GỬI EM “NGƯỜI ĐÀN BÀ NGHĨ MÌNH ĐÃ CŨ”

GỬI EM “NGƯỜI ĐÀN BÀ NGHĨ MÌNH ĐÃ CŨ”

 

Tuổi thanh xuân phơi phới đến với em trong đôi mắt long lanh chưa một lần biết buồn và tư lự. Bỏ qua những cuộc tình ong bướm gió trăng, bỏ qua những ánh mắt đón đưa cùng những lời đường mật, em đến với anh – một người đàn ông đã từng trải qua một lần đổ vỡ cũng bởi tình yêu anh đem đến cho em quá vội vàng.

Anh, người đàn ông ngoài 30 tuổi với gương mặt góc cạnh đầy nam tính, thân hình cao to vạm vỡ cùng với cánh tay đầy nắng của công trường xây dựng. Anh từng đi nhiều và rất phong lưu nên đã nhiều lần anh quên mất việc chăm sóc gia đình nhỏ của mình. Chia tay, anh một mình đi về bên căn phòng trọ chật hẹp nhường ngôi nhà mới mua cho vợ và con – anh cô đơn, lẻ loi và trơ trọi.

Rồi anh trở thành người đàn ông đã từng trải, nhưng cũng chính cái tính đa tình phong lưu đã mang anh đến với em. Anh hứa sẽ làm lại cuộc đời, muốn được ở bên cạnh  người mình yêu, chắp vá và bù đắp cho em bởi những gì không trọn vẹn.

Lời hứa gió bay, em lấy anh sau một năm hẹn hò. Cái tính đào hoa, phóng khoáng của một người đàn ông chưa bao giờ là nỗi xấu hổ. Anh thích được chinh phục, yêu những trò mạo hiểm, phiêu lưu với ái tình như anh đã từng với em một cách đầy mê hoặc và chóng vánh.

Anh chẳng lấy gì làm hối hận khi lấy em nhưng để giữ gìn như lời hứa thì anh không thể thực hiện vì anh chưa bao giờ muốn thay đổi. Hay bởi đàn ông không cần phải đổi thay cũng không thiếu những con thiêu thân như em lao vào dẫu biết rằng hạnh phúc có khi là ngắn ngủi.

Em bước qua tuổi 30 trong nỗi buồn nặng trĩu. Sau 4 năm làm vợ của anh với hai đứa con thật kháu khỉnh, em giờ là người đàn bà đã cũ phải không anh? Khóe mắt em hằn sâu vì những đêm ngóng trông anh về, anh vội đến rồi vội đi trong căn nhà mang tên “hạnh phúc”. Anh vẫn luôn là người đàn ông của xã hội, chắc cũng có nhiều cô gái cả tin giống như em  mong được anh đón đưa chăm sóc.

Em đi về một mình, thèm một vòng tay yêu thương nhưng sao giờ anh trao em lại hờ hững không ngờ. Em thèm những say mê của anh ngày đầu mới gặp. Em thèm hơi ấm lấp đầy lồng ngực của người đàn ông quen mùi nắng gió để xua tan cõi lòng em trống vắng. Em giữ được ít phần thể xác trong anh nhưng tâm hồn đôi ta lại lạc lối. Không ít lần em trách mình đã cũ nên anh mới hết yêu thương và chẳng thèm nồng nàn như thuở mới yêu nhau.

Anh chưa bao giờ nặng lời, em cũng không thích cãi vã, chẳng bao giờ đôi ta đối mặt với những khoảng cách trong tình yêu. Để rồi, khi em phát hiện anh có tình nhân mới nơi công trường, em lại tự trách mình đã quá cũ đến nỗi anh phải tìm niềm vui mới bên đường. Hay em đã bị đẩy ra bên lề của một cuộc tình mau vui chóng tàn từ trước đây.

Em và anh chia tay, chẳng có gì là quá ầm ĩ vì anh biết đam mê xưa đã không còn. Em biết em sẽ chẳng bao giờ là người duy nhất trong cuộc đời anh. “Đàn ông đi biển có đôi, đàn bà đi biển mồ côi một mình”. Em ùa khóc khi anh quay đi, anh lại về với công trường, với bạn bè ủi an, với những thú vui mà chỉ đàn ông mới hiểu. Còn lại em, chỉ biết tự trách mình chẳng bao giờ mới, em trở thành người đàn bà đã cũ trong anh thật rồi!

