SỢ YÊU

SỢ YÊU

 

Sợ yêu thường gắn liền với sợ tổn thương, sợ bản thân không đủ tốt, sợ bị bỏ rơi hoặc sợ một lý do riêng tư nào đó mà tôi chưa từng nghe đến. Nếu bạn đang ở trong một khán phòng chật kín người và hỏi: “Có bao nhiêu người ở đây mong muốn được yêu?”. Sẽ không ngạc nhiên chút nào nếu hầu hết mọi người đều giơ cao tay không do dự. Cho dù chúng ta có nghĩ về điều đó hàng ngày hay không, tình yêu vẫn là thứ mà mỗi người đều khao khát như một phần bản năng vậy.

Nhưng tôi biết nhiều người gặp khó khăn khi để người khác đến gần mình. Đối với một số người, vì nhiều lý do mà để tình yêu bước vào thế giới của mình là một điều không tưởng, ngay cả khi đối tượng là một người rất tốt. Chấp nhận yêu một người đòi hỏi bạn phải dũng cảm, mở lòng với người khác theo cách mà bạn không bao giờ nghĩ rằng mình muốn làm và có thể đủ tin tưởng để làm. Nỗi sợ hãi mất mát trong tình yêu cũng nhiều như niềm khao khát được yêu vậy.

Có thể điều mà tôi sắp nói tới đây là một ý tưởng không mấy dễ chịu, nhưng nếu bạn đã thử trăm phương ngàn kế mà mãi vẫn không thoát ra được nỗi sợ hãi tình yêu, hãy nghĩ về nó theo cách này: nếu bạn biết rằng một người bạn rất thân của mình sẽ mãi mãi ra đi vào một ngày nào đó, tất nhiên cảm giác lúc này của bạn là vô cùng đau lòng, nhưng có phải vì vậy mà bạn sẽ xa lánh cô ấy hay không dám mở lòng yêu thương cô ấy không? Ngược lại, bạn sẽ càng cảm thấy trân trọng nhiều hơn từng giây phút ở bên cạnh cô ấy. Hãy thử hình dung nếu bạn cũng hành động như vậy đối với từng mối quan hệ trong cuộc sống, mọi chuyện có phải sẽ khác đi rất nhiều, phải không?

Có một câu nói vui mà mọi người đều quen thuộc: “Yêu thì khổ, không yêu thì lỗ”. Đánh mất tình yêu có thể là chuyện khủng khiếp và đáng sợ nhất trên đời, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta không nên yêu. Lúc còn nhỏ, tôi chỉ lựa chọn những cuốn truyện hay những bộ phim kết thúc có hậu. Ngay cả đến giờ tôi vẫn thích thể loại này, nhưng trải qua nhiều chuyện tôi hiểu được rằng vì sao người ta vẫn cất công xây dựng những câu chuyện tình đẹp đẽ để rồi kết thúc không vẹn tròn. Bởi vì tình yêu muôn màu có thể khởi đầu cùng một cách nhưng kết thúc không bao giờ đoán định được. Nhưng điều quan trọng là nhận thức được mỗi giây phút trong tình yêu đều đáng giá, bất kể cuối cùng mọi chuyện sẽ đi về đâu.

Vì vậy, khi đối mặt với cơ hội đón nhận tình yêu vào cuộc sống của bạn, trước khi kích hoạt cơ chế “trốn chạy” như thường lệ, hãy dừng lại một lúc và tự hỏi mình những câu hỏi sau:

“Tôi thực sự phải mất gì?”

Nếu bạn luôn nghĩ về những lần tan vỡ trước đây hoặc những hình ảnh đau khổ vì tình tràn lan trên mạng xã hội, có thể bạn sẽ thấy mình phải mất mát rất nhiều thứ. Nhưng sự thật thì bạn sẽ mất gì nếu thực sự chấp nhận tình yêu và rồi thất bại? Hẳn là bạn sẽ phải đối mặt với một số thời điểm khó khăn, nhưng đó có phải là ngày tận thế hay không? Không. Bạn sẽ vẫn sống sót. Nhưng nếu kìm nén và trốn chạy tình yêu, bạn sẽ bỏ lỡ tất cả những điều tuyệt vời đi kèm với tình yêu. Con người dễ tập trung vào những điều tiêu cực khi cảm thấy sợ hãi, dễ tránh xa bất cứ điều gì có thể khiến mình cảm thấy tồi tệ. Nhưng khi nói đến tình yêu, bạn sẽ thấy rằng những cảm xúc kỳ diệu khi yêu có thể lấn át tất cả những mặt tiêu cực mà bạn sợ hãi.

