NIỀM TIN SAU GIÔNG BÃO

NIỀM TIN SAU GIÔNG BÃO

Tháng giao mùa, trời nhiều mây, không khí ẩm mốc. Trời đang nóng hừng hực, bỗng mây chuyển màu xám xịt. Chúng di chuyển nhanh rồi cuộn lại với nhau thành những đám mây to, dáng như cây súp lơ bị nướng đến cháy đen ngòm. Sét đánh thẳng xuống mặt đất, những vạch sáng trắng, hồng, xé toạc bầu trời, ném cơn thịnh nộ vào nhân gian. 

Trời vẫn chưa mưa vội. Mây tiếp tục kéo bầy. Cuồn cuộn. Lớp này chồng lên lớp khác. Những tháp mây đen đang nuốt lấy, nuốt để những mảng sáng yếu ớt còn sót lại. Buổi trưa chìm trong màn đen vì cái nhắm mắt của mặt trời. Những tia sét lại tiếp tục màn biểu diễn hù dọa đám đông con người nhỏ bé, yếu đuối trên các con đường ngoằn nghèo trong thành phố.

Gió bắt đầu nổi lên. Mạnh dần. Nhiều cây đã tróc gốc, đổ nhoài trên đường, đè bẹp dúm những chiếc xe khi nãy còn kiêu hãnh bấm kèn inh ỏi. Xác lá xanh, lá vàng, lá khô bay loạn xạ trong không gian rồi phủ ngập lòng đường. Gió giành giật những tấm tôn, cố sức kéo chúng ra khỏi mấy mũi đinh ghim cuối cùng còn bấu víu trên nóc các ngôi nhà đã cũ. Gió xô đổ mấy tấm áp phích cheo leo ở trên cao, xé toạc nụ cười rạng rỡ của cô diễn viên trên tấm ảnh quảng cáo. Những tiếng hú u u từ những “khe gió” giữa hai tòa nhà khiến tim người ta đập thình thịch trong nỗi lo lắng vì trận cuồng phong.

Mấy đám mây nặng dần như muốn sà xuống mặt đất. Mưa bắt đầu màn múa khỏa thân của mình. Những cơ thể trong veo, hạt to và chắc mẩy lao xuống thành phố. Mưa xối xả trên nóc nhà, vang lên những thanh âm ồn ào, rát buốt tai, rát buốt da. Sấm sét dữ dội, những cơn gió tha hồ tung hoành. Nước dâng lên ở những tuyến phố thấp, có đoạn chảy siết như thác. Người ta bất lực buông tay cho chiếc xe máy ngã ùm vào nước, loạng choạng bước vào lề trú mưa.

Một số con đường đã bị mất tín hiệu đèn giao thông, giao lộ trở thành điểm chết, những pha di chuyển chậm đến độ người ta chẳng đủ kiên nhẫn để ghi hình lại và mong chờ điều kịch tính nữa. Con người những lúc này thật nhỏ bé và đáng thương.

Nó ngồi trên tầng bốn của quán cà phê cũ. Thu hết vào mắt mình toàn cảnh cơn giông giữa mùa nắng rát. Nó lặng nhìn mấy cái cây oằn mình, nghiêng ngả trong gió mưa, bất lực nhìn từng chiếc lá lìa cành. Nó cảm thấy có lẽ nó đang giống như đám lá xanh non đang rụng tơi tả ấy. Một cơn cảm khái và chua xót chạy dọc sống lưng.

Nỗi xót xa dâng lên hệt như ngày nó bước ra khỏi cuộc hôn nhân tạm bợ, hờ hững đến bạc lòng. Cơn bão lòng ngày ấy cũng dữ dội không thua kém gì đất trời. Những yêu thương ngọt ngào trên đầu môi dễ dàng được nói ra và cũng dễ dàng trôi tuột đi như cách người ta nhổ nước bọt.

Nỗi sợ hãi phải thay đổi hay làm lại từ đầu đã khiến nó đi từ quyết tâm buông bỏ đến buông xuôi theo số phận. Nó đã có lần một, lần hai, lần n thỏa hiệp với mong muốn của đối phương mà quên mất rằng mình cũng có quyền được đòi hỏi, có quyền được mơ ước, có quyền được yêu cầu người kia phải đáp ứng.

