“QUẠI” ƠI, CON THÈM XÔI “DỊ”

“QUẠI” ƠI, CON THÈM XÔI “DỊ”

 

Mưa đã bước vào mùa. Ngồi dưới hiên phòng trọ, trời âm u, mưa Sài Gòn dầm dề trêu người trên phố. Má gọi lên hỏi: “Cuối tuần con có về không để má mua ba khía cho mà ăn?”. 

Vậy là tôi cắp giỏ về quê ngay sáng sớm thứ bảy. 

Con đường về quê từ khi có hai cây cầu lớn đỡ nhọc nhằn hơn hẳn. Hai năm đầu lên Sài Gòn, mỗi bận đi về phải qua hai bến bắc Rạch Miễu và bắc Hàm Luông dài dằng dặc mà ngao ngán, lười biếng về nhà. Ba má chờ mòn mỏi đâm ra giận hờn. Ngày đó trẻ người non dại, không hiểu chuyện cứ vin vào cái lý đường xa, bất tiện này kia mà cãi, khiến ba má buồn. Sau này chợt nhận ra, khi mình lớn khôn dần, những tháng ngày còn được về thăm và nhìn thấy ba má đã dần ngắn lại. Bây giờ cách tuần là ráo riết về nhà. 

Có lẽ chỉ khi va chạm cuộc sống nhiều, khi cái đầu nhỏ bé đã có nhiều hạt sạn của lo toan, mệt mỏi, hoài nghi thì mới nhìn thấy rõ ràng: một mái nhà lá đơn sơ với ba má, với sông nước, vườn tược, bể cá, gà vịt, chó mèo… chỉ vậy thôi nhưng lòng bình yên đến lạ. 

Trưa nằm lim dim, má phe phẩy cây quạt nan (mùa hè ở quê tôi thường hay bị cúp điện). Má bảo: “Thứ 6 tuần sau, giỗ đầu của ngoại, con có về được không?“. Tôi dạ khẽ. Má nhắm nhẹ mắt lại, cố dằn không cho nước mắt chảy ra và vẫn phe phẩy quạt. Cây quạt nan cũ kĩ rồi mà má tiếc hoài không dám bỏ. Cán của nó đã rệu rã, má lấy mấy thanh tre kẹp vào rồi quấn dây nilon cho cứng lại. Má bảo kỉ vật của ngoại tôi, người đi, mộ còn chưa phải tô vôi lại, bỏ sao cho đành. 

Ông nội mất lúc tôi còn khá nhỏ, chưa hiểu được sự phân ly tử biệt ra làm sao để mà rơi nước mắt nhớ thương. Bà nội, ông ngoại đều mất sớm, tôi không may mắn được gặp dù chỉ một lần. Vậy nên, bà ngoại là người duy nhất tôi bám dính ngoài ba má. Tôi ngủ với ngoại từ bé cho đến lớp 11. Bà cháu ngủ trên bộ li-văng. Mùa hè, ngày cũng như đêm, hễ cúp điện, bà lại quạt tay cho tôi ngủ. Gió khe khẽ lay lay mái tóc mai hai bà cháu, ngoại bảo tôi nhắm mắt nằm im để không bị đổ mồ hôi. Đôi khi tôi giật mình vì “hết gió”, mở mắt thấy ngoại đang ngủ gục, tay còn nắm khư khư cán quạt. Tôi trở người, động đậy, vậy là ngoại thức giấc và gió lại man mát thổi trên lưng tôi… 

Đến những ngày tháng ngoại bắt đầu quên đi nhiều thứ, ngoại dần dà chẳng nhận ra tôi nữa. Nhưng hễ tôi chìa cây quạt là bà tự khắc cầm lên và quạt cho tôi. Dường như đó là một thói quen của yêu thương nằm sâu trong tiềm thức của bà. 

Tuổi thơ của tôi may mắn có ngoại trong khoảng trời ký ức của mình. Nhớ đến ngoại, tôi sẽ nhớ đến những chiếc bánh cam, bánh còng, xôi vị, kẹo the đủ màu, những chiếc gối dồn bông gòn trắng, những chiếc áo bà ba được may bằng tay mà đường may thẳng thớm không thua gì máy may và những chiếc quạt nan của ngoại.