“Điều tồi tệ nhất có thể xảy ra là gì?”

Tôi biết tan vỡ có vẻ là điều tồi tệ nhất có thể xảy ra nhưng liệu rằng bạn không thể sống tiếp nếu tình yêu thất bại? Tình yêu được xem là điều kỳ diệu và truyền cảm hứng bất tận, nhưng đó không phải là tất cả của cuộc sống muôn màu. Dù tình yêu chiếm một phần lớn trong nhiều khía cạnh của cuộc sống, không có nó, bạn sẽ không khô héo và chết được. Không có nó, cuộc sống của bạn sẽ không mất đi ý nghĩa. Dù bạn nghĩ điều tồi tệ nhất có thể xảy ra là gì, hãy nhớ rằng tình yêu đem lại những thứ giá trị hơn và đáng để liều lĩnh.

“Tôi nhận được gì từ tình yêu?”

Giờ thì hãy tập trung vào những điều tích cực trong giây lát. Bất cứ ai đã từng yêu đều biết, tình yêu thật sự rất TUYỆT VỜI. Đó là một trong những điều tốt nhất mà bạn từng có. Nó không chỉ làm cho bạn cảm thấy lâng lâng vui sướng mà còn đem lại nhiều lợi ích sức khỏe và thường khiến tâm trạng bạn tốt hơn, tích cực hơn nhiều. Khi ai đó thực sự yêu bạn, họ sẽ kề bên ủng hộ bạn, sẽ sát cánh bên cạnh bạn và nâng bạn lên khi bạn cảm thấy tụt dốc. Khi tập trung vào những điều tích cực, bạn sẽ thấy rằng tình yêu thực sự xứng đáng để bạn chấp nhận rủi ro.

“Tôi thực sự sợ điều gì?”

Khi bạn bắt đầu cảm thấy sợ yêu, điều quan trọng là phải có cái nhìn khác về nỗi sợ của bạn và thực sự cố gắng hiểu nó. Bạn sợ yêu vì không tin tưởng mọi người? Sợ yêu vì không cảm thấy mình xứng đáng? Sợ yêu vì không biết liệu bạn có thực sự yêu người khác không? Có nhiều lý do để bạn kìm nén bản thân và khép chặt cửa lòng, điều quan trọng là phải xem xét những lý do đằng sau nỗi sợ của bạn và cố gắng giải quyết những lý do đó. Một khi làm được điều đó, tình yêu sẽ nhẹ nhàng và dễ dàng bước vào cuộc sống của bạn.

“Làm thế nào tôi có thể buông bỏ nỗi sợ hãi của tôi?”

Sau khi xác định được điều mà bạn thực sự sợ hãi, bạn có thể bắt đầu tìm ra cách từ bỏ nỗi sợ hãi và tập trung vào các khía cạnh tích cực của tình yêu (vốn dĩ nhiều hơn những điều tiêu cực, mặc dù bạn có thể không nghĩ như vậy khi đang ở trong “vỏ ốc” của mình). Hãy nhớ rằng: ngay cả khi mọi thứ không như mong đợi, tất cả nguồn năng lượng đỉnh cao mà bạn có được khi yêu cũng đem lại giá trị cho bạn. Khi yêu một người, bạn có thể có cảm giác đang cho đi một phần của chính mình, nhưng thực ra bạn chỉ đơn giản là cho phép phần đó thoát ra và phát triển mạnh mẽ hơn.

Khi bạn thực sự đã dành thời gian suy nghĩ về những câu hỏi đó, tôi chắc rằng bạn sẽ thấy việc mở cửa trái tim trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Bạn có thể sợ bị tổn thương hoặc sợ sẽ làm tổn thương người khác hoặc sợ mình không xứng đáng với tình yêu. Bạn có thể đấu tranh với việc tin tưởng người khác, tin tưởng bản thân hoặc thậm chí tin tưởng vào tình yêu. Nhưng hãy nghe này! Tình yêu là điều tuyệt vời. Đó là một trong những điều tốt nhất trên thế giới và không phải ngày nào nó cũng xuất hiện và tỏa sáng trong thế giới của bạn. Nếu bạn có cơ hội để yêu và được yêu, đừng chần chừ nữa. Cho dù khó khăn đến đâu, bất kể bạn phải làm gì để biến nó thành hiện thực, hãy từ bỏ nỗi sợ hãi và mở cửa trái tim mình.

