy mình yếu đuối và tệ hại hẳn đi. Tự trong lòng nó trào dâng lên nỗi ấm ức, tại sao nó lại phải tự dồn mình đến bước này?

Nó nghĩ đến việc sau khi nó đi, có lẽ cũng chẳng ai biết nó là ai, hoặc giả người ta biết, có lẽ họ lại râm ran những câu nói thương hại cuộc đời nó.

Nhưng, nó không cần sự thương hại. Vì ý nghĩ cay cú ấy mà nó trở lại và khao khát chứng minh bản thân. Nó vứt bỏ xuống dòng xoáy hun hút ấy những tháng năm là một đứa con trai ngoan, những tháng năm được ba mẹ yêu thương và cả những vết thương tuổi mới lớn.

Nó quyết định rằng bản thân nó phải giỏi hơn người ta ở cái lĩnh vực mà nó theo đuổi. Sau những thăng trầm, vì tất nhiên chẳng có con đường nào bằng phẳng, nó đã có những thành công chân chính bằng sức lực của bản thân.

Và nó bước vào những cuộc phẫu thuật nối tiếp nhau trong hành trình tìm lại và khiến cho dáng vóc phụ nữ trong con người mình được thoát ra ngoài. Những cột mốc và nỗi đau đớn lẫn sợ hãi trong chuỗi ngày đó, nhớ lại nó vẫn còn rùng mình.

Mùi thuốc sát trùng, màu trắng toát của những chiếc băng ca và gạc y tế, mùi của cái chết rình rập trên bàn mổ lạnh toát với những dụng cụ phẫu thuật và máy móc y tế. Mùi của nỗi sợ và đơn độc. Mùi của máu tanh nồng và của nước mắt mặn môi.

Thực sự với nó, tám năm là một khoảng thời gian rất ngắn mà nó tìm về được chính mình, may mắn hơn rất nhiều bạn bè đồng cảnh ngộ khác.

Thế nhưng, nó không thành công ở một điểm. Một điểm duy nhất làm trái tim nó không thể nào bình yên được. Nó dũng cảm trong hành trình khó khăn suốt tám năm ấy, dũng cảm đối mặt với cái chết để sống trọn vẹn. Vậy mà nó lại không đủ dũng khí để về gặp ba mẹ dù đôi lần nó đã len lén về nhìn lại căn nhà mà nó đã lớn lên, nhìn ba mẹ và các chị từ xa xa.

Về nhà đi con“. Nó luôn mơ màng nghe thấy mẹ gọi nó về nhưng khi tỉnh mộng rồi, nó lại đau xót nhận ra mình chỉ là một cái cây đã bị “đổ về nơi không có vết rìu”.

Giá như một lần ba nghe con nói

Giá như một lần mẹ đứng về phía con

Giá như mẹ ba nhìn thấy những héo hon

Thì trái tim con cũng đã vẹn tròn như người khác

 

Ba mẹ ơi! Con không lầm đường đi lạc

Mà bởi tạo hóa đã sai một hình hài

Con đã phải đi một con đường rất dài

Với bao tủi hổ, đớn đau và đơn độc

 

Con chỉ thèm một lần được khóc

Và được vỗ về “không sao cả con ơi”

Con chỉ thèm dẫu một lần duy nhất trong đời

Ba mẹ đón con về và rộng lòng dung thứ

Có được không?

LẠC NHIÊN

RỐI LOẠN GẮN BÓ LO ÂU

  Gắn bó (attachment) là nhu cầu sinh tồn cốt lõi của con người, hình thành từ những năm đầu đời khi trẻ tương tác với người chăm sóc chính. Tuy nhiên, khi mối gắn bó này bị gián đoạn hoặc tổn thương – như trong trường hợp trẻ bị cha mẹ bỏ mặc cho ông bà nuôi,...

RỐI LOẠN GẮN BÓ, SANG CHẤN VÀ SINH HỌC THẦN KINH

Rối loạn gắn bó, sang chấn và sinh học thần kinh: Khi hệ thần kinh học cách sống mà không cần kết nối Gắn bó là một trong những nhu cầu cơ bản và bẩm sinh của con người. Ngay từ khi mới sinh, não bộ và hệ thần kinh đã được lập trình để tìm kiếm sự an toàn thông qua...

