TÌNH YÊU ĐỘC HẠI

TÌNH YÊU ĐỘC HẠI

 

Có những người đứng trước bờ vực của một mối quan hệ, họ chấp nhận từ bỏ và quay lưng bước đi một cách kiêu hãnh. Lại có những người, dù cõi lòng đã bị đối phương làm tổn thương đến mức thê thảm, họ vẫn nhất quyết bám víu, cầu cạnh một tình yêu vốn đã biến thành sự ban phát hay lòng thương hại.

Có một câu chuyện đau lòng kinh điển thế này. Chị vợ là một người phụ nữ tần tảo, lam lũ và chịu thương chịu khó, một tay chăm lo con cái và quán xuyến mọi thứ cho gia đình. Gã chồng lại là một kẻ bợm rượu và vô công rỗi nghề. Tấn bi kịch lặp đi lặp lại như thế này, sau khi chè chén no say, hắn về nhà và trút lên vợ mình những trận đòn roi không dứt. Khắp người chị đều là những vết bầm tím, vết thương cũ chưa lành thì vết thương mới đã xuất hiện. Nhưng chị không bao giờ nghĩ đến việc ly hôn, vì nghĩ rằng mình phải cam chịu, phải cố gắng vì con.

Bi kịch bị đối xử tệ bạc không chỉ diễn ra sau hôn nhân, nhiều cô gái dù chỉ mới là tình nhân nhưng đã bị người yêu coi thường và khinh rẻ. Tôi từng thấy một cô bé bị bạn trai tát đến đỏ cả má và bật khóc giữa đường. Nhưng chỉ cần gã người yêu đó nói ngọt một chút, giả vờ xin lỗi vài câu hay mua cho vài món quà xoa dịu thì nạn nhân lại bỏ qua, tặc lưỡi nghĩ rằng “yêu nhau yêu cả đường đi lối về”. Cơ hội “sửa sai” cứ thế được tạo ra quá nhiều lần, đến mức trở nên rẻ rúng.

Sự nhu nhược này có lẽ xuất phát trước hết từ những định kiến về chuẩn mực đạo đức trong xã hội. Chúng ta đã dành quá nhiều thời gian để đánh tráo khái niệm và trói buộc con người. Rằng phụ nữ từ khi sinh ra đã thấp hơn đàn ông một cái đầu, đã mang sứ mệnh phải hy sinh, cam chịu vì gia đình của mình. Ly hôn thường bị cả xã hội đàm tiếu, đồng nghĩa với vô số điều tiếng từ người ngoài, đến mức cả đời cũng không thể ngóc đầu lên được nữa.

Cũng có những người mải mê cố chấp trong một tình yêu chỉ toàn sự xin xỏ, bấu víu vì họ sợ cô đơn và sợ bị bỏ rơi. Họ ngại phải tốn thời gian để bắt đầu lại từ vạch xuất phát với một người mới, một mối quan hệ mới. Họ chùn bước trước viễn cảnh phải từ bỏ một người từng thân thiết, cũng là người từng lắng nghe mọi sẻ chia nhỏ nhặt, nắm giữ những điều riêng tư nhất của bản thân. Cứ thế, họ mềm lòng trước những lời hứa hẹn và ngọt ngào ngụy tạo. Họ tự thắp lên một niềm tin huyễn hoặc, rằng mình sẽ thay đổi được đối phương.

Trước khi yêu một người, hãy học cách yêu bản thân mình trước tiên. Mỗi người chúng ta đều có giá trị riêng. Ai cũng xứng đáng được tôn trọng. Sự tôn trọng cũng là một trong những cơ sở đầu tiên của một mối quan hệ lâu dài. Làm sao có thể thật lòng yêu nhau, hy sinh cho nhau khi người này không ngừng bạo hành cảm xúc và dẫm đạp lên tình cảm của người kia?

Hãy bình tĩnh lại và tự hỏi bản thân xem người yêu, người bạn đời hiện tại có làm bạn trở nên tích cực và hạnh phúc hơn, hay ít nhất là có làm bạn cảm thấy mình được tôn trọng hay không. Nếu câu trả lời là không, đừng ngại ngần bước ra khỏi tình yêu độc hại đó và tự tặng bản thân một cơ hội mới xứng đáng hơn. 