Nỗi sợ yêu sẽ kết thúc vào đúng thời điểm chúng ta quyết định mở cửa trái tim mình.

Cách duy nhất để cảm thấy trái tim mình sống lại là để cho nó được yêu.

LILA

Sợ yêu thường gắn liền với sợ tổn thương, sợ bản thân không đủ tốt, sợ bị bỏ rơi hoặc sợ một lý do riêng tư nào đó mà tôi chưa từng nghe đến. Nếu bạn đang ở trong một khán phòng chật kín người và hỏi: “Có bao nhiêu người ở đây mong muốn được yêu?”. Sẽ không ngạc nhiên chút nào nếu hầu hết mọi người đều giơ cao tay không do dự. Cho dù chúng ta có nghĩ về điều đó hàng ngày hay không, tình yêu vẫn là thứ mà mỗi người đều khao khát như một phần bản năng vậy.

Nhưng tôi biết nhiều người gặp khó khăn khi để người khác đến gần mình. Đối với một số người, vì nhiều lý do mà để tình yêu bước vào thế giới của mình là một điều không tưởng, ngay cả khi đối tượng là một người rất tốt. Chấp nhận yêu một người đòi hỏi bạn phải dũng cảm, mở lòng với người khác theo cách mà bạn không bao giờ nghĩ rằng mình muốn làm và có thể đủ tin tưởng để làm. Nỗi sợ hãi mất mát trong tình yêu cũng nhiều như niềm khao khát được yêu vậy.

Có thể điều mà tôi sắp nói tới đây là một ý tưởng không mấy dễ chịu, nhưng nếu bạn đã thử trăm phương ngàn kế mà mãi vẫn không thoát ra được nỗi sợ hãi tình yêu, hãy nghĩ về nó theo cách này: nếu bạn biết rằng một người bạn rất thân của mình sẽ mãi mãi ra đi vào một ngày nào đó, tất nhiên cảm giác lúc này của bạn là vô cùng đau lòng, nhưng có phải vì vậy mà bạn sẽ xa lánh cô ấy hay không dám mở lòng yêu thương cô ấy không? Ngược lại, bạn sẽ càng cảm thấy trân trọng nhiều hơn từng giây phút ở bên cạnh cô ấy. Hãy thử hình dung nếu bạn cũng hành động như vậy đối với từng mối quan hệ trong cuộc sống, mọi chuyện có phải sẽ khác đi rất nhiều, phải không?

Có một câu nói vui mà mọi người đều quen thuộc: “Yêu thì khổ, không yêu thì lỗ”. Đánh mất tình yêu có thể là chuyện khủng khiếp và đáng sợ nhất trên đời, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta không nên yêu. Lúc còn nhỏ, tôi chỉ lựa chọn những cuốn truyện hay những bộ phim kết thúc có hậu. Ngay cả đến giờ tôi vẫn thích thể loại này, nhưng trải qua nhiều chuyện tôi hiểu được rằng vì sao người ta vẫn cất công xây dựng những câu chuyện tình đẹp đẽ để rồi kết thúc không vẹn tròn. Bởi vì tình yêu muôn màu có thể khởi đầu cùng một cách nhưng kết thúc không bao giờ đoán định được. Nhưng điều quan trọng là nhận thức được mỗi giây phút trong tình yêu đều đáng giá, bất kể cuối cùng mọi chuyện sẽ đi về đâu.

Vì vậy, khi đối mặt với cơ hội đón nhận tình yêu vào cuộc sống của bạn, trước khi kích hoạt cơ chế “trốn chạy” như thường lệ, hãy dừng lại một lúc và tự hỏi mình những câu hỏi sau:

“Tôi thực sự phải mất gì?”

Nếu bạn luôn nghĩ về những lần tan vỡ trước đây hoặc những hình ảnh đau khổ vì tình tràn lan trên mạng xã hội, có thể bạn sẽ thấy mình phải mất mát rất nhiều thứ. Nhưng sự thật thì bạn sẽ mất gì nếu thực sự chấp nhận tình yêu và rồi thất bại? Hẳn là bạn sẽ phải đối mặt với một số thời điểm khó khăn, nhưng đó có phải là ngày tận thế hay không? Không. Bạn sẽ vẫn sống sót. Nhưng nếu kìm nén và trốn chạy tình yêu, bạn sẽ bỏ lỡ tất cả những điều tuyệt vời đi kèm với tình yêu. Con người dễ tập trung vào những điều tiêu cực khi cảm thấy sợ hãi, dễ tránh xa bất cứ điều gì có thể khiến mình cảm thấy tồi tệ. Nhưng khi nói đến tình yêu, bạn sẽ thấy rằng những cảm xúc kỳ diệu khi yêu có thể lấn át tất cả những mặt tiêu cực mà bạn sợ hãi.

