TÌNH YÊU THỜI FACEBOOK, ZALO

TÌNH YÊU THỜI FACEBOOK, ZALO

 

Khi lướt một vòng mạng xã hội, chúng ta không khó bắt gặp những câu chuyện tình yêu đẹp như cổ tích của thời “ông bà anh”. Thuở đó, chàng và nàng đã cùng vượt qua bao khổ đau, đồng hành với nhau đi hết cả đời người, nhưng tình cảm vẫn chưa bao giờ thôi son sắt. Cũng vì vậy nên nhiều người tự hỏi, liệu có phải cuộc sống hiện đại đang dần cướp đi sự bình yên và bản chất đẹp đẽ vốn có của tình yêu?

Thuở xưa, tình yêu như một bức tranh bình dị, bắt đầu từ ánh nhìn trong trẻo và được nuôi dưỡng một cách tự nhiên. Người ta yêu nhau bởi những lời ngây ngô chân chất, xuất phát từ tận đáy lòng.

Yêu nhau ngày đó, đôi bên phải đắn đo nhiều lắm mới dám mở lời thủ thỉ với nhau. Đó là câu chuyện người này ôm cây đàn trằn trọc mấy đêm mới dám dành tặng người kia một khúc ca thể hiện tình ý của bản thân. Đó còn là những lời lo âu, rụt rè được gửi gắm qua lá thư tay e ấp, rằng: “Nắng mưa là bệnh của trời. Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng”. Cũng có không ít người vì nhút nhát mà bỏ lỡ người thương, để rồi cả cuộc đời lỡ dở nuối tiếc.

Rồi thời gian qua đi. Internet xuất hiện, hành trình kết nối của những trái tim cũng trở nên đơn giản hơn nhiều. Lướt một vòng Facebook, Instagram mà thấy có cảm tình với ai, chúng ta có thể chỉ cần làm quen bằng cách ấn nút like và để lại vài dòng bình luận. Khi tình cờ gặp gỡ một người thú vị, chúng ta chỉ việc xin người đó tài khoản mạng xã hội rồi ấn vài nút bấm hay gửi đôi dòng tin nhắn là đã có thể tìm ra nhau rồi đến với nhau.

Nhờ sự trợ giúp của công nghệ, làm quen nhau chưa bao giờ là chuyện dễ dàng đến thế. Chẳng cần vì yêu nên “mấy núi cũng trèo, mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua” như trước đây. Với chiếc điện thoại được kết nối, người ta chỉ nằm dài ở nhà ăn bắp rang, nghe nhạc cũng có thể “thả thính” qua lại. Con người cũng vì vậy mà trở nên dễ dãi với các mối quan hệ hơn.

Trong thời đại mà đôi bên đều bận rộn với những nút like, những dòng bình luận của riêng mình, nhiều câu chuyện dở khóc dở cười cũng được sinh ra. Có cô gái giận dỗi nửa kia chỉ vì “thả tim” ảnh của người khác hay trả lời tin nhắn chậm. Có chàng trai cãi nhau với người yêu rồi lại đem chuyện tình cảm lên mạng xã hội giãy bày. Cũng không ít cặp đôi ra ngoài hẹn hò nhưng mỗi người đều chăm chăm ôm lấy chiếc điện thoại của riêng mình, đúng như ca từ của một ca khúc nhạc trẻ rất được yêu thích: “Anh và em yêu nhau ngày tháng trôi mau. Ta chẳng nói chuyện gì với nhau. Ngồi bên nhau cầm điện thoại thật lâu”.

Có Internet rồi, chúng ta đâu còn cần lao tâm khổ tứ nặn ra lời hay ý đẹp và nghĩ cách ngỏ lời như xưa. Cách một màn hình, con người có cơ hội tự tô vẽ cho bản thân mình và sống theo cách mà mình mong muốn. Câu chữ cũng vì vậy mà được trau chuốt, gọt giũa một cách cẩn thận thay vì ấp úng, lắp bắp như khi trực tiếp đối diện với nhau.