Vốn dĩ con người yêu nhau là để được sẻ chia, nương tựa lẫn nhau và đem lại hạnh phúc cho nhau. Nếu mối quan hệ hiện có chỉ còn lại sự đau khổ và đày đọa, bạn buộc phải học cách từ bỏ. Đừng hạ mình để cầu cạnh lòng thương hại hay tình cảm ban phát, nhất là khi người đó không thật sự xứng đáng.

Không phải người ta thường nói đau một lần rồi thôi đấy sao? Thà rằng bây giờ bạn cứ mạnh dạn buông tay, còn hơn là cả cuộc đời về sau phải sống với những nỗi đau hay sự dày vò, đày đọa triền miên và dai dẳng. Hà cớ gì phải oằn mình chịu đựng, gò bó bản thân trong một mối quan hệ khổ sở khi bạn xứng đáng có được hạnh phúc trọn vẹn hơn thế?

Đã đến lúc dừng lại. Đừng nuối tiếc và cố chấp trông chờ vào một tình yêu chắp vá tạm bợ. Cũng đừng tiếp tục nhân danh tình yêu để bào chữa cho sự cam chịu nhu nhược, mềm yếu của mình. Hãy là một người kiêu hãnh, biết từ bỏ kiểu tình yêu độc hại một cách mạnh mẽ và kiên cường. Rồi những giọt nước mắt của ngày hôm nay cũng sẽ được hong khô, để mai này bạn lại có thể tự tin mỉm cười hạnh phúc.

CATHERINE

Có những người đứng trước bờ vực của một mối quan hệ, họ chấp nhận từ bỏ và quay lưng bước đi một cách kiêu hãnh. Lại có những người, dù cõi lòng đã bị đối phương làm tổn thương đến mức thê thảm, họ vẫn nhất quyết bám víu, cầu cạnh một tình yêu vốn đã biến thành sự ban phát hay lòng thương hại.

Có một câu chuyện đau lòng kinh điển thế này. Chị vợ là một người phụ nữ tần tảo, lam lũ và chịu thương chịu khó, một tay chăm lo con cái và quán xuyến mọi thứ cho gia đình. Gã chồng lại là một kẻ bợm rượu và vô công rỗi nghề. Tấn bi kịch lặp đi lặp lại như thế này, sau khi chè chén no say, hắn về nhà và trút lên vợ mình những trận đòn roi không dứt. Khắp người chị đều là những vết bầm tím, vết thương cũ chưa lành thì vết thương mới đã xuất hiện. Nhưng chị không bao giờ nghĩ đến việc ly hôn, vì nghĩ rằng mình phải cam chịu, phải cố gắng vì con.

Bi kịch bị đối xử tệ bạc không chỉ diễn ra sau hôn nhân, nhiều cô gái dù chỉ mới là tình nhân nhưng đã bị người yêu coi thường và khinh rẻ. Tôi từng thấy một cô bé bị bạn trai tát đến đỏ cả má và bật khóc giữa đường. Nhưng chỉ cần gã người yêu đó nói ngọt một chút, giả vờ xin lỗi vài câu hay mua cho vài món quà xoa dịu thì nạn nhân lại bỏ qua, tặc lưỡi nghĩ rằng “yêu nhau yêu cả đường đi lối về”. Cơ hội “sửa sai” cứ thế được tạo ra quá nhiều lần, đến mức trở nên rẻ rúng.

Sự nhu nhược này có lẽ xuất phát trước hết từ những định kiến về chuẩn mực đạo đức trong xã hội. Chúng ta đã dành quá nhiều thời gian để đánh tráo khái niệm và trói buộc con người. Rằng phụ nữ từ khi sinh ra đã thấp hơn đàn ông một cái đầu, đã mang sứ mệnh phải hy sinh, cam chịu vì gia đình của mình. Ly hôn thường bị cả xã hội đàm tiếu, đồng nghĩa với vô số điều tiếng từ người ngoài, đến mức cả đời cũng không thể ngóc đầu lên được nữa.