“Điều tồi tệ nhất có thể xảy ra là gì?”

Tôi biết tan vỡ có vẻ là điều tồi tệ nhất có thể xảy ra nhưng liệu rằng bạn không thể sống tiếp nếu tình yêu thất bại? Tình yêu được xem là điều kỳ diệu và truyền cảm hứng bất tận, nhưng đó không phải là tất cả của cuộc sống muôn màu. Dù tình yêu chiếm một phần lớn trong nhiều khía cạnh của cuộc sống, không có nó, bạn sẽ không khô héo và chết được. Không có nó, cuộc sống của bạn sẽ không mất đi ý nghĩa. Dù bạn nghĩ điều tồi tệ nhất có thể xảy ra là gì, hãy nhớ rằng tình yêu đem lại những thứ giá trị hơn và đáng để liều lĩnh.

“Tôi nhận được gì từ tình yêu?”

Giờ thì hãy tập trung vào những điều tích cực trong giây lát. Bất cứ ai đã từng yêu đều biết, tình yêu thật sự rất TUYỆT VỜI. Đó là một trong những điều tốt nhất mà bạn từng có. Nó không chỉ làm cho bạn cảm thấy lâng lâng vui sướng mà còn đem lại nhiều lợi ích sức khỏe và thường khiến tâm trạng bạn tốt hơn, tích cực hơn nhiều. Khi ai đó thực sự yêu bạn, họ sẽ kề bên ủng hộ bạn, sẽ sát cánh bên cạnh bạn và nâng bạn lên khi bạn cảm thấy tụt dốc. Khi tập trung vào những điều tích cực, bạn sẽ thấy rằng tình yêu thực sự xứng đáng để bạn chấp nhận rủi ro.

“Tôi thực sự sợ điều gì?”

Khi bạn bắt đầu cảm thấy sợ yêu, điều quan trọng là phải có cái nhìn khác về nỗi sợ của bạn và thực sự cố gắng hiểu nó. Bạn sợ yêu vì không tin tưởng mọi người? Sợ yêu vì không cảm thấy mình xứng đáng? Sợ yêu vì không biết liệu bạn có thực sự yêu người khác không? Có nhiều lý do để bạn kìm nén bản thân và khép chặt cửa lòng, điều quan trọng là phải xem xét những lý do đằng sau nỗi sợ của bạn và cố gắng giải quyết những lý do đó. Một khi làm được điều đó, tình yêu sẽ nhẹ nhàng và dễ dàng bước vào cuộc sống của bạn.

“Làm thế nào tôi có thể buông bỏ nỗi sợ hãi của tôi?”

Sau khi xác định được điều mà bạn thực sự sợ hãi, bạn có thể bắt đầu tìm ra cách từ bỏ nỗi sợ hãi và tập trung vào các khía cạnh tích cực của tình yêu (vốn dĩ nhiều hơn những điều tiêu cực, mặc dù bạn có thể không nghĩ như vậy khi đang ở trong “vỏ ốc” của mình). Hãy nhớ rằng: ngay cả khi mọi thứ không như mong đợi, tất cả nguồn năng lượng đỉnh cao mà bạn có được khi yêu cũng đem lại giá trị cho bạn. Khi yêu một người, bạn có thể có cảm giác đang cho đi một phần của chính mình, nhưng thực ra bạn chỉ đơn giản là cho phép phần đó thoát ra và phát triển mạnh mẽ hơn.

Khi bạn thực sự đã dành thời gian suy nghĩ về những câu hỏi đó, tôi chắc rằng bạn sẽ thấy việc mở cửa trái tim trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Bạn có thể sợ bị tổn thương hoặc sợ sẽ làm tổn thương người khác hoặc sợ mình không xứng đáng với tình yêu. Bạn có thể đấu tranh với việc tin tưởng người khác, tin tưởng bản thân hoặc thậm chí tin tưởng vào tình yêu. Nhưng hãy nghe này! Tình yêu là điều tuyệt vời. Đó là một trong những điều tốt nhất trên thế giới và không phải ngày nào nó cũng xuất hiện và tỏa sáng trong thế giới của bạn. Nếu bạn có cơ hội để yêu và được yêu, đừng chần chừ nữa. Cho dù khó khăn đến đâu, bất kể bạn phải làm gì để biến nó thành hiện thực, hãy từ bỏ nỗi sợ hãi và mở cửa trái tim mình.