CƠ THỂ, NÃO BỘ VÀ SỰ GỢI NHỚ HAM MUỐN

  Phản ứng tình dục là một quá trình tinh vi, không chỉ diễn ra ở cơ quan sinh dục mà là sự cộng hưởng giữa thân thể, cảm xúc, ký ức và nhận thức. Trong nhiều trường hợp, người trưởng thành – đặc biệt là những ai từng trải qua sang chấn, trầm cảm, căng thẳng kéo...

KHI TÌNH YÊU, SỰ TÔN TRỌNG KHÔNG LÀM TA HAM MUỐN

  Tính dục không đơn thuần là phản ứng sinh học, mà là một cấu trúc tâm lý phức tạp được định hình bởi cảm xúc, trải nghiệm cá nhân, chuẩn mực xã hội và các tầng sâu của vô thức. Một hiện tượng thường bị hiểu lầm là: vì sao nhiều nam giới gặp khó khăn trong việc...

KHI CON GÁI LỚN LÊN THIẾU VẮNG CHA

  Đối với nhiều cô gái, hình ảnh người cha là hình mẫu đầu tiên về sự an toàn, nâng đỡ và giới hạn. Khi sự hiện diện ấy bị thiếu vắng – do cha bỏ đi, nghiện ngập, thờ ơ, hoặc chết sớm – đứa trẻ không chỉ mất đi một người thân mà còn mất đi điểm tựa đầu tiên để...

KHI ĐÀN ÔNG MÊ MASSAGE HƠN VỢ

  Trong một số mối quan hệ hôn nhân, không ít người vợ đau đớn khi phát hiện chồng mình có thói quen tìm đến các dịch vụ massage "happy ending". Điều này không chỉ là sự phản bội về mặt thể xác, mà còn mang đến cảm giác bị chối bỏ ở mức sâu sắc hơn: “Tại sao anh...

NHỮNG ĐỨA EM GÁI BỊ NGƯỢC ĐÃI TỪ ANH TRAI

Trong nhiều gia đình, đặc biệt là những gia đình Á Đông đặt nặng vai trò giới tính và thứ bậc, không ít cô gái lớn lên trong bóng tối của người anh trai – người được xem là “trụ cột tương lai” và thường được bênh vực vô điều kiện. Trong khi đó, những đứa em gái lại...

LIỆU PHÁP HYPNOSIS VISUALISATION TRONG TRỊ LIỆU TÂM LÝ

Hypnosis Visualisation (gợi hình trong trạng thái thôi miên) là một phương pháp trị liệu sử dụng trí tưởng tượng có hướng dẫn trong trạng thái thư giãn sâu hoặc trạng thái thôi miên nhẹ. Trong quá trình này, thân chủ được dẫn dắt tập trung vào các hình ảnh tích cực,...

NỖI SỢ Ở MỘT MÌNH

  Nỗi sợ ở một mình không đơn thuần là cảm giác cô đơn thoáng qua, mà với nhiều người trưởng thành, đó là một nỗi hoảng loạn hiện sinh – cảm giác như chính sự sống bị đe dọa khi không có ai bên cạnh. Những người sợ tách biệt khỏi gia đình, bạn đời hay người họ...

TẠI SAO KHÔNG THOÁT RA MỐI QUAN HỆ ĐỘC HẠI?

  Trong những mối quan hệ có yếu tố thao túng và lạm dụng – dù là về cảm xúc hay thể xác – người mang đặc điểm ái kỷ thường sử dụng một chiến lược rất đặc trưng: trao rồi rút tình cảm một cách thất thường. Lúc thì vồ vập, yêu thương nồng nhiệt, khiến người kia...

NGHIỆN CỜ BẠC – HÀNH VI TỰ HỦY HOẠI IM LẶNG

Nghiện cờ bạc không đơn thuần là một thói quen xấu hay biểu hiện của sự “yếu đuối”. Nó là một dạng rối loạn hành vi, có cơ chế thần kinh và tâm lý tương tự như nghiện chất kích thích. Tuy nhiên, do thiếu hiểu biết và nhiều định kiến xã hội, cờ bạc vẫn thường bị coi là...