Khóc hết nước mắt, đau một lần để không còn đắn đo và làm lại. Em chợt nhận ra đã từ lâu em chẳng biết làm mới bản thân mình như thế nào. Em vẫn là em của ngày xưa, thời gian bôi xóa những niềm vui và mang đến cho em quá nhiều những nỗi buồn đau trăn trở. Em chưa bao giờ thay đổi và anh cũng chẳng chịu đổi thay nên đôi ta như hai vạch thẳng song song tự tìm lối đi riêng cho mình.

Em cố níu kéo và cho rằng mình đã cũ để rồi tự cho phép anh phụ tình hay bản thân em luôn chỉ biết tìm kiếm niềm vui chung mà chưa bao giờ em biết vui riêng, cho mình, cho những người thương yêu bên cạnh.

Đàn bà chưa bao giờ cũ nếu mình nhìn thấy những giá trị của bản thân, không tự ru ngủ bằng những lời ngon ngọt để làm vừa lòng một ai khác. Chắc gì em đã cũ trong anh hay cũng bởi bản chất con người là thích nuông chiều cái Tôi của mình và khi đó chỉ bằng một ánh mắt, một lời yêu đầy khiêu khích và một mùi hương ngọt ngào cũng đủ làm anh say lòng như anh đã từng với em những ngày thanh xuân nông nổi.

Em, giờ cảm thấy hạnh phúc hơn rất nhiều bên bạn bè, gia đình. Đi về không có anh em quen với việc làm bạn với con, với đống tập sách mới mua và những chuyến viếng thăm của chị em đồng nghiệp. Em tự thấy mình trưởng thành hơn rất nhiều khi mất anh.

Rồi một ngày đầy nắng, em tình cờ gặp anh trong một góc quán quen. Anh nhìn em kêu tên lạ lẫm và nở một nụ cười đượm nét phong lưu thời son trẻ. Anh khen em vẫn đẹp như ngày mới quen, rồi anh hứa sẽ đến thăm con thường xuyên. Em cảm ơn anh đã quan tâm và chào anh ra về trong vẻ mặt tiếc nuối. Anh nắm tay em rồi nói: “Em chưa bao giờ là cũ trong anh”.

Vậy mà sống với anh em từng ngỡ mình đã cũ. Sống bên anh em đã tự chấp nhận, cam chịu và lặng lẽ bỏ mặc tất cả chỉ để trau chuốt cho cái vỏ hôn nhân của mình được nguyên vẹn. Hạnh phúc là khi chúng ta biết theo đuổi đam mê và bất hạnh là khi chính chúng ta lại từ bỏ bản thân mình.

Cuộc đời ai cũng sẽ đi qua những ngã rẽ, hãy chọn ngã rẽ của yêu thương vì ai trong chúng ta cũng  xứng đáng được hạnh phúc. Đừng đợi ai ban phát mà chính bản thân chúng ta phải thay đổi để không bị lạc lối trong những giấc mộng khó thành.  

“Người ngồi xuống xin mưa đầy, Trên hai tay cơn đau dài, Người nằm xuống nghe tiếng ru, Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ”. Em quay đi để anh lại với hạnh phúc cũ, em mỉm cười thầm cảm ơn vì anh đã cho em nhận ra cuộc đời sẽ đẹp hơn nếu em biết yêu thương chính mình. Ngay từ lúc này, em sẽ chẳng bao giờ để mình phải cũ nữa đâu anh!

MIA

Tuổi thanh xuân phơi phới đến với em trong đôi mắt long lanh chưa một lần biết buồn và tư lự. Bỏ qua những cuộc tình ong bướm gió trăng, bỏ qua những ánh mắt đón đưa cùng những lời đường mật, em đến với anh – một người đàn ông đã từng trải qua một lần đổ vỡ cũng bởi tình yêu anh đem đến cho em quá vội vàng.