Nỗi sợ yêu sẽ kết thúc vào đúng thời điểm chúng ta quyết định mở cửa trái tim mình.

Cách duy nhất để cảm thấy trái tim mình sống lại là để cho nó được yêu.

LILA

KHI CON GÁI LỚN LÊN THIẾU VẮNG CHA

  Đối với nhiều cô gái, hình ảnh người cha là hình mẫu đầu tiên về sự an toàn, nâng đỡ và giới hạn. Khi sự hiện diện ấy bị thiếu vắng – do cha bỏ đi, nghiện ngập, thờ ơ, hoặc chết sớm – đứa trẻ không chỉ mất đi một người thân mà còn mất đi điểm tựa đầu tiên để...

KHI ĐÀN ÔNG MÊ MASSAGE HƠN VỢ

  Trong một số mối quan hệ hôn nhân, không ít người vợ đau đớn khi phát hiện chồng mình có thói quen tìm đến các dịch vụ massage "happy ending". Điều này không chỉ là sự phản bội về mặt thể xác, mà còn mang đến cảm giác bị chối bỏ ở mức sâu sắc hơn: “Tại sao anh...

NHỮNG ĐỨA EM GÁI BỊ NGƯỢC ĐÃI TỪ ANH TRAI

Trong nhiều gia đình, đặc biệt là những gia đình Á Đông đặt nặng vai trò giới tính và thứ bậc, không ít cô gái lớn lên trong bóng tối của người anh trai – người được xem là “trụ cột tương lai” và thường được bênh vực vô điều kiện. Trong khi đó, những đứa em gái lại...

LIỆU PHÁP HYPNOSIS VISUALISATION TRONG TRỊ LIỆU TÂM LÝ

Hypnosis Visualisation (gợi hình trong trạng thái thôi miên) là một phương pháp trị liệu sử dụng trí tưởng tượng có hướng dẫn trong trạng thái thư giãn sâu hoặc trạng thái thôi miên nhẹ. Trong quá trình này, thân chủ được dẫn dắt tập trung vào các hình ảnh tích cực,...

NỖI SỢ Ở MỘT MÌNH

  Nỗi sợ ở một mình không đơn thuần là cảm giác cô đơn thoáng qua, mà với nhiều người trưởng thành, đó là một nỗi hoảng loạn hiện sinh – cảm giác như chính sự sống bị đe dọa khi không có ai bên cạnh. Những người sợ tách biệt khỏi gia đình, bạn đời hay người họ...

TẠI SAO KHÔNG THOÁT RA MỐI QUAN HỆ ĐỘC HẠI?

  Trong những mối quan hệ có yếu tố thao túng và lạm dụng – dù là về cảm xúc hay thể xác – người mang đặc điểm ái kỷ thường sử dụng một chiến lược rất đặc trưng: trao rồi rút tình cảm một cách thất thường. Lúc thì vồ vập, yêu thương nồng nhiệt, khiến người kia...

NGHIỆN CỜ BẠC – HÀNH VI TỰ HỦY HOẠI IM LẶNG

Nghiện cờ bạc không đơn thuần là một thói quen xấu hay biểu hiện của sự “yếu đuối”. Nó là một dạng rối loạn hành vi, có cơ chế thần kinh và tâm lý tương tự như nghiện chất kích thích. Tuy nhiên, do thiếu hiểu biết và nhiều định kiến xã hội, cờ bạc vẫn thường bị coi là...

HỘI CHỨNG MUNCHAUSEN BY PROXY

  Hội chứng Munchausen by proxy (MBP) là một rối loạn tâm thần hiếm gặp nhưng nguy hiểm, trong đó người chăm sóc – thường là mẹ – cố ý gây tổn thương thể chất hoặc tinh thần cho con cái nhằm thu hút sự quan tâm, lòng thương xót và sự ngưỡng mộ từ người khác. Hành...

CĂNG THẲNG CẤP TÍNH

  Căng thẳng cấp tính là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi đối diện với nguy hiểm hoặc sự kiện gây sang chấn. Ở giai đoạn này, hệ thần kinh tự động kích hoạt phản ứng chiến đấu, bỏ chạy hoặc đóng băng (fight, flight, freeze), với sự tham gia sâu của vùng PAG...

NGƯỜI LỚN ADHD VỚI CĂNG THẲNG, SANG CHẤN

Người lớn ADHD: Căng thẳng, Sang chấn và Hành trình phục hồi Người lớn có rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) thường phải đối mặt với mức căng thẳng cao hơn người điển hình và khi trải qua sang chấn, quá trình hồi phục của họ cũng phức tạp và kéo dài hơn. Điều này...