HỘI CHỨNG MUNCHAUSEN BY PROXY

  Hội chứng Munchausen by proxy (MBP) là một rối loạn tâm thần hiếm gặp nhưng nguy hiểm, trong đó người chăm sóc – thường là mẹ – cố ý gây tổn thương thể chất hoặc tinh thần cho con cái nhằm thu hút sự quan tâm, lòng thương xót và sự ngưỡng mộ từ người khác. Hành...

CĂNG THẲNG CẤP TÍNH

  Căng thẳng cấp tính là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi đối diện với nguy hiểm hoặc sự kiện gây sang chấn. Ở giai đoạn này, hệ thần kinh tự động kích hoạt phản ứng chiến đấu, bỏ chạy hoặc đóng băng (fight, flight, freeze), với sự tham gia sâu của vùng PAG...

NGƯỜI LỚN ADHD VỚI CĂNG THẲNG, SANG CHẤN

Người lớn ADHD: Căng thẳng, Sang chấn và Hành trình phục hồi Người lớn có rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) thường phải đối mặt với mức căng thẳng cao hơn người điển hình và khi trải qua sang chấn, quá trình hồi phục của họ cũng phức tạp và kéo dài hơn. Điều này...

SANG CHẤN THAY ĐỔI CHÚNG TA THẾ NÀO?

Khi an toàn và là chính mình lại trở thành điều nguy hiểm Sang chấn không chỉ là những ký ức về một sự kiện đau thương; nó là cách mà toàn bộ hệ thần kinh của chúng ta học cách tồn tại trong một thế giới từng không an toàn. Với những người từng trải qua sang chấn —...

NGƯỜI THÔNG MINH CHỐNG LẠI MÌNH KHI TRẦM CẢM

Tại sao người thông minh lại tự chống lại bản thân khi bị trầm cảm, lo âu, và có nguy cơ tự hại cao hơn? Nhiều người cho rằng có trí thông minh cao (IQ cao) sẽ giúp con người dễ vượt qua các vấn đề tâm lý như trầm cảm hay lo âu. Thế nhưng thực tế lại cho thấy điều...

NAM GIỚI VÀ CĂNG THẲNG MÃN TÍNH

  Ai trong chúng ta cũng từng trải qua căng thẳng, nhưng với nam giới, cách họ đối mặt với căng thẳng kéo dài (căng thẳng mãn tính) lại rất khác biệt — và đôi khi khá âm thầm. Thay vì nói ra cảm xúc hoặc tìm kiếm sự hỗ trợ, nhiều người đàn ông lại chọn cách im...

NAM GIỚI VÀ HÀNH VI TỰ HỦY HOẠI MÌNH

  Căng thẳng và sang chấn là hai trạng thái có khả năng âm thầm định hình hành vi, đặc biệt là ở những người mang trong mình nhiều niềm tin tiêu cực về bản thân. Ở nhiều nam giới, khi đối mặt với áp lực quá mức từ công việc, mối quan hệ, hoặc sự kỳ vọng xã hội về...

CĂNG CƠ CẢM XÚC TỪ CĂNG THẲNG VÀ SANG CHẤN

  Căng cơ cảm xúc là hiện tượng phổ biến ở nhiều người, đặc biệt trong các bối cảnh căng thẳng kéo dài, sang chấn hoặc rối loạn điều hòa cảm xúc. Khi cảm xúc bị kìm nén hoặc không thể giải phóng đúng cách, cơ thể thường "giữ" lại cảm xúc dưới dạng căng cơ, co...

TẠI SAO TA ĐÔNG CỨNG

  Tại sao ta “đông cứng” và cố làm hài lòng người khác khi lớn lên trong môi trường không an toàn Khi chúng ta sống trong một môi trường đầy căng thẳng như gia đình có bạo hành, la mắng, kiểm soát hoặc bị bỏ mặc, cơ thể và não bộ sẽ dần hình thành những cách đặc...

NGƯỜI YÊU DỰ BỊ

Không ai sinh ra đã muốn làm “người yêu dự bị”, nhưng nhiều người lại rơi vào vai trò ấy một cách vô thức, thậm chí lặp lại nó trong nhiều mối quan hệ khác nhau. Họ không chủ đích yêu người có đôi, cũng chẳng mưu cầu việc mãi đứng phía sau, chịu đựng, nhường nhịn và...

