ĐÀN BÀ VÀ TÌNH NGOÀI

ĐÀN BÀ VÀ TÌNH NGOÀI

 

Sài Gòn ngày trở gió, dòng người cứ thế thưa dần và những cơn gió mang theo cái lạnh của mùa hạ thổi táp vào mặt của những kẻ đang còn ngoan cố dám đối mặt với gió bão. Ánh đèn đường hôm nay tự động sớm hơn mọi ngày vì trời cũng đã bắt đầu hững tối. 

Thành phố muôn ngả sau giờ tan tầm, có người vội vượt gió mưa để về với gia đình, có người nán ở lại văn phòng để tránh gió, người thì bước vội vào quán để giúp mình không bị ướt. Vậy mới thấy hoàn cảnh dẫu có giống nhau nhưng cái dạ mỗi người mỗi khác, chẳng ai biết ai muốn gì và đợi gì sau khung cửa khi ánh đèn bật sáng.

Ngoại tình tư tưởng và những góc khuất đàn bà

Ngọc Khanh – nhân viên Ngân Hàng ở Quận 1 có chồng làm bên xây dựng được 5 năm. Thường thì Hải hay lái xe đến đón cô về nhưng hôm nay do công việc đột xuất Hải đành để cô về nhà một mình. 

Lâm – anh chàng độc thân, hiện đang  làm kế toán cho một công ty phần mềm. Lâm chạy xe công nghệ để kiếm thêm tiền sau giờ tan ca. Tình cờ khách hàng hôm nay của Lâm là Ngọc Khanh. 

Do hai bạn làm cùng tòa nhà nên Lâm và Khanh có dịp trò chuyện cởi mở với nhau trên đường về. Bỗng dưng Lâm thấy Khanh khóc, hỏi ra thì cô bảo đã lâu cô không ngồi sau xe máy, đã lâu cô không có dịp nói cười thỏa thích và cũng đã rất lâu cô không có cảm giác ai đó quan tâm, lắng nghe mình nhiều như vậy.

Phố đang vào mùa mưa nên mọi ngả đường đều như tráng một lớp kính mờ ảo, cả hai vội chạy qua từng làn nước mưa để kịp cho Khanh về nhà không bị lạnh. Mùi đất, mùi của gã đàn ông từng trải, mùi hương nước hoa còn bám víu trên cơ thể đàn bà của Khanh quyện vào nhau đặc quánh. Để không bị ngã, Ngọc Khanh dựa nhẹ vào vai Lâm để anh dễ lái và cũng để tránh những hạt mưa đang rít vào gương mặt đàn bà 30 đang cô đơn trên con đường về tổ ấm của mình. 

Mở cửa bước vào nhà, mọi thứ ngăn nắp đến tê dại, Khanh đứng đó với bao nhiêu câu hỏi về Lâm, về bản thân. Cô thèm một cái nắm tay, ước gì là một cái ôm, hay một ly trà nóng trước khi Lâm ra về. Vô tình chắc khó gặp lại nhưng sao cô lại nhớ người dưng đến vậy. Tấm hình cưới treo vênh trên góc tường chính là vật kéo cô về với thực tại, với những nỗi cô đơn chỉ mình cô hiểu.

Hải – chồng Khanh là người miền Trung, anh vào Sài Gòn học và lập nghiệp. Do gia đình ở quê rất nghèo nên từ nhỏ Hải đã nuôi chí cầu tiến, muốn làm ra thật nhiều tiền để lo cho gia đình, để không bị người khác khinh thường. 

Trước khi lấy Hải, Khanh có một mối tình rất nhiều kỉ niệm với bạn trai cũ ở cùng thành phố. Do gia đình anh đi định cư ở nước ngoài nên từ đó cả hai chia tay, đường ai nấy đi. 

Hải thích Khanh từ khi còn sinh viên nhưng chưa bao giờ dám theo đuổi vì sợ bị cô từ chối, tự thấy mình không xứng với Khanh, mặc cảm tự ti nên anh không dám ngỏ ý cho đến khi biết Khanh chia tay. 

Rồi cả hai lấy nhau không lâu sau đó vì công việc của Hải đi vào ổn định. Anh hứa sẽ không bao giờ để vợ mình phải lo lắng về vật chất. Bởi với anh, đàn ông thì phải có danh, có tiền và có chí mới mong mang lại hạnh phúc cho gia đình. 

Vậy mà từ sau khi lấy Hải, Khanh luôn cảm thấy cô đơn và lạc lõng trong chính ngôi nhà của mình. Càng tự ti thì Hải càng muốn kiếm thật nhiều tiền, anh nghĩ rằng chỉ có đầy đủ vật chất thì mới có hạnh phúc thật sự. Nhưng hỡi ôi! có tiền chưa hẳn là có tất cả. Khanh chia sẻ với Hải những nỗi lòng của bản thân, muốn anh quan tâm đến gia đình nhiều hơn, cô không nhất thiết phải có thật nhiều tiền nhưng cái cô cần là một người đàn ông luôn bên cạnh, biết chia sẻ và dành thời gian cho gia đình. 

Hải không phải là người vô tâm, nhưng chính cách anh không quan tâm đến cảm xúc của vợ  khiến Khanh nghĩ anh vô tâm với mình. Cô lặng lẽ làm bạn với nỗi cô đơn, trầm cảm và không màn đến bản thân. Cho đến hôm cô gặp Lâm, cả hai bắt đầu làm bạn nhưng chẳng ai biết trong suy nghĩ của Khanh cô đang nuôi dưỡng một mối tình không sex mà chính cô cũng không nhận ra mình đã bắt đầu nghĩ về nó từ khi nào.