Chúng ta cứ thế yêu nhau qua những dòng tin nhắn đường mật. Để rồi đến khi đổ vỡ, chúng ta chia tay cũng bằng những câu chữ vô hồn và những cụm từ sáo rỗng. Thay vì gặp mặt để chia sẻ tỏ tường mọi khúc mắc, đôi bên chỉ cần chặn số, hủy kết bạn, xóa hết hình ảnh là xong, xem như đường ai nấy đi.

Trước đây, khi tôi và người yêu cũ quyết định kết thúc mối quan hệ giữa hai đứa, lời chia tay thậm chí còn không có cơ hội được nói ra. Có lẽ vì sự thất vọng tràn trề mà mỗi người dành cho đối phương nên chúng tôi đã bỏ qua cái “nghi thức” cuối cùng ấy. Cuộc tình tôi chỉ đơn giản kết thúc với dòng chữ “đã xem” khô khan, vô nghĩa trong đoạn hội thoại mà thôi. Đôi bên chẳng còn cơ hội nhìn vào mắt nhau để thấy bao nhiêu lưu luyến, cũng chẳng cách nào thể hiện lòng tôn trọng cuối cùng dành cho nhau.

Có lẽ là vì khởi đầu không được coi trọng nên kết thúc cũng dễ vứt bỏ. Cũng có thể là do sợ phải giải thích, sợ xuất hiện những dùng dằng không đáng có, hay sợ phải nhìn thấy những thay đổi cảm xúc trong mắt người kia nên chúng ta mới lựa chọn cất giấu trái tim đầy tổn thương sau màn hình điện thoại. Cứ như thế, Internet hỗ trợ cho con người mọi thứ, tìm ra nhau, đến với nhau, ở bên nhau, rồi cũng rời xa nhau.

Dĩ nhiên chúng ta không thể phủ nhận lợi ích của công nghệ trong việc duy trì mối liên kết của con người hiện đại. Dễ thấy nhất là nhờ có Internet mà những người yêu xa không còn phải vò võ chờ đợi đến mấy tháng trời thì lá thư tình mới đến được tay người yêu. Giờ đây, dù cách xa cả nửa vòng trái đất, chúng ta cũng có thể chia sẻ với nhau nhiều điều trong cuộc sống, dành tặng nhau những lời hỏi han hay thậm chí là được nhìn thấy nhau.

Thế nhưng, vài nút like trên thế giới ảo làm sao sánh được với những cái ôm ngoài đời thực của những người yêu nhau. Tình cảm luôn cần sự vun đắp và chia sẻ. Bởi kết nối giữa hai chiếc điện thoại không thể nào bằng kết nối giữa hai ánh mắt hướng về nhau hay hai trái tim luôn đồng điệu.

Thực chất, tình yêu thời nào cũng đẹp, chỉ là cách thể hiện của mỗi thời mỗi khác. Ông bà anh có tình yêu “ngát xanh”, chúng ta cũng có thể như vậy. Đã đến lúc đôi bên cùng xây đắp “lâu đài tình ái” thay vì phó mặc mọi trách nhiệm cho Internet và mạng xã hội như lúc trước. Vì vậy, hãy đặt điện thoại xuống, tìm ánh mắt nhau và nắm tay nhau đi!

CATHERINE

Khi lướt một vòng mạng xã hội, chúng ta không khó bắt gặp những câu chuyện tình yêu đẹp như cổ tích của thời “ông bà anh”. Thuở đó, chàng và nàng đã cùng vượt qua bao khổ đau, đồng hành với nhau đi hết cả đời người, nhưng tình cảm vẫn chưa bao giờ thôi son sắt. Cũng vì vậy nên nhiều người tự hỏi, liệu có phải cuộc sống hiện đại đang dần cướp đi sự bình yên và bản chất đẹp đẽ vốn có của tình yêu?

Thuở xưa, tình yêu như một bức tranh bình dị, bắt đầu từ ánh nhìn trong trẻo và được nuôi dưỡng một cách tự nhiên. Người ta yêu nhau bởi những lời ngây ngô chân chất, xuất phát từ tận đáy lòng.

