CÂU CHUYỆN NGƯỜI GIÀ

CÂU CHUYỆN NGƯỜI GIÀ

 

Tôi tin trong miền kí ức của cuộc đời mỗi người đều có hình ảnh của ít nhất một người già nào đó, một người để lại rất nhiều cảm xúc ấm áp lẫn tươi vui. Đặc biệt đối với văn hóa gia đình nhiều thế hệ như Á Đông thì việc ông bà, bố mẹ, con cháu sống chung với nhau dưới một mái nhà là rất phổ biến.

Tôi nghĩ ai cũng đã từng một lần tự hỏi tại sao những người già lại không bao giờ chịu ngồi yên, cứ làm hết chuyện này đến chuyện kia dù ảnh hưởng đến sức khỏe. Trong nhịp sống hối hả hiện đại thì những người trẻ ngày càng ít có thời gian để mà thấu hiểu và cảm thông cho tâm sự của người già.

Đôi khi những gì họ cần không phải là của cải, vật chất, không phải là những món quà tặng đắt tiền, những loại thuốc men ngoại nhập, những phong bì mừng tuổi đầy tiền. Những gì họ cần chỉ là sự thấu hiểu, sẻ chia, sự ấm áp quây quần bên con cái, đôi khi chỉ là vài ba câu thăm hỏi, đôi ba cuộc điện thoại của những đứa con, đứa cháu ở xa nhà.

Với tất cả tình cảm và sự cảm thông mà mãi đến khi trưởng thành tôi mới thấm hết được, hôm nay tôi sẽ viết về một người già, người gắn bó với tôi cả thuở ấu thơ lẫn thời niên thiếu cho đến khi trưởng thành. Đó là bà nội. Mặc dù rất thích đọc truyện cổ tích, nhưng những câu chuyện kể về thời thanh xuân oanh liệt của nội còn sống động và ấn tượng hơn bất cứ câu chuyện nào mà tôi từng đọc.

Nội chính là người phụ nữ ngày đêm gánh gạo mưu sinh nuôi dạy thành tài 8 người con ăn học Đại học, người đã dũng cảm nhổ hết 2 hàm răng từ hồi đôi mươi (hỏi ra mới hay hồi chiến tranh lại có màn nhổ răng sĩ cho đỡ tốn tiền, khiếp!), người thức khuya dậy sớm nấu cơm sáng cho cả nhà cho đến tận những năm 70 khi sức khỏe đã yếu đi nhiều (và cũng tạo ra truyền thống ăn sáng ở nhà mà hiếm có gia đình hiện đại nào duy trì được).

Nội tôi cũng không phải là ngoại lệ của người già với đặc tính không-bao-giờ-chịu-ngồi-yên. Đúng là nội tuổi càng già, sức càng yếu (điều này hết sức logic), nhưng nói về mức độ sung thì đến tuổi trẻ như tôi còn phải chào thua! Nội làm đủ chuyện trong nhà, từ chuyện vặt vãnh, nhẹ nhàng như lặt rau, rửa chén, tới chuyện “tháo vát” như rửa quạt, tỉa cây, tới chuyện “hạng nặng” như chặt mía, đóng tủ, và khủng khiếp nhất là mấy chuyện đòi hỏi khả năng leo trèo, đu đu lắc lắc.

Một lần nội té là do leo lên coi số điện, mà phải chi nội leo cái ghế cố định bình thường cũng không có chuyện để nói. Không! Nội leo lên cái ghế mát xa, mà cái này thì bạn cũng biết rồi đấy, dù lúc không khởi động thì nó cũng nhân đà quay quay, lắc lắc, thế là nội cũng có dịp tận hưởng vài giây quay về thời còn lắc lư nhảy nhót theo nhạc.

Lần thứ 2 là nội leo lên thanh chắn của xe phơi đồ để… giăng mùng. Chẳng may bánh xe chạy, nội tuy sung mà lực bất tòng tâm nên chạy theo không kịp, thế là ngã sóng soài khiến cả nhà lại một phen thót tim. 3 lần còn lại là một lần nội đang đi tự dưng trật chân té, chấn thương cột sống, nằm liệt giường ngót nghét 2 tháng trời; một lần lật đật ra mở cổng cho tôi đi làm mà vấp phải cái gì đó rồi sụm chân té; gần đây nhất là nội té trong khi đang tắm (lần đầu tiên thấy mấy bà cô dùng vũ lực tông cửa giống hệt một cảnh kịch tính trong phim hành động, kết quả là sau khi mở được cửa… BẰNG CHÌA KHÓA thì nhà tôi tốn tiền sửa lại cửa).