Ngoại tình tư tưởng là một mối quan hệ thiên về tinh thần, là những mộng tưởng, khát khao những điều mình chưa có. Dù chỉ là những suy nghĩ nhưng hình ảnh đó càng lúc càng trở nên vô cùng hấp dẫn, thôi thúc người trong cuộc đi tìm kiếm và thỏa mãn. 

Ngoại tình tư tưởng xảy ra với tất cả mọi người, mọi giới trong một mối quan hệ. Và nếu người kia cứ vô tâm, thì một ngày người bạn đời còn lại sẽ tự mình bứt ra khỏi cuộc hôn nhân tẻ nhạt để sống với mong muốn của mình.

Với Khanh cô ý thức được việc mình làm và những suy nghĩ về Lâm là sai. Cô ghét bản thân mình nhưng càng ghét thì cô lại càng tiến đến gần hơn bờ vực của sự đổ vỡ. Cô ước gì Hải quan tâm đến mình nhiều hơn thay vì công việc, cô ước gì Hải dành nhiều thời gian hơn cho gia đình thay vì ra ngoài với bạn bè chén chú chén anh.

Ngoài kia, có bao nhiêu người đàn bà giống Khanh, càng ước thì càng thất vọng! Các ngả đường lấp đầy quán xá vẫn sáng đèn đón đợi các anh chồng đến với lý do bàn công việc, xã giao hay giải sầu; mà không ngờ nỗi sầu lớn nhất trong đời một người đàn ông không gì khác hơn là sự quay lưng của chính người đàn bà bên cạnh mình. 

Có phải do lòng dạ đàn bà?

Anh Hùng năm nay 40 tuổi, làm nghề tài xế cho một công ty nước ngoài. Vì tính chất công việc anh hay đi sớm về trễ, không có nhiều thời gian quan tâm đến vợ con. Vợ anh bán quần áo ở chợ và một mình nuôi dạy đứa con trai 11 tuổi đồng thời gắng lo cho gia đình nội ngoại hai bên. Làm bao nhiêu tiền anh Hùng đưa hết cho vợ chi tiêu. Đùng một cái, vợ anh đổ nợ hơn 1 tỷ đồng và còn đưa đơn ra tòa ly hôn. 

Sau khi ly hôn được 3 tháng, anh Hùng mới phát hiện ra vợ anh đã có tình ngoài được 3 năm, cả gia đình ai cũng biết chỉ mình anh là không được biết. Tuổi 40, anh tưởng mình có tất cả nhưng nào ngờ thoáng cái anh lại trắng tay. Cay đắng nhất là đứa con trai lại nghe lời mẹ không nhìn mặt cha. Anh ngã quỵ giữa nghịch cảnh, ước gì anh biết vợ cần gì sớm hơn, ước gì mọi thứ sẽ khác đi nhưng tất cả đã quá muộn màng.

Một cuộc hôn nhân không thành công chắc chắn không phải lỗi của một người, đôi khi nguyên nhân đến từ những “lựa chọn” cá nhân.  Anh chọn công việc bắt buộc phải đi sớm về khuya; vợ lựa chọn chăm lo cho hạnh phúc cá nhân mà quên mất đi ý nghĩa của hôn nhân và gia đình quan trọng thế nào! 

Nhiều đàn ông chỉ cảm thấy bản thân có giá trị và trách nhiệm khi mang được nhiều tiền về cho gia đình mà quên rằng con người sống chung với nhau còn có tình cảm, những nỗi niềm riêng mà cả hai cần phải chia sẻ và nói rõ nhau nghe. Ngược lại, phụ nữ khi là vợ cũng cần lắm một người đàn ông biết chia sẻ tình cảm nhưng cũng đừng quên cảm thông cho người bạn đời đang “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” cũng vì muốn mang đủ đầy về cho gia đình.

Những phản ứng khi bạn phát hiện ra tình ngoài của vợ

Ly hôn, phản bội trong văn hóa của chúng ta luôn bị coi là một thất bại đáng xấu hổ cho cả đàn ông và phụ nữ. Sẽ có lúc bạn cảm thấy như người bỏ đi, nỗi cô đơn luôn ngự trị, hay tức giận vì “sĩ diện” đàn ông bị đánh cắp. Sẽ có lúc bạn muốn trả thù hoặc lao vào những cuộc chơi chỉ để vơi bớt nỗi đau và cũng chỉ để thấy mình không phải là kẻ thất bại. Nhưng đó là những suy nghĩ mù quáng rất dễ hủy hoại tương lai và hạnh phúc của bạn sau này.

Đừng ngại yêu cầu sự giúp đỡ, chia sẻ với những người có thể đồng cảm với bạn, và cả những người hiểu được nỗi đau của bạn. Bạn chỉ cần giữ vững bản thân mình, và nhìn xung quanh để nhận ra bạn còn công việc, sức khỏe, gia đình và hạnh phúc tương lai để mà quan tâm, hướng tới.

Bạn cũng có thể tìm đến sự hỗ trợ của các chuyên viên tham vấn tâm lý hôn nhân, gia đình nhằm giúp bạn sớm lấy lại cân bằng trong cuộc sống.

Nhìn nhận lại sự phản bội

Lướt qua một số trang mạng xã hội, ngoài vô số bình luận đã kích nhắm vào phụ nữ phản bội thì một số người còn tấn công cả những anh chồng đang hoang mang, tổn thương khi phát hiện ra sự thật. Nào là không bỏ cô vợ đó đi sẽ là “đồ hèn, hâm, loại đàn ông nhu nhược…”.