Lúc nhỏ bà thường hay ghẹo tôi “bà Ngoại có mùi gì hả Bé?”, tôi vừa ôm bà, vừa cười ngặt ngẽo, vừa trả lời oang oang “Bà “quại” có mùi xôi “dị!” và ngoại lại mắng yêu “Tổ cha mày, chỉ có ăn là giỏi”.

Giỗ ngoại năm nay, thể nào má cũng sẽ làm một ít xôi vị, màu xanh nhàn nhạt của lá dứa, vị hồi và mè thơm lẫn với mùi lá chuối tươi. Má học từ ngoại nhưng không bao giờ cho ra được mùi vị như ngoại làm. Tôi không thể diễn tả bằng lời được, có lẽ nó thuộc về cảm giác quen thuộc nơi đầu lưỡi. Tôi yêu bà như yêu mùi xôi vị không lẫn với ai được ấy.

Má kể rằng ngoại lo cho tôi đủ thứ từ lúc sinh ra. Ngoại sợ con gái mà mũi hếch sau này gả chồng má phải bù. Thế là ngoại hơ hai ngón tay trên lửa than ấm ấm rồi vuốt sống mũi cho tôi, mỗi ngày hai lượt. Sợ tôi không có lông mày, ngoại cạo rồi lấy cuống trầu vẽ lên, để sau này chân mày tôi cong cong như lá liễu. Không có ngoại, chắc tôi cũng không đi đứng được bình thường. Má bảo ngoại chịu nóng hơ hai bàn tay trên lửa than rồi nắn bàn chân nhỏ của tôi vì nó bị vẹo lúc sinh ra. Ngày đó má phải đi dạy trở lại khi chưa hết kì nghỉ hậu sản để kiếm tiền, tôi cứ vậy lăn lóc với ngoại. Ngoại vừa làm khuy áo, luôn tà áo dài vừa chăm cháu. Mỗi bận kể lại, má đều khóc. Những ngày nghèo khổ, ngoại thèm tô hủ tiếu ở quán mà chẳng dám mua vì tiếc tiền, để dành cho cháu.

Ngày ngoại mất, tôi đi làm ở xa. Trở về nhà trong một cảm giác bơ vơ khôn tả, dẫu biết ngoại đi thanh thản, nhẹ nhàng sau khi uống ly sữa ấm má pha và hôn má một cái thật dài.

Thoắt một cái đã giáp năm.

Tôi nằm bất động nhớ về những ngày xưa, thật xưa… Một giọng trẻ con ngọng nghịu vọng về trong giấc mơ trưa: “Bà “quại” ơi, con thèm xôi “dị” rồi!”. Tôi giật mình mở mắt mơ màng, gió từ chiếc quạt nan đang lay lay mái tóc mai. Cơn mơ màng kéo dài khiến tôi cảm giác như mùi của ngoại, của xôi vị thơm thơm hương hoa hồi phảng phất đâu đây. Và bàn tay đang cầm chiếc quạt kia chừng như bàn tay gầy guộc, nổi những cọng gân xanh của ngoại. Tôi choàng tỉnh, nghẹn ngào chấp nhận rằng khoảng trời ký ức xôi vị của tôi đã thực sự mất đi một người cùng nắm giữ.

Tôi quay người, lặng lẽ lau hai hàng nước mắt. Nằm kế bên, má vẫn chưa chợp mắt được giây nào…

LẠC NHIÊN

Mưa đã bước vào mùa. Ngồi dưới hiên phòng trọ, trời âm u, mưa Sài Gòn dầm dề trêu người trên phố. Má gọi lên hỏi: “Cuối tuần con có về không để má mua ba khía cho mà ăn?”. 

Vậy là tôi cắp giỏ về quê ngay sáng sớm thứ bảy. 