Anh, người đàn ông ngoài 30 tuổi với gương mặt góc cạnh đầy nam tính, thân hình cao to vạm vỡ cùng với cánh tay đầy nắng của công trường xây dựng. Anh từng đi nhiều và rất phong lưu nên đã nhiều lần anh quên mất việc chăm sóc gia đình nhỏ của mình. Chia tay, anh một mình đi về bên căn phòng trọ chật hẹp nhường ngôi nhà mới mua cho vợ và con – anh cô đơn, lẻ loi và trơ trọi.

Rồi anh trở thành người đàn ông đã từng trải, nhưng cũng chính cái tính đa tình phong lưu đã mang anh đến với em. Anh hứa sẽ làm lại cuộc đời, muốn được ở bên cạnh  người mình yêu, chắp vá và bù đắp cho em bởi những gì không trọn vẹn.

Lời hứa gió bay, em lấy anh sau một năm hẹn hò. Cái tính đào hoa, phóng khoáng của một người đàn ông chưa bao giờ là nỗi xấu hổ. Anh thích được chinh phục, yêu những trò mạo hiểm, phiêu lưu với ái tình như anh đã từng với em một cách đầy mê hoặc và chóng vánh.

Anh chẳng lấy gì làm hối hận khi lấy em nhưng để giữ gìn như lời hứa thì anh không thể thực hiện vì anh chưa bao giờ muốn thay đổi. Hay bởi đàn ông không cần phải đổi thay cũng không thiếu những con thiêu thân như em lao vào dẫu biết rằng hạnh phúc có khi là ngắn ngủi.

Em bước qua tuổi 30 trong nỗi buồn nặng trĩu. Sau 4 năm làm vợ của anh với hai đứa con thật kháu khỉnh, em giờ là người đàn bà đã cũ phải không anh? Khóe mắt em hằn sâu vì những đêm ngóng trông anh về, anh vội đến rồi vội đi trong căn nhà mang tên “hạnh phúc”. Anh vẫn luôn là người đàn ông của xã hội, chắc cũng có nhiều cô gái cả tin giống như em  mong được anh đón đưa chăm sóc.

Em đi về một mình, thèm một vòng tay yêu thương nhưng sao giờ anh trao em lại hờ hững không ngờ. Em thèm những say mê của anh ngày đầu mới gặp. Em thèm hơi ấm lấp đầy lồng ngực của người đàn ông quen mùi nắng gió để xua tan cõi lòng em trống vắng. Em giữ được ít phần thể xác trong anh nhưng tâm hồn đôi ta lại lạc lối. Không ít lần em trách mình đã cũ nên anh mới hết yêu thương và chẳng thèm nồng nàn như thuở mới yêu nhau.

Anh chưa bao giờ nặng lời, em cũng không thích cãi vã, chẳng bao giờ đôi ta đối mặt với những khoảng cách trong tình yêu. Để rồi, khi em phát hiện anh có tình nhân mới nơi công trường, em lại tự trách mình đã quá cũ đến nỗi anh phải tìm niềm vui mới bên đường. Hay em đã bị đẩy ra bên lề của một cuộc tình mau vui chóng tàn từ trước đây.

Em và anh chia tay, chẳng có gì là quá ầm ĩ vì anh biết đam mê xưa đã không còn. Em biết em sẽ chẳng bao giờ là người duy nhất trong cuộc đời anh. “Đàn ông đi biển có đôi, đàn bà đi biển mồ côi một mình”. Em ùa khóc khi anh quay đi, anh lại về với công trường, với bạn bè ủi an, với những thú vui mà chỉ đàn ông mới hiểu. Còn lại em, chỉ biết tự trách mình chẳng bao giờ mới, em trở thành người đàn bà đã cũ trong anh thật rồi!

Khóc hết nước mắt, đau một lần để không còn đắn đo và làm lại. Em chợt nhận ra đã từ lâu em chẳng biết làm mới bản thân mình như thế nào. Em vẫn là em của ngày xưa, thời gian bôi xóa những niềm vui và mang đến cho em quá nhiều những nỗi buồn đau trăn trở. Em chưa bao giờ thay đổi và anh cũng chẳng chịu đổi thay nên đôi ta như hai vạch thẳng song song tự tìm lối đi riêng cho mình.