Cũng có những người mải mê cố chấp trong một tình yêu chỉ toàn sự xin xỏ, bấu víu vì họ sợ cô đơn và sợ bị bỏ rơi. Họ ngại phải tốn thời gian để bắt đầu lại từ vạch xuất phát với một người mới, một mối quan hệ mới. Họ chùn bước trước viễn cảnh phải từ bỏ một người từng thân thiết, cũng là người từng lắng nghe mọi sẻ chia nhỏ nhặt, nắm giữ những điều riêng tư nhất của bản thân. Cứ thế, họ mềm lòng trước những lời hứa hẹn và ngọt ngào ngụy tạo. Họ tự thắp lên một niềm tin huyễn hoặc, rằng mình sẽ thay đổi được đối phương.

Trước khi yêu một người, hãy học cách yêu bản thân mình trước tiên. Mỗi người chúng ta đều có giá trị riêng. Ai cũng xứng đáng được tôn trọng. Sự tôn trọng cũng là một trong những cơ sở đầu tiên của một mối quan hệ lâu dài. Làm sao có thể thật lòng yêu nhau, hy sinh cho nhau khi người này không ngừng bạo hành cảm xúc và dẫm đạp lên tình cảm của người kia?

Hãy bình tĩnh lại và tự hỏi bản thân xem người yêu, người bạn đời hiện tại có làm bạn trở nên tích cực và hạnh phúc hơn, hay ít nhất là có làm bạn cảm thấy mình được tôn trọng hay không. Nếu câu trả lời là không, đừng ngại ngần bước ra khỏi tình yêu độc hại đó và tự tặng bản thân một cơ hội mới xứng đáng hơn. 

Vốn dĩ con người yêu nhau là để được sẻ chia, nương tựa lẫn nhau và đem lại hạnh phúc cho nhau. Nếu mối quan hệ hiện có chỉ còn lại sự đau khổ và đày đọa, bạn buộc phải học cách từ bỏ. Đừng hạ mình để cầu cạnh lòng thương hại hay tình cảm ban phát, nhất là khi người đó không thật sự xứng đáng.

Không phải người ta thường nói đau một lần rồi thôi đấy sao? Thà rằng bây giờ bạn cứ mạnh dạn buông tay, còn hơn là cả cuộc đời về sau phải sống với những nỗi đau hay sự dày vò, đày đọa triền miên và dai dẳng. Hà cớ gì phải oằn mình chịu đựng, gò bó bản thân trong một mối quan hệ khổ sở khi bạn xứng đáng có được hạnh phúc trọn vẹn hơn thế?

Đã đến lúc dừng lại. Đừng nuối tiếc và cố chấp trông chờ vào một tình yêu chắp vá tạm bợ. Cũng đừng tiếp tục nhân danh tình yêu để bào chữa cho sự cam chịu nhu nhược, mềm yếu của mình. Hãy là một người kiêu hãnh, biết từ bỏ kiểu tình yêu độc hại một cách mạnh mẽ và kiên cường. Rồi những giọt nước mắt của ngày hôm nay cũng sẽ được hong khô, để mai này bạn lại có thể tự tin mỉm cười hạnh phúc.

CATHERINE

LIỆU PHÁP HYPNOSIS VISUALISATION TRONG TRỊ LIỆU TÂM LÝ

Hypnosis Visualisation (gợi hình trong trạng thái thôi miên) là một phương pháp trị liệu sử dụng trí tưởng tượng có hướng dẫn trong trạng thái thư giãn sâu hoặc trạng thái thôi miên nhẹ. Trong quá trình này, thân chủ được dẫn dắt tập trung vào các hình ảnh tích cực,...

NỖI SỢ Ở MỘT MÌNH

  Nỗi sợ ở một mình không đơn thuần là cảm giác cô đơn thoáng qua, mà với nhiều người trưởng thành, đó là một nỗi hoảng loạn hiện sinh – cảm giác như chính sự sống bị đe dọa khi không có ai bên cạnh. Những người sợ tách biệt khỏi gia đình, bạn đời hay người họ...

TẠI SAO KHÔNG THOÁT RA MỐI QUAN HỆ ĐỘC HẠI?