Con đường về quê từ khi có hai cây cầu lớn đỡ nhọc nhằn hơn hẳn. Hai năm đầu lên Sài Gòn, mỗi bận đi về phải qua hai bến bắc Rạch Miễu và bắc Hàm Luông dài dằng dặc mà ngao ngán, lười biếng về nhà. Ba má chờ mòn mỏi đâm ra giận hờn. Ngày đó trẻ người non dại, không hiểu chuyện cứ vin vào cái lý đường xa, bất tiện này kia mà cãi, khiến ba má buồn. Sau này chợt nhận ra, khi mình lớn khôn dần, những tháng ngày còn được về thăm và nhìn thấy ba má đã dần ngắn lại. Bây giờ cách tuần là ráo riết về nhà. 

Có lẽ chỉ khi va chạm cuộc sống nhiều, khi cái đầu nhỏ bé đã có nhiều hạt sạn của lo toan, mệt mỏi, hoài nghi thì mới nhìn thấy rõ ràng: một mái nhà lá đơn sơ với ba má, với sông nước, vườn tược, bể cá, gà vịt, chó mèo… chỉ vậy thôi nhưng lòng bình yên đến lạ. 

Trưa nằm lim dim, má phe phẩy cây quạt nan (mùa hè ở quê tôi thường hay bị cúp điện). Má bảo: “Thứ 6 tuần sau, giỗ đầu của ngoại, con có về được không?“. Tôi dạ khẽ. Má nhắm nhẹ mắt lại, cố dằn không cho nước mắt chảy ra và vẫn phe phẩy quạt. Cây quạt nan cũ kĩ rồi mà má tiếc hoài không dám bỏ. Cán của nó đã rệu rã, má lấy mấy thanh tre kẹp vào rồi quấn dây nilon cho cứng lại. Má bảo kỉ vật của ngoại tôi, người đi, mộ còn chưa phải tô vôi lại, bỏ sao cho đành. 

Ông nội mất lúc tôi còn khá nhỏ, chưa hiểu được sự phân ly tử biệt ra làm sao để mà rơi nước mắt nhớ thương. Bà nội, ông ngoại đều mất sớm, tôi không may mắn được gặp dù chỉ một lần. Vậy nên, bà ngoại là người duy nhất tôi bám dính ngoài ba má. Tôi ngủ với ngoại từ bé cho đến lớp 11. Bà cháu ngủ trên bộ li-văng. Mùa hè, ngày cũng như đêm, hễ cúp điện, bà lại quạt tay cho tôi ngủ. Gió khe khẽ lay lay mái tóc mai hai bà cháu, ngoại bảo tôi nhắm mắt nằm im để không bị đổ mồ hôi. Đôi khi tôi giật mình vì “hết gió”, mở mắt thấy ngoại đang ngủ gục, tay còn nắm khư khư cán quạt. Tôi trở người, động đậy, vậy là ngoại thức giấc và gió lại man mát thổi trên lưng tôi… 

Đến những ngày tháng ngoại bắt đầu quên đi nhiều thứ, ngoại dần dà chẳng nhận ra tôi nữa. Nhưng hễ tôi chìa cây quạt là bà tự khắc cầm lên và quạt cho tôi. Dường như đó là một thói quen của yêu thương nằm sâu trong tiềm thức của bà. 

Tuổi thơ của tôi may mắn có ngoại trong khoảng trời ký ức của mình. Nhớ đến ngoại, tôi sẽ nhớ đến những chiếc bánh cam, bánh còng, xôi vị, kẹo the đủ màu, những chiếc gối dồn bông gòn trắng, những chiếc áo bà ba được may bằng tay mà đường may thẳng thớm không thua gì máy may và những chiếc quạt nan của ngoại.

Lúc nhỏ bà thường hay ghẹo tôi “bà Ngoại có mùi gì hả Bé?”, tôi vừa ôm bà, vừa cười ngặt ngẽo, vừa trả lời oang oang “Bà “quại” có mùi xôi “dị!” và ngoại lại mắng yêu “Tổ cha mày, chỉ có ăn là giỏi”.

Giỗ ngoại năm nay, thể nào má cũng sẽ làm một ít xôi vị, màu xanh nhàn nhạt của lá dứa, vị hồi và mè thơm lẫn với mùi lá chuối tươi. Má học từ ngoại nhưng không bao giờ cho ra được mùi vị như ngoại làm. Tôi không thể diễn tả bằng lời được, có lẽ nó thuộc về cảm giác quen thuộc nơi đầu lưỡi. Tôi yêu bà như yêu mùi xôi vị không lẫn với ai được ấy.

