AI CHẲNG MUỐN ÔM TẾT VÀO LÒNG

AI CHẲNG MUỐN ÔM TẾT VÀO LÒNG

Tôi còn nhớ một ngày rất đẹp của học kỳ 2 năm lớp 5, tôi nắn nót viết vào nhật ký của mình ngày 01/01/2000 khi chương trình tivi của đài truyền hình Thành phố vang rền bài hát Sài Gòn cô tiên năm 2000. 

Ngày bắt đầu thế kỷ và thiên niên kỷ mới với những lời đồn tận thế liêu trai. Ấy vậy mà 20 năm đã trôi qua. Còn chưa kịp quen với con số 2019 đã phải ngỡ ngàng nhìn thời gian lôi kéo mọi thứ sang 2020.

Tết năm nay đến vội, mọi thứ cũng đều rất vội vàng. Gấp gáp đặt chuyến xe về quê Tết. Hối hả đi gửi quà tết cho ân nhân, cho khách hàng. Cuống cuồng trong hàng loạt báo cáo, tổng kết cuối năm. Cập rập sắm vội vài thứ cho gia đình ăn Tết… 

Đến một độ tuổi, ngó tờ lịch cứ đếm ngược 30, 25, 20… ngày nữa đến Tết mà thấy bao nhiêu áp lực tràn về. 

Có người bạn vào nam làm việc, giờ nghe đến Tết dù nhớ nhà và muốn về lắm nhưng lại không dám về. Vì áp lực tiền bạc phải lì xì, quà cáp con cháu, họ hàng, tiệc tùng. Nên có nhiều người phải chậc lưỡi “thôi để dành, hè về thăm nhà cho nhẹ nhàng”. 

Với những người con lập nghiệp ở nước ngoài, những ai chưa được dư dả, việc về quê ăn Tết cũng lắm trở trăn. Nói đúng hơn là họ sợ Tết. Họ ra đi tay trắng và trở về mang tiếng “Việt Kiều”, bản thân suốt cả năm trời lao động vất vả, lao đao nơi đất khách. Dẫu đồng tiền có lớn hơn nhưng nó chỉ lớn được khi về quê hương, còn những chi phí ở xứ người, thì ở đâu sống theo đó, có tiết kiệm mấy cũng chẳng thể ăn bữa cơm 30 nghìn đồng. Vậy mà cái tiếng “Việt Kiều” đeo đẳng, à thì có tiếng thì phải có miếng, để rồi dở dang bao giấc mơ ăn Tết quê nhà. Thị phi của cuộc đời chưa bao giờ dừng lại khi người ta chỉ nhìn được vào đồng tiền từ Tây ra Ta to to ấy.

Dẫu giờ đây có thể “ăn Tết” qua “màn hình”, có thể nghe và nhìn thấy mặt người thân, nhưng niềm vui đâu đã vẹn, hạnh phúc đâu đã tròn?

Rất nhiều người phải chắt chiu chi phí, thậm chí đi xin từng phần quà từ thiện ở các nhà thờ để có chút quà biếu mang về. Có những thực tế diễn ra phũ phàng nhưng người ta không chịu nhìn nhận sự “phũ” của họ và phủ nhận đi sự thật rằng họ rất vô tâm. Tôi từng chứng kiến ánh mắt buồn bã của một người bà, những ngày vừa đáp máy bay về chơi tết, nhà bà rôm rả cháu con, chị em, họ hàng. Nhưng họ đến để mừng “quà”, và những ngày sau đó, căn nhà đã vắng lặng dần. Rồi bà chẳng về ăn Tết nữa vì cảm thấy buồn hơn là không có Tết ở bên kia đại dương. 

Tôi còn nhớ mãi một câu nói xấu vô tình của một người “Việt Kiều gì mà về cho có mỗi chai dầu gió, keo thế”. Tôi chỉ biết cười cho suy nghĩ hẹp hòi và ích kỉ đó, tâm lý lạ lùng chăm chăm vào sự hào phóng của người khác một cách vô tâm. Hãy hiểu một điều, họ cũng bán sức lao động ở quê người và không có nghĩa vụ phải lo hết cho những ai quen biết. Và hãy trân trọng những món quà nhỏ bé mà họ chắt chiu và thông điệp họ muốn gửi gắm rằng họ vẫn nhớ đến người nhận. 