Yêu nhau ngày đó, đôi bên phải đắn đo nhiều lắm mới dám mở lời thủ thỉ với nhau. Đó là câu chuyện người này ôm cây đàn trằn trọc mấy đêm mới dám dành tặng người kia một khúc ca thể hiện tình ý của bản thân. Đó còn là những lời lo âu, rụt rè được gửi gắm qua lá thư tay e ấp, rằng: “Nắng mưa là bệnh của trời. Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng”. Cũng có không ít người vì nhút nhát mà bỏ lỡ người thương, để rồi cả cuộc đời lỡ dở nuối tiếc.

Rồi thời gian qua đi. Internet xuất hiện, hành trình kết nối của những trái tim cũng trở nên đơn giản hơn nhiều. Lướt một vòng Facebook, Instagram mà thấy có cảm tình với ai, chúng ta có thể chỉ cần làm quen bằng cách ấn nút like và để lại vài dòng bình luận. Khi tình cờ gặp gỡ một người thú vị, chúng ta chỉ việc xin người đó tài khoản mạng xã hội rồi ấn vài nút bấm hay gửi đôi dòng tin nhắn là đã có thể tìm ra nhau rồi đến với nhau.

Nhờ sự trợ giúp của công nghệ, làm quen nhau chưa bao giờ là chuyện dễ dàng đến thế. Chẳng cần vì yêu nên “mấy núi cũng trèo, mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua” như trước đây. Với chiếc điện thoại được kết nối, người ta chỉ nằm dài ở nhà ăn bắp rang, nghe nhạc cũng có thể “thả thính” qua lại. Con người cũng vì vậy mà trở nên dễ dãi với các mối quan hệ hơn.

Trong thời đại mà đôi bên đều bận rộn với những nút like, những dòng bình luận của riêng mình, nhiều câu chuyện dở khóc dở cười cũng được sinh ra. Có cô gái giận dỗi nửa kia chỉ vì “thả tim” ảnh của người khác hay trả lời tin nhắn chậm. Có chàng trai cãi nhau với người yêu rồi lại đem chuyện tình cảm lên mạng xã hội giãy bày. Cũng không ít cặp đôi ra ngoài hẹn hò nhưng mỗi người đều chăm chăm ôm lấy chiếc điện thoại của riêng mình, đúng như ca từ của một ca khúc nhạc trẻ rất được yêu thích: “Anh và em yêu nhau ngày tháng trôi mau. Ta chẳng nói chuyện gì với nhau. Ngồi bên nhau cầm điện thoại thật lâu”.

Có Internet rồi, chúng ta đâu còn cần lao tâm khổ tứ nặn ra lời hay ý đẹp và nghĩ cách ngỏ lời như xưa. Cách một màn hình, con người có cơ hội tự tô vẽ cho bản thân mình và sống theo cách mà mình mong muốn. Câu chữ cũng vì vậy mà được trau chuốt, gọt giũa một cách cẩn thận thay vì ấp úng, lắp bắp như khi trực tiếp đối diện với nhau.

Chúng ta cứ thế yêu nhau qua những dòng tin nhắn đường mật. Để rồi đến khi đổ vỡ, chúng ta chia tay cũng bằng những câu chữ vô hồn và những cụm từ sáo rỗng. Thay vì gặp mặt để chia sẻ tỏ tường mọi khúc mắc, đôi bên chỉ cần chặn số, hủy kết bạn, xóa hết hình ảnh là xong, xem như đường ai nấy đi.

Trước đây, khi tôi và người yêu cũ quyết định kết thúc mối quan hệ giữa hai đứa, lời chia tay thậm chí còn không có cơ hội được nói ra. Có lẽ vì sự thất vọng tràn trề mà mỗi người dành cho đối phương nên chúng tôi đã bỏ qua cái “nghi thức” cuối cùng ấy. Cuộc tình tôi chỉ đơn giản kết thúc với dòng chữ “đã xem” khô khan, vô nghĩa trong đoạn hội thoại mà thôi. Đôi bên chẳng còn cơ hội nhìn vào mắt nhau để thấy bao nhiêu lưu luyến, cũng chẳng cách nào thể hiện lòng tôn trọng cuối cùng dành cho nhau.