  Trong những mối quan hệ có yếu tố thao túng và lạm dụng – dù là về cảm xúc hay thể xác – người mang đặc điểm ái kỷ thường sử dụng một chiến lược rất đặc trưng: trao rồi rút tình cảm một cách thất thường. Lúc thì vồ vập, yêu thương nồng nhiệt, khiến người kia...

NGHIỆN CỜ BẠC – HÀNH VI TỰ HỦY HOẠI IM LẶNG

Nghiện cờ bạc không đơn thuần là một thói quen xấu hay biểu hiện của sự “yếu đuối”. Nó là một dạng rối loạn hành vi, có cơ chế thần kinh và tâm lý tương tự như nghiện chất kích thích. Tuy nhiên, do thiếu hiểu biết và nhiều định kiến xã hội, cờ bạc vẫn thường bị coi là...

HỘI CHỨNG MUNCHAUSEN BY PROXY

  Hội chứng Munchausen by proxy (MBP) là một rối loạn tâm thần hiếm gặp nhưng nguy hiểm, trong đó người chăm sóc – thường là mẹ – cố ý gây tổn thương thể chất hoặc tinh thần cho con cái nhằm thu hút sự quan tâm, lòng thương xót và sự ngưỡng mộ từ người khác. Hành...

CĂNG THẲNG CẤP TÍNH

  Căng thẳng cấp tính là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi đối diện với nguy hiểm hoặc sự kiện gây sang chấn. Ở giai đoạn này, hệ thần kinh tự động kích hoạt phản ứng chiến đấu, bỏ chạy hoặc đóng băng (fight, flight, freeze), với sự tham gia sâu của vùng PAG...

NGƯỜI LỚN ADHD VỚI CĂNG THẲNG, SANG CHẤN

Người lớn ADHD: Căng thẳng, Sang chấn và Hành trình phục hồi Người lớn có rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) thường phải đối mặt với mức căng thẳng cao hơn người điển hình và khi trải qua sang chấn, quá trình hồi phục của họ cũng phức tạp và kéo dài hơn. Điều này...

SANG CHẤN THAY ĐỔI CHÚNG TA THẾ NÀO?

Khi an toàn và là chính mình lại trở thành điều nguy hiểm Sang chấn không chỉ là những ký ức về một sự kiện đau thương; nó là cách mà toàn bộ hệ thần kinh của chúng ta học cách tồn tại trong một thế giới từng không an toàn. Với những người từng trải qua sang chấn —...

NGƯỜI THÔNG MINH CHỐNG LẠI MÌNH KHI TRẦM CẢM

Tại sao người thông minh lại tự chống lại bản thân khi bị trầm cảm, lo âu, và có nguy cơ tự hại cao hơn? Nhiều người cho rằng có trí thông minh cao (IQ cao) sẽ giúp con người dễ vượt qua các vấn đề tâm lý như trầm cảm hay lo âu. Thế nhưng thực tế lại cho thấy điều...

NAM GIỚI VÀ CĂNG THẲNG MÃN TÍNH

  Ai trong chúng ta cũng từng trải qua căng thẳng, nhưng với nam giới, cách họ đối mặt với căng thẳng kéo dài (căng thẳng mãn tính) lại rất khác biệt — và đôi khi khá âm thầm. Thay vì nói ra cảm xúc hoặc tìm kiếm sự hỗ trợ, nhiều người đàn ông lại chọn cách im...

NAM GIỚI VÀ HÀNH VI TỰ HỦY HOẠI MÌNH

  Căng thẳng và sang chấn là hai trạng thái có khả năng âm thầm định hình hành vi, đặc biệt là ở những người mang trong mình nhiều niềm tin tiêu cực về bản thân. Ở nhiều nam giới, khi đối mặt với áp lực quá mức từ công việc, mối quan hệ, hoặc sự kỳ vọng xã hội về...

CĂNG CƠ CẢM XÚC TỪ CĂNG THẲNG VÀ SANG CHẤN

  Căng cơ cảm xúc là hiện tượng phổ biến ở nhiều người, đặc biệt trong các bối cảnh căng thẳng kéo dài, sang chấn hoặc rối loạn điều hòa cảm xúc. Khi cảm xúc bị kìm nén hoặc không thể giải phóng đúng cách, cơ thể thường "giữ" lại cảm xúc dưới dạng căng cơ, co...