Má kể rằng ngoại lo cho tôi đủ thứ từ lúc sinh ra. Ngoại sợ con gái mà mũi hếch sau này gả chồng má phải bù. Thế là ngoại hơ hai ngón tay trên lửa than ấm ấm rồi vuốt sống mũi cho tôi, mỗi ngày hai lượt. Sợ tôi không có lông mày, ngoại cạo rồi lấy cuống trầu vẽ lên, để sau này chân mày tôi cong cong như lá liễu. Không có ngoại, chắc tôi cũng không đi đứng được bình thường. Má bảo ngoại chịu nóng hơ hai bàn tay trên lửa than rồi nắn bàn chân nhỏ của tôi vì nó bị vẹo lúc sinh ra. Ngày đó má phải đi dạy trở lại khi chưa hết kì nghỉ hậu sản để kiếm tiền, tôi cứ vậy lăn lóc với ngoại. Ngoại vừa làm khuy áo, luôn tà áo dài vừa chăm cháu. Mỗi bận kể lại, má đều khóc. Những ngày nghèo khổ, ngoại thèm tô hủ tiếu ở quán mà chẳng dám mua vì tiếc tiền, để dành cho cháu.

Ngày ngoại mất, tôi đi làm ở xa. Trở về nhà trong một cảm giác bơ vơ khôn tả, dẫu biết ngoại đi thanh thản, nhẹ nhàng sau khi uống ly sữa ấm má pha và hôn má một cái thật dài.

Thoắt một cái đã giáp năm.

Tôi nằm bất động nhớ về những ngày xưa, thật xưa… Một giọng trẻ con ngọng nghịu vọng về trong giấc mơ trưa: “Bà “quại” ơi, con thèm xôi “dị” rồi!”. Tôi giật mình mở mắt mơ màng, gió từ chiếc quạt nan đang lay lay mái tóc mai. Cơn mơ màng kéo dài khiến tôi cảm giác như mùi của ngoại, của xôi vị thơm thơm hương hoa hồi phảng phất đâu đây. Và bàn tay đang cầm chiếc quạt kia chừng như bàn tay gầy guộc, nổi những cọng gân xanh của ngoại. Tôi choàng tỉnh, nghẹn ngào chấp nhận rằng khoảng trời ký ức xôi vị của tôi đã thực sự mất đi một người cùng nắm giữ.

Tôi quay người, lặng lẽ lau hai hàng nước mắt. Nằm kế bên, má vẫn chưa chợp mắt được giây nào…

LẠC NHIÊN

NAM GIỚI VÀ CĂNG THẲNG MÃN TÍNH

  Ai trong chúng ta cũng từng trải qua căng thẳng, nhưng với nam giới, cách họ đối mặt với căng thẳng kéo dài (căng thẳng mãn tính) lại rất khác biệt — và đôi khi khá âm thầm. Thay vì nói ra cảm xúc hoặc tìm kiếm sự hỗ trợ, nhiều người đàn ông lại chọn cách im...

NAM GIỚI VÀ HÀNH VI TỰ HỦY HOẠI MÌNH

  Căng thẳng và sang chấn là hai trạng thái có khả năng âm thầm định hình hành vi, đặc biệt là ở những người mang trong mình nhiều niềm tin tiêu cực về bản thân. Ở nhiều nam giới, khi đối mặt với áp lực quá mức từ công việc, mối quan hệ, hoặc sự kỳ vọng xã hội về...

CĂNG CƠ CẢM XÚC TỪ CĂNG THẲNG VÀ SANG CHẤN

  Căng cơ cảm xúc là hiện tượng phổ biến ở nhiều người, đặc biệt trong các bối cảnh căng thẳng kéo dài, sang chấn hoặc rối loạn điều hòa cảm xúc. Khi cảm xúc bị kìm nén hoặc không thể giải phóng đúng cách, cơ thể thường "giữ" lại cảm xúc dưới dạng căng cơ, co...