Có lẽ là vì khởi đầu không được coi trọng nên kết thúc cũng dễ vứt bỏ. Cũng có thể là do sợ phải giải thích, sợ xuất hiện những dùng dằng không đáng có, hay sợ phải nhìn thấy những thay đổi cảm xúc trong mắt người kia nên chúng ta mới lựa chọn cất giấu trái tim đầy tổn thương sau màn hình điện thoại. Cứ như thế, Internet hỗ trợ cho con người mọi thứ, tìm ra nhau, đến với nhau, ở bên nhau, rồi cũng rời xa nhau.

Dĩ nhiên chúng ta không thể phủ nhận lợi ích của công nghệ trong việc duy trì mối liên kết của con người hiện đại. Dễ thấy nhất là nhờ có Internet mà những người yêu xa không còn phải vò võ chờ đợi đến mấy tháng trời thì lá thư tình mới đến được tay người yêu. Giờ đây, dù cách xa cả nửa vòng trái đất, chúng ta cũng có thể chia sẻ với nhau nhiều điều trong cuộc sống, dành tặng nhau những lời hỏi han hay thậm chí là được nhìn thấy nhau.

Thế nhưng, vài nút like trên thế giới ảo làm sao sánh được với những cái ôm ngoài đời thực của những người yêu nhau. Tình cảm luôn cần sự vun đắp và chia sẻ. Bởi kết nối giữa hai chiếc điện thoại không thể nào bằng kết nối giữa hai ánh mắt hướng về nhau hay hai trái tim luôn đồng điệu.

Thực chất, tình yêu thời nào cũng đẹp, chỉ là cách thể hiện của mỗi thời mỗi khác. Ông bà anh có tình yêu “ngát xanh”, chúng ta cũng có thể như vậy. Đã đến lúc đôi bên cùng xây đắp “lâu đài tình ái” thay vì phó mặc mọi trách nhiệm cho Internet và mạng xã hội như lúc trước. Vì vậy, hãy đặt điện thoại xuống, tìm ánh mắt nhau và nắm tay nhau đi!

CATHERINE

KHI CON GÁI LỚN LÊN THIẾU VẮNG CHA

  Đối với nhiều cô gái, hình ảnh người cha là hình mẫu đầu tiên về sự an toàn, nâng đỡ và giới hạn. Khi sự hiện diện ấy bị thiếu vắng – do cha bỏ đi, nghiện ngập, thờ ơ, hoặc chết sớm – đứa trẻ không chỉ mất đi một người thân mà còn mất đi điểm tựa đầu tiên để...

KHI ĐÀN ÔNG MÊ MASSAGE HƠN VỢ

  Trong một số mối quan hệ hôn nhân, không ít người vợ đau đớn khi phát hiện chồng mình có thói quen tìm đến các dịch vụ massage "happy ending". Điều này không chỉ là sự phản bội về mặt thể xác, mà còn mang đến cảm giác bị chối bỏ ở mức sâu sắc hơn: “Tại sao anh...

NHỮNG ĐỨA EM GÁI BỊ NGƯỢC ĐÃI TỪ ANH TRAI

Trong nhiều gia đình, đặc biệt là những gia đình Á Đông đặt nặng vai trò giới tính và thứ bậc, không ít cô gái lớn lên trong bóng tối của người anh trai – người được xem là “trụ cột tương lai” và thường được bênh vực vô điều kiện. Trong khi đó, những đứa em gái lại...

LIỆU PHÁP HYPNOSIS VISUALISATION TRONG TRỊ LIỆU TÂM LÝ

Hypnosis Visualisation (gợi hình trong trạng thái thôi miên) là một phương pháp trị liệu sử dụng trí tưởng tượng có hướng dẫn trong trạng thái thư giãn sâu hoặc trạng thái thôi miên nhẹ. Trong quá trình này, thân chủ được dẫn dắt tập trung vào các hình ảnh tích cực,...