Từ khi nào chúng ta tự cho mình cái quyền được lên án, đánh giá cuộc sống hôn nhân của người khác, mà đôi khi chuyện ngoài đường thì tỏ mà chuyện trong nhà thì chúng ta lại chẳng biết sáng tỏa thế nào.

Cần phải nhìn nhận thực tế rằng những định kiến cũ kỹ kiểu như “Đàn ông kiếm tiền, đàn bà bếp núc, con cái. Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm” hay quan niệm “Đàn ông thì được quyền năm thê bảy thếp, đàn bà thì phải chính chuyên một chồng” đã vô cùng cổ hủ, trở thành vô nghĩa và chẳng còn phù hợp với cuộc sống hiện đại này nữa.

Dù là đàn ông hay đàn bà thì cơ hội để “thay lòng đổi dạ” là như nhau. Chúng ta đều có quyền lựa chọn yêu hay không yêu một người và chắc chắn một khi đã hết yêu thì chẳng ai còn tôn trọng đối phương trong chuyện tình cảm. 

Ngoại tình chỉ là cái cớ hay giọt nước tràn ly sao bao nhiêu lần ta lạnh nhạt với nhau. Vậy nên thay vì đổ lỗi ta nên nhìn lại chặng đường hôn nhân đã qua trước khi đưa ra quyết định cuối cùng tránh không làm tổn thương nhau thêm một lần nữa.

Ngoại tình tư tưởng, thể xác hay tình cảm thì vết thương cũng rất khó lành lại. Đã là vợ chồng xin đừng quá vô tâm đến vô tình làm khổ hạnh phúc của nhau. Cũng đừng quá tập trung vào công việc mà quên mất đi chính mình. Hãy biết đâu là giá trị mà bạn hướng tới: tiền tài, danh vọng, địa vị hay gia đình. Tất cả như thế kiềng cuộc sống, cần phải cân bằng vì thiếu cái nào cũng sẽ làm ta chênh vênh, mất mát.

Vậy nên hãy nghĩ thật kỹ trước khi tìm đến niềm vui riêng sau giờ tan tầm vì mỗi lựa chọn sẽ đưa ta đến những hạnh phúc khác nhau, muôn ngã và vô lối.

MIA NGUYỄN

Ladies of Vietnam

Sài Gòn ngày trở gió, dòng người cứ thế thưa dần và những cơn gió mang theo cái lạnh của mùa hạ thổi táp vào mặt của những kẻ đang còn ngoan cố dám đối mặt với gió bão. Ánh đèn đường hôm nay tự động sớm hơn mọi ngày vì trời cũng đã bắt đầu hững tối. 

Thành phố muôn ngả sau giờ tan tầm, có người vội vượt gió mưa để về với gia đình, có người nán ở lại văn phòng để tránh gió, người thì bước vội vào quán để giúp mình không bị ướt. Vậy mới thấy hoàn cảnh dẫu có giống nhau nhưng cái dạ mỗi người mỗi khác, chẳng ai biết ai muốn gì và đợi gì sau khung cửa khi ánh đèn bật sáng.

Ngoại tình tư tưởng và những góc khuất đàn bà

Ngọc Khanh – nhân viên Ngân Hàng ở Quận 1 có chồng làm bên xây dựng được 5 năm. Thường thì Hải hay lái xe đến đón cô về nhưng hôm nay do công việc đột xuất Hải đành để cô về nhà một mình. 

Lâm – anh chàng độc thân, hiện đang  làm kế toán cho một công ty phần mềm. Lâm chạy xe công nghệ để kiếm thêm tiền sau giờ tan ca. Tình cờ khách hàng hôm nay của Lâm là Ngọc Khanh. 

Do hai bạn làm cùng tòa nhà nên Lâm và Khanh có dịp trò chuyện cởi mở với nhau trên đường về. Bỗng dưng Lâm thấy Khanh khóc, hỏi ra thì cô bảo đã lâu cô không ngồi sau xe máy, đã lâu cô không có dịp nói cười thỏa thích và cũng đã rất lâu cô không có cảm giác ai đó quan tâm, lắng nghe mình nhiều như vậy.

Phố đang vào mùa mưa nên mọi ngả đường đều như tráng một lớp kính mờ ảo, cả hai vội chạy qua từng làn nước mưa để kịp cho Khanh về nhà không bị lạnh. Mùi đất, mùi của gã đàn ông từng trải, mùi hương nước hoa còn bám víu trên cơ thể đàn bà của Khanh quyện vào nhau đặc quánh. Để không bị ngã, Ngọc Khanh dựa nhẹ vào vai Lâm để anh dễ lái và cũng để tránh những hạt mưa đang rít vào gương mặt đàn bà 30 đang cô đơn trên con đường về tổ ấm của mình. 

Mở cửa bước vào nhà, mọi thứ ngăn nắp đến tê dại, Khanh đứng đó với bao nhiêu câu hỏi về Lâm, về bản thân. Cô thèm một cái nắm tay, ước gì là một cái ôm, hay một ly trà nóng trước khi Lâm ra về. Vô tình chắc khó gặp lại nhưng sao cô lại nhớ người dưng đến vậy. Tấm hình cưới treo vênh trên góc tường chính là vật kéo cô về với thực tại, với những nỗi cô đơn chỉ mình cô hiểu.

Hải – chồng Khanh là người miền Trung, anh vào Sài Gòn học và lập nghiệp. Do gia đình ở quê rất nghèo nên từ nhỏ Hải đã nuôi chí cầu tiến, muốn làm ra thật nhiều tiền để lo cho gia đình, để không bị người khác khinh thường. 