TẠI SAO TA ĐÔNG CỨNG

  Tại sao ta “đông cứng” và cố làm hài lòng người khác khi lớn lên trong môi trường không an toàn Khi chúng ta sống trong một môi trường đầy căng thẳng như gia đình có bạo hành, la mắng, kiểm soát hoặc bị bỏ mặc, cơ thể và não bộ sẽ dần hình thành những cách đặc...

LẠC NỘI MẠC TỬ CUNG VÀ CĂNG THẲNG MÃN TÍNH

  Khi cơ thể không còn là nơi an toàn Lạc nội mạc tử cung không chỉ là một bệnh phụ khoa. Đó là một trải nghiệm sống toàn thân, toàn tâm – nơi người phụ nữ không chỉ đối mặt với cơn đau thể xác kéo dài, mà còn sống chung với nỗi bất an, mệt mỏi, và cảm giác cô...

HỘI CHỨNG NHỮNG ĐỨA TRẺ “ZOOMBIE”

  Khi mạng xã hội làm trầm trọng thêm ADHD Trong vài năm trở lại đây, thuật ngữ “hội chứng những đứa trẻ zombie” được sử dụng để mô tả hình ảnh những đứa trẻ trở nên đờ đẫn, mất khả năng tập trung, và phản ứng chậm chạp sau thời gian dài tiếp xúc với màn hình,...

KHI XẤU HỔ TRUYỀN TỪ MẸ SANG CON GÁI

  Trong quá trình làm việc trị liệu với phụ nữ, một trong những điều khiến người ta day dứt nhất không phải là những tổn thương cụ thể, mà là cảm giác xấu hổ bám rễ vào tận sâu bên trong. Nhiều phụ nữ mang trong mình cảm giác rằng sự tồn tại của họ là một điều...

KHI ĐÀN ÔNG “YẾU SINH LÝ” VÌ TÂM LÝ

  Tình trạng “yếu sinh lý” ở nam giới – đặc biệt là khó cương cứng hoặc xuất tinh sớm khi gần gũi với người mình yêu – thường khiến người trong cuộc cảm thấy xấu hổ, mất tự tin, thậm chí là hoang mang. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp được ghi nhận rằng người đàn...

CĂNG THẲNG MÃN TÍNH VÀ BỆNH CƯỜNG GIÁP

GÓC NHÌN TỔNG THỂ VỀ TÂM – THÂN – KINH Cường giáp (hyperthyroidism) là tình trạng tuyến giáp sản xuất quá mức hormone thyroxine (T4) và triiodothyronine (T3), khiến cơ thể rơi vào trạng thái “tăng tốc” kéo dài. Người bệnh thường gặp các triệu chứng như hồi hộp, mất...

U NANG VÀ CĂNG THẲNG MÃN TÍNH

  NHÌN NHẬN TỪ MÔ HÌNH TÂM – THÂN – KINH U nang buồng trứng là tình trạng khá phổ biến ở phụ nữ, đặc biệt trong độ tuổi sinh sản. Phần lớn u nang lành tính, nhưng trong một số trường hợp, chúng có thể gây rối loạn nội tiết, đau vùng chậu, rối loạn kinh nguyệt...

KHI BẠN YÊU MỘT NGƯỜI “ÁI KỶ”

Yêu một người mắc rối loạn nhân cách ái kỷ (Narcissistic Personality Disorder – NPD) không chỉ là một hành trình đầy mâu thuẫn và tổn thương, mà còn có thể khiến bạn đánh mất chính mình. Mối quan hệ ấy có thể bắt đầu bằng sự quyến rũ mạnh mẽ – bạn cảm thấy được chú ý,...

PHÂN LY – KHI NỖI ĐAU TRỞ NÊN “BÌNH THƯỜNG”

​ Có những người sống qua đau khổ mà không hề biết rằng mình đang đau. Không phải vì nỗi đau nhỏ bé hay dễ chịu – mà vì họ đã sống quá lâu trong nó, đến mức cảm giác ấy trở thành điều "bình thường", quen thuộc như hơi thở. Đó là biểu hiện sâu sắc của hiện tượng phân...

NHỮNG KẺ THÍCH “GIẢI CỨU” HÔN NHÂN NGƯỜI KHÁC

  Rối loạn nhân cách là một nhóm các dạng suy nghĩ, hành vi và cảm xúc không linh hoạt, cứng nhắc, gây ra nhiều khó khăn trong quan hệ cá nhân và xã hội. Các loại rối loạn nhân cách như rối loạn nhân cách phụ thuộc, rối loạn nhân cách ranh giới (borderline...