Em cố níu kéo và cho rằng mình đã cũ để rồi tự cho phép anh phụ tình hay bản thân em luôn chỉ biết tìm kiếm niềm vui chung mà chưa bao giờ em biết vui riêng, cho mình, cho những người thương yêu bên cạnh.

Đàn bà chưa bao giờ cũ nếu mình nhìn thấy những giá trị của bản thân, không tự ru ngủ bằng những lời ngon ngọt để làm vừa lòng một ai khác. Chắc gì em đã cũ trong anh hay cũng bởi bản chất con người là thích nuông chiều cái Tôi của mình và khi đó chỉ bằng một ánh mắt, một lời yêu đầy khiêu khích và một mùi hương ngọt ngào cũng đủ làm anh say lòng như anh đã từng với em những ngày thanh xuân nông nổi.

Em, giờ cảm thấy hạnh phúc hơn rất nhiều bên bạn bè, gia đình. Đi về không có anh em quen với việc làm bạn với con, với đống tập sách mới mua và những chuyến viếng thăm của chị em đồng nghiệp. Em tự thấy mình trưởng thành hơn rất nhiều khi mất anh.

Rồi một ngày đầy nắng, em tình cờ gặp anh trong một góc quán quen. Anh nhìn em kêu tên lạ lẫm và nở một nụ cười đượm nét phong lưu thời son trẻ. Anh khen em vẫn đẹp như ngày mới quen, rồi anh hứa sẽ đến thăm con thường xuyên. Em cảm ơn anh đã quan tâm và chào anh ra về trong vẻ mặt tiếc nuối. Anh nắm tay em rồi nói: “Em chưa bao giờ là cũ trong anh”.

Vậy mà sống với anh em từng ngỡ mình đã cũ. Sống bên anh em đã tự chấp nhận, cam chịu và lặng lẽ bỏ mặc tất cả chỉ để trau chuốt cho cái vỏ hôn nhân của mình được nguyên vẹn. Hạnh phúc là khi chúng ta biết theo đuổi đam mê và bất hạnh là khi chính chúng ta lại từ bỏ bản thân mình.

Cuộc đời ai cũng sẽ đi qua những ngã rẽ, hãy chọn ngã rẽ của yêu thương vì ai trong chúng ta cũng  xứng đáng được hạnh phúc. Đừng đợi ai ban phát mà chính bản thân chúng ta phải thay đổi để không bị lạc lối trong những giấc mộng khó thành.  

“Người ngồi xuống xin mưa đầy, Trên hai tay cơn đau dài, Người nằm xuống nghe tiếng ru, Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ”. Em quay đi để anh lại với hạnh phúc cũ, em mỉm cười thầm cảm ơn vì anh đã cho em nhận ra cuộc đời sẽ đẹp hơn nếu em biết yêu thương chính mình. Ngay từ lúc này, em sẽ chẳng bao giờ để mình phải cũ nữa đâu anh!

MIA

LIỆU PHÁP HYPNOSIS VISUALISATION TRONG TRỊ LIỆU TÂM LÝ

Hypnosis Visualisation (gợi hình trong trạng thái thôi miên) là một phương pháp trị liệu sử dụng trí tưởng tượng có hướng dẫn trong trạng thái thư giãn sâu hoặc trạng thái thôi miên nhẹ. Trong quá trình này, thân chủ được dẫn dắt tập trung vào các hình ảnh tích cực,...

NỖI SỢ Ở MỘT MÌNH

  Nỗi sợ ở một mình không đơn thuần là cảm giác cô đơn thoáng qua, mà với nhiều người trưởng thành, đó là một nỗi hoảng loạn hiện sinh – cảm giác như chính sự sống bị đe dọa khi không có ai bên cạnh. Những người sợ tách biệt khỏi gia đình, bạn đời hay người họ...

TẠI SAO KHÔNG THOÁT RA MỐI QUAN HỆ ĐỘC HẠI?

  Trong những mối quan hệ có yếu tố thao túng và lạm dụng – dù là về cảm xúc hay thể xác – người mang đặc điểm ái kỷ thường sử dụng một chiến lược rất đặc trưng: trao rồi rút tình cảm một cách thất thường. Lúc thì vồ vập, yêu thương nồng nhiệt, khiến người kia...