NỖI SỢ Ở MỘT MÌNH

  Nỗi sợ ở một mình không đơn thuần là cảm giác cô đơn thoáng qua, mà với nhiều người trưởng thành, đó là một nỗi hoảng loạn hiện sinh – cảm giác như chính sự sống bị đe dọa khi không có ai bên cạnh. Những người sợ tách biệt khỏi gia đình, bạn đời hay người họ...

TẠI SAO KHÔNG THOÁT RA MỐI QUAN HỆ ĐỘC HẠI?

  Trong những mối quan hệ có yếu tố thao túng và lạm dụng – dù là về cảm xúc hay thể xác – người mang đặc điểm ái kỷ thường sử dụng một chiến lược rất đặc trưng: trao rồi rút tình cảm một cách thất thường. Lúc thì vồ vập, yêu thương nồng nhiệt, khiến người kia...

NGHIỆN CỜ BẠC – HÀNH VI TỰ HỦY HOẠI IM LẶNG

Nghiện cờ bạc không đơn thuần là một thói quen xấu hay biểu hiện của sự “yếu đuối”. Nó là một dạng rối loạn hành vi, có cơ chế thần kinh và tâm lý tương tự như nghiện chất kích thích. Tuy nhiên, do thiếu hiểu biết và nhiều định kiến xã hội, cờ bạc vẫn thường bị coi là...

HỘI CHỨNG MUNCHAUSEN BY PROXY

  Hội chứng Munchausen by proxy (MBP) là một rối loạn tâm thần hiếm gặp nhưng nguy hiểm, trong đó người chăm sóc – thường là mẹ – cố ý gây tổn thương thể chất hoặc tinh thần cho con cái nhằm thu hút sự quan tâm, lòng thương xót và sự ngưỡng mộ từ người khác. Hành...

CĂNG THẲNG CẤP TÍNH

  Căng thẳng cấp tính là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi đối diện với nguy hiểm hoặc sự kiện gây sang chấn. Ở giai đoạn này, hệ thần kinh tự động kích hoạt phản ứng chiến đấu, bỏ chạy hoặc đóng băng (fight, flight, freeze), với sự tham gia sâu của vùng PAG...

NGƯỜI LỚN ADHD VỚI CĂNG THẲNG, SANG CHẤN

Người lớn ADHD: Căng thẳng, Sang chấn và Hành trình phục hồi Người lớn có rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) thường phải đối mặt với mức căng thẳng cao hơn người điển hình và khi trải qua sang chấn, quá trình hồi phục của họ cũng phức tạp và kéo dài hơn. Điều này...

SANG CHẤN THAY ĐỔI CHÚNG TA THẾ NÀO?

Khi an toàn và là chính mình lại trở thành điều nguy hiểm Sang chấn không chỉ là những ký ức về một sự kiện đau thương; nó là cách mà toàn bộ hệ thần kinh của chúng ta học cách tồn tại trong một thế giới từng không an toàn. Với những người từng trải qua sang chấn —...

NGƯỜI THÔNG MINH CHỐNG LẠI MÌNH KHI TRẦM CẢM

Tại sao người thông minh lại tự chống lại bản thân khi bị trầm cảm, lo âu, và có nguy cơ tự hại cao hơn? Nhiều người cho rằng có trí thông minh cao (IQ cao) sẽ giúp con người dễ vượt qua các vấn đề tâm lý như trầm cảm hay lo âu. Thế nhưng thực tế lại cho thấy điều...

NAM GIỚI VÀ CĂNG THẲNG MÃN TÍNH

  Ai trong chúng ta cũng từng trải qua căng thẳng, nhưng với nam giới, cách họ đối mặt với căng thẳng kéo dài (căng thẳng mãn tính) lại rất khác biệt — và đôi khi khá âm thầm. Thay vì nói ra cảm xúc hoặc tìm kiếm sự hỗ trợ, nhiều người đàn ông lại chọn cách im...