Trước khi lấy Hải, Khanh có một mối tình rất nhiều kỉ niệm với bạn trai cũ ở cùng thành phố. Do gia đình anh đi định cư ở nước ngoài nên từ đó cả hai chia tay, đường ai nấy đi. 

Hải thích Khanh từ khi còn sinh viên nhưng chưa bao giờ dám theo đuổi vì sợ bị cô từ chối, tự thấy mình không xứng với Khanh, mặc cảm tự ti nên anh không dám ngỏ ý cho đến khi biết Khanh chia tay. 

Rồi cả hai lấy nhau không lâu sau đó vì công việc của Hải đi vào ổn định. Anh hứa sẽ không bao giờ để vợ mình phải lo lắng về vật chất. Bởi với anh, đàn ông thì phải có danh, có tiền và có chí mới mong mang lại hạnh phúc cho gia đình. 

Vậy mà từ sau khi lấy Hải, Khanh luôn cảm thấy cô đơn và lạc lõng trong chính ngôi nhà của mình. Càng tự ti thì Hải càng muốn kiếm thật nhiều tiền, anh nghĩ rằng chỉ có đầy đủ vật chất thì mới có hạnh phúc thật sự. Nhưng hỡi ôi! có tiền chưa hẳn là có tất cả. Khanh chia sẻ với Hải những nỗi lòng của bản thân, muốn anh quan tâm đến gia đình nhiều hơn, cô không nhất thiết phải có thật nhiều tiền nhưng cái cô cần là một người đàn ông luôn bên cạnh, biết chia sẻ và dành thời gian cho gia đình. 

Hải không phải là người vô tâm, nhưng chính cách anh không quan tâm đến cảm xúc của vợ  khiến Khanh nghĩ anh vô tâm với mình. Cô lặng lẽ làm bạn với nỗi cô đơn, trầm cảm và không màn đến bản thân. Cho đến hôm cô gặp Lâm, cả hai bắt đầu làm bạn nhưng chẳng ai biết trong suy nghĩ của Khanh cô đang nuôi dưỡng một mối tình không sex mà chính cô cũng không nhận ra mình đã bắt đầu nghĩ về nó từ khi nào.

Ngoại tình tư tưởng là một mối quan hệ thiên về tinh thần, là những mộng tưởng, khát khao những điều mình chưa có. Dù chỉ là những suy nghĩ nhưng hình ảnh đó càng lúc càng trở nên vô cùng hấp dẫn, thôi thúc người trong cuộc đi tìm kiếm và thỏa mãn. 

Ngoại tình tư tưởng xảy ra với tất cả mọi người, mọi giới trong một mối quan hệ. Và nếu người kia cứ vô tâm, thì một ngày người bạn đời còn lại sẽ tự mình bứt ra khỏi cuộc hôn nhân tẻ nhạt để sống với mong muốn của mình.

Với Khanh cô ý thức được việc mình làm và những suy nghĩ về Lâm là sai. Cô ghét bản thân mình nhưng càng ghét thì cô lại càng tiến đến gần hơn bờ vực của sự đổ vỡ. Cô ước gì Hải quan tâm đến mình nhiều hơn thay vì công việc, cô ước gì Hải dành nhiều thời gian hơn cho gia đình thay vì ra ngoài với bạn bè chén chú chén anh.

Ngoài kia, có bao nhiêu người đàn bà giống Khanh, càng ước thì càng thất vọng! Các ngả đường lấp đầy quán xá vẫn sáng đèn đón đợi các anh chồng đến với lý do bàn công việc, xã giao hay giải sầu; mà không ngờ nỗi sầu lớn nhất trong đời một người đàn ông không gì khác hơn là sự quay lưng của chính người đàn bà bên cạnh mình. 

Có phải do lòng dạ đàn bà?

Anh Hùng năm nay 40 tuổi, làm nghề tài xế cho một công ty nước ngoài. Vì tính chất công việc anh hay đi sớm về trễ, không có nhiều thời gian quan tâm đến vợ con. Vợ anh bán quần áo ở chợ và một mình nuôi dạy đứa con trai 11 tuổi đồng thời gắng lo cho gia đình nội ngoại hai bên. Làm bao nhiêu tiền anh Hùng đưa hết cho vợ chi tiêu. Đùng một cái, vợ anh đổ nợ hơn 1 tỷ đồng và còn đưa đơn ra tòa ly hôn. 

Sau khi ly hôn được 3 tháng, anh Hùng mới phát hiện ra vợ anh đã có tình ngoài được 3 năm, cả gia đình ai cũng biết chỉ mình anh là không được biết. Tuổi 40, anh tưởng mình có tất cả nhưng nào ngờ thoáng cái anh lại trắng tay. Cay đắng nhất là đứa con trai lại nghe lời mẹ không nhìn mặt cha. Anh ngã quỵ giữa nghịch cảnh, ước gì anh biết vợ cần gì sớm hơn, ước gì mọi thứ sẽ khác đi nhưng tất cả đã quá muộn màng.

Một cuộc hôn nhân không thành công chắc chắn không phải lỗi của một người, đôi khi nguyên nhân đến từ những “lựa chọn” cá nhân.  Anh chọn công việc bắt buộc phải đi sớm về khuya; vợ lựa chọn chăm lo cho hạnh phúc cá nhân mà quên mất đi ý nghĩa của hôn nhân và gia đình quan trọng thế nào! 

