NGƯỜI VỢ TÀO KHANG

NGƯỜI VỢ TÀO KHANG

 

Chị tắm vội vàng sau một ngày dài lang thang dưới cái nắng rợn người, mời mọc bao người xa lạ mua dùm vé số. Đã ba năm rồi chị không còn biết đến chốn gột rửa bụi bặm hằng ngày một cách tươm tất.

Từ ca nước được làm dã chiến bằng một thùng sơn đã cũ, dòng nước đổ rào rào lên tấm thân gầy gò, bộ đồ cả ngày đi làm vẫn còn nguyên trên người chị vì “nhà tắm” lộ thiên. Chị xối thật nhanh vài gáo nước rồi nhanh chóng bước vào căn lều tạm trú vừa mới dựng xong của anh em phu hồ, thay đồ và loay hoay với bữa cơm chiều. Khói bếp bốc lên nghi ngút từ chiếc lò than tổ ong chồng chị vừa mới nhóm xong.

Cuộc đời lam lũ, bôn ba của chị bắt đầu từ khi lấy chồng. Chồng chị là thợ công trình. Vì kinh tế thấp, học vấn ít, chị buộc lòng phải theo anh đi khắp các công trình anh làm việc. Anh làm thợ xây còn chị thì lang thang bán vé số, nhặt ve chai. Vì không muốn chứng kiến những ngày gian khổ của vợ, đến cả tắm rửa, vệ sinh cũng bất tiện, bao nhiêu lần anh bảo chị tìm một chỗ trọ đàng hoàng mà thuê cho ổn định nhưng chị đều gạt đi. Chị bảo nếu chị đi theo anh, hai vợ chồng sẽ không phải tốn khoản tiền thuê phòng mà mỗi ngày chỉ dành cho việc ngủ. Hai vợ chồng nấu ăn cùng sẽ tiết kiệm rất nhiều so với việc chia tách mỗi người một nơi. Họ cần phải dành dụm nhiều hơn để có thể ổn định sau này.

Những hình ảnh phụ nữ như chị không phải hiếm ở các túp lều công trình trên mảnh đất Sài thành này. Chỉ vì yêu thương một người mà chấp nhận cuộc sống chẳng mấy dễ dàng.

Một ngày của người khác sẽ bắt đầu bằng ly cà phê thơm tho hay một bữa sáng đàng hoàng nhưng đôi khi họ còn cảm thấy uể oải, chán chường. Còn với chị, một ổ bánh mì có thịt đã là điều khiến chị có thêm động lực để bươn chải và cố gắng cho tương lai phía trước.

Những buổi trưa nắng gắt, chị cố gắng bước thật nhanh đến chỗ có mái che để nghỉ trưa. Rồi chợt nhớ đến cảnh anh phải trân mình giữa cái nắng oi nồng trên giàn giáo cao. Nghĩ đến công việc nhọc nhằn, nguy hiểm rình rập ấy mà chị lại rảo bước đi tiếp. Chị muốn cố gắng nhiều hơn để có thể sớm ngày an cư ở quê nhà.

Những buổi hoàng hôn trở về căn lều, tắm vội vàng, chưa kịp liếc mắt qua tấm gương nhỏ để chải lại mái tóc xơ rối, cháy nắng, chị lại tất bật với bữa cơm chiều. Rồi nhanh chóng đặt lưng nghỉ ngơi, chuẩn bị sức lực cho ngày làm việc hôm sau.

Thành phố xa hoa này trong mắt chị mấy năm nay chỉ có gạch đá, vôi vữa, giàn giáo, xi măng, cọc gỗ, thùng sơn… Có đôi khi chủ thầu nhận công trình kề bên căn nhà mà trước đây họ đã hoàn tất. Anh chị hay nói vui với nhau là được quay về chốn cũ. Nhưng cũng không khỏi nhìn nhau ngậm ngùi.

Biết bao nhiêu căn nhà đã mọc lên từ tay chồng chị và những người thợ xây, chị cũng mơ ước một ngôi nhà bé nhỏ sẽ hiện hình sau những hi sinh và gian khó của chị và anh.