NAM GIỚI VÀ HÀNH VI TỰ HỦY HOẠI MÌNH

  Căng thẳng và sang chấn là hai trạng thái có khả năng âm thầm định hình hành vi, đặc biệt là ở những người mang trong mình nhiều niềm tin tiêu cực về bản thân. Ở nhiều nam giới, khi đối mặt với áp lực quá mức từ công việc, mối quan hệ, hoặc sự kỳ vọng xã hội về...

CĂNG CƠ CẢM XÚC TỪ CĂNG THẲNG VÀ SANG CHẤN

  Căng cơ cảm xúc là hiện tượng phổ biến ở nhiều người, đặc biệt trong các bối cảnh căng thẳng kéo dài, sang chấn hoặc rối loạn điều hòa cảm xúc. Khi cảm xúc bị kìm nén hoặc không thể giải phóng đúng cách, cơ thể thường "giữ" lại cảm xúc dưới dạng căng cơ, co...

TẠI SAO TA ĐÔNG CỨNG

  Tại sao ta “đông cứng” và cố làm hài lòng người khác khi lớn lên trong môi trường không an toàn Khi chúng ta sống trong một môi trường đầy căng thẳng như gia đình có bạo hành, la mắng, kiểm soát hoặc bị bỏ mặc, cơ thể và não bộ sẽ dần hình thành những cách đặc...

LẠC NỘI MẠC TỬ CUNG VÀ CĂNG THẲNG MÃN TÍNH

  Khi cơ thể không còn là nơi an toàn Lạc nội mạc tử cung không chỉ là một bệnh phụ khoa. Đó là một trải nghiệm sống toàn thân, toàn tâm – nơi người phụ nữ không chỉ đối mặt với cơn đau thể xác kéo dài, mà còn sống chung với nỗi bất an, mệt mỏi, và cảm giác cô...

HỘI CHỨNG NHỮNG ĐỨA TRẺ “ZOOMBIE”

  Khi mạng xã hội làm trầm trọng thêm ADHD Trong vài năm trở lại đây, thuật ngữ “hội chứng những đứa trẻ zombie” được sử dụng để mô tả hình ảnh những đứa trẻ trở nên đờ đẫn, mất khả năng tập trung, và phản ứng chậm chạp sau thời gian dài tiếp xúc với màn hình,...

KHI XẤU HỔ TRUYỀN TỪ MẸ SANG CON GÁI

  Trong quá trình làm việc trị liệu với phụ nữ, một trong những điều khiến người ta day dứt nhất không phải là những tổn thương cụ thể, mà là cảm giác xấu hổ bám rễ vào tận sâu bên trong. Nhiều phụ nữ mang trong mình cảm giác rằng sự tồn tại của họ là một điều...

KHI ĐÀN ÔNG “YẾU SINH LÝ” VÌ TÂM LÝ

  Tình trạng “yếu sinh lý” ở nam giới – đặc biệt là khó cương cứng hoặc xuất tinh sớm khi gần gũi với người mình yêu – thường khiến người trong cuộc cảm thấy xấu hổ, mất tự tin, thậm chí là hoang mang. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp được ghi nhận rằng người đàn...

KHI CON GÁI LỚN LÊN THIẾU VẮNG CHA

  Đối với nhiều cô gái, hình ảnh người cha là hình mẫu đầu tiên về sự an toàn, nâng đỡ và giới hạn. Khi sự hiện diện ấy bị thiếu vắng – do cha bỏ đi, nghiện ngập, thờ ơ, hoặc chết sớm – đứa trẻ không chỉ mất đi một người thân mà còn mất đi điểm tựa đầu tiên để...

KHI ĐÀN ÔNG MÊ MASSAGE HƠN VỢ

  Trong một số mối quan hệ hôn nhân, không ít người vợ đau đớn khi phát hiện chồng mình có thói quen tìm đến các dịch vụ massage "happy ending". Điều này không chỉ là sự phản bội về mặt thể xác, mà còn mang đến cảm giác bị chối bỏ ở mức sâu sắc hơn: “Tại sao anh...