Nhiều đàn ông chỉ cảm thấy bản thân có giá trị và trách nhiệm khi mang được nhiều tiền về cho gia đình mà quên rằng con người sống chung với nhau còn có tình cảm, những nỗi niềm riêng mà cả hai cần phải chia sẻ và nói rõ nhau nghe. Ngược lại, phụ nữ khi là vợ cũng cần lắm một người đàn ông biết chia sẻ tình cảm nhưng cũng đừng quên cảm thông cho người bạn đời đang “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” cũng vì muốn mang đủ đầy về cho gia đình.

Những phản ứng khi bạn phát hiện ra tình ngoài của vợ

Ly hôn, phản bội trong văn hóa của chúng ta luôn bị coi là một thất bại đáng xấu hổ cho cả đàn ông và phụ nữ. Sẽ có lúc bạn cảm thấy như người bỏ đi, nỗi cô đơn luôn ngự trị, hay tức giận vì “sĩ diện” đàn ông bị đánh cắp. Sẽ có lúc bạn muốn trả thù hoặc lao vào những cuộc chơi chỉ để vơi bớt nỗi đau và cũng chỉ để thấy mình không phải là kẻ thất bại. Nhưng đó là những suy nghĩ mù quáng rất dễ hủy hoại tương lai và hạnh phúc của bạn sau này.

Đừng ngại yêu cầu sự giúp đỡ, chia sẻ với những người có thể đồng cảm với bạn, và cả những người hiểu được nỗi đau của bạn. Bạn chỉ cần giữ vững bản thân mình, và nhìn xung quanh để nhận ra bạn còn công việc, sức khỏe, gia đình và hạnh phúc tương lai để mà quan tâm, hướng tới.

Bạn cũng có thể tìm đến sự hỗ trợ của các chuyên viên tham vấn tâm lý hôn nhân, gia đình nhằm giúp bạn sớm lấy lại cân bằng trong cuộc sống.

Nhìn nhận lại sự phản bội

Lướt qua một số trang mạng xã hội, ngoài vô số bình luận đã kích nhắm vào phụ nữ phản bội thì một số người còn tấn công cả những anh chồng đang hoang mang, tổn thương khi phát hiện ra sự thật. Nào là không bỏ cô vợ đó đi sẽ là “đồ hèn, hâm, loại đàn ông nhu nhược…”.

Từ khi nào chúng ta tự cho mình cái quyền được lên án, đánh giá cuộc sống hôn nhân của người khác, mà đôi khi chuyện ngoài đường thì tỏ mà chuyện trong nhà thì chúng ta lại chẳng biết sáng tỏa thế nào.

Cần phải nhìn nhận thực tế rằng những định kiến cũ kỹ kiểu như “Đàn ông kiếm tiền, đàn bà bếp núc, con cái. Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm” hay quan niệm “Đàn ông thì được quyền năm thê bảy thếp, đàn bà thì phải chính chuyên một chồng” đã vô cùng cổ hủ, trở thành vô nghĩa và chẳng còn phù hợp với cuộc sống hiện đại này nữa.

Dù là đàn ông hay đàn bà thì cơ hội để “thay lòng đổi dạ” là như nhau. Chúng ta đều có quyền lựa chọn yêu hay không yêu một người và chắc chắn một khi đã hết yêu thì chẳng ai còn tôn trọng đối phương trong chuyện tình cảm. 

Ngoại tình chỉ là cái cớ hay giọt nước tràn ly sao bao nhiêu lần ta lạnh nhạt với nhau. Vậy nên thay vì đổ lỗi ta nên nhìn lại chặng đường hôn nhân đã qua trước khi đưa ra quyết định cuối cùng tránh không làm tổn thương nhau thêm một lần nữa.

Ngoại tình tư tưởng, thể xác hay tình cảm thì vết thương cũng rất khó lành lại. Đã là vợ chồng xin đừng quá vô tâm đến vô tình làm khổ hạnh phúc của nhau. Cũng đừng quá tập trung vào công việc mà quên mất đi chính mình. Hãy biết đâu là giá trị mà bạn hướng tới: tiền tài, danh vọng, địa vị hay gia đình. Tất cả như thế kiềng cuộc sống, cần phải cân bằng vì thiếu cái nào cũng sẽ làm ta chênh vênh, mất mát.

Vậy nên hãy nghĩ thật kỹ trước khi tìm đến niềm vui riêng sau giờ tan tầm vì mỗi lựa chọn sẽ đưa ta đến những hạnh phúc khác nhau, muôn ngã và vô lối.

MIA NGUYỄN

Ladies of Vietnam

RỐI LOẠN GẮN BÓ LO ÂU

  Gắn bó (attachment) là nhu cầu sinh tồn cốt lõi của con người, hình thành từ những năm đầu đời khi trẻ tương tác với người chăm sóc chính. Tuy nhiên, khi mối gắn bó này bị gián đoạn hoặc tổn thương – như trong trường hợp trẻ bị cha mẹ bỏ mặc cho ông bà nuôi,...

RỐI LOẠN GẮN BÓ, SANG CHẤN VÀ SINH HỌC THẦN KINH

Rối loạn gắn bó, sang chấn và sinh học thần kinh: Khi hệ thần kinh học cách sống mà không cần kết nối Gắn bó là một trong những nhu cầu cơ bản và bẩm sinh của con người. Ngay từ khi mới sinh, não bộ và hệ thần kinh đã được lập trình để tìm kiếm sự an toàn thông qua...