Niềm vui nhỏ bé bây giờ của chị có lẽ nằm ở những bông hoa hồng đã khô mà chị thường treo ở cạnh chỗ nằm. Đêm đêm, chị lại nhìn chúng nhớ nét mặt của anh khi tặng cho chị vào những ngày lễ, sinh nhật “cho có với người ta”. Chị không câu nệ câu nói ấy của anh vì chị biết rõ anh không giỏi thể hiện tình cảm. Những đóa hoa này có ý nghĩa rất nhiều với chị. Đôi lần anh bảo khô rồi thì vứt đi, chị chỉ mỉm cười. Chị luôn mang theo chúng đi cùng với anh qua những công trình.

Phụ nữ, khi họ đặt lòng tin vào người đàn ông họ cho là đáng để họ yêu thương, thì bất kì sự cố gắng thậm chí là hi sinh nào cũng là xứng đáng.

Khi công trình gần xong cũng là lúc chị dọn dẹp chuẩn bị cho hành trình mới. Chị bảo đến năm nay anh chị đã dành dụm được gần tám mươi triệu. Chị cố thêm hai năm nữa rồi về quê mở một tiệm cà phê cho ổn định và sinh con.

Ánh mắt lấp lánh đầy suy tính tích cực của chị cho một tương lai tươi mới soi rõ con đường hai vợ chồng đã, đang và cùng đi.

Trong cuộc sống, chỉ khi tìm được một người bạn đồng hành thực sự hiểu, thấu cảm để dẫn dắt và ảnh hưởng tích cực thì chúng ta mới có thể đi xa. Đó sẽ là người mà ngoài tình yêu, chúng ta còn khắc ghi trong lòng một tấc dạ hàm ơn. Bởi có những tao đoạn trong đời, việc có một người bên cạnh để thấy biết ơn cũng là một khao khát mà không phải ai cũng may mắn có được.

LẠC NHIÊN

Chị tắm vội vàng sau một ngày dài lang thang dưới cái nắng rợn người, mời mọc bao người xa lạ mua dùm vé số. Đã ba năm rồi chị không còn biết đến chốn gột rửa bụi bặm hằng ngày một cách tươm tất.

Từ ca nước được làm dã chiến bằng một thùng sơn đã cũ, dòng nước đổ rào rào lên tấm thân gầy gò, bộ đồ cả ngày đi làm vẫn còn nguyên trên người chị vì “nhà tắm” lộ thiên. Chị xối thật nhanh vài gáo nước rồi nhanh chóng bước vào căn lều tạm trú vừa mới dựng xong của anh em phu hồ, thay đồ và loay hoay với bữa cơm chiều. Khói bếp bốc lên nghi ngút từ chiếc lò than tổ ong chồng chị vừa mới nhóm xong.

Cuộc đời lam lũ, bôn ba của chị bắt đầu từ khi lấy chồng. Chồng chị là thợ công trình. Vì kinh tế thấp, học vấn ít, chị buộc lòng phải theo anh đi khắp các công trình anh làm việc. Anh làm thợ xây còn chị thì lang thang bán vé số, nhặt ve chai. Vì không muốn chứng kiến những ngày gian khổ của vợ, đến cả tắm rửa, vệ sinh cũng bất tiện, bao nhiêu lần anh bảo chị tìm một chỗ trọ đàng hoàng mà thuê cho ổn định nhưng chị đều gạt đi. Chị bảo nếu chị đi theo anh, hai vợ chồng sẽ không phải tốn khoản tiền thuê phòng mà mỗi ngày chỉ dành cho việc ngủ. Hai vợ chồng nấu ăn cùng sẽ tiết kiệm rất nhiều so với việc chia tách mỗi người một nơi. Họ cần phải dành dụm nhiều hơn để có thể ổn định sau này.

Những hình ảnh phụ nữ như chị không phải hiếm ở các túp lều công trình trên mảnh đất Sài thành này. Chỉ vì yêu thương một người mà chấp nhận cuộc sống chẳng mấy dễ dàng.

Một ngày của người khác sẽ bắt đầu bằng ly cà phê thơm tho hay một bữa sáng đàng hoàng nhưng đôi khi họ còn cảm thấy uể oải, chán chường. Còn với chị, một ổ bánh mì có thịt đã là điều khiến chị có thêm động lực để bươn chải và cố gắng cho tương lai phía trước.