Mà điều kỳ lạ tôi quan sát được là sau mỗi lần nội té, có vẻ như nội lại càng bình tĩnh hơn, biết cách ứng phó hơn, và quan trọng là… sung hơn. Hôm qua tôi mới phải chặt dừa lần đầu tiên trong đời, vì sáng sớm thức dậy đã thấy nội “tươi không cần tưới” ngồi chặt dừa rồi đòi dạy tôi chặt dừa nữa!

Hồi nãy mới dắt nội băng ngang qua khu rừng tối om về nhà, tối trời nội bảo muốn đi ngắm trăng! Tôi đang vừa đi với tốc độ “rùa bò” vừa hồi hộp vì đường về không một bóng người, xung quanh tiếng côn trùng hợp xướng thành một bản nhạc rùng rợn thì nội đột nhiên quay sang bảo: “Sao nội mệt quá con ơi?”. Lúc bấy giờ trong lòng tôi chỉ gào thét rằng sao không có nhà khoa học nào nghiên cứu có cái bệnh gì mà tuổi già sức yếu đâm ra mệt, đặc biệt đối tượng lại là một người sung như bà nội của tôi? Tự dưng tôi chợt nghĩ, hay là sau này thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học mang tên “Ai sung hơn bà nội của tôi?” nhỉ?

Thật ra những mẩu chuyện về nội tôi nghe có vẻ “phiền toái”, nhưng tôi xác định là trong nhà có người già thì không khí gia đình sinh động hơn hẳn, và như nhiều người nói, thứ quý nhất của người già chính là sự trải nghiệm.

Vì vậy, bất cứ khi nào bạn khó chịu vì những phiền toái mà người già đem đến cho bạn (theo kinh nghiệm của một người đã gắn bó nhiều năm với một người già qua bao giai đoạn thăng trầm của cuộc đời như tôi), hãy nghĩ cách khai thác khía cạnh trải nghiệm của họ, hãy trò chuyện với họ nhiều hơn về bất cứ thứ gì trên đời, và đặc biệt là hãy yêu quý họ để không bao giờ hối tiếc về sau. Tin tôi đi, bạn sẽ ngạc nhiên với những gì bạn nhận được đấy!

LILA

Tôi tin trong miền kí ức của cuộc đời mỗi người đều có hình ảnh của ít nhất một người già nào đó, một người để lại rất nhiều cảm xúc ấm áp lẫn tươi vui. Đặc biệt đối với văn hóa gia đình nhiều thế hệ như Á Đông thì việc ông bà, bố mẹ, con cháu sống chung với nhau dưới một mái nhà là rất phổ biến.

Tôi nghĩ ai cũng đã từng một lần tự hỏi tại sao những người già lại không bao giờ chịu ngồi yên, cứ làm hết chuyện này đến chuyện kia dù ảnh hưởng đến sức khỏe. Trong nhịp sống hối hả hiện đại thì những người trẻ ngày càng ít có thời gian để mà thấu hiểu và cảm thông cho tâm sự của người già.

Đôi khi những gì họ cần không phải là của cải, vật chất, không phải là những món quà tặng đắt tiền, những loại thuốc men ngoại nhập, những phong bì mừng tuổi đầy tiền. Những gì họ cần chỉ là sự thấu hiểu, sẻ chia, sự ấm áp quây quần bên con cái, đôi khi chỉ là vài ba câu thăm hỏi, đôi ba cuộc điện thoại của những đứa con, đứa cháu ở xa nhà.

Với tất cả tình cảm và sự cảm thông mà mãi đến khi trưởng thành tôi mới thấm hết được, hôm nay tôi sẽ viết về một người già, người gắn bó với tôi cả thuở ấu thơ lẫn thời niên thiếu cho đến khi trưởng thành. Đó là bà nội. Mặc dù rất thích đọc truyện cổ tích, nhưng những câu chuyện kể về thời thanh xuân oanh liệt của nội còn sống động và ấn tượng hơn bất cứ câu chuyện nào mà tôi từng đọc.

Nội chính là người phụ nữ ngày đêm gánh gạo mưu sinh nuôi dạy thành tài 8 người con ăn học Đại học, người đã dũng cảm nhổ hết 2 hàm răng từ hồi đôi mươi (hỏi ra mới hay hồi chiến tranh lại có màn nhổ răng sĩ cho đỡ tốn tiền, khiếp!), người thức khuya dậy sớm nấu cơm sáng cho cả nhà cho đến tận những năm 70 khi sức khỏe đã yếu đi nhiều (và cũng tạo ra truyền thống ăn sáng ở nhà mà hiếm có gia đình hiện đại nào duy trì được).