NGHIỆN CỜ BẠC – HÀNH VI TỰ HỦY HOẠI IM LẶNG

Nghiện cờ bạc không đơn thuần là một thói quen xấu hay biểu hiện của sự “yếu đuối”. Nó là một dạng rối loạn hành vi, có cơ chế thần kinh và tâm lý tương tự như nghiện chất kích thích. Tuy nhiên, do thiếu hiểu biết và nhiều định kiến xã hội, cờ bạc vẫn thường bị coi là...

HỘI CHỨNG MUNCHAUSEN BY PROXY

  Hội chứng Munchausen by proxy (MBP) là một rối loạn tâm thần hiếm gặp nhưng nguy hiểm, trong đó người chăm sóc – thường là mẹ – cố ý gây tổn thương thể chất hoặc tinh thần cho con cái nhằm thu hút sự quan tâm, lòng thương xót và sự ngưỡng mộ từ người khác. Hành...

CĂNG THẲNG CẤP TÍNH

  Căng thẳng cấp tính là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi đối diện với nguy hiểm hoặc sự kiện gây sang chấn. Ở giai đoạn này, hệ thần kinh tự động kích hoạt phản ứng chiến đấu, bỏ chạy hoặc đóng băng (fight, flight, freeze), với sự tham gia sâu của vùng PAG...

NGƯỜI LỚN ADHD VỚI CĂNG THẲNG, SANG CHẤN

Người lớn ADHD: Căng thẳng, Sang chấn và Hành trình phục hồi Người lớn có rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) thường phải đối mặt với mức căng thẳng cao hơn người điển hình và khi trải qua sang chấn, quá trình hồi phục của họ cũng phức tạp và kéo dài hơn. Điều này...

SANG CHẤN THAY ĐỔI CHÚNG TA THẾ NÀO?

Khi an toàn và là chính mình lại trở thành điều nguy hiểm Sang chấn không chỉ là những ký ức về một sự kiện đau thương; nó là cách mà toàn bộ hệ thần kinh của chúng ta học cách tồn tại trong một thế giới từng không an toàn. Với những người từng trải qua sang chấn —...

NGƯỜI THÔNG MINH CHỐNG LẠI MÌNH KHI TRẦM CẢM

Tại sao người thông minh lại tự chống lại bản thân khi bị trầm cảm, lo âu, và có nguy cơ tự hại cao hơn? Nhiều người cho rằng có trí thông minh cao (IQ cao) sẽ giúp con người dễ vượt qua các vấn đề tâm lý như trầm cảm hay lo âu. Thế nhưng thực tế lại cho thấy điều...

NAM GIỚI VÀ CĂNG THẲNG MÃN TÍNH

  Ai trong chúng ta cũng từng trải qua căng thẳng, nhưng với nam giới, cách họ đối mặt với căng thẳng kéo dài (căng thẳng mãn tính) lại rất khác biệt — và đôi khi khá âm thầm. Thay vì nói ra cảm xúc hoặc tìm kiếm sự hỗ trợ, nhiều người đàn ông lại chọn cách im...

NAM GIỚI VÀ HÀNH VI TỰ HỦY HOẠI MÌNH

  Căng thẳng và sang chấn là hai trạng thái có khả năng âm thầm định hình hành vi, đặc biệt là ở những người mang trong mình nhiều niềm tin tiêu cực về bản thân. Ở nhiều nam giới, khi đối mặt với áp lực quá mức từ công việc, mối quan hệ, hoặc sự kỳ vọng xã hội về...

CĂNG CƠ CẢM XÚC TỪ CĂNG THẲNG VÀ SANG CHẤN

  Căng cơ cảm xúc là hiện tượng phổ biến ở nhiều người, đặc biệt trong các bối cảnh căng thẳng kéo dài, sang chấn hoặc rối loạn điều hòa cảm xúc. Khi cảm xúc bị kìm nén hoặc không thể giải phóng đúng cách, cơ thể thường "giữ" lại cảm xúc dưới dạng căng cơ, co...