Những buổi trưa nắng gắt, chị cố gắng bước thật nhanh đến chỗ có mái che để nghỉ trưa. Rồi chợt nhớ đến cảnh anh phải trân mình giữa cái nắng oi nồng trên giàn giáo cao. Nghĩ đến công việc nhọc nhằn, nguy hiểm rình rập ấy mà chị lại rảo bước đi tiếp. Chị muốn cố gắng nhiều hơn để có thể sớm ngày an cư ở quê nhà.

Những buổi hoàng hôn trở về căn lều, tắm vội vàng, chưa kịp liếc mắt qua tấm gương nhỏ để chải lại mái tóc xơ rối, cháy nắng, chị lại tất bật với bữa cơm chiều. Rồi nhanh chóng đặt lưng nghỉ ngơi, chuẩn bị sức lực cho ngày làm việc hôm sau.

Thành phố xa hoa này trong mắt chị mấy năm nay chỉ có gạch đá, vôi vữa, giàn giáo, xi măng, cọc gỗ, thùng sơn… Có đôi khi chủ thầu nhận công trình kề bên căn nhà mà trước đây họ đã hoàn tất. Anh chị hay nói vui với nhau là được quay về chốn cũ. Nhưng cũng không khỏi nhìn nhau ngậm ngùi.

Biết bao nhiêu căn nhà đã mọc lên từ tay chồng chị và những người thợ xây, chị cũng mơ ước một ngôi nhà bé nhỏ sẽ hiện hình sau những hi sinh và gian khó của chị và anh.

Niềm vui nhỏ bé bây giờ của chị có lẽ nằm ở những bông hoa hồng đã khô mà chị thường treo ở cạnh chỗ nằm. Đêm đêm, chị lại nhìn chúng nhớ nét mặt của anh khi tặng cho chị vào những ngày lễ, sinh nhật “cho có với người ta”. Chị không câu nệ câu nói ấy của anh vì chị biết rõ anh không giỏi thể hiện tình cảm. Những đóa hoa này có ý nghĩa rất nhiều với chị. Đôi lần anh bảo khô rồi thì vứt đi, chị chỉ mỉm cười. Chị luôn mang theo chúng đi cùng với anh qua những công trình.

Phụ nữ, khi họ đặt lòng tin vào người đàn ông họ cho là đáng để họ yêu thương, thì bất kì sự cố gắng thậm chí là hi sinh nào cũng là xứng đáng.

Khi công trình gần xong cũng là lúc chị dọn dẹp chuẩn bị cho hành trình mới. Chị bảo đến năm nay anh chị đã dành dụm được gần tám mươi triệu. Chị cố thêm hai năm nữa rồi về quê mở một tiệm cà phê cho ổn định và sinh con.

Ánh mắt lấp lánh đầy suy tính tích cực của chị cho một tương lai tươi mới soi rõ con đường hai vợ chồng đã, đang và cùng đi.

Trong cuộc sống, chỉ khi tìm được một người bạn đồng hành thực sự hiểu, thấu cảm để dẫn dắt và ảnh hưởng tích cực thì chúng ta mới có thể đi xa. Đó sẽ là người mà ngoài tình yêu, chúng ta còn khắc ghi trong lòng một tấc dạ hàm ơn. Bởi có những tao đoạn trong đời, việc có một người bên cạnh để thấy biết ơn cũng là một khao khát mà không phải ai cũng may mắn có được.

LẠC NHIÊN

RỐI LOẠN GẮN BÓ LO ÂU

  Gắn bó (attachment) là nhu cầu sinh tồn cốt lõi của con người, hình thành từ những năm đầu đời khi trẻ tương tác với người chăm sóc chính. Tuy nhiên, khi mối gắn bó này bị gián đoạn hoặc tổn thương – như trong trường hợp trẻ bị cha mẹ bỏ mặc cho ông bà nuôi,...

RỐI LOẠN GẮN BÓ, SANG CHẤN VÀ SINH HỌC THẦN KINH

Rối loạn gắn bó, sang chấn và sinh học thần kinh: Khi hệ thần kinh học cách sống mà không cần kết nối Gắn bó là một trong những nhu cầu cơ bản và bẩm sinh của con người. Ngay từ khi mới sinh, não bộ và hệ thần kinh đã được lập trình để tìm kiếm sự an toàn thông qua...