CƠ THỂ, NÃO BỘ VÀ SỰ GỢI NHỚ HAM MUỐN

  Phản ứng tình dục là một quá trình tinh vi, không chỉ diễn ra ở cơ quan sinh dục mà là sự cộng hưởng giữa thân thể, cảm xúc, ký ức và nhận thức. Trong nhiều trường hợp, người trưởng thành – đặc biệt là những ai từng trải qua sang chấn, trầm cảm, căng thẳng kéo...

KHI TÌNH YÊU, SỰ TÔN TRỌNG KHÔNG LÀM TA HAM MUỐN

  Tính dục không đơn thuần là phản ứng sinh học, mà là một cấu trúc tâm lý phức tạp được định hình bởi cảm xúc, trải nghiệm cá nhân, chuẩn mực xã hội và các tầng sâu của vô thức. Một hiện tượng thường bị hiểu lầm là: vì sao nhiều nam giới gặp khó khăn trong việc...

KHI CON GÁI LỚN LÊN THIẾU VẮNG CHA

  Đối với nhiều cô gái, hình ảnh người cha là hình mẫu đầu tiên về sự an toàn, nâng đỡ và giới hạn. Khi sự hiện diện ấy bị thiếu vắng – do cha bỏ đi, nghiện ngập, thờ ơ, hoặc chết sớm – đứa trẻ không chỉ mất đi một người thân mà còn mất đi điểm tựa đầu tiên để...

KHI ĐÀN ÔNG MÊ MASSAGE HƠN VỢ

  Trong một số mối quan hệ hôn nhân, không ít người vợ đau đớn khi phát hiện chồng mình có thói quen tìm đến các dịch vụ massage "happy ending". Điều này không chỉ là sự phản bội về mặt thể xác, mà còn mang đến cảm giác bị chối bỏ ở mức sâu sắc hơn: “Tại sao anh...

NHỮNG ĐỨA EM GÁI BỊ NGƯỢC ĐÃI TỪ ANH TRAI

Trong nhiều gia đình, đặc biệt là những gia đình Á Đông đặt nặng vai trò giới tính và thứ bậc, không ít cô gái lớn lên trong bóng tối của người anh trai – người được xem là “trụ cột tương lai” và thường được bênh vực vô điều kiện. Trong khi đó, những đứa em gái lại...

LIỆU PHÁP HYPNOSIS VISUALISATION TRONG TRỊ LIỆU TÂM LÝ

Hypnosis Visualisation (gợi hình trong trạng thái thôi miên) là một phương pháp trị liệu sử dụng trí tưởng tượng có hướng dẫn trong trạng thái thư giãn sâu hoặc trạng thái thôi miên nhẹ. Trong quá trình này, thân chủ được dẫn dắt tập trung vào các hình ảnh tích cực,...

NỖI SỢ Ở MỘT MÌNH

  Nỗi sợ ở một mình không đơn thuần là cảm giác cô đơn thoáng qua, mà với nhiều người trưởng thành, đó là một nỗi hoảng loạn hiện sinh – cảm giác như chính sự sống bị đe dọa khi không có ai bên cạnh. Những người sợ tách biệt khỏi gia đình, bạn đời hay người họ...

TẠI SAO KHÔNG THOÁT RA MỐI QUAN HỆ ĐỘC HẠI?

  Trong những mối quan hệ có yếu tố thao túng và lạm dụng – dù là về cảm xúc hay thể xác – người mang đặc điểm ái kỷ thường sử dụng một chiến lược rất đặc trưng: trao rồi rút tình cảm một cách thất thường. Lúc thì vồ vập, yêu thương nồng nhiệt, khiến người kia...

NGHIỆN CỜ BẠC – HÀNH VI TỰ HỦY HOẠI IM LẶNG

Nghiện cờ bạc không đơn thuần là một thói quen xấu hay biểu hiện của sự “yếu đuối”. Nó là một dạng rối loạn hành vi, có cơ chế thần kinh và tâm lý tương tự như nghiện chất kích thích. Tuy nhiên, do thiếu hiểu biết và nhiều định kiến xã hội, cờ bạc vẫn thường bị coi là...

HỘI CHỨNG MUNCHAUSEN BY PROXY

  Hội chứng Munchausen by proxy (MBP) là một rối loạn tâm thần hiếm gặp nhưng nguy hiểm, trong đó người chăm sóc – thường là mẹ – cố ý gây tổn thương thể chất hoặc tinh thần cho con cái nhằm thu hút sự quan tâm, lòng thương xót và sự ngưỡng mộ từ người khác. Hành...

CĂNG THẲNG CẤP TÍNH

  Căng thẳng cấp tính là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi đối diện với nguy hiểm hoặc sự kiện gây sang chấn. Ở giai đoạn này, hệ thần kinh tự động kích hoạt phản ứng chiến đấu, bỏ chạy hoặc đóng băng (fight, flight, freeze), với sự tham gia sâu của vùng PAG...

NGƯỜI LỚN ADHD VỚI CĂNG THẲNG, SANG CHẤN

Người lớn ADHD: Căng thẳng, Sang chấn và Hành trình phục hồi Người lớn có rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) thường phải đối mặt với mức căng thẳng cao hơn người điển hình và khi trải qua sang chấn, quá trình hồi phục của họ cũng phức tạp và kéo dài hơn. Điều này...

SANG CHẤN THAY ĐỔI CHÚNG TA THẾ NÀO?

Khi an toàn và là chính mình lại trở thành điều nguy hiểm Sang chấn không chỉ là những ký ức về một sự kiện đau thương; nó là cách mà toàn bộ hệ thần kinh của chúng ta học cách tồn tại trong một thế giới từng không an toàn. Với những người từng trải qua sang chấn —...