Một người từ người dưng thành người thân, người bạn đời nhưng sau tất cả lại thành kẻ khác họ, tanh lòng, nhạt nhẽo. Đáng lẽ ra nó không nên thỏa hiệp vội vàng sau lần đầu tiên bị người ta đánh. Đến ba mẹ nó, khi nó đã trưởng thành cũng chẳng bao giờ dấm dứ một cái tát tay kể cả khi nó gân cổ cãi lời. Vậy mà người kia đã dùng quyền gì để đánh nó? Dùng quyền gì để xúc phạm nó?  

Sai lầm của nó bắt đầu khi nó vội vàng thỏa hiệp sau cái ôm, sau lời xin lỗi, sau lời hứa suông miệng rồi chóng quên kia. Nó vội vàng tha thứ mà không hề có nguyên tắc nhất định để rồi nhận lấy những cú tát tương tự lần thứ n. Nó xách vali đi rồi lại xách vali về. Khi cái tôi dâng lên ngùn ngụt, nó bất chấp bỏ đi. Khi những lời xin lỗi được cất lên, nó lại phản bội bản thân để trở về.

Một cái tổ không ấm làm sao chống được gió lay, giông tố, mưa bão? Một cái tổ chỉ một người xây, một người đứng ngó, hờ hững, lơ đễnh thì biết bao giờ mới thành hình.

Cuối cùng tất cả đã kết thúc, sức chịu đựng của con người suy cho cùng cũng có giới hạn nhất định. Có lẽ nó phải sử dụng đến cạn kiệt nguồn năng lượng chịu đựng và nhẫn nhịn đến mức pin cuối cùng, mới có thể khép lại cuộc hành trình đầy những hy sinh không đáng ấy.

Nó bắt đầu thay đổi. Nó đã mất quá nhiều niềm tin và kỳ vọng vào một con người và nó đưa đáp án ấy áp đặt lên mọi bài toán con người khác. Nó chẳng còn đủ sự tin tưởng vào ai, đôi khi cả chính bản thân mình. Nó chỉ nhìn thấy lấp ló ở phía người khác là những mặt trái, là những man trá, lọc lừa. Nỗi sợ hãi trong tâm hồn khiến nó lạnh lùng với niềm vui bé nhỏ như ăn được một món ăn ngon, mặc một chiếc váy đẹp.

Thật không gì khủng khiếp hơn khi niềm tin bị hủy diệt.

Nó chậm rãi nhìn xuống đường. Cái cây vẫn đứng vững ở đấy.

Bất giác nó ngộ ra những chiếc lá xanh kia dẫu có rơi rụng đi hết, thì khi nắng lên, lá non chắc chắn sẽ đâm chồi trở lại. Cây thay lá, rắn thay da, người ta thay đổi. Tất cả cũng chỉ vì một mục đích duy nhất là trưởng thành. Nhưng có lẽ sự thay đổi vừa qua của nó vẫn là một sai lầm, bởi thay đổi đó không mang đến cho nó một niềm vui nào cả.

Bất giác nó nhận ra điều nó cần bây giờ không phải là ủ dột hàng giờ mỗi ngày ở đây mà nó cần sắm sửa lại cho mình một cái đầu thật tươi tỉnh để học lại từ những sai lầm và đi tiếp vì tương lai của nó vẫn còn dài. Sau đó nó sẽ nhặt lại từng mảnh vỡ của niềm tin ấy, dùng tinh thần của mình làm chất keo hàn gắn từng chút một. Có lẽ nó nên tin vào lý thuyết này để tự chữa lành và cứu lấy hơi thở tin yêu của mình vào bản thân, vào cuộc sống và một người nào đó đang chờ nó ở bến kế tiếp trong chuyến tàu này.

Nốc cạn ly cà phê đen láy, nó hít một hơi thật sâu và bước về nhà.

Những đám mây nhẹ nhàng dần, rũ sạch hạt nước cuối cùng, cơn giông đã ngoe nguẩy bỏ đi mất. Trời hửng nắng và một chiếc cầu vồng được vắt lên chào mừng yên bình được lập lại. Có thể là tan hoang đó nhưng rồi mọi thứ sẽ tốt đẹp trở lại thôi. Vì thế, hãy thật tỉnh táo và thong dong.