TẠI SAO TA ĐÔNG CỨNG

  Tại sao ta “đông cứng” và cố làm hài lòng người khác khi lớn lên trong môi trường không an toàn Khi chúng ta sống trong một môi trường đầy căng thẳng như gia đình có bạo hành, la mắng, kiểm soát hoặc bị bỏ mặc, cơ thể và não bộ sẽ dần hình thành những cách đặc...

LẠC NỘI MẠC TỬ CUNG VÀ CĂNG THẲNG MÃN TÍNH

  Khi cơ thể không còn là nơi an toàn Lạc nội mạc tử cung không chỉ là một bệnh phụ khoa. Đó là một trải nghiệm sống toàn thân, toàn tâm – nơi người phụ nữ không chỉ đối mặt với cơn đau thể xác kéo dài, mà còn sống chung với nỗi bất an, mệt mỏi, và cảm giác cô...

HỘI CHỨNG NHỮNG ĐỨA TRẺ “ZOOMBIE”

  Khi mạng xã hội làm trầm trọng thêm ADHD Trong vài năm trở lại đây, thuật ngữ “hội chứng những đứa trẻ zombie” được sử dụng để mô tả hình ảnh những đứa trẻ trở nên đờ đẫn, mất khả năng tập trung, và phản ứng chậm chạp sau thời gian dài tiếp xúc với màn hình,...

KHI XẤU HỔ TRUYỀN TỪ MẸ SANG CON GÁI

  Trong quá trình làm việc trị liệu với phụ nữ, một trong những điều khiến người ta day dứt nhất không phải là những tổn thương cụ thể, mà là cảm giác xấu hổ bám rễ vào tận sâu bên trong. Nhiều phụ nữ mang trong mình cảm giác rằng sự tồn tại của họ là một điều...

KHI ĐÀN ÔNG “YẾU SINH LÝ” VÌ TÂM LÝ

  Tình trạng “yếu sinh lý” ở nam giới – đặc biệt là khó cương cứng hoặc xuất tinh sớm khi gần gũi với người mình yêu – thường khiến người trong cuộc cảm thấy xấu hổ, mất tự tin, thậm chí là hoang mang. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp được ghi nhận rằng người đàn...

CĂNG THẲNG MÃN TÍNH VÀ BỆNH CƯỜNG GIÁP

GÓC NHÌN TỔNG THỂ VỀ TÂM – THÂN – KINH Cường giáp (hyperthyroidism) là tình trạng tuyến giáp sản xuất quá mức hormone thyroxine (T4) và triiodothyronine (T3), khiến cơ thể rơi vào trạng thái “tăng tốc” kéo dài. Người bệnh thường gặp các triệu chứng như hồi hộp, mất...

U NANG VÀ CĂNG THẲNG MÃN TÍNH

  NHÌN NHẬN TỪ MÔ HÌNH TÂM – THÂN – KINH U nang buồng trứng là tình trạng khá phổ biến ở phụ nữ, đặc biệt trong độ tuổi sinh sản. Phần lớn u nang lành tính, nhưng trong một số trường hợp, chúng có thể gây rối loạn nội tiết, đau vùng chậu, rối loạn kinh nguyệt...

KHI BẠN YÊU MỘT NGƯỜI “ÁI KỶ”

Yêu một người mắc rối loạn nhân cách ái kỷ (Narcissistic Personality Disorder – NPD) không chỉ là một hành trình đầy mâu thuẫn và tổn thương, mà còn có thể khiến bạn đánh mất chính mình. Mối quan hệ ấy có thể bắt đầu bằng sự quyến rũ mạnh mẽ – bạn cảm thấy được chú ý,...

LIỆU PHÁP HYPNOSIS VISUALISATION TRONG TRỊ LIỆU TÂM LÝ

Hypnosis Visualisation (gợi hình trong trạng thái thôi miên) là một phương pháp trị liệu sử dụng trí tưởng tượng có hướng dẫn trong trạng thái thư giãn sâu hoặc trạng thái thôi miên nhẹ. Trong quá trình này, thân chủ được dẫn dắt tập trung vào các hình ảnh tích cực,...