NGƯỜI THÔNG MINH CHỐNG LẠI MÌNH KHI TRẦM CẢM

Tại sao người thông minh lại tự chống lại bản thân khi bị trầm cảm, lo âu, và có nguy cơ tự hại cao hơn? Nhiều người cho rằng có trí thông minh cao (IQ cao) sẽ giúp con người dễ vượt qua các vấn đề tâm lý như trầm cảm hay lo âu. Thế nhưng thực tế lại cho thấy điều...

NAM GIỚI VÀ CĂNG THẲNG MÃN TÍNH

  Ai trong chúng ta cũng từng trải qua căng thẳng, nhưng với nam giới, cách họ đối mặt với căng thẳng kéo dài (căng thẳng mãn tính) lại rất khác biệt — và đôi khi khá âm thầm. Thay vì nói ra cảm xúc hoặc tìm kiếm sự hỗ trợ, nhiều người đàn ông lại chọn cách im...

NAM GIỚI VÀ HÀNH VI TỰ HỦY HOẠI MÌNH

  Căng thẳng và sang chấn là hai trạng thái có khả năng âm thầm định hình hành vi, đặc biệt là ở những người mang trong mình nhiều niềm tin tiêu cực về bản thân. Ở nhiều nam giới, khi đối mặt với áp lực quá mức từ công việc, mối quan hệ, hoặc sự kỳ vọng xã hội về...

CĂNG CƠ CẢM XÚC TỪ CĂNG THẲNG VÀ SANG CHẤN

  Căng cơ cảm xúc là hiện tượng phổ biến ở nhiều người, đặc biệt trong các bối cảnh căng thẳng kéo dài, sang chấn hoặc rối loạn điều hòa cảm xúc. Khi cảm xúc bị kìm nén hoặc không thể giải phóng đúng cách, cơ thể thường "giữ" lại cảm xúc dưới dạng căng cơ, co...

TẠI SAO TA ĐÔNG CỨNG

  Tại sao ta “đông cứng” và cố làm hài lòng người khác khi lớn lên trong môi trường không an toàn Khi chúng ta sống trong một môi trường đầy căng thẳng như gia đình có bạo hành, la mắng, kiểm soát hoặc bị bỏ mặc, cơ thể và não bộ sẽ dần hình thành những cách đặc...

NGƯỜI YÊU DỰ BỊ

Không ai sinh ra đã muốn làm “người yêu dự bị”, nhưng nhiều người lại rơi vào vai trò ấy một cách vô thức, thậm chí lặp lại nó trong nhiều mối quan hệ khác nhau. Họ không chủ đích yêu người có đôi, cũng chẳng mưu cầu việc mãi đứng phía sau, chịu đựng, nhường nhịn và...

RỐI LOẠN GẮN BÓ LO ÂU

  Gắn bó (attachment) là nhu cầu sinh tồn cốt lõi của con người, hình thành từ những năm đầu đời khi trẻ tương tác với người chăm sóc chính. Tuy nhiên, khi mối gắn bó này bị gián đoạn hoặc tổn thương – như trong trường hợp trẻ bị cha mẹ bỏ mặc cho ông bà nuôi,...

RỐI LOẠN GẮN BÓ, SANG CHẤN VÀ SINH HỌC THẦN KINH

Rối loạn gắn bó, sang chấn và sinh học thần kinh: Khi hệ thần kinh học cách sống mà không cần kết nối Gắn bó là một trong những nhu cầu cơ bản và bẩm sinh của con người. Ngay từ khi mới sinh, não bộ và hệ thần kinh đã được lập trình để tìm kiếm sự an toàn thông qua...

CƠ THỂ, NÃO BỘ VÀ SỰ GỢI NHỚ HAM MUỐN

  Phản ứng tình dục là một quá trình tinh vi, không chỉ diễn ra ở cơ quan sinh dục mà là sự cộng hưởng giữa thân thể, cảm xúc, ký ức và nhận thức. Trong nhiều trường hợp, người trưởng thành – đặc biệt là những ai từng trải qua sang chấn, trầm cảm, căng thẳng kéo...

KHI TÌNH YÊU, SỰ TÔN TRỌNG KHÔNG LÀM TA HAM MUỐN

  Tính dục không đơn thuần là phản ứng sinh học, mà là một cấu trúc tâm lý phức tạp được định hình bởi cảm xúc, trải nghiệm cá nhân, chuẩn mực xã hội và các tầng sâu của vô thức. Một hiện tượng thường bị hiểu lầm là: vì sao nhiều nam giới gặp khó khăn trong việc...

HỘI CHỨNG JEREMY – KHI TÌNH BẠN TRỞ NÊN ĐE DỌA

  Trong các mối quan hệ xã hội, đặc biệt là giữa bạn bè, chúng ta thường tin rằng tình cảm chân thành sẽ là nguồn hỗ trợ lớn lao trên hành trình phát triển cá nhân. Tuy nhiên, có những trường hợp mà chính bạn thân – người tưởng như luôn đồng hành – lại trở thành...

KHI CON GÁI LỚN LÊN THIẾU VẮNG CHA

  Đối với nhiều cô gái, hình ảnh người cha là hình mẫu đầu tiên về sự an toàn, nâng đỡ và giới hạn. Khi sự hiện diện ấy bị thiếu vắng – do cha bỏ đi, nghiện ngập, thờ ơ, hoặc chết sớm – đứa trẻ không chỉ mất đi một người thân mà còn mất đi điểm tựa đầu tiên để...