LẠC NHIÊN

Tháng giao mùa, trời nhiều mây, không khí ẩm mốc. Trời đang nóng hừng hực, bỗng mây chuyển màu xám xịt. Chúng di chuyển nhanh rồi cuộn lại với nhau thành những đám mây to, dáng như cây súp lơ bị nướng đến cháy đen ngòm. Sét đánh thẳng xuống mặt đất, những vạch sáng trắng, hồng, xé toạc bầu trời, ném cơn thịnh nộ vào nhân gian. 

Trời vẫn chưa mưa vội. Mây tiếp tục kéo bầy. Cuồn cuộn. Lớp này chồng lên lớp khác. Những tháp mây đen đang nuốt lấy, nuốt để những mảng sáng yếu ớt còn sót lại. Buổi trưa chìm trong màn đen vì cái nhắm mắt của mặt trời. Những tia sét lại tiếp tục màn biểu diễn hù dọa đám đông con người nhỏ bé, yếu đuối trên các con đường ngoằn nghèo trong thành phố.

Gió bắt đầu nổi lên. Mạnh dần. Nhiều cây đã tróc gốc, đổ nhoài trên đường, đè bẹp dúm những chiếc xe khi nãy còn kiêu hãnh bấm kèn inh ỏi. Xác lá xanh, lá vàng, lá khô bay loạn xạ trong không gian rồi phủ ngập lòng đường. Gió giành giật những tấm tôn, cố sức kéo chúng ra khỏi mấy mũi đinh ghim cuối cùng còn bấu víu trên nóc các ngôi nhà đã cũ. Gió xô đổ mấy tấm áp phích cheo leo ở trên cao, xé toạc nụ cười rạng rỡ của cô diễn viên trên tấm ảnh quảng cáo. Những tiếng hú u u từ những “khe gió” giữa hai tòa nhà khiến tim người ta đập thình thịch trong nỗi lo lắng vì trận cuồng phong.

Mấy đám mây nặng dần như muốn sà xuống mặt đất. Mưa bắt đầu màn múa khỏa thân của mình. Những cơ thể trong veo, hạt to và chắc mẩy lao xuống thành phố. Mưa xối xả trên nóc nhà, vang lên những thanh âm ồn ào, rát buốt tai, rát buốt da. Sấm sét dữ dội, những cơn gió tha hồ tung hoành. Nước dâng lên ở những tuyến phố thấp, có đoạn chảy siết như thác. Người ta bất lực buông tay cho chiếc xe máy ngã ùm vào nước, loạng choạng bước vào lề trú mưa.

Một số con đường đã bị mất tín hiệu đèn giao thông, giao lộ trở thành điểm chết, những pha di chuyển chậm đến độ người ta chẳng đủ kiên nhẫn để ghi hình lại và mong chờ điều kịch tính nữa. Con người những lúc này thật nhỏ bé và đáng thương.

Nó ngồi trên tầng bốn của quán cà phê cũ. Thu hết vào mắt mình toàn cảnh cơn giông giữa mùa nắng rát. Nó lặng nhìn mấy cái cây oằn mình, nghiêng ngả trong gió mưa, bất lực nhìn từng chiếc lá lìa cành. Nó cảm thấy có lẽ nó đang giống như đám lá xanh non đang rụng tơi tả ấy. Một cơn cảm khái và chua xót chạy dọc sống lưng.

Nỗi xót xa dâng lên hệt như ngày nó bước ra khỏi cuộc hôn nhân tạm bợ, hờ hững đến bạc lòng. Cơn bão lòng ngày ấy cũng dữ dội không thua kém gì đất trời. Những yêu thương ngọt ngào trên đầu môi dễ dàng được nói ra và cũng dễ dàng trôi tuột đi như cách người ta nhổ nước bọt.

Nỗi sợ hãi phải thay đổi hay làm lại từ đầu đã khiến nó đi từ quyết tâm buông bỏ đến buông xuôi theo số phận. Nó đã có lần một, lần hai, lần n thỏa hiệp với mong muốn của đối phương mà quên mất rằng mình cũng có quyền được đòi hỏi, có quyền được mơ ước, có quyền được yêu cầu người kia phải đáp ứng.

Một người từ người dưng thành người thân, người bạn đời nhưng sau tất cả lại thành kẻ khác họ, tanh lòng, nhạt nhẽo. Đáng lẽ ra nó không nên thỏa hiệp vội vàng sau lần đầu tiên bị người ta đánh. Đến ba mẹ nó, khi nó đã trưởng thành cũng chẳng bao giờ dấm dứ một cái tát tay kể cả khi nó gân cổ cãi lời. Vậy mà người kia đã dùng quyền gì để đánh nó? Dùng quyền gì để xúc phạm nó?  