CƠ THỂ, NÃO BỘ VÀ SỰ GỢI NHỚ HAM MUỐN

  Phản ứng tình dục là một quá trình tinh vi, không chỉ diễn ra ở cơ quan sinh dục mà là sự cộng hưởng giữa thân thể, cảm xúc, ký ức và nhận thức. Trong nhiều trường hợp, người trưởng thành – đặc biệt là những ai từng trải qua sang chấn, trầm cảm, căng thẳng kéo...

KHI TÌNH YÊU, SỰ TÔN TRỌNG KHÔNG LÀM TA HAM MUỐN

  Tính dục không đơn thuần là phản ứng sinh học, mà là một cấu trúc tâm lý phức tạp được định hình bởi cảm xúc, trải nghiệm cá nhân, chuẩn mực xã hội và các tầng sâu của vô thức. Một hiện tượng thường bị hiểu lầm là: vì sao nhiều nam giới gặp khó khăn trong việc...

KHI CON GÁI LỚN LÊN THIẾU VẮNG CHA

  Đối với nhiều cô gái, hình ảnh người cha là hình mẫu đầu tiên về sự an toàn, nâng đỡ và giới hạn. Khi sự hiện diện ấy bị thiếu vắng – do cha bỏ đi, nghiện ngập, thờ ơ, hoặc chết sớm – đứa trẻ không chỉ mất đi một người thân mà còn mất đi điểm tựa đầu tiên để...

KHI ĐÀN ÔNG MÊ MASSAGE HƠN VỢ

  Trong một số mối quan hệ hôn nhân, không ít người vợ đau đớn khi phát hiện chồng mình có thói quen tìm đến các dịch vụ massage "happy ending". Điều này không chỉ là sự phản bội về mặt thể xác, mà còn mang đến cảm giác bị chối bỏ ở mức sâu sắc hơn: “Tại sao anh...

NHỮNG ĐỨA EM GÁI BỊ NGƯỢC ĐÃI TỪ ANH TRAI

Trong nhiều gia đình, đặc biệt là những gia đình Á Đông đặt nặng vai trò giới tính và thứ bậc, không ít cô gái lớn lên trong bóng tối của người anh trai – người được xem là “trụ cột tương lai” và thường được bênh vực vô điều kiện. Trong khi đó, những đứa em gái lại...

LIỆU PHÁP HYPNOSIS VISUALISATION TRONG TRỊ LIỆU TÂM LÝ

Hypnosis Visualisation (gợi hình trong trạng thái thôi miên) là một phương pháp trị liệu sử dụng trí tưởng tượng có hướng dẫn trong trạng thái thư giãn sâu hoặc trạng thái thôi miên nhẹ. Trong quá trình này, thân chủ được dẫn dắt tập trung vào các hình ảnh tích cực,...

NỖI SỢ Ở MỘT MÌNH

  Nỗi sợ ở một mình không đơn thuần là cảm giác cô đơn thoáng qua, mà với nhiều người trưởng thành, đó là một nỗi hoảng loạn hiện sinh – cảm giác như chính sự sống bị đe dọa khi không có ai bên cạnh. Những người sợ tách biệt khỏi gia đình, bạn đời hay người họ...

TẠI SAO KHÔNG THOÁT RA MỐI QUAN HỆ ĐỘC HẠI?

  Trong những mối quan hệ có yếu tố thao túng và lạm dụng – dù là về cảm xúc hay thể xác – người mang đặc điểm ái kỷ thường sử dụng một chiến lược rất đặc trưng: trao rồi rút tình cảm một cách thất thường. Lúc thì vồ vập, yêu thương nồng nhiệt, khiến người kia...

NGHIỆN CỜ BẠC – HÀNH VI TỰ HỦY HOẠI IM LẶNG

Nghiện cờ bạc không đơn thuần là một thói quen xấu hay biểu hiện của sự “yếu đuối”. Nó là một dạng rối loạn hành vi, có cơ chế thần kinh và tâm lý tương tự như nghiện chất kích thích. Tuy nhiên, do thiếu hiểu biết và nhiều định kiến xã hội, cờ bạc vẫn thường bị coi là...