NHỮNG ĐỨA EM GÁI BỊ NGƯỢC ĐÃI TỪ ANH TRAI

Trong nhiều gia đình, đặc biệt là những gia đình Á Đông đặt nặng vai trò giới tính và thứ bậc, không ít cô gái lớn lên trong bóng tối của người anh trai – người được xem là “trụ cột tương lai” và thường được bênh vực vô điều kiện. Trong khi đó, những đứa em gái lại...

LIỆU PHÁP HYPNOSIS VISUALISATION TRONG TRỊ LIỆU TÂM LÝ

Hypnosis Visualisation (gợi hình trong trạng thái thôi miên) là một phương pháp trị liệu sử dụng trí tưởng tượng có hướng dẫn trong trạng thái thư giãn sâu hoặc trạng thái thôi miên nhẹ. Trong quá trình này, thân chủ được dẫn dắt tập trung vào các hình ảnh tích cực,...

NỖI SỢ Ở MỘT MÌNH

  Nỗi sợ ở một mình không đơn thuần là cảm giác cô đơn thoáng qua, mà với nhiều người trưởng thành, đó là một nỗi hoảng loạn hiện sinh – cảm giác như chính sự sống bị đe dọa khi không có ai bên cạnh. Những người sợ tách biệt khỏi gia đình, bạn đời hay người họ...

TẠI SAO KHÔNG THOÁT RA MỐI QUAN HỆ ĐỘC HẠI?

  Trong những mối quan hệ có yếu tố thao túng và lạm dụng – dù là về cảm xúc hay thể xác – người mang đặc điểm ái kỷ thường sử dụng một chiến lược rất đặc trưng: trao rồi rút tình cảm một cách thất thường. Lúc thì vồ vập, yêu thương nồng nhiệt, khiến người kia...

NGHIỆN CỜ BẠC – HÀNH VI TỰ HỦY HOẠI IM LẶNG

Nghiện cờ bạc không đơn thuần là một thói quen xấu hay biểu hiện của sự “yếu đuối”. Nó là một dạng rối loạn hành vi, có cơ chế thần kinh và tâm lý tương tự như nghiện chất kích thích. Tuy nhiên, do thiếu hiểu biết và nhiều định kiến xã hội, cờ bạc vẫn thường bị coi là...

NHỮNG KẺ PHÁ HOẠI TỔ CHỨC CHUYÊN NGHIỆP

Trong môi trường làm việc, không khó để bắt gặp những người âm thầm hoặc công khai phá vỡ cấu trúc chung – chia rẽ nội bộ, lan truyền tin đồn, thụ động-aggressive trong công việc. Họ không hẳn là “người xấu” theo nghĩa đơn giản, mà thường là những cá nhân mang trong...

HỘI CHỨNG MUNCHAUSEN BY PROXY

  Hội chứng Munchausen by proxy (MBP) là một rối loạn tâm thần hiếm gặp nhưng nguy hiểm, trong đó người chăm sóc – thường là mẹ – cố ý gây tổn thương thể chất hoặc tinh thần cho con cái nhằm thu hút sự quan tâm, lòng thương xót và sự ngưỡng mộ từ người khác. Hành...

LIỆU PHÁP HỆ THỐNG GIA ĐÌNH BÊN TRONG

Liệu pháp Hệ thống Gia đình Bên trong (Internal Family Systems – IFS) là một phương pháp trị liệu tâm lý được phát triển bởi tiến sĩ Richard Schwartz vào đầu những năm 1980. Khi làm việc với thân chủ, ông nhận thấy rằng trong mỗi người không chỉ có một "cái tôi" thống...

CĂNG THẲNG CẤP TÍNH

  Căng thẳng cấp tính là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi đối diện với nguy hiểm hoặc sự kiện gây sang chấn. Ở giai đoạn này, hệ thần kinh tự động kích hoạt phản ứng chiến đấu, bỏ chạy hoặc đóng băng (fight, flight, freeze), với sự tham gia sâu của vùng PAG...