Có người hỏi vì sao cả khi lễ lạc tôi đều viết rất buồn. Câu trả lời đơn giản là vì những niềm vui nhiều người đã viết hộ, riêng nỗi buồn của phận người, tôi ước có được sự sẻ chia.

Cuộc đời này vốn dĩ không khó chỉ có con người làm khó lẫn nhau. Ai chẳng muốn ôm Tết vào lòng một cách nồng nhiệt và tươi vui. Chữ đoàn viên trong cái Tết truyền thống đầm ấm gia đình, chẳng biết tự bao giờ lại quy ra đếm đong bằng tiền bạc và những lời soi mói. 

“Tết này được thưởng bao nhiêu?”; 

“Năm nay lên chức gì rồi?”;

“Sao làm mãi mà chưa mua được nhà cửa thế?”

“Năm nay làm dư được bao nhiêu?” 

“Chừng nào lấy chồng? Con gái vầy là ế rồi đó biết không?”

… và cả tỷ những câu hỏi mang danh quan tâm dỏm  khác. 

Đã sang thập kỉ mới, hy vọng Tết sẽ thực sự trở về đúng ý nghĩa của nó và mọi người đều thực sự an vui. Xin gửi lời chúc sức khỏe và an lành đến tất cả mọi người. Chúc cho những người con xa quê phần nào được an ủi nỗi niềm sợ Tết, mong thật nhiều sự sẻ chia và thấu hiểu từ người thân yêu và bạn bè. Chúc cho những ai chưa đủ điều kiện về quê có một năm mới nhiều sức khoẻ và sẽ sớm có ngày đoàn viên không xa. 

LẠC NHIÊN

Tôi còn nhớ một ngày rất đẹp của học kỳ 2 năm lớp 5, tôi nắn nót viết vào nhật ký của mình ngày 01/01/2000 khi chương trình tivi của đài truyền hình Thành phố vang rền bài hát Sài Gòn cô tiên năm 2000. 

Ngày bắt đầu thế kỷ và thiên niên kỷ mới với những lời đồn tận thế liêu trai. Ấy vậy mà 20 năm đã trôi qua. Còn chưa kịp quen với con số 2019 đã phải ngỡ ngàng nhìn thời gian lôi kéo mọi thứ sang 2020.

Tết năm nay đến vội, mọi thứ cũng đều rất vội vàng. Gấp gáp đặt chuyến xe về quê Tết. Hối hả đi gửi quà tết cho ân nhân, cho khách hàng. Cuống cuồng trong hàng loạt báo cáo, tổng kết cuối năm. Cập rập sắm vội vài thứ cho gia đình ăn Tết… 

Đến một độ tuổi, ngó tờ lịch cứ đếm ngược 30, 25, 20… ngày nữa đến Tết mà thấy bao nhiêu áp lực tràn về. 

Có người bạn vào nam làm việc, giờ nghe đến Tết dù nhớ nhà và muốn về lắm nhưng lại không dám về. Vì áp lực tiền bạc phải lì xì, quà cáp con cháu, họ hàng, tiệc tùng. Nên có nhiều người phải chậc lưỡi “thôi để dành, hè về thăm nhà cho nhẹ nhàng”. 

Với những người con lập nghiệp ở nước ngoài, những ai chưa được dư dả, việc về quê ăn Tết cũng lắm trở trăn. Nói đúng hơn là họ sợ Tết. Họ ra đi tay trắng và trở về mang tiếng “Việt Kiều”, bản thân suốt cả năm trời lao động vất vả, lao đao nơi đất khách. Dẫu đồng tiền có lớn hơn nhưng nó chỉ lớn được khi về quê hương, còn những chi phí ở xứ người, thì ở đâu sống theo đó, có tiết kiệm mấy cũng chẳng thể ăn bữa cơm 30 nghìn đồng. Vậy mà cái tiếng “Việt Kiều” đeo đẳng, à thì có tiếng thì phải có miếng, để rồi dở dang bao giấc mơ ăn Tết quê nhà. Thị phi của cuộc đời chưa bao giờ dừng lại khi người ta chỉ nhìn được vào đồng tiền từ Tây ra Ta to to ấy.