NỖI SỢ Ở MỘT MÌNH

  Nỗi sợ ở một mình không đơn thuần là cảm giác cô đơn thoáng qua, mà với nhiều người trưởng thành, đó là một nỗi hoảng loạn hiện sinh – cảm giác như chính sự sống bị đe dọa khi không có ai bên cạnh. Những người sợ tách biệt khỏi gia đình, bạn đời hay người họ...

TẠI SAO KHÔNG THOÁT RA MỐI QUAN HỆ ĐỘC HẠI?

  Trong những mối quan hệ có yếu tố thao túng và lạm dụng – dù là về cảm xúc hay thể xác – người mang đặc điểm ái kỷ thường sử dụng một chiến lược rất đặc trưng: trao rồi rút tình cảm một cách thất thường. Lúc thì vồ vập, yêu thương nồng nhiệt, khiến người kia...

NGHIỆN CỜ BẠC – HÀNH VI TỰ HỦY HOẠI IM LẶNG

Nghiện cờ bạc không đơn thuần là một thói quen xấu hay biểu hiện của sự “yếu đuối”. Nó là một dạng rối loạn hành vi, có cơ chế thần kinh và tâm lý tương tự như nghiện chất kích thích. Tuy nhiên, do thiếu hiểu biết và nhiều định kiến xã hội, cờ bạc vẫn thường bị coi là...

NHỮNG KẺ PHÁ HOẠI TỔ CHỨC CHUYÊN NGHIỆP

Trong môi trường làm việc, không khó để bắt gặp những người âm thầm hoặc công khai phá vỡ cấu trúc chung – chia rẽ nội bộ, lan truyền tin đồn, thụ động-aggressive trong công việc. Họ không hẳn là “người xấu” theo nghĩa đơn giản, mà thường là những cá nhân mang trong...

HỘI CHỨNG MUNCHAUSEN BY PROXY

  Hội chứng Munchausen by proxy (MBP) là một rối loạn tâm thần hiếm gặp nhưng nguy hiểm, trong đó người chăm sóc – thường là mẹ – cố ý gây tổn thương thể chất hoặc tinh thần cho con cái nhằm thu hút sự quan tâm, lòng thương xót và sự ngưỡng mộ từ người khác. Hành...

LIỆU PHÁP HỆ THỐNG GIA ĐÌNH BÊN TRONG

Liệu pháp Hệ thống Gia đình Bên trong (Internal Family Systems – IFS) là một phương pháp trị liệu tâm lý được phát triển bởi tiến sĩ Richard Schwartz vào đầu những năm 1980. Khi làm việc với thân chủ, ông nhận thấy rằng trong mỗi người không chỉ có một "cái tôi" thống...

CĂNG THẲNG CẤP TÍNH

  Căng thẳng cấp tính là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi đối diện với nguy hiểm hoặc sự kiện gây sang chấn. Ở giai đoạn này, hệ thần kinh tự động kích hoạt phản ứng chiến đấu, bỏ chạy hoặc đóng băng (fight, flight, freeze), với sự tham gia sâu của vùng PAG...

NGƯỜI LỚN ADHD VỚI CĂNG THẲNG, SANG CHẤN

Người lớn ADHD: Căng thẳng, Sang chấn và Hành trình phục hồi Người lớn có rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) thường phải đối mặt với mức căng thẳng cao hơn người điển hình và khi trải qua sang chấn, quá trình hồi phục của họ cũng phức tạp và kéo dài hơn. Điều này...

SANG CHẤN THAY ĐỔI CHÚNG TA THẾ NÀO?

Khi an toàn và là chính mình lại trở thành điều nguy hiểm Sang chấn không chỉ là những ký ức về một sự kiện đau thương; nó là cách mà toàn bộ hệ thần kinh của chúng ta học cách tồn tại trong một thế giới từng không an toàn. Với những người từng trải qua sang chấn —...

NGƯỜI THÔNG MINH CHỐNG LẠI MÌNH KHI TRẦM CẢM

Tại sao người thông minh lại tự chống lại bản thân khi bị trầm cảm, lo âu, và có nguy cơ tự hại cao hơn? Nhiều người cho rằng có trí thông minh cao (IQ cao) sẽ giúp con người dễ vượt qua các vấn đề tâm lý như trầm cảm hay lo âu. Thế nhưng thực tế lại cho thấy điều...