SANG CHẤN THAY ĐỔI CHÚNG TA THẾ NÀO?

Khi an toàn và là chính mình lại trở thành điều nguy hiểm Sang chấn không chỉ là những ký ức về một sự kiện đau thương; nó là cách mà toàn bộ hệ thần kinh của chúng ta học cách tồn tại trong một thế giới từng không an toàn. Với những người từng trải qua sang chấn —...

NGƯỜI THÔNG MINH CHỐNG LẠI MÌNH KHI TRẦM CẢM

Tại sao người thông minh lại tự chống lại bản thân khi bị trầm cảm, lo âu, và có nguy cơ tự hại cao hơn? Nhiều người cho rằng có trí thông minh cao (IQ cao) sẽ giúp con người dễ vượt qua các vấn đề tâm lý như trầm cảm hay lo âu. Thế nhưng thực tế lại cho thấy điều...

NAM GIỚI VÀ CĂNG THẲNG MÃN TÍNH

  Ai trong chúng ta cũng từng trải qua căng thẳng, nhưng với nam giới, cách họ đối mặt với căng thẳng kéo dài (căng thẳng mãn tính) lại rất khác biệt — và đôi khi khá âm thầm. Thay vì nói ra cảm xúc hoặc tìm kiếm sự hỗ trợ, nhiều người đàn ông lại chọn cách im...

NAM GIỚI VÀ HÀNH VI TỰ HỦY HOẠI MÌNH

  Căng thẳng và sang chấn là hai trạng thái có khả năng âm thầm định hình hành vi, đặc biệt là ở những người mang trong mình nhiều niềm tin tiêu cực về bản thân. Ở nhiều nam giới, khi đối mặt với áp lực quá mức từ công việc, mối quan hệ, hoặc sự kỳ vọng xã hội về...

CĂNG CƠ CẢM XÚC TỪ CĂNG THẲNG VÀ SANG CHẤN

  Căng cơ cảm xúc là hiện tượng phổ biến ở nhiều người, đặc biệt trong các bối cảnh căng thẳng kéo dài, sang chấn hoặc rối loạn điều hòa cảm xúc. Khi cảm xúc bị kìm nén hoặc không thể giải phóng đúng cách, cơ thể thường "giữ" lại cảm xúc dưới dạng căng cơ, co...

TẠI SAO TA ĐÔNG CỨNG

  Tại sao ta “đông cứng” và cố làm hài lòng người khác khi lớn lên trong môi trường không an toàn Khi chúng ta sống trong một môi trường đầy căng thẳng như gia đình có bạo hành, la mắng, kiểm soát hoặc bị bỏ mặc, cơ thể và não bộ sẽ dần hình thành những cách đặc...

LẠC NỘI MẠC TỬ CUNG VÀ CĂNG THẲNG MÃN TÍNH

  Khi cơ thể không còn là nơi an toàn Lạc nội mạc tử cung không chỉ là một bệnh phụ khoa. Đó là một trải nghiệm sống toàn thân, toàn tâm – nơi người phụ nữ không chỉ đối mặt với cơn đau thể xác kéo dài, mà còn sống chung với nỗi bất an, mệt mỏi, và cảm giác cô...

HỘI CHỨNG NHỮNG ĐỨA TRẺ “ZOOMBIE”

  Khi mạng xã hội làm trầm trọng thêm ADHD Trong vài năm trở lại đây, thuật ngữ “hội chứng những đứa trẻ zombie” được sử dụng để mô tả hình ảnh những đứa trẻ trở nên đờ đẫn, mất khả năng tập trung, và phản ứng chậm chạp sau thời gian dài tiếp xúc với màn hình,...

KHI XẤU HỔ TRUYỀN TỪ MẸ SANG CON GÁI

  Trong quá trình làm việc trị liệu với phụ nữ, một trong những điều khiến người ta day dứt nhất không phải là những tổn thương cụ thể, mà là cảm giác xấu hổ bám rễ vào tận sâu bên trong. Nhiều phụ nữ mang trong mình cảm giác rằng sự tồn tại của họ là một điều...

KHI ĐÀN ÔNG “YẾU SINH LÝ” VÌ TÂM LÝ

  Tình trạng “yếu sinh lý” ở nam giới – đặc biệt là khó cương cứng hoặc xuất tinh sớm khi gần gũi với người mình yêu – thường khiến người trong cuộc cảm thấy xấu hổ, mất tự tin, thậm chí là hoang mang. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp được ghi nhận rằng người đàn...