Sai lầm của nó bắt đầu khi nó vội vàng thỏa hiệp sau cái ôm, sau lời xin lỗi, sau lời hứa suông miệng rồi chóng quên kia. Nó vội vàng tha thứ mà không hề có nguyên tắc nhất định để rồi nhận lấy những cú tát tương tự lần thứ n. Nó xách vali đi rồi lại xách vali về. Khi cái tôi dâng lên ngùn ngụt, nó bất chấp bỏ đi. Khi những lời xin lỗi được cất lên, nó lại phản bội bản thân để trở về.

Một cái tổ không ấm làm sao chống được gió lay, giông tố, mưa bão? Một cái tổ chỉ một người xây, một người đứng ngó, hờ hững, lơ đễnh thì biết bao giờ mới thành hình.

Cuối cùng tất cả đã kết thúc, sức chịu đựng của con người suy cho cùng cũng có giới hạn nhất định. Có lẽ nó phải sử dụng đến cạn kiệt nguồn năng lượng chịu đựng và nhẫn nhịn đến mức pin cuối cùng, mới có thể khép lại cuộc hành trình đầy những hy sinh không đáng ấy.

Nó bắt đầu thay đổi. Nó đã mất quá nhiều niềm tin và kỳ vọng vào một con người và nó đưa đáp án ấy áp đặt lên mọi bài toán con người khác. Nó chẳng còn đủ sự tin tưởng vào ai, đôi khi cả chính bản thân mình. Nó chỉ nhìn thấy lấp ló ở phía người khác là những mặt trái, là những man trá, lọc lừa. Nỗi sợ hãi trong tâm hồn khiến nó lạnh lùng với niềm vui bé nhỏ như ăn được một món ăn ngon, mặc một chiếc váy đẹp.

Thật không gì khủng khiếp hơn khi niềm tin bị hủy diệt.

Nó chậm rãi nhìn xuống đường. Cái cây vẫn đứng vững ở đấy.

Bất giác nó ngộ ra những chiếc lá xanh kia dẫu có rơi rụng đi hết, thì khi nắng lên, lá non chắc chắn sẽ đâm chồi trở lại. Cây thay lá, rắn thay da, người ta thay đổi. Tất cả cũng chỉ vì một mục đích duy nhất là trưởng thành. Nhưng có lẽ sự thay đổi vừa qua của nó vẫn là một sai lầm, bởi thay đổi đó không mang đến cho nó một niềm vui nào cả.

Bất giác nó nhận ra điều nó cần bây giờ không phải là ủ dột hàng giờ mỗi ngày ở đây mà nó cần sắm sửa lại cho mình một cái đầu thật tươi tỉnh để học lại từ những sai lầm và đi tiếp vì tương lai của nó vẫn còn dài. Sau đó nó sẽ nhặt lại từng mảnh vỡ của niềm tin ấy, dùng tinh thần của mình làm chất keo hàn gắn từng chút một. Có lẽ nó nên tin vào lý thuyết này để tự chữa lành và cứu lấy hơi thở tin yêu của mình vào bản thân, vào cuộc sống và một người nào đó đang chờ nó ở bến kế tiếp trong chuyến tàu này.

Nốc cạn ly cà phê đen láy, nó hít một hơi thật sâu và bước về nhà.

Những đám mây nhẹ nhàng dần, rũ sạch hạt nước cuối cùng, cơn giông đã ngoe nguẩy bỏ đi mất. Trời hửng nắng và một chiếc cầu vồng được vắt lên chào mừng yên bình được lập lại. Có thể là tan hoang đó nhưng rồi mọi thứ sẽ tốt đẹp trở lại thôi. Vì thế, hãy thật tỉnh táo và thong dong.

LẠC NHIÊN

RỐI LOẠN GẮN BÓ LO ÂU

  Gắn bó (attachment) là nhu cầu sinh tồn cốt lõi của con người, hình thành từ những năm đầu đời khi trẻ tương tác với người chăm sóc chính. Tuy nhiên, khi mối gắn bó này bị gián đoạn hoặc tổn thương – như trong trường hợp trẻ bị cha mẹ bỏ mặc cho ông bà nuôi,...