KỸ THUẬT TRỊ LIỆU TÂM THỂ

  Somatic therapy – liệu pháp tâm thể – là một phương pháp trị liệu tâm lý tiếp cận con người như một hệ thống tổng thể, nơi tâm trí và cơ thể không thể tách rời. Trọng tâm của phương pháp này là mối liên hệ qua lại giữa cảm xúc, cảm giác cơ thể và hệ thần kinh,...

TRẦM CẢM CƯỜI Ở NGƯỜI TRẺ

  Khi nụ cười che giấu tổn thương Trầm cảm cười (smiling depression) là một hiện tượng tâm lý đặc biệt, khi người mắc trầm cảm vẫn thể hiện ra ngoài một vẻ mặt vui vẻ, lạc quan, năng động. Họ mỉm cười, làm việc, giao tiếp như một người “ổn” – nhưng sâu bên trong...

EMDR – LIỆU PHÁP GIẢI MẪN CẢM VÀ TÁI XỬ LÝ THÔNG QUA CHUYỂN ĐỘNG NHÃN CẦU

  EMDR (Eye Movement Desensitization and Reprocessing) là gì? Tâm trí con người thường có khả năng tự chữa lành một cách tự nhiên, tương tự như cách cơ thể tự hồi phục. Phần lớn cơ chế ứng phó tự nhiên này diễn ra trong giấc ngủ, đặc biệt là trong giai đoạn...

BỆNH LÝ CỦA SỰ XẤU HỔ

  Xấu hổ là một trong những cảm xúc con người thường né tránh, nhưng lại hiện diện âm thầm trong rất nhiều trải nghiệm đời sống. Khác với cảm giác tội lỗi – thường xuất hiện khi ta làm điều gì đó sai – xấu hổ lại mang một thông điệp sâu hơn: "Tôi sai trái. Tôi...

HỘI CHỨNG VIÊM ĐA RỄ DÂY THẦN KINH NGOẠI BIÊN

Một góc nhìn thần kinh – miễn dịch – tâm lý Viêm đa rễ dây thần kinh ngoại biên (như CIDP – Chronic Inflammatory Demyelinating Polyneuropathy) là một rối loạn tự miễn dịch, trong đó hệ miễn dịch tấn công nhầm vào lớp vỏ myelin bao quanh các dây thần kinh ngoại biên....

ADHD VÀ PHỔ TỰ KỶ Ở NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH

  ADHD (Rối loạn tăng động giảm chú ý) và Phổ Tự kỷ (Autism Spectrum Disorder – ASD) thường được xem là những chẩn đoán dành cho trẻ em, nhưng trên thực tế, đây là những khác biệt thần kinh tồn tại suốt đời. Ở người trưởng thành, ADHD và tự kỷ có thể tiếp tục ảnh...

PHỔ TỰ KỶ Ở NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH

  Rối loạn phổ tự kỷ (Autism Spectrum Disorder - ASD) là một tình trạng phát triển thần kinh tồn tại suốt đời, ảnh hưởng đến cách cá nhân cảm nhận, tương tác xã hội, giao tiếp và xử lý thông tin. Khi nói đến người lớn trong phổ tự kỷ, chúng ta cần vượt qua các...

NAM GIỚI VÀ CĂNG THẲNG MÃN TÍNH

  Ai trong chúng ta cũng từng trải qua căng thẳng, nhưng với nam giới, cách họ đối mặt với căng thẳng kéo dài (căng thẳng mãn tính) lại rất khác biệt — và đôi khi khá âm thầm. Thay vì nói ra cảm xúc hoặc tìm kiếm sự hỗ trợ, nhiều người đàn ông lại chọn cách im...

NAM GIỚI VÀ HÀNH VI TỰ HỦY HOẠI MÌNH

  Căng thẳng và sang chấn là hai trạng thái có khả năng âm thầm định hình hành vi, đặc biệt là ở những người mang trong mình nhiều niềm tin tiêu cực về bản thân. Ở nhiều nam giới, khi đối mặt với áp lực quá mức từ công việc, mối quan hệ, hoặc sự kỳ vọng xã hội về...