HỘI CHỨNG MUNCHAUSEN BY PROXY

  Hội chứng Munchausen by proxy (MBP) là một rối loạn tâm thần hiếm gặp nhưng nguy hiểm, trong đó người chăm sóc – thường là mẹ – cố ý gây tổn thương thể chất hoặc tinh thần cho con cái nhằm thu hút sự quan tâm, lòng thương xót và sự ngưỡng mộ từ người khác. Hành...

CĂNG THẲNG CẤP TÍNH

  Căng thẳng cấp tính là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi đối diện với nguy hiểm hoặc sự kiện gây sang chấn. Ở giai đoạn này, hệ thần kinh tự động kích hoạt phản ứng chiến đấu, bỏ chạy hoặc đóng băng (fight, flight, freeze), với sự tham gia sâu của vùng PAG...

NGƯỜI LỚN ADHD VỚI CĂNG THẲNG, SANG CHẤN

Người lớn ADHD: Căng thẳng, Sang chấn và Hành trình phục hồi Người lớn có rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) thường phải đối mặt với mức căng thẳng cao hơn người điển hình và khi trải qua sang chấn, quá trình hồi phục của họ cũng phức tạp và kéo dài hơn. Điều này...

SANG CHẤN THAY ĐỔI CHÚNG TA THẾ NÀO?

Khi an toàn và là chính mình lại trở thành điều nguy hiểm Sang chấn không chỉ là những ký ức về một sự kiện đau thương; nó là cách mà toàn bộ hệ thần kinh của chúng ta học cách tồn tại trong một thế giới từng không an toàn. Với những người từng trải qua sang chấn —...

NGƯỜI THÔNG MINH CHỐNG LẠI MÌNH KHI TRẦM CẢM

Tại sao người thông minh lại tự chống lại bản thân khi bị trầm cảm, lo âu, và có nguy cơ tự hại cao hơn? Nhiều người cho rằng có trí thông minh cao (IQ cao) sẽ giúp con người dễ vượt qua các vấn đề tâm lý như trầm cảm hay lo âu. Thế nhưng thực tế lại cho thấy điều...

NAM GIỚI VÀ CĂNG THẲNG MÃN TÍNH

  Ai trong chúng ta cũng từng trải qua căng thẳng, nhưng với nam giới, cách họ đối mặt với căng thẳng kéo dài (căng thẳng mãn tính) lại rất khác biệt — và đôi khi khá âm thầm. Thay vì nói ra cảm xúc hoặc tìm kiếm sự hỗ trợ, nhiều người đàn ông lại chọn cách im...

NAM GIỚI VÀ HÀNH VI TỰ HỦY HOẠI MÌNH

  Căng thẳng và sang chấn là hai trạng thái có khả năng âm thầm định hình hành vi, đặc biệt là ở những người mang trong mình nhiều niềm tin tiêu cực về bản thân. Ở nhiều nam giới, khi đối mặt với áp lực quá mức từ công việc, mối quan hệ, hoặc sự kỳ vọng xã hội về...

CĂNG CƠ CẢM XÚC TỪ CĂNG THẲNG VÀ SANG CHẤN

  Căng cơ cảm xúc là hiện tượng phổ biến ở nhiều người, đặc biệt trong các bối cảnh căng thẳng kéo dài, sang chấn hoặc rối loạn điều hòa cảm xúc. Khi cảm xúc bị kìm nén hoặc không thể giải phóng đúng cách, cơ thể thường "giữ" lại cảm xúc dưới dạng căng cơ, co...

TẠI SAO TA ĐÔNG CỨNG

  Tại sao ta “đông cứng” và cố làm hài lòng người khác khi lớn lên trong môi trường không an toàn Khi chúng ta sống trong một môi trường đầy căng thẳng như gia đình có bạo hành, la mắng, kiểm soát hoặc bị bỏ mặc, cơ thể và não bộ sẽ dần hình thành những cách đặc...

RỐI LOẠN GẮN BÓ LO ÂU

  Gắn bó (attachment) là nhu cầu sinh tồn cốt lõi của con người, hình thành từ những năm đầu đời khi trẻ tương tác với người chăm sóc chính. Tuy nhiên, khi mối gắn bó này bị gián đoạn hoặc tổn thương – như trong trường hợp trẻ bị cha mẹ bỏ mặc cho ông bà nuôi,...