RỐI LOẠN GẮN BÓ, SANG CHẤN VÀ SINH HỌC THẦN KINH

Rối loạn gắn bó, sang chấn và sinh học thần kinh: Khi hệ thần kinh học cách sống mà không cần kết nối Gắn bó là một trong những nhu cầu cơ bản và bẩm sinh của con người. Ngay từ khi mới sinh, não bộ và hệ thần kinh đã được lập trình để tìm kiếm sự an toàn thông qua...

CƠ THỂ, NÃO BỘ VÀ SỰ GỢI NHỚ HAM MUỐN

  Phản ứng tình dục là một quá trình tinh vi, không chỉ diễn ra ở cơ quan sinh dục mà là sự cộng hưởng giữa thân thể, cảm xúc, ký ức và nhận thức. Trong nhiều trường hợp, người trưởng thành – đặc biệt là những ai từng trải qua sang chấn, trầm cảm, căng thẳng kéo...

KHI TÌNH YÊU, SỰ TÔN TRỌNG KHÔNG LÀM TA HAM MUỐN

  Tính dục không đơn thuần là phản ứng sinh học, mà là một cấu trúc tâm lý phức tạp được định hình bởi cảm xúc, trải nghiệm cá nhân, chuẩn mực xã hội và các tầng sâu của vô thức. Một hiện tượng thường bị hiểu lầm là: vì sao nhiều nam giới gặp khó khăn trong việc...

KHI CON GÁI LỚN LÊN THIẾU VẮNG CHA

  Đối với nhiều cô gái, hình ảnh người cha là hình mẫu đầu tiên về sự an toàn, nâng đỡ và giới hạn. Khi sự hiện diện ấy bị thiếu vắng – do cha bỏ đi, nghiện ngập, thờ ơ, hoặc chết sớm – đứa trẻ không chỉ mất đi một người thân mà còn mất đi điểm tựa đầu tiên để...

KHI ĐÀN ÔNG MÊ MASSAGE HƠN VỢ

  Trong một số mối quan hệ hôn nhân, không ít người vợ đau đớn khi phát hiện chồng mình có thói quen tìm đến các dịch vụ massage "happy ending". Điều này không chỉ là sự phản bội về mặt thể xác, mà còn mang đến cảm giác bị chối bỏ ở mức sâu sắc hơn: “Tại sao anh...

NHỮNG ĐỨA EM GÁI BỊ NGƯỢC ĐÃI TỪ ANH TRAI

Trong nhiều gia đình, đặc biệt là những gia đình Á Đông đặt nặng vai trò giới tính và thứ bậc, không ít cô gái lớn lên trong bóng tối của người anh trai – người được xem là “trụ cột tương lai” và thường được bênh vực vô điều kiện. Trong khi đó, những đứa em gái lại...

LIỆU PHÁP HYPNOSIS VISUALISATION TRONG TRỊ LIỆU TÂM LÝ

Hypnosis Visualisation (gợi hình trong trạng thái thôi miên) là một phương pháp trị liệu sử dụng trí tưởng tượng có hướng dẫn trong trạng thái thư giãn sâu hoặc trạng thái thôi miên nhẹ. Trong quá trình này, thân chủ được dẫn dắt tập trung vào các hình ảnh tích cực,...

NỖI SỢ Ở MỘT MÌNH

  Nỗi sợ ở một mình không đơn thuần là cảm giác cô đơn thoáng qua, mà với nhiều người trưởng thành, đó là một nỗi hoảng loạn hiện sinh – cảm giác như chính sự sống bị đe dọa khi không có ai bên cạnh. Những người sợ tách biệt khỏi gia đình, bạn đời hay người họ...

TẠI SAO KHÔNG THOÁT RA MỐI QUAN HỆ ĐỘC HẠI?

  Trong những mối quan hệ có yếu tố thao túng và lạm dụng – dù là về cảm xúc hay thể xác – người mang đặc điểm ái kỷ thường sử dụng một chiến lược rất đặc trưng: trao rồi rút tình cảm một cách thất thường. Lúc thì vồ vập, yêu thương nồng nhiệt, khiến người kia...

NGHIỆN CỜ BẠC – HÀNH VI TỰ HỦY HOẠI IM LẶNG

Nghiện cờ bạc không đơn thuần là một thói quen xấu hay biểu hiện của sự “yếu đuối”. Nó là một dạng rối loạn hành vi, có cơ chế thần kinh và tâm lý tương tự như nghiện chất kích thích. Tuy nhiên, do thiếu hiểu biết và nhiều định kiến xã hội, cờ bạc vẫn thường bị coi là...