CĂNG CƠ CẢM XÚC TỪ CĂNG THẲNG VÀ SANG CHẤN

  Căng cơ cảm xúc là hiện tượng phổ biến ở nhiều người, đặc biệt trong các bối cảnh căng thẳng kéo dài, sang chấn hoặc rối loạn điều hòa cảm xúc. Khi cảm xúc bị kìm nén hoặc không thể giải phóng đúng cách, cơ thể thường "giữ" lại cảm xúc dưới dạng căng cơ, co...

TẠI SAO TA ĐÔNG CỨNG

  Tại sao ta “đông cứng” và cố làm hài lòng người khác khi lớn lên trong môi trường không an toàn Khi chúng ta sống trong một môi trường đầy căng thẳng như gia đình có bạo hành, la mắng, kiểm soát hoặc bị bỏ mặc, cơ thể và não bộ sẽ dần hình thành những cách đặc...

THÓI QUEN LÀM HÀI LÒNG NGƯỜI KHÁC

  Trong những tình huống bị đe dọa, hệ thần kinh của chúng ta có thể phản ứng theo ba hướng: chiến đấu (fight), bỏ chạy (flight) hoặc đông cứng (freeze). Trong trạng thái đông cứng, cơ thể rơi vào tình trạng bất động - nhịp tim chậm lại, các cơ trở nên tê liệt,...

LẠC NỘI MẠC TỬ CUNG VÀ CĂNG THẲNG MÃN TÍNH

  Khi cơ thể không còn là nơi an toàn Lạc nội mạc tử cung không chỉ là một bệnh phụ khoa. Đó là một trải nghiệm sống toàn thân, toàn tâm – nơi người phụ nữ không chỉ đối mặt với cơn đau thể xác kéo dài, mà còn sống chung với nỗi bất an, mệt mỏi, và cảm giác cô...

HỘI CHỨNG NHỮNG ĐỨA TRẺ “ZOOMBIE”

  Khi mạng xã hội làm trầm trọng thêm ADHD Trong vài năm trở lại đây, thuật ngữ “hội chứng những đứa trẻ zombie” được sử dụng để mô tả hình ảnh những đứa trẻ trở nên đờ đẫn, mất khả năng tập trung, và phản ứng chậm chạp sau thời gian dài tiếp xúc với màn hình,...

KHI XẤU HỔ TRUYỀN TỪ MẸ SANG CON GÁI

  Trong quá trình làm việc trị liệu với phụ nữ, một trong những điều khiến người ta day dứt nhất không phải là những tổn thương cụ thể, mà là cảm giác xấu hổ bám rễ vào tận sâu bên trong. Nhiều phụ nữ mang trong mình cảm giác rằng sự tồn tại của họ là một điều...

KHI ĐÀN ÔNG “YẾU SINH LÝ” VÌ TÂM LÝ

  Tình trạng “yếu sinh lý” ở nam giới – đặc biệt là khó cương cứng hoặc xuất tinh sớm khi gần gũi với người mình yêu – thường khiến người trong cuộc cảm thấy xấu hổ, mất tự tin, thậm chí là hoang mang. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp được ghi nhận rằng người đàn...

CĂNG THẲNG MÃN TÍNH VÀ BỆNH CƯỜNG GIÁP

GÓC NHÌN TỔNG THỂ VỀ TÂM – THÂN – KINH Cường giáp (hyperthyroidism) là tình trạng tuyến giáp sản xuất quá mức hormone thyroxine (T4) và triiodothyronine (T3), khiến cơ thể rơi vào trạng thái “tăng tốc” kéo dài. Người bệnh thường gặp các triệu chứng như hồi hộp, mất...

U NANG VÀ CĂNG THẲNG MÃN TÍNH

  NHÌN NHẬN TỪ MÔ HÌNH TÂM – THÂN – KINH U nang buồng trứng là tình trạng khá phổ biến ở phụ nữ, đặc biệt trong độ tuổi sinh sản. Phần lớn u nang lành tính, nhưng trong một số trường hợp, chúng có thể gây rối loạn nội tiết, đau vùng chậu, rối loạn kinh nguyệt...