RỐI LOẠN GẮN BÓ LO ÂU

  Gắn bó (attachment) là nhu cầu sinh tồn cốt lõi của con người, hình thành từ những năm đầu đời khi trẻ tương tác với người chăm sóc chính. Tuy nhiên, khi mối gắn bó này bị gián đoạn hoặc tổn thương – như trong trường hợp trẻ bị cha mẹ bỏ mặc cho ông bà nuôi,...

RỐI LOẠN GẮN BÓ, SANG CHẤN VÀ SINH HỌC THẦN KINH

Rối loạn gắn bó, sang chấn và sinh học thần kinh: Khi hệ thần kinh học cách sống mà không cần kết nối Gắn bó là một trong những nhu cầu cơ bản và bẩm sinh của con người. Ngay từ khi mới sinh, não bộ và hệ thần kinh đã được lập trình để tìm kiếm sự an toàn thông qua...

CƠ THỂ, NÃO BỘ VÀ SỰ GỢI NHỚ HAM MUỐN

  Phản ứng tình dục là một quá trình tinh vi, không chỉ diễn ra ở cơ quan sinh dục mà là sự cộng hưởng giữa thân thể, cảm xúc, ký ức và nhận thức. Trong nhiều trường hợp, người trưởng thành – đặc biệt là những ai từng trải qua sang chấn, trầm cảm, căng thẳng kéo...

KHI TÌNH YÊU, SỰ TÔN TRỌNG KHÔNG LÀM TA HAM MUỐN

  Tính dục không đơn thuần là phản ứng sinh học, mà là một cấu trúc tâm lý phức tạp được định hình bởi cảm xúc, trải nghiệm cá nhân, chuẩn mực xã hội và các tầng sâu của vô thức. Một hiện tượng thường bị hiểu lầm là: vì sao nhiều nam giới gặp khó khăn trong việc...

HỘI CHỨNG JEREMY – KHI TÌNH BẠN TRỞ NÊN ĐE DỌA

  Trong các mối quan hệ xã hội, đặc biệt là giữa bạn bè, chúng ta thường tin rằng tình cảm chân thành sẽ là nguồn hỗ trợ lớn lao trên hành trình phát triển cá nhân. Tuy nhiên, có những trường hợp mà chính bạn thân – người tưởng như luôn đồng hành – lại trở thành...

KHI CON GÁI LỚN LÊN THIẾU VẮNG CHA

  Đối với nhiều cô gái, hình ảnh người cha là hình mẫu đầu tiên về sự an toàn, nâng đỡ và giới hạn. Khi sự hiện diện ấy bị thiếu vắng – do cha bỏ đi, nghiện ngập, thờ ơ, hoặc chết sớm – đứa trẻ không chỉ mất đi một người thân mà còn mất đi điểm tựa đầu tiên để...

KHI ĐÀN ÔNG MÊ MASSAGE HƠN VỢ

  Trong một số mối quan hệ hôn nhân, không ít người vợ đau đớn khi phát hiện chồng mình có thói quen tìm đến các dịch vụ massage "happy ending". Điều này không chỉ là sự phản bội về mặt thể xác, mà còn mang đến cảm giác bị chối bỏ ở mức sâu sắc hơn: “Tại sao anh...

NHỮNG ĐỨA EM GÁI BỊ NGƯỢC ĐÃI TỪ ANH TRAI

Trong nhiều gia đình, đặc biệt là những gia đình Á Đông đặt nặng vai trò giới tính và thứ bậc, không ít cô gái lớn lên trong bóng tối của người anh trai – người được xem là “trụ cột tương lai” và thường được bênh vực vô điều kiện. Trong khi đó, những đứa em gái lại...

LIỆU PHÁP HYPNOSIS VISUALISATION TRONG TRỊ LIỆU TÂM LÝ

Hypnosis Visualisation (gợi hình trong trạng thái thôi miên) là một phương pháp trị liệu sử dụng trí tưởng tượng có hướng dẫn trong trạng thái thư giãn sâu hoặc trạng thái thôi miên nhẹ. Trong quá trình này, thân chủ được dẫn dắt tập trung vào các hình ảnh tích cực,...