HỘI CHỨNG MUNCHAUSEN BY PROXY

  Hội chứng Munchausen by proxy (MBP) là một rối loạn tâm thần hiếm gặp nhưng nguy hiểm, trong đó người chăm sóc – thường là mẹ – cố ý gây tổn thương thể chất hoặc tinh thần cho con cái nhằm thu hút sự quan tâm, lòng thương xót và sự ngưỡng mộ từ người khác. Hành...

CĂNG THẲNG CẤP TÍNH

  Căng thẳng cấp tính là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi đối diện với nguy hiểm hoặc sự kiện gây sang chấn. Ở giai đoạn này, hệ thần kinh tự động kích hoạt phản ứng chiến đấu, bỏ chạy hoặc đóng băng (fight, flight, freeze), với sự tham gia sâu của vùng PAG...

NGƯỜI LỚN ADHD VỚI CĂNG THẲNG, SANG CHẤN

Người lớn ADHD: Căng thẳng, Sang chấn và Hành trình phục hồi Người lớn có rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) thường phải đối mặt với mức căng thẳng cao hơn người điển hình và khi trải qua sang chấn, quá trình hồi phục của họ cũng phức tạp và kéo dài hơn. Điều này...

SANG CHẤN THAY ĐỔI CHÚNG TA THẾ NÀO?

Khi an toàn và là chính mình lại trở thành điều nguy hiểm Sang chấn không chỉ là những ký ức về một sự kiện đau thương; nó là cách mà toàn bộ hệ thần kinh của chúng ta học cách tồn tại trong một thế giới từng không an toàn. Với những người từng trải qua sang chấn —...

NGƯỜI THÔNG MINH CHỐNG LẠI MÌNH KHI TRẦM CẢM

Tại sao người thông minh lại tự chống lại bản thân khi bị trầm cảm, lo âu, và có nguy cơ tự hại cao hơn? Nhiều người cho rằng có trí thông minh cao (IQ cao) sẽ giúp con người dễ vượt qua các vấn đề tâm lý như trầm cảm hay lo âu. Thế nhưng thực tế lại cho thấy điều...

NAM GIỚI VÀ CĂNG THẲNG MÃN TÍNH

  Ai trong chúng ta cũng từng trải qua căng thẳng, nhưng với nam giới, cách họ đối mặt với căng thẳng kéo dài (căng thẳng mãn tính) lại rất khác biệt — và đôi khi khá âm thầm. Thay vì nói ra cảm xúc hoặc tìm kiếm sự hỗ trợ, nhiều người đàn ông lại chọn cách im...

NAM GIỚI VÀ HÀNH VI TỰ HỦY HOẠI MÌNH

  Căng thẳng và sang chấn là hai trạng thái có khả năng âm thầm định hình hành vi, đặc biệt là ở những người mang trong mình nhiều niềm tin tiêu cực về bản thân. Ở nhiều nam giới, khi đối mặt với áp lực quá mức từ công việc, mối quan hệ, hoặc sự kỳ vọng xã hội về...

CĂNG CƠ CẢM XÚC TỪ CĂNG THẲNG VÀ SANG CHẤN

  Căng cơ cảm xúc là hiện tượng phổ biến ở nhiều người, đặc biệt trong các bối cảnh căng thẳng kéo dài, sang chấn hoặc rối loạn điều hòa cảm xúc. Khi cảm xúc bị kìm nén hoặc không thể giải phóng đúng cách, cơ thể thường "giữ" lại cảm xúc dưới dạng căng cơ, co...

TẠI SAO TA ĐÔNG CỨNG

  Tại sao ta “đông cứng” và cố làm hài lòng người khác khi lớn lên trong môi trường không an toàn Khi chúng ta sống trong một môi trường đầy căng thẳng như gia đình có bạo hành, la mắng, kiểm soát hoặc bị bỏ mặc, cơ thể và não bộ sẽ dần hình thành những cách đặc...

RỐI LOẠN GẮN BÓ LO ÂU

  Gắn bó (attachment) là nhu cầu sinh tồn cốt lõi của con người, hình thành từ những năm đầu đời khi trẻ tương tác với người chăm sóc chính. Tuy nhiên, khi mối gắn bó này bị gián đoạn hoặc tổn thương – như trong trường hợp trẻ bị cha mẹ bỏ mặc cho ông bà nuôi,...