RỐI LOẠN GẮN BÓ, SANG CHẤN VÀ SINH HỌC THẦN KINH

Rối loạn gắn bó, sang chấn và sinh học thần kinh: Khi hệ thần kinh học cách sống mà không cần kết nối Gắn bó là một trong những nhu cầu cơ bản và bẩm sinh của con người. Ngay từ khi mới sinh, não bộ và hệ thần kinh đã được lập trình để tìm kiếm sự an toàn thông qua...

CƠ THỂ, NÃO BỘ VÀ SỰ GỢI NHỚ HAM MUỐN

  Phản ứng tình dục là một quá trình tinh vi, không chỉ diễn ra ở cơ quan sinh dục mà là sự cộng hưởng giữa thân thể, cảm xúc, ký ức và nhận thức. Trong nhiều trường hợp, người trưởng thành – đặc biệt là những ai từng trải qua sang chấn, trầm cảm, căng thẳng kéo...

KHI TÌNH YÊU, SỰ TÔN TRỌNG KHÔNG LÀM TA HAM MUỐN

  Tính dục không đơn thuần là phản ứng sinh học, mà là một cấu trúc tâm lý phức tạp được định hình bởi cảm xúc, trải nghiệm cá nhân, chuẩn mực xã hội và các tầng sâu của vô thức. Một hiện tượng thường bị hiểu lầm là: vì sao nhiều nam giới gặp khó khăn trong việc...

HỘI CHỨNG JEREMY – KHI TÌNH BẠN TRỞ NÊN ĐE DỌA

  Trong các mối quan hệ xã hội, đặc biệt là giữa bạn bè, chúng ta thường tin rằng tình cảm chân thành sẽ là nguồn hỗ trợ lớn lao trên hành trình phát triển cá nhân. Tuy nhiên, có những trường hợp mà chính bạn thân – người tưởng như luôn đồng hành – lại trở thành...

KHI CON GÁI LỚN LÊN THIẾU VẮNG CHA

  Đối với nhiều cô gái, hình ảnh người cha là hình mẫu đầu tiên về sự an toàn, nâng đỡ và giới hạn. Khi sự hiện diện ấy bị thiếu vắng – do cha bỏ đi, nghiện ngập, thờ ơ, hoặc chết sớm – đứa trẻ không chỉ mất đi một người thân mà còn mất đi điểm tựa đầu tiên để...

KHI ĐÀN ÔNG MÊ MASSAGE HƠN VỢ

  Trong một số mối quan hệ hôn nhân, không ít người vợ đau đớn khi phát hiện chồng mình có thói quen tìm đến các dịch vụ massage "happy ending". Điều này không chỉ là sự phản bội về mặt thể xác, mà còn mang đến cảm giác bị chối bỏ ở mức sâu sắc hơn: “Tại sao anh...

NHỮNG ĐỨA EM GÁI BỊ NGƯỢC ĐÃI TỪ ANH TRAI

Trong nhiều gia đình, đặc biệt là những gia đình Á Đông đặt nặng vai trò giới tính và thứ bậc, không ít cô gái lớn lên trong bóng tối của người anh trai – người được xem là “trụ cột tương lai” và thường được bênh vực vô điều kiện. Trong khi đó, những đứa em gái lại...

LIỆU PHÁP HYPNOSIS VISUALISATION TRONG TRỊ LIỆU TÂM LÝ

Hypnosis Visualisation (gợi hình trong trạng thái thôi miên) là một phương pháp trị liệu sử dụng trí tưởng tượng có hướng dẫn trong trạng thái thư giãn sâu hoặc trạng thái thôi miên nhẹ. Trong quá trình này, thân chủ được dẫn dắt tập trung vào các hình ảnh tích cực,...

NỖI SỢ Ở MỘT MÌNH

  Nỗi sợ ở một mình không đơn thuần là cảm giác cô đơn thoáng qua, mà với nhiều người trưởng thành, đó là một nỗi hoảng loạn hiện sinh – cảm giác như chính sự sống bị đe dọa khi không có ai bên cạnh. Những người sợ tách biệt khỏi gia đình, bạn đời hay người họ...

TẠI SAO KHÔNG THOÁT RA MỐI QUAN HỆ ĐỘC HẠI?