KHI ĐÀN ÔNG MÊ MASSAGE HƠN VỢ

  Trong một số mối quan hệ hôn nhân, không ít người vợ đau đớn khi phát hiện chồng mình có thói quen tìm đến các dịch vụ massage "happy ending". Điều này không chỉ là sự phản bội về mặt thể xác, mà còn mang đến cảm giác bị chối bỏ ở mức sâu sắc hơn: “Tại sao anh...

NHỮNG ĐỨA EM GÁI BỊ NGƯỢC ĐÃI TỪ ANH TRAI

Trong nhiều gia đình, đặc biệt là những gia đình Á Đông đặt nặng vai trò giới tính và thứ bậc, không ít cô gái lớn lên trong bóng tối của người anh trai – người được xem là “trụ cột tương lai” và thường được bênh vực vô điều kiện. Trong khi đó, những đứa em gái lại...

LIỆU PHÁP HYPNOSIS VISUALISATION TRONG TRỊ LIỆU TÂM LÝ

Hypnosis Visualisation (gợi hình trong trạng thái thôi miên) là một phương pháp trị liệu sử dụng trí tưởng tượng có hướng dẫn trong trạng thái thư giãn sâu hoặc trạng thái thôi miên nhẹ. Trong quá trình này, thân chủ được dẫn dắt tập trung vào các hình ảnh tích cực,...

NỖI SỢ Ở MỘT MÌNH

  Nỗi sợ ở một mình không đơn thuần là cảm giác cô đơn thoáng qua, mà với nhiều người trưởng thành, đó là một nỗi hoảng loạn hiện sinh – cảm giác như chính sự sống bị đe dọa khi không có ai bên cạnh. Những người sợ tách biệt khỏi gia đình, bạn đời hay người họ...

TẠI SAO KHÔNG THOÁT RA MỐI QUAN HỆ ĐỘC HẠI?

  Trong những mối quan hệ có yếu tố thao túng và lạm dụng – dù là về cảm xúc hay thể xác – người mang đặc điểm ái kỷ thường sử dụng một chiến lược rất đặc trưng: trao rồi rút tình cảm một cách thất thường. Lúc thì vồ vập, yêu thương nồng nhiệt, khiến người kia...

NGHIỆN CỜ BẠC – HÀNH VI TỰ HỦY HOẠI IM LẶNG

Nghiện cờ bạc không đơn thuần là một thói quen xấu hay biểu hiện của sự “yếu đuối”. Nó là một dạng rối loạn hành vi, có cơ chế thần kinh và tâm lý tương tự như nghiện chất kích thích. Tuy nhiên, do thiếu hiểu biết và nhiều định kiến xã hội, cờ bạc vẫn thường bị coi là...

NHỮNG KẺ PHÁ HOẠI TỔ CHỨC CHUYÊN NGHIỆP

Trong môi trường làm việc, không khó để bắt gặp những người âm thầm hoặc công khai phá vỡ cấu trúc chung – chia rẽ nội bộ, lan truyền tin đồn, thụ động-aggressive trong công việc. Họ không hẳn là “người xấu” theo nghĩa đơn giản, mà thường là những cá nhân mang trong...

HỘI CHỨNG MUNCHAUSEN BY PROXY

  Hội chứng Munchausen by proxy (MBP) là một rối loạn tâm thần hiếm gặp nhưng nguy hiểm, trong đó người chăm sóc – thường là mẹ – cố ý gây tổn thương thể chất hoặc tinh thần cho con cái nhằm thu hút sự quan tâm, lòng thương xót và sự ngưỡng mộ từ người khác. Hành...

LIỆU PHÁP HỆ THỐNG GIA ĐÌNH BÊN TRONG

Liệu pháp Hệ thống Gia đình Bên trong (Internal Family Systems – IFS) là một phương pháp trị liệu tâm lý được phát triển bởi tiến sĩ Richard Schwartz vào đầu những năm 1980. Khi làm việc với thân chủ, ông nhận thấy rằng trong mỗi người không chỉ có một "cái tôi" thống...

CĂNG THẲNG CẤP TÍNH

  Căng thẳng cấp tính là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi đối diện với nguy hiểm hoặc sự kiện gây sang chấn. Ở giai đoạn này, hệ thần kinh tự động kích hoạt phản ứng chiến đấu, bỏ chạy hoặc đóng băng (fight, flight, freeze), với sự tham gia sâu của vùng PAG...

NGƯỜI LỚN ADHD VỚI CĂNG THẲNG, SANG CHẤN

Người lớn ADHD: Căng thẳng, Sang chấn và Hành trình phục hồi Người lớn có rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) thường phải đối mặt với mức căng thẳng cao hơn người điển hình và khi trải qua sang chấn, quá trình hồi phục của họ cũng phức tạp và kéo dài hơn. Điều này...

SANG CHẤN THAY ĐỔI CHÚNG TA THẾ NÀO?

Khi an toàn và là chính mình lại trở thành điều nguy hiểm Sang chấn không chỉ là những ký ức về một sự kiện đau thương; nó là cách mà toàn bộ hệ thần kinh của chúng ta học cách tồn tại trong một thế giới từng không an toàn. Với những người từng trải qua sang chấn —...

NGƯỜI THÔNG MINH CHỐNG LẠI MÌNH KHI TRẦM CẢM

Tại sao người thông minh lại tự chống lại bản thân khi bị trầm cảm, lo âu, và có nguy cơ tự hại cao hơn? Nhiều người cho rằng có trí thông minh cao (IQ cao) sẽ giúp con người dễ vượt qua các vấn đề tâm lý như trầm cảm hay lo âu. Thế nhưng thực tế lại cho thấy điều...