TẠI SAO TA ĐÔNG CỨNG

  Tại sao ta “đông cứng” và cố làm hài lòng người khác khi lớn lên trong môi trường không an toàn Khi chúng ta sống trong một môi trường đầy căng thẳng như gia đình có bạo hành, la mắng, kiểm soát hoặc bị bỏ mặc, cơ thể và não bộ sẽ dần hình thành những cách đặc...

LẠC NỘI MẠC TỬ CUNG VÀ CĂNG THẲNG MÃN TÍNH

  Khi cơ thể không còn là nơi an toàn Lạc nội mạc tử cung không chỉ là một bệnh phụ khoa. Đó là một trải nghiệm sống toàn thân, toàn tâm – nơi người phụ nữ không chỉ đối mặt với cơn đau thể xác kéo dài, mà còn sống chung với nỗi bất an, mệt mỏi, và cảm giác cô...

HỘI CHỨNG NHỮNG ĐỨA TRẺ “ZOOMBIE”

  Khi mạng xã hội làm trầm trọng thêm ADHD Trong vài năm trở lại đây, thuật ngữ “hội chứng những đứa trẻ zombie” được sử dụng để mô tả hình ảnh những đứa trẻ trở nên đờ đẫn, mất khả năng tập trung, và phản ứng chậm chạp sau thời gian dài tiếp xúc với màn hình,...

KHI XẤU HỔ TRUYỀN TỪ MẸ SANG CON GÁI

  Trong quá trình làm việc trị liệu với phụ nữ, một trong những điều khiến người ta day dứt nhất không phải là những tổn thương cụ thể, mà là cảm giác xấu hổ bám rễ vào tận sâu bên trong. Nhiều phụ nữ mang trong mình cảm giác rằng sự tồn tại của họ là một điều...

KHI ĐÀN ÔNG “YẾU SINH LÝ” VÌ TÂM LÝ

  Tình trạng “yếu sinh lý” ở nam giới – đặc biệt là khó cương cứng hoặc xuất tinh sớm khi gần gũi với người mình yêu – thường khiến người trong cuộc cảm thấy xấu hổ, mất tự tin, thậm chí là hoang mang. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp được ghi nhận rằng người đàn...

CĂNG THẲNG MÃN TÍNH VÀ BỆNH CƯỜNG GIÁP

GÓC NHÌN TỔNG THỂ VỀ TÂM – THÂN – KINH Cường giáp (hyperthyroidism) là tình trạng tuyến giáp sản xuất quá mức hormone thyroxine (T4) và triiodothyronine (T3), khiến cơ thể rơi vào trạng thái “tăng tốc” kéo dài. Người bệnh thường gặp các triệu chứng như hồi hộp, mất...

U NANG VÀ CĂNG THẲNG MÃN TÍNH

  NHÌN NHẬN TỪ MÔ HÌNH TÂM – THÂN – KINH U nang buồng trứng là tình trạng khá phổ biến ở phụ nữ, đặc biệt trong độ tuổi sinh sản. Phần lớn u nang lành tính, nhưng trong một số trường hợp, chúng có thể gây rối loạn nội tiết, đau vùng chậu, rối loạn kinh nguyệt...

KHI BẠN YÊU MỘT NGƯỜI “ÁI KỶ”

Yêu một người mắc rối loạn nhân cách ái kỷ (Narcissistic Personality Disorder – NPD) không chỉ là một hành trình đầy mâu thuẫn và tổn thương, mà còn có thể khiến bạn đánh mất chính mình. Mối quan hệ ấy có thể bắt đầu bằng sự quyến rũ mạnh mẽ – bạn cảm thấy được chú ý,...

LIỆU PHÁP HYPNOSIS VISUALISATION TRONG TRỊ LIỆU TÂM LÝ

Hypnosis Visualisation (gợi hình trong trạng thái thôi miên) là một phương pháp trị liệu sử dụng trí tưởng tượng có hướng dẫn trong trạng thái thư giãn sâu hoặc trạng thái thôi miên nhẹ. Trong quá trình này, thân chủ được dẫn dắt tập trung vào các hình ảnh tích cực,...