RỐI LOẠN GẮN BÓ, SANG CHẤN VÀ SINH HỌC THẦN KINH

Rối loạn gắn bó, sang chấn và sinh học thần kinh: Khi hệ thần kinh học cách sống mà không cần kết nối Gắn bó là một trong những nhu cầu cơ bản và bẩm sinh của con người. Ngay từ khi mới sinh, não bộ và hệ thần kinh đã được lập trình để tìm kiếm sự an toàn thông qua...

CƠ THỂ, NÃO BỘ VÀ SỰ GỢI NHỚ HAM MUỐN

  Phản ứng tình dục là một quá trình tinh vi, không chỉ diễn ra ở cơ quan sinh dục mà là sự cộng hưởng giữa thân thể, cảm xúc, ký ức và nhận thức. Trong nhiều trường hợp, người trưởng thành – đặc biệt là những ai từng trải qua sang chấn, trầm cảm, căng thẳng kéo...

KHI TÌNH YÊU, SỰ TÔN TRỌNG KHÔNG LÀM TA HAM MUỐN

  Tính dục không đơn thuần là phản ứng sinh học, mà là một cấu trúc tâm lý phức tạp được định hình bởi cảm xúc, trải nghiệm cá nhân, chuẩn mực xã hội và các tầng sâu của vô thức. Một hiện tượng thường bị hiểu lầm là: vì sao nhiều nam giới gặp khó khăn trong việc...

HỘI CHỨNG JEREMY – KHI TÌNH BẠN TRỞ NÊN ĐE DỌA

  Trong các mối quan hệ xã hội, đặc biệt là giữa bạn bè, chúng ta thường tin rằng tình cảm chân thành sẽ là nguồn hỗ trợ lớn lao trên hành trình phát triển cá nhân. Tuy nhiên, có những trường hợp mà chính bạn thân – người tưởng như luôn đồng hành – lại trở thành...

KHI CON GÁI LỚN LÊN THIẾU VẮNG CHA

  Đối với nhiều cô gái, hình ảnh người cha là hình mẫu đầu tiên về sự an toàn, nâng đỡ và giới hạn. Khi sự hiện diện ấy bị thiếu vắng – do cha bỏ đi, nghiện ngập, thờ ơ, hoặc chết sớm – đứa trẻ không chỉ mất đi một người thân mà còn mất đi điểm tựa đầu tiên để...

KHI ĐÀN ÔNG MÊ MASSAGE HƠN VỢ

  Trong một số mối quan hệ hôn nhân, không ít người vợ đau đớn khi phát hiện chồng mình có thói quen tìm đến các dịch vụ massage "happy ending". Điều này không chỉ là sự phản bội về mặt thể xác, mà còn mang đến cảm giác bị chối bỏ ở mức sâu sắc hơn: “Tại sao anh...

NHỮNG ĐỨA EM GÁI BỊ NGƯỢC ĐÃI TỪ ANH TRAI

Trong nhiều gia đình, đặc biệt là những gia đình Á Đông đặt nặng vai trò giới tính và thứ bậc, không ít cô gái lớn lên trong bóng tối của người anh trai – người được xem là “trụ cột tương lai” và thường được bênh vực vô điều kiện. Trong khi đó, những đứa em gái lại...

LIỆU PHÁP HYPNOSIS VISUALISATION TRONG TRỊ LIỆU TÂM LÝ

Hypnosis Visualisation (gợi hình trong trạng thái thôi miên) là một phương pháp trị liệu sử dụng trí tưởng tượng có hướng dẫn trong trạng thái thư giãn sâu hoặc trạng thái thôi miên nhẹ. Trong quá trình này, thân chủ được dẫn dắt tập trung vào các hình ảnh tích cực,...

NỖI SỢ Ở MỘT MÌNH

  Nỗi sợ ở một mình không đơn thuần là cảm giác cô đơn thoáng qua, mà với nhiều người trưởng thành, đó là một nỗi hoảng loạn hiện sinh – cảm giác như chính sự sống bị đe dọa khi không có ai bên cạnh. Những người sợ tách biệt khỏi gia đình, bạn đời hay người họ...