Dẫu giờ đây có thể “ăn Tết” qua “màn hình”, có thể nghe và nhìn thấy mặt người thân, nhưng niềm vui đâu đã vẹn, hạnh phúc đâu đã tròn?

Rất nhiều người phải chắt chiu chi phí, thậm chí đi xin từng phần quà từ thiện ở các nhà thờ để có chút quà biếu mang về. Có những thực tế diễn ra phũ phàng nhưng người ta không chịu nhìn nhận sự “phũ” của họ và phủ nhận đi sự thật rằng họ rất vô tâm. Tôi từng chứng kiến ánh mắt buồn bã của một người bà, những ngày vừa đáp máy bay về chơi tết, nhà bà rôm rả cháu con, chị em, họ hàng. Nhưng họ đến để mừng “quà”, và những ngày sau đó, căn nhà đã vắng lặng dần. Rồi bà chẳng về ăn Tết nữa vì cảm thấy buồn hơn là không có Tết ở bên kia đại dương. 

Tôi còn nhớ mãi một câu nói xấu vô tình của một người “Việt Kiều gì mà về cho có mỗi chai dầu gió, keo thế”. Tôi chỉ biết cười cho suy nghĩ hẹp hòi và ích kỉ đó, tâm lý lạ lùng chăm chăm vào sự hào phóng của người khác một cách vô tâm. Hãy hiểu một điều, họ cũng bán sức lao động ở quê người và không có nghĩa vụ phải lo hết cho những ai quen biết. Và hãy trân trọng những món quà nhỏ bé mà họ chắt chiu và thông điệp họ muốn gửi gắm rằng họ vẫn nhớ đến người nhận. 

Có người hỏi vì sao cả khi lễ lạc tôi đều viết rất buồn. Câu trả lời đơn giản là vì những niềm vui nhiều người đã viết hộ, riêng nỗi buồn của phận người, tôi ước có được sự sẻ chia.

Cuộc đời này vốn dĩ không khó chỉ có con người làm khó lẫn nhau. Ai chẳng muốn ôm Tết vào lòng một cách nồng nhiệt và tươi vui. Chữ đoàn viên trong cái Tết truyền thống đầm ấm gia đình, chẳng biết tự bao giờ lại quy ra đếm đong bằng tiền bạc và những lời soi mói. 

“Tết này được thưởng bao nhiêu?”; 

“Năm nay lên chức gì rồi?”;

“Sao làm mãi mà chưa mua được nhà cửa thế?”

“Năm nay làm dư được bao nhiêu?” 

“Chừng nào lấy chồng? Con gái vầy là ế rồi đó biết không?”

… và cả tỷ những câu hỏi mang danh quan tâm dỏm  khác. 

Đã sang thập kỉ mới, hy vọng Tết sẽ thực sự trở về đúng ý nghĩa của nó và mọi người đều thực sự an vui. Xin gửi lời chúc sức khỏe và an lành đến tất cả mọi người. Chúc cho những người con xa quê phần nào được an ủi nỗi niềm sợ Tết, mong thật nhiều sự sẻ chia và thấu hiểu từ người thân yêu và bạn bè. Chúc cho những ai chưa đủ điều kiện về quê có một năm mới nhiều sức khoẻ và sẽ sớm có ngày đoàn viên không xa. 

LẠC NHIÊN

SAI LẦM PHÁ HỦY SỰ HẤP DẪN

Gần đây, tôi nhận thấy một vài lý do sâu sắc hơn tại sao phụ nữ lại luôn gặp khó khăn trong việc thu hút một người đàn ông tốt và gìn giữ mối quan hệ đó. Nếu bạn hiện tại vẫn loay hoay trong những mối quan hệ tình cảm không mấy tốt đẹp với nỗi buồn nhiều hơn niềm vui,...

SỰ CÔ ĐỘC XOA DỊU NỖI CÔ ĐƠN

Đôi khi, chúng ta gặp khó khăn trong việc làm chủ và định hướng mối quan hệ của mình với người khác, cũng như mối quan hệ của mình với chính mình. Chúng ta dựng nên một cộng đồng với những mối quan hệ xung quanh để đối phó với những vấn đề nội tại, trong bản thân mỗi...