KHI BẠN YÊU MỘT NGƯỜI “ÁI KỶ”

Yêu một người mắc rối loạn nhân cách ái kỷ (Narcissistic Personality Disorder – NPD) không chỉ là một hành trình đầy mâu thuẫn và tổn thương, mà còn có thể khiến bạn đánh mất chính mình. Mối quan hệ ấy có thể bắt đầu bằng sự quyến rũ mạnh mẽ – bạn cảm thấy được chú ý,...

PHÂN LY – KHI NỖI ĐAU TRỞ NÊN “BÌNH THƯỜNG”

​ Có những người sống qua đau khổ mà không hề biết rằng mình đang đau. Không phải vì nỗi đau nhỏ bé hay dễ chịu – mà vì họ đã sống quá lâu trong nó, đến mức cảm giác ấy trở thành điều "bình thường", quen thuộc như hơi thở. Đó là biểu hiện sâu sắc của hiện tượng phân...

NHỮNG KẺ THÍCH “GIẢI CỨU” HÔN NHÂN NGƯỜI KHÁC

  Rối loạn nhân cách là một nhóm các dạng suy nghĩ, hành vi và cảm xúc không linh hoạt, cứng nhắc, gây ra nhiều khó khăn trong quan hệ cá nhân và xã hội. Các loại rối loạn nhân cách như rối loạn nhân cách phụ thuộc, rối loạn nhân cách ranh giới (borderline...

HỘI CHỨNG “CON ÔNG CHÁU CHA”

"Hội chứng con ông cháu cha" là cách nói phổ biến ở Việt Nam để chỉ những người trẻ được sinh ra trong gia đình có địa vị, quyền lực hoặc tài sản giàu có, từ đó nhận được nhiều đặc quyền, bảo bọc quá mức, thậm chí có thể được “trải đường” để thành công. Đây là hiện...

CUỘC ĐỜI LÀ MỘT SÂN KHẤU KHÔNG HỒI KẾT

  Với những người mang đặc điểm của rối loạn nhân cách kịch tính (Histrionic Personality Disorder – HPD), cuộc sống thường được cảm nhận như một sân khấu rộng lớn, nơi họ luôn là nhân vật chính, là trung tâm của mọi ánh nhìn. Họ thường có nhu cầu thể hiện bản...

KỸ THUẬT TRỊ LIỆU TÂM THỂ

  Somatic therapy – liệu pháp tâm thể – là một phương pháp trị liệu tâm lý tiếp cận con người như một hệ thống tổng thể, nơi tâm trí và cơ thể không thể tách rời. Trọng tâm của phương pháp này là mối liên hệ qua lại giữa cảm xúc, cảm giác cơ thể và hệ thần kinh,...

TRẦM CẢM CƯỜI Ở NGƯỜI TRẺ

  Khi nụ cười che giấu tổn thương Trầm cảm cười (smiling depression) là một hiện tượng tâm lý đặc biệt, khi người mắc trầm cảm vẫn thể hiện ra ngoài một vẻ mặt vui vẻ, lạc quan, năng động. Họ mỉm cười, làm việc, giao tiếp như một người “ổn” – nhưng sâu bên trong...

EMDR – LIỆU PHÁP GIẢI MẪN CẢM VÀ TÁI XỬ LÝ THÔNG QUA CHUYỂN ĐỘNG NHÃN CẦU

  EMDR (Eye Movement Desensitization and Reprocessing) là gì? Tâm trí con người thường có khả năng tự chữa lành một cách tự nhiên, tương tự như cách cơ thể tự hồi phục. Phần lớn cơ chế ứng phó tự nhiên này diễn ra trong giấc ngủ, đặc biệt là trong giai đoạn...

BỆNH LÝ CỦA SỰ XẤU HỔ

  Xấu hổ là một trong những cảm xúc con người thường né tránh, nhưng lại hiện diện âm thầm trong rất nhiều trải nghiệm đời sống. Khác với cảm giác tội lỗi – thường xuất hiện khi ta làm điều gì đó sai – xấu hổ lại mang một thông điệp sâu hơn: "Tôi sai trái. Tôi...