KHI CON GÁI LỚN LÊN THIẾU VẮNG CHA

  Đối với nhiều cô gái, hình ảnh người cha là hình mẫu đầu tiên về sự an toàn, nâng đỡ và giới hạn. Khi sự hiện diện ấy bị thiếu vắng – do cha bỏ đi, nghiện ngập, thờ ơ, hoặc chết sớm – đứa trẻ không chỉ mất đi một người thân mà còn mất đi điểm tựa đầu tiên để...

KHI ĐÀN ÔNG MÊ MASSAGE HƠN VỢ

  Trong một số mối quan hệ hôn nhân, không ít người vợ đau đớn khi phát hiện chồng mình có thói quen tìm đến các dịch vụ massage "happy ending". Điều này không chỉ là sự phản bội về mặt thể xác, mà còn mang đến cảm giác bị chối bỏ ở mức sâu sắc hơn: “Tại sao anh...

NHỮNG ĐỨA EM GÁI BỊ NGƯỢC ĐÃI TỪ ANH TRAI

Trong nhiều gia đình, đặc biệt là những gia đình Á Đông đặt nặng vai trò giới tính và thứ bậc, không ít cô gái lớn lên trong bóng tối của người anh trai – người được xem là “trụ cột tương lai” và thường được bênh vực vô điều kiện. Trong khi đó, những đứa em gái lại...

LIỆU PHÁP HYPNOSIS VISUALISATION TRONG TRỊ LIỆU TÂM LÝ

Hypnosis Visualisation (gợi hình trong trạng thái thôi miên) là một phương pháp trị liệu sử dụng trí tưởng tượng có hướng dẫn trong trạng thái thư giãn sâu hoặc trạng thái thôi miên nhẹ. Trong quá trình này, thân chủ được dẫn dắt tập trung vào các hình ảnh tích cực,...

NỖI SỢ Ở MỘT MÌNH

  Nỗi sợ ở một mình không đơn thuần là cảm giác cô đơn thoáng qua, mà với nhiều người trưởng thành, đó là một nỗi hoảng loạn hiện sinh – cảm giác như chính sự sống bị đe dọa khi không có ai bên cạnh. Những người sợ tách biệt khỏi gia đình, bạn đời hay người họ...

TẠI SAO KHÔNG THOÁT RA MỐI QUAN HỆ ĐỘC HẠI?

  Trong những mối quan hệ có yếu tố thao túng và lạm dụng – dù là về cảm xúc hay thể xác – người mang đặc điểm ái kỷ thường sử dụng một chiến lược rất đặc trưng: trao rồi rút tình cảm một cách thất thường. Lúc thì vồ vập, yêu thương nồng nhiệt, khiến người kia...

NGHIỆN CỜ BẠC – HÀNH VI TỰ HỦY HOẠI IM LẶNG

Nghiện cờ bạc không đơn thuần là một thói quen xấu hay biểu hiện của sự “yếu đuối”. Nó là một dạng rối loạn hành vi, có cơ chế thần kinh và tâm lý tương tự như nghiện chất kích thích. Tuy nhiên, do thiếu hiểu biết và nhiều định kiến xã hội, cờ bạc vẫn thường bị coi là...

NHỮNG KẺ PHÁ HOẠI TỔ CHỨC CHUYÊN NGHIỆP

Trong môi trường làm việc, không khó để bắt gặp những người âm thầm hoặc công khai phá vỡ cấu trúc chung – chia rẽ nội bộ, lan truyền tin đồn, thụ động-aggressive trong công việc. Họ không hẳn là “người xấu” theo nghĩa đơn giản, mà thường là những cá nhân mang trong...

HỘI CHỨNG MUNCHAUSEN BY PROXY

  Hội chứng Munchausen by proxy (MBP) là một rối loạn tâm thần hiếm gặp nhưng nguy hiểm, trong đó người chăm sóc – thường là mẹ – cố ý gây tổn thương thể chất hoặc tinh thần cho con cái nhằm thu hút sự quan tâm, lòng thương xót và sự ngưỡng mộ từ người khác. Hành...

LIỆU PHÁP HỆ THỐNG GIA ĐÌNH BÊN TRONG

Liệu pháp Hệ thống Gia đình Bên trong (Internal Family Systems – IFS) là một phương pháp trị liệu tâm lý được phát triển bởi tiến sĩ Richard Schwartz vào đầu những năm 1980. Khi làm việc với thân chủ, ông nhận thấy rằng trong mỗi người không chỉ có một "cái tôi" thống...