CHẲNG AI CHỊU NHẬN MÌNH NGƯỢC ĐÃI CON

  Vẫn là gương mặt này, vẫn mái tóc bảy ba sắc lẹm, vẫn là nụ cười nghiêm nghị nằm trong tấm di ảnh trên bàn thờ, vậy mà đứa con gái chẳng thể nhỏ một giọt nước mắt ly biệt. Nỗi đau mà người cha ruột gây ra hóa ra đến cái chết cũng không thể gột rửa. Có gì đó cứ...

SÀI GÒN HOA

  Sài Gòn đẹp nhất có lẽ là vào thời điểm vừa qua Tết. Khi cái lạnh se se vẫn còn quyến luyến thành phố, hàng cây kèn hồng trên Điện Biên Phủ, Calmette, Phạm Văn Đồng… sẽ khiến những trái tim yêu cỏ cây, hoa lá, yêu sự lãng mạn thổn thức trước vẻ đẹp không thể...

NHỮNG ĐỨA CON CỦA MẸ

  Một dạo nọ tham gia triển lãm, tôi có dịp xem những thước ảnh trắng đen, ghi lại dáng hình của những chiếc bụng đã phải kinh qua ít nhất một lần vượt cạn của những người phụ nữ. Vùng da trùng xuống nhăn nheo, mấy vết rạn in hằn, một vóc dáng sồ sề, tất cả đều...

TÌNH DỤC CÓ LÀ CHUYỆN NHỎ?

  Trong cuộc sống, không thiếu những chàng trai, cô gái sử dụng tình dục như một công cụ để vụ lợi. Một anh chàng vì muốn thăng tiến nhanh trong công việc sẵn sàng nói yêu con gái của giám đốc mà không hề có tình cảm và ham muốn tình dục với cô ấy. Hay những cô...

GIÁNG SINH VÀ NHỮNG CÁNH THIỆP

Những ngày đông tới, thời tiết se se lạnh vào buổi sáng, vội vàng khoác thêm một chiếc áo mỏng khi đi ra ngoài- tất cả báo hiệu Sài Gòn đã vào mùa Giáng sinh. Giáng sinh đối với người công giáo như ngày tết, rộn rã và tưng bừng. Xóm Đạo nô nức treo cờ hoa, giăng dây...

Lối Suy Nghĩ Tiêu Cực Cố Hữu V Lỗi Tư Duy

Làm chủ tư duy, thay đổi vận mệnh. Cách suy nghĩ của mọi người quyết định cảm nhận của họ. Nhận biết các kiểu tư duy vô bổ, lối suy nghĩ tiêu cực và lỗi tư duy là rất quan trọng giúp tạo nên sự thay đổi và phát triển tư duy tích cực. (1) Khái quát quá mức (Chủ nghĩa...

NÓI VỚI CON VỀ GIỚI TÍNH

Khi còn nhỏ, tôi luôn băn khoăn và hiếu kỳ không biết mình sinh ra từ đâu, mình đến với thế giới này như thế nào?  Có lần mẹ bảo: “con sống trong ngón chân cái của ba, rồi khi mẹ lấy ba, con qua bụng mẹ  ở và đi ra từ lỗ rốn của mẹ”. Cứ thế, đến tận 15 tuổi, tôi mới...

NHỮNG ĐỨA TRẺ THÈM SỰ KẾT NỐI

Là một người thích lân la các quán café để làm việc hay đọc sách, tôi vẫn thường chứng kiến cảnh tượng những ông bố, bà mẹ trò chuyện rôm rả cùng bạn bè, còn bên cạnh là những đứa trẻ nhìn không chớp mắt vào màn hình điện thoại. Mà hễ những đứa trẻ này hiếu động chạy...

MONG MUỐN THẦM KÍN CỦA ĐÀN ÔNG

Là phụ nữ, ai cũng tò mò về những mong muốn thầm kín mà cánh đàn ông thường hiếm khi chia sẻ. Trên thực tế, người ta thường dành nhiều thời gian và công sức để nghiên cứu tâm lý phụ nữ, vì ai cũng biết “phụ nữ phức tạp” nhường nào. Nhưng không có nghĩa là ta nên bỏ...