NỖI SỢ Ở MỘT MÌNH

  Nỗi sợ ở một mình không đơn thuần là cảm giác cô đơn thoáng qua, mà với nhiều người trưởng thành, đó là một nỗi hoảng loạn hiện sinh – cảm giác như chính sự sống bị đe dọa khi không có ai bên cạnh. Những người sợ tách biệt khỏi gia đình, bạn đời hay người họ...

TẠI SAO KHÔNG THOÁT RA MỐI QUAN HỆ ĐỘC HẠI?

  Trong những mối quan hệ có yếu tố thao túng và lạm dụng – dù là về cảm xúc hay thể xác – người mang đặc điểm ái kỷ thường sử dụng một chiến lược rất đặc trưng: trao rồi rút tình cảm một cách thất thường. Lúc thì vồ vập, yêu thương nồng nhiệt, khiến người kia...

NGHIỆN CỜ BẠC – HÀNH VI TỰ HỦY HOẠI IM LẶNG

Nghiện cờ bạc không đơn thuần là một thói quen xấu hay biểu hiện của sự “yếu đuối”. Nó là một dạng rối loạn hành vi, có cơ chế thần kinh và tâm lý tương tự như nghiện chất kích thích. Tuy nhiên, do thiếu hiểu biết và nhiều định kiến xã hội, cờ bạc vẫn thường bị coi là...

NHỮNG KẺ PHÁ HOẠI TỔ CHỨC CHUYÊN NGHIỆP

Trong môi trường làm việc, không khó để bắt gặp những người âm thầm hoặc công khai phá vỡ cấu trúc chung – chia rẽ nội bộ, lan truyền tin đồn, thụ động-aggressive trong công việc. Họ không hẳn là “người xấu” theo nghĩa đơn giản, mà thường là những cá nhân mang trong...

HỘI CHỨNG MUNCHAUSEN BY PROXY

  Hội chứng Munchausen by proxy (MBP) là một rối loạn tâm thần hiếm gặp nhưng nguy hiểm, trong đó người chăm sóc – thường là mẹ – cố ý gây tổn thương thể chất hoặc tinh thần cho con cái nhằm thu hút sự quan tâm, lòng thương xót và sự ngưỡng mộ từ người khác. Hành...

LIỆU PHÁP HỆ THỐNG GIA ĐÌNH BÊN TRONG

Liệu pháp Hệ thống Gia đình Bên trong (Internal Family Systems – IFS) là một phương pháp trị liệu tâm lý được phát triển bởi tiến sĩ Richard Schwartz vào đầu những năm 1980. Khi làm việc với thân chủ, ông nhận thấy rằng trong mỗi người không chỉ có một "cái tôi" thống...

CĂNG THẲNG CẤP TÍNH

  Căng thẳng cấp tính là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi đối diện với nguy hiểm hoặc sự kiện gây sang chấn. Ở giai đoạn này, hệ thần kinh tự động kích hoạt phản ứng chiến đấu, bỏ chạy hoặc đóng băng (fight, flight, freeze), với sự tham gia sâu của vùng PAG...

NGƯỜI LỚN ADHD VỚI CĂNG THẲNG, SANG CHẤN

Người lớn ADHD: Căng thẳng, Sang chấn và Hành trình phục hồi Người lớn có rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) thường phải đối mặt với mức căng thẳng cao hơn người điển hình và khi trải qua sang chấn, quá trình hồi phục của họ cũng phức tạp và kéo dài hơn. Điều này...

SANG CHẤN THAY ĐỔI CHÚNG TA THẾ NÀO?

Khi an toàn và là chính mình lại trở thành điều nguy hiểm Sang chấn không chỉ là những ký ức về một sự kiện đau thương; nó là cách mà toàn bộ hệ thần kinh của chúng ta học cách tồn tại trong một thế giới từng không an toàn. Với những người từng trải qua sang chấn —...

NGƯỜI THÔNG MINH CHỐNG LẠI MÌNH KHI TRẦM CẢM

Tại sao người thông minh lại tự chống lại bản thân khi bị trầm cảm, lo âu, và có nguy cơ tự hại cao hơn? Nhiều người cho rằng có trí thông minh cao (IQ cao) sẽ giúp con người dễ vượt qua các vấn đề tâm lý như trầm cảm hay lo âu. Thế nhưng thực tế lại cho thấy điều...