NAM GIỚI VÀ CĂNG THẲNG MÃN TÍNH

  Ai trong chúng ta cũng từng trải qua căng thẳng, nhưng với nam giới, cách họ đối mặt với căng thẳng kéo dài (căng thẳng mãn tính) lại rất khác biệt — và đôi khi khá âm thầm. Thay vì nói ra cảm xúc hoặc tìm kiếm sự hỗ trợ, nhiều người đàn ông lại chọn cách im...

NAM GIỚI VÀ HÀNH VI TỰ HỦY HOẠI MÌNH

  Căng thẳng và sang chấn là hai trạng thái có khả năng âm thầm định hình hành vi, đặc biệt là ở những người mang trong mình nhiều niềm tin tiêu cực về bản thân. Ở nhiều nam giới, khi đối mặt với áp lực quá mức từ công việc, mối quan hệ, hoặc sự kỳ vọng xã hội về...

CĂNG CƠ CẢM XÚC TỪ CĂNG THẲNG VÀ SANG CHẤN

  Căng cơ cảm xúc là hiện tượng phổ biến ở nhiều người, đặc biệt trong các bối cảnh căng thẳng kéo dài, sang chấn hoặc rối loạn điều hòa cảm xúc. Khi cảm xúc bị kìm nén hoặc không thể giải phóng đúng cách, cơ thể thường "giữ" lại cảm xúc dưới dạng căng cơ, co...

TẠI SAO TA ĐÔNG CỨNG

  Tại sao ta “đông cứng” và cố làm hài lòng người khác khi lớn lên trong môi trường không an toàn Khi chúng ta sống trong một môi trường đầy căng thẳng như gia đình có bạo hành, la mắng, kiểm soát hoặc bị bỏ mặc, cơ thể và não bộ sẽ dần hình thành những cách đặc...

THÓI QUEN LÀM HÀI LÒNG NGƯỜI KHÁC

  Trong những tình huống bị đe dọa, hệ thần kinh của chúng ta có thể phản ứng theo ba hướng: chiến đấu (fight), bỏ chạy (flight) hoặc đông cứng (freeze). Trong trạng thái đông cứng, cơ thể rơi vào tình trạng bất động - nhịp tim chậm lại, các cơ trở nên tê liệt,...

LẠC NỘI MẠC TỬ CUNG VÀ CĂNG THẲNG MÃN TÍNH

  Khi cơ thể không còn là nơi an toàn Lạc nội mạc tử cung không chỉ là một bệnh phụ khoa. Đó là một trải nghiệm sống toàn thân, toàn tâm – nơi người phụ nữ không chỉ đối mặt với cơn đau thể xác kéo dài, mà còn sống chung với nỗi bất an, mệt mỏi, và cảm giác cô...

HỘI CHỨNG NHỮNG ĐỨA TRẺ “ZOOMBIE”

  Khi mạng xã hội làm trầm trọng thêm ADHD Trong vài năm trở lại đây, thuật ngữ “hội chứng những đứa trẻ zombie” được sử dụng để mô tả hình ảnh những đứa trẻ trở nên đờ đẫn, mất khả năng tập trung, và phản ứng chậm chạp sau thời gian dài tiếp xúc với màn hình,...

KHI XẤU HỔ TRUYỀN TỪ MẸ SANG CON GÁI

  Trong quá trình làm việc trị liệu với phụ nữ, một trong những điều khiến người ta day dứt nhất không phải là những tổn thương cụ thể, mà là cảm giác xấu hổ bám rễ vào tận sâu bên trong. Nhiều phụ nữ mang trong mình cảm giác rằng sự tồn tại của họ là một điều...

KHI ĐÀN ÔNG “YẾU SINH LÝ” VÌ TÂM LÝ

  Tình trạng “yếu sinh lý” ở nam giới – đặc biệt là khó cương cứng hoặc xuất tinh sớm khi gần gũi với người mình yêu – thường khiến người trong cuộc cảm thấy xấu hổ, mất tự tin, thậm chí là hoang mang. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp được ghi nhận rằng người đàn...