NGƯỜI LỚN ADHD VỚI CĂNG THẲNG, SANG CHẤN

Người lớn ADHD: Căng thẳng, Sang chấn và Hành trình phục hồi Người lớn có rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) thường phải đối mặt với mức căng thẳng cao hơn người điển hình và khi trải qua sang chấn, quá trình hồi phục của họ cũng phức tạp và kéo dài hơn. Điều này...

SANG CHẤN THAY ĐỔI CHÚNG TA THẾ NÀO?

Khi an toàn và là chính mình lại trở thành điều nguy hiểm Sang chấn không chỉ là những ký ức về một sự kiện đau thương; nó là cách mà toàn bộ hệ thần kinh của chúng ta học cách tồn tại trong một thế giới từng không an toàn. Với những người từng trải qua sang chấn —...

NGƯỜI THÔNG MINH CHỐNG LẠI MÌNH KHI TRẦM CẢM

Tại sao người thông minh lại tự chống lại bản thân khi bị trầm cảm, lo âu, và có nguy cơ tự hại cao hơn? Nhiều người cho rằng có trí thông minh cao (IQ cao) sẽ giúp con người dễ vượt qua các vấn đề tâm lý như trầm cảm hay lo âu. Thế nhưng thực tế lại cho thấy điều...

NAM GIỚI VÀ CĂNG THẲNG MÃN TÍNH

  Ai trong chúng ta cũng từng trải qua căng thẳng, nhưng với nam giới, cách họ đối mặt với căng thẳng kéo dài (căng thẳng mãn tính) lại rất khác biệt — và đôi khi khá âm thầm. Thay vì nói ra cảm xúc hoặc tìm kiếm sự hỗ trợ, nhiều người đàn ông lại chọn cách im...

NAM GIỚI VÀ HÀNH VI TỰ HỦY HOẠI MÌNH

  Căng thẳng và sang chấn là hai trạng thái có khả năng âm thầm định hình hành vi, đặc biệt là ở những người mang trong mình nhiều niềm tin tiêu cực về bản thân. Ở nhiều nam giới, khi đối mặt với áp lực quá mức từ công việc, mối quan hệ, hoặc sự kỳ vọng xã hội về...

CĂNG CƠ CẢM XÚC TỪ CĂNG THẲNG VÀ SANG CHẤN

  Căng cơ cảm xúc là hiện tượng phổ biến ở nhiều người, đặc biệt trong các bối cảnh căng thẳng kéo dài, sang chấn hoặc rối loạn điều hòa cảm xúc. Khi cảm xúc bị kìm nén hoặc không thể giải phóng đúng cách, cơ thể thường "giữ" lại cảm xúc dưới dạng căng cơ, co...

TẠI SAO TA ĐÔNG CỨNG

  Tại sao ta “đông cứng” và cố làm hài lòng người khác khi lớn lên trong môi trường không an toàn Khi chúng ta sống trong một môi trường đầy căng thẳng như gia đình có bạo hành, la mắng, kiểm soát hoặc bị bỏ mặc, cơ thể và não bộ sẽ dần hình thành những cách đặc...

THÓI QUEN LÀM HÀI LÒNG NGƯỜI KHÁC

  Trong những tình huống bị đe dọa, hệ thần kinh của chúng ta có thể phản ứng theo ba hướng: chiến đấu (fight), bỏ chạy (flight) hoặc đông cứng (freeze). Trong trạng thái đông cứng, cơ thể rơi vào tình trạng bất động - nhịp tim chậm lại, các cơ trở nên tê liệt,...

LẠC NỘI MẠC TỬ CUNG VÀ CĂNG THẲNG MÃN TÍNH

  Khi cơ thể không còn là nơi an toàn Lạc nội mạc tử cung không chỉ là một bệnh phụ khoa. Đó là một trải nghiệm sống toàn thân, toàn tâm – nơi người phụ nữ không chỉ đối mặt với cơn đau thể xác kéo dài, mà còn sống chung với nỗi bất an, mệt mỏi, và cảm giác cô...