NHỮNG ĐỨA TRẺ TO XÁC

  Bài học thứ 1: Đàn ông cần được xoa dịu Khi đàn ông cảm thấy bực bội, dù là khi đang lái xe, khi cố gắng sửa chữa điện hay Internet, khi bị giành mất chiếc remote tivi, tại một thời điểm nào đó, họ sẽ muốn sử dụng vũ lực để cố gắng làm mọi thứ theo cách của...

KHÔNG BIẾT MÌNH THÍCH GÌ

  Vào năm thứ ba của đại học, trong một lần mở chuyên mục Q&A trên Instagram, câu hỏi tôi nhận được nhiều nhất từ followers của mình là: “Trước đây, chị làm thế nào để xác định được trường mình thích và ngành học mình muốn?” hoặc “Bạn đã xác định sẽ làm nghề...

CHIẾC VÁY ĐẦU TIÊN

Tôi không nhớ mình nhận ra sự khác biệt trong mình với các đứa bé khác cùng xóm là từ khi nào. Chỉ biết ngày bé lắm, khi nhìn vào những con búp bê của các chị gái, tôi luôn thấy con gái là phải mặc váy mới đúng. Dần dà, sự nhận thức trong tôi về con trai và con gái...

7 LỜI KHUYÊN ĐỂ CÓ TƯ DUY TÍCH CỰC

  "Sức mạnh của tư duy tích cực" là một khái niệm phổ biến đến mức đôi khi bạn có thể cảm thấy nó có một chút sáo rỗng. Nhưng nhữnglợi ích về thể chất và tinh thần của tư duy tích cực đã được chứng minh bằng nhiều nghiên cứu khoa học. Tư duy tích cực có thể giúp...

15 HÀNH VI “TỰ HỦY HOẠI” BẢN THÂN

Khi mọi người nói về hành vi "tự hủy hoại", họ thường đề cập đến việc làm bản thân bị thương như cắt cổ tay. Nhưng đó không phải là cách “tự hủy hoại” duy nhất. Thực ra, một số hình thức “tự hủy hoại” trông không có vẻ gì là làm tổn thương bản thân. “Tự hủy hoại”...

GỬI PHỤ NỮ, TỰ CHO MÌNH LÀ “XẤU”

Để trả lời câu hỏi ngoại hình có quan trọng không? Tôi cho rằng là có, nhưng tôi cũng chắc chắn rằng ngoại hình không phải là tất cả mối quan tâm làm nên giá trị trong cuộc sống mỗi người. Ai cũng dễ dàng bị một website, hay bìa một tạp chí hấp dẫn, thuyết phục nhưng...

NHỮNG NGƯỜI PHỤ NỮ PHI THƯỜNG

Trong cuộc đời này, tôi đã gặp được rất nhiều người phụ nữ phi thường. Đó là M., người chị trước đây từng tham gia cùng một dự án với tôi. M. đã hỗ trợ tôi rất nhiều từ những năm cấp ba. Chị tốt nghiệp đại học với tấm bằng xuất sắc, và rồi một mình gây dựng nên sự...

SAI LẦM PHÁ HỦY SỰ HẤP DẪN

Gần đây, tôi nhận thấy một vài lý do sâu sắc hơn tại sao phụ nữ lại luôn gặp khó khăn trong việc thu hút một người đàn ông tốt và gìn giữ mối quan hệ đó. Nếu bạn hiện tại vẫn loay hoay trong những mối quan hệ tình cảm không mấy tốt đẹp với nỗi buồn nhiều hơn niềm vui,...

ĐÀN ÔNG CŨNG “CHỊU LẤY” VỢ GIÀU

Đám cưới là một sự kiện trọng đại trong cuộc đời mỗi người. Thế nhưng có nhiều bạn lại yêu vì cưới mà không phải cưới vì yêu. Khi cánh cửa hôn nhân mở ra, về sống chung dưới một mái nhà, đời sống vợ chồng có rất nhiều áp lực, không phải là cơm áo gạo tiền thì cũng là...