TẠI SAO KHÔNG THOÁT RA MỐI QUAN HỆ ĐỘC HẠI?

  Trong những mối quan hệ có yếu tố thao túng và lạm dụng – dù là về cảm xúc hay thể xác – người mang đặc điểm ái kỷ thường sử dụng một chiến lược rất đặc trưng: trao rồi rút tình cảm một cách thất thường. Lúc thì vồ vập, yêu thương nồng nhiệt, khiến người kia...

NGHIỆN CỜ BẠC – HÀNH VI TỰ HỦY HOẠI IM LẶNG

Nghiện cờ bạc không đơn thuần là một thói quen xấu hay biểu hiện của sự “yếu đuối”. Nó là một dạng rối loạn hành vi, có cơ chế thần kinh và tâm lý tương tự như nghiện chất kích thích. Tuy nhiên, do thiếu hiểu biết và nhiều định kiến xã hội, cờ bạc vẫn thường bị coi là...

NHỮNG KẺ PHÁ HOẠI TỔ CHỨC CHUYÊN NGHIỆP

Trong môi trường làm việc, không khó để bắt gặp những người âm thầm hoặc công khai phá vỡ cấu trúc chung – chia rẽ nội bộ, lan truyền tin đồn, thụ động-aggressive trong công việc. Họ không hẳn là “người xấu” theo nghĩa đơn giản, mà thường là những cá nhân mang trong...

HỘI CHỨNG MUNCHAUSEN BY PROXY

  Hội chứng Munchausen by proxy (MBP) là một rối loạn tâm thần hiếm gặp nhưng nguy hiểm, trong đó người chăm sóc – thường là mẹ – cố ý gây tổn thương thể chất hoặc tinh thần cho con cái nhằm thu hút sự quan tâm, lòng thương xót và sự ngưỡng mộ từ người khác. Hành...

LIỆU PHÁP HỆ THỐNG GIA ĐÌNH BÊN TRONG

Liệu pháp Hệ thống Gia đình Bên trong (Internal Family Systems – IFS) là một phương pháp trị liệu tâm lý được phát triển bởi tiến sĩ Richard Schwartz vào đầu những năm 1980. Khi làm việc với thân chủ, ông nhận thấy rằng trong mỗi người không chỉ có một "cái tôi" thống...

CĂNG THẲNG CẤP TÍNH

  Căng thẳng cấp tính là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi đối diện với nguy hiểm hoặc sự kiện gây sang chấn. Ở giai đoạn này, hệ thần kinh tự động kích hoạt phản ứng chiến đấu, bỏ chạy hoặc đóng băng (fight, flight, freeze), với sự tham gia sâu của vùng PAG...

NGƯỜI LỚN ADHD VỚI CĂNG THẲNG, SANG CHẤN

Người lớn ADHD: Căng thẳng, Sang chấn và Hành trình phục hồi Người lớn có rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) thường phải đối mặt với mức căng thẳng cao hơn người điển hình và khi trải qua sang chấn, quá trình hồi phục của họ cũng phức tạp và kéo dài hơn. Điều này...

SANG CHẤN THAY ĐỔI CHÚNG TA THẾ NÀO?

Khi an toàn và là chính mình lại trở thành điều nguy hiểm Sang chấn không chỉ là những ký ức về một sự kiện đau thương; nó là cách mà toàn bộ hệ thần kinh của chúng ta học cách tồn tại trong một thế giới từng không an toàn. Với những người từng trải qua sang chấn —...

NGƯỜI THÔNG MINH CHỐNG LẠI MÌNH KHI TRẦM CẢM

Tại sao người thông minh lại tự chống lại bản thân khi bị trầm cảm, lo âu, và có nguy cơ tự hại cao hơn? Nhiều người cho rằng có trí thông minh cao (IQ cao) sẽ giúp con người dễ vượt qua các vấn đề tâm lý như trầm cảm hay lo âu. Thế nhưng thực tế lại cho thấy điều...

NAM GIỚI VÀ CĂNG THẲNG MÃN TÍNH

  Ai trong chúng ta cũng từng trải qua căng thẳng, nhưng với nam giới, cách họ đối mặt với căng thẳng kéo dài (căng thẳng mãn tính) lại rất khác biệt — và đôi khi khá âm thầm. Thay vì nói ra cảm xúc hoặc tìm kiếm sự hỗ trợ, nhiều người đàn ông lại chọn cách im...