CĂNG THẲNG CẤP TÍNH

  Căng thẳng cấp tính là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi đối diện với nguy hiểm hoặc sự kiện gây sang chấn. Ở giai đoạn này, hệ thần kinh tự động kích hoạt phản ứng chiến đấu, bỏ chạy hoặc đóng băng (fight, flight, freeze), với sự tham gia sâu của vùng PAG...

NGƯỜI LỚN ADHD VỚI CĂNG THẲNG, SANG CHẤN

Người lớn ADHD: Căng thẳng, Sang chấn và Hành trình phục hồi Người lớn có rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) thường phải đối mặt với mức căng thẳng cao hơn người điển hình và khi trải qua sang chấn, quá trình hồi phục của họ cũng phức tạp và kéo dài hơn. Điều này...

SANG CHẤN THAY ĐỔI CHÚNG TA THẾ NÀO?

Khi an toàn và là chính mình lại trở thành điều nguy hiểm Sang chấn không chỉ là những ký ức về một sự kiện đau thương; nó là cách mà toàn bộ hệ thần kinh của chúng ta học cách tồn tại trong một thế giới từng không an toàn. Với những người từng trải qua sang chấn —...

NGƯỜI THÔNG MINH CHỐNG LẠI MÌNH KHI TRẦM CẢM

Tại sao người thông minh lại tự chống lại bản thân khi bị trầm cảm, lo âu, và có nguy cơ tự hại cao hơn? Nhiều người cho rằng có trí thông minh cao (IQ cao) sẽ giúp con người dễ vượt qua các vấn đề tâm lý như trầm cảm hay lo âu. Thế nhưng thực tế lại cho thấy điều...

NAM GIỚI VÀ CĂNG THẲNG MÃN TÍNH

  Ai trong chúng ta cũng từng trải qua căng thẳng, nhưng với nam giới, cách họ đối mặt với căng thẳng kéo dài (căng thẳng mãn tính) lại rất khác biệt — và đôi khi khá âm thầm. Thay vì nói ra cảm xúc hoặc tìm kiếm sự hỗ trợ, nhiều người đàn ông lại chọn cách im...

NAM GIỚI VÀ HÀNH VI TỰ HỦY HOẠI MÌNH

  Căng thẳng và sang chấn là hai trạng thái có khả năng âm thầm định hình hành vi, đặc biệt là ở những người mang trong mình nhiều niềm tin tiêu cực về bản thân. Ở nhiều nam giới, khi đối mặt với áp lực quá mức từ công việc, mối quan hệ, hoặc sự kỳ vọng xã hội về...

CĂNG CƠ CẢM XÚC TỪ CĂNG THẲNG VÀ SANG CHẤN

  Căng cơ cảm xúc là hiện tượng phổ biến ở nhiều người, đặc biệt trong các bối cảnh căng thẳng kéo dài, sang chấn hoặc rối loạn điều hòa cảm xúc. Khi cảm xúc bị kìm nén hoặc không thể giải phóng đúng cách, cơ thể thường "giữ" lại cảm xúc dưới dạng căng cơ, co...

TẠI SAO TA ĐÔNG CỨNG

  Tại sao ta “đông cứng” và cố làm hài lòng người khác khi lớn lên trong môi trường không an toàn Khi chúng ta sống trong một môi trường đầy căng thẳng như gia đình có bạo hành, la mắng, kiểm soát hoặc bị bỏ mặc, cơ thể và não bộ sẽ dần hình thành những cách đặc...

THÓI QUEN LÀM HÀI LÒNG NGƯỜI KHÁC

  Trong những tình huống bị đe dọa, hệ thần kinh của chúng ta có thể phản ứng theo ba hướng: chiến đấu (fight), bỏ chạy (flight) hoặc đông cứng (freeze). Trong trạng thái đông cứng, cơ thể rơi vào tình trạng bất động - nhịp tim chậm lại, các cơ trở nên tê liệt,...

LẠC NỘI MẠC TỬ CUNG VÀ CĂNG THẲNG MÃN TÍNH

  Khi cơ thể không còn là nơi an toàn Lạc nội mạc tử cung không chỉ là một bệnh phụ khoa. Đó là một trải nghiệm sống toàn thân, toàn tâm – nơi người phụ nữ không chỉ đối mặt với cơn đau thể xác kéo dài, mà còn sống chung với nỗi bất an, mệt mỏi, và cảm giác cô...