  Trong những mối quan hệ có yếu tố thao túng và lạm dụng – dù là về cảm xúc hay thể xác – người mang đặc điểm ái kỷ thường sử dụng một chiến lược rất đặc trưng: trao rồi rút tình cảm một cách thất thường. Lúc thì vồ vập, yêu thương nồng nhiệt, khiến người kia...

NGHIỆN CỜ BẠC – HÀNH VI TỰ HỦY HOẠI IM LẶNG

Nghiện cờ bạc không đơn thuần là một thói quen xấu hay biểu hiện của sự “yếu đuối”. Nó là một dạng rối loạn hành vi, có cơ chế thần kinh và tâm lý tương tự như nghiện chất kích thích. Tuy nhiên, do thiếu hiểu biết và nhiều định kiến xã hội, cờ bạc vẫn thường bị coi là...

NHỮNG KẺ PHÁ HOẠI TỔ CHỨC CHUYÊN NGHIỆP

Trong môi trường làm việc, không khó để bắt gặp những người âm thầm hoặc công khai phá vỡ cấu trúc chung – chia rẽ nội bộ, lan truyền tin đồn, thụ động-aggressive trong công việc. Họ không hẳn là “người xấu” theo nghĩa đơn giản, mà thường là những cá nhân mang trong...

HỘI CHỨNG MUNCHAUSEN BY PROXY

  Hội chứng Munchausen by proxy (MBP) là một rối loạn tâm thần hiếm gặp nhưng nguy hiểm, trong đó người chăm sóc – thường là mẹ – cố ý gây tổn thương thể chất hoặc tinh thần cho con cái nhằm thu hút sự quan tâm, lòng thương xót và sự ngưỡng mộ từ người khác. Hành...

LIỆU PHÁP HỆ THỐNG GIA ĐÌNH BÊN TRONG

Liệu pháp Hệ thống Gia đình Bên trong (Internal Family Systems – IFS) là một phương pháp trị liệu tâm lý được phát triển bởi tiến sĩ Richard Schwartz vào đầu những năm 1980. Khi làm việc với thân chủ, ông nhận thấy rằng trong mỗi người không chỉ có một "cái tôi" thống...

CĂNG THẲNG CẤP TÍNH

  Căng thẳng cấp tính là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi đối diện với nguy hiểm hoặc sự kiện gây sang chấn. Ở giai đoạn này, hệ thần kinh tự động kích hoạt phản ứng chiến đấu, bỏ chạy hoặc đóng băng (fight, flight, freeze), với sự tham gia sâu của vùng PAG...

NGƯỜI LỚN ADHD VỚI CĂNG THẲNG, SANG CHẤN

Người lớn ADHD: Căng thẳng, Sang chấn và Hành trình phục hồi Người lớn có rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) thường phải đối mặt với mức căng thẳng cao hơn người điển hình và khi trải qua sang chấn, quá trình hồi phục của họ cũng phức tạp và kéo dài hơn. Điều này...

SANG CHẤN THAY ĐỔI CHÚNG TA THẾ NÀO?

Khi an toàn và là chính mình lại trở thành điều nguy hiểm Sang chấn không chỉ là những ký ức về một sự kiện đau thương; nó là cách mà toàn bộ hệ thần kinh của chúng ta học cách tồn tại trong một thế giới từng không an toàn. Với những người từng trải qua sang chấn —...

NGƯỜI THÔNG MINH CHỐNG LẠI MÌNH KHI TRẦM CẢM

Tại sao người thông minh lại tự chống lại bản thân khi bị trầm cảm, lo âu, và có nguy cơ tự hại cao hơn? Nhiều người cho rằng có trí thông minh cao (IQ cao) sẽ giúp con người dễ vượt qua các vấn đề tâm lý như trầm cảm hay lo âu. Thế nhưng thực tế lại cho thấy điều...

NAM GIỚI VÀ CĂNG THẲNG MÃN TÍNH

  Ai trong chúng ta cũng từng trải qua căng thẳng, nhưng với nam giới, cách họ đối mặt với căng thẳng kéo dài (căng thẳng mãn tính) lại rất khác biệt — và đôi khi khá âm thầm. Thay vì nói ra cảm xúc hoặc tìm kiếm sự hỗ trợ, nhiều người đàn ông lại chọn cách im...