NAM GIỚI VÀ CĂNG THẲNG MÃN TÍNH

  Ai trong chúng ta cũng từng trải qua căng thẳng, nhưng với nam giới, cách họ đối mặt với căng thẳng kéo dài (căng thẳng mãn tính) lại rất khác biệt — và đôi khi khá âm thầm. Thay vì nói ra cảm xúc hoặc tìm kiếm sự hỗ trợ, nhiều người đàn ông lại chọn cách im...

NAM GIỚI VÀ HÀNH VI TỰ HỦY HOẠI MÌNH

  Căng thẳng và sang chấn là hai trạng thái có khả năng âm thầm định hình hành vi, đặc biệt là ở những người mang trong mình nhiều niềm tin tiêu cực về bản thân. Ở nhiều nam giới, khi đối mặt với áp lực quá mức từ công việc, mối quan hệ, hoặc sự kỳ vọng xã hội về...

CĂNG CƠ CẢM XÚC TỪ CĂNG THẲNG VÀ SANG CHẤN

  Căng cơ cảm xúc là hiện tượng phổ biến ở nhiều người, đặc biệt trong các bối cảnh căng thẳng kéo dài, sang chấn hoặc rối loạn điều hòa cảm xúc. Khi cảm xúc bị kìm nén hoặc không thể giải phóng đúng cách, cơ thể thường "giữ" lại cảm xúc dưới dạng căng cơ, co...

TẠI SAO TA ĐÔNG CỨNG

  Tại sao ta “đông cứng” và cố làm hài lòng người khác khi lớn lên trong môi trường không an toàn Khi chúng ta sống trong một môi trường đầy căng thẳng như gia đình có bạo hành, la mắng, kiểm soát hoặc bị bỏ mặc, cơ thể và não bộ sẽ dần hình thành những cách đặc...

THÓI QUEN LÀM HÀI LÒNG NGƯỜI KHÁC

  Trong những tình huống bị đe dọa, hệ thần kinh của chúng ta có thể phản ứng theo ba hướng: chiến đấu (fight), bỏ chạy (flight) hoặc đông cứng (freeze). Trong trạng thái đông cứng, cơ thể rơi vào tình trạng bất động - nhịp tim chậm lại, các cơ trở nên tê liệt,...

LẠC NỘI MẠC TỬ CUNG VÀ CĂNG THẲNG MÃN TÍNH

  Khi cơ thể không còn là nơi an toàn Lạc nội mạc tử cung không chỉ là một bệnh phụ khoa. Đó là một trải nghiệm sống toàn thân, toàn tâm – nơi người phụ nữ không chỉ đối mặt với cơn đau thể xác kéo dài, mà còn sống chung với nỗi bất an, mệt mỏi, và cảm giác cô...

HỘI CHỨNG NHỮNG ĐỨA TRẺ “ZOOMBIE”

  Khi mạng xã hội làm trầm trọng thêm ADHD Trong vài năm trở lại đây, thuật ngữ “hội chứng những đứa trẻ zombie” được sử dụng để mô tả hình ảnh những đứa trẻ trở nên đờ đẫn, mất khả năng tập trung, và phản ứng chậm chạp sau thời gian dài tiếp xúc với màn hình,...

KHI XẤU HỔ TRUYỀN TỪ MẸ SANG CON GÁI

  Trong quá trình làm việc trị liệu với phụ nữ, một trong những điều khiến người ta day dứt nhất không phải là những tổn thương cụ thể, mà là cảm giác xấu hổ bám rễ vào tận sâu bên trong. Nhiều phụ nữ mang trong mình cảm giác rằng sự tồn tại của họ là một điều...

KHI ĐÀN ÔNG “YẾU SINH LÝ” VÌ TÂM LÝ

  Tình trạng “yếu sinh lý” ở nam giới – đặc biệt là khó cương cứng hoặc xuất tinh sớm khi gần gũi với người mình yêu – thường khiến người trong cuộc cảm thấy xấu hổ, mất tự tin, thậm chí là hoang mang. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp được ghi nhận rằng người đàn...