NỖI SỢ Ở MỘT MÌNH

  Nỗi sợ ở một mình không đơn thuần là cảm giác cô đơn thoáng qua, mà với nhiều người trưởng thành, đó là một nỗi hoảng loạn hiện sinh – cảm giác như chính sự sống bị đe dọa khi không có ai bên cạnh. Những người sợ tách biệt khỏi gia đình, bạn đời hay người họ...

TẠI SAO KHÔNG THOÁT RA MỐI QUAN HỆ ĐỘC HẠI?

  Trong những mối quan hệ có yếu tố thao túng và lạm dụng – dù là về cảm xúc hay thể xác – người mang đặc điểm ái kỷ thường sử dụng một chiến lược rất đặc trưng: trao rồi rút tình cảm một cách thất thường. Lúc thì vồ vập, yêu thương nồng nhiệt, khiến người kia...

NGHIỆN CỜ BẠC – HÀNH VI TỰ HỦY HOẠI IM LẶNG

Nghiện cờ bạc không đơn thuần là một thói quen xấu hay biểu hiện của sự “yếu đuối”. Nó là một dạng rối loạn hành vi, có cơ chế thần kinh và tâm lý tương tự như nghiện chất kích thích. Tuy nhiên, do thiếu hiểu biết và nhiều định kiến xã hội, cờ bạc vẫn thường bị coi là...

NHỮNG KẺ PHÁ HOẠI TỔ CHỨC CHUYÊN NGHIỆP

Trong môi trường làm việc, không khó để bắt gặp những người âm thầm hoặc công khai phá vỡ cấu trúc chung – chia rẽ nội bộ, lan truyền tin đồn, thụ động-aggressive trong công việc. Họ không hẳn là “người xấu” theo nghĩa đơn giản, mà thường là những cá nhân mang trong...

HỘI CHỨNG MUNCHAUSEN BY PROXY

  Hội chứng Munchausen by proxy (MBP) là một rối loạn tâm thần hiếm gặp nhưng nguy hiểm, trong đó người chăm sóc – thường là mẹ – cố ý gây tổn thương thể chất hoặc tinh thần cho con cái nhằm thu hút sự quan tâm, lòng thương xót và sự ngưỡng mộ từ người khác. Hành...

LIỆU PHÁP HỆ THỐNG GIA ĐÌNH BÊN TRONG

Liệu pháp Hệ thống Gia đình Bên trong (Internal Family Systems – IFS) là một phương pháp trị liệu tâm lý được phát triển bởi tiến sĩ Richard Schwartz vào đầu những năm 1980. Khi làm việc với thân chủ, ông nhận thấy rằng trong mỗi người không chỉ có một "cái tôi" thống...

CĂNG THẲNG CẤP TÍNH

  Căng thẳng cấp tính là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi đối diện với nguy hiểm hoặc sự kiện gây sang chấn. Ở giai đoạn này, hệ thần kinh tự động kích hoạt phản ứng chiến đấu, bỏ chạy hoặc đóng băng (fight, flight, freeze), với sự tham gia sâu của vùng PAG...

NGƯỜI LỚN ADHD VỚI CĂNG THẲNG, SANG CHẤN

Người lớn ADHD: Căng thẳng, Sang chấn và Hành trình phục hồi Người lớn có rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) thường phải đối mặt với mức căng thẳng cao hơn người điển hình và khi trải qua sang chấn, quá trình hồi phục của họ cũng phức tạp và kéo dài hơn. Điều này...

SANG CHẤN THAY ĐỔI CHÚNG TA THẾ NÀO?

Khi an toàn và là chính mình lại trở thành điều nguy hiểm Sang chấn không chỉ là những ký ức về một sự kiện đau thương; nó là cách mà toàn bộ hệ thần kinh của chúng ta học cách tồn tại trong một thế giới từng không an toàn. Với những người từng trải qua sang chấn —...

NGƯỜI THÔNG MINH CHỐNG LẠI MÌNH KHI TRẦM CẢM

Tại sao người thông minh lại tự chống lại bản thân khi bị trầm cảm, lo âu, và có nguy cơ tự hại cao hơn? Nhiều người cho rằng có trí thông minh cao (IQ cao) sẽ giúp con người dễ vượt qua các vấn đề tâm lý như trầm cảm hay lo âu. Thế nhưng thực tế lại cho thấy điều...