Nội tôi cũng không phải là ngoại lệ của người già với đặc tính không-bao-giờ-chịu-ngồi-yên. Đúng là nội tuổi càng già, sức càng yếu (điều này hết sức logic), nhưng nói về mức độ sung thì đến tuổi trẻ như tôi còn phải chào thua! Nội làm đủ chuyện trong nhà, từ chuyện vặt vãnh, nhẹ nhàng như lặt rau, rửa chén, tới chuyện “tháo vát” như rửa quạt, tỉa cây, tới chuyện “hạng nặng” như chặt mía, đóng tủ, và khủng khiếp nhất là mấy chuyện đòi hỏi khả năng leo trèo, đu đu lắc lắc.

Một lần nội té là do leo lên coi số điện, mà phải chi nội leo cái ghế cố định bình thường cũng không có chuyện để nói. Không! Nội leo lên cái ghế mát xa, mà cái này thì bạn cũng biết rồi đấy, dù lúc không khởi động thì nó cũng nhân đà quay quay, lắc lắc, thế là nội cũng có dịp tận hưởng vài giây quay về thời còn lắc lư nhảy nhót theo nhạc.

Lần thứ 2 là nội leo lên thanh chắn của xe phơi đồ để… giăng mùng. Chẳng may bánh xe chạy, nội tuy sung mà lực bất tòng tâm nên chạy theo không kịp, thế là ngã sóng soài khiến cả nhà lại một phen thót tim. 3 lần còn lại là một lần nội đang đi tự dưng trật chân té, chấn thương cột sống, nằm liệt giường ngót nghét 2 tháng trời; một lần lật đật ra mở cổng cho tôi đi làm mà vấp phải cái gì đó rồi sụm chân té; gần đây nhất là nội té trong khi đang tắm (lần đầu tiên thấy mấy bà cô dùng vũ lực tông cửa giống hệt một cảnh kịch tính trong phim hành động, kết quả là sau khi mở được cửa… BẰNG CHÌA KHÓA thì nhà tôi tốn tiền sửa lại cửa).

Mà điều kỳ lạ tôi quan sát được là sau mỗi lần nội té, có vẻ như nội lại càng bình tĩnh hơn, biết cách ứng phó hơn, và quan trọng là… sung hơn. Hôm qua tôi mới phải chặt dừa lần đầu tiên trong đời, vì sáng sớm thức dậy đã thấy nội “tươi không cần tưới” ngồi chặt dừa rồi đòi dạy tôi chặt dừa nữa!

Hồi nãy mới dắt nội băng ngang qua khu rừng tối om về nhà, tối trời nội bảo muốn đi ngắm trăng! Tôi đang vừa đi với tốc độ “rùa bò” vừa hồi hộp vì đường về không một bóng người, xung quanh tiếng côn trùng hợp xướng thành một bản nhạc rùng rợn thì nội đột nhiên quay sang bảo: “Sao nội mệt quá con ơi?”. Lúc bấy giờ trong lòng tôi chỉ gào thét rằng sao không có nhà khoa học nào nghiên cứu có cái bệnh gì mà tuổi già sức yếu đâm ra mệt, đặc biệt đối tượng lại là một người sung như bà nội của tôi? Tự dưng tôi chợt nghĩ, hay là sau này thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học mang tên “Ai sung hơn bà nội của tôi?” nhỉ?

Thật ra những mẩu chuyện về nội tôi nghe có vẻ “phiền toái”, nhưng tôi xác định là trong nhà có người già thì không khí gia đình sinh động hơn hẳn, và như nhiều người nói, thứ quý nhất của người già chính là sự trải nghiệm.

Vì vậy, bất cứ khi nào bạn khó chịu vì những phiền toái mà người già đem đến cho bạn (theo kinh nghiệm của một người đã gắn bó nhiều năm với một người già qua bao giai đoạn thăng trầm của cuộc đời như tôi), hãy nghĩ cách khai thác khía cạnh trải nghiệm của họ, hãy trò chuyện với họ nhiều hơn về bất cứ thứ gì trên đời, và đặc biệt là hãy yêu quý họ để không bao giờ hối tiếc về sau. Tin tôi đi, bạn sẽ ngạc nhiên với những gì bạn nhận được đấy!

LILA

THUYẾT PHỤC NGƯỜI KHÁC LÀM THEO Ý MÌNH

  Bạn luôn bị ám ảnh bởi nỗi sợ bị từ chối khi đưa ra một yêu cầu nào đó? Bạn muốn tăng gấp đôi cơ hội thành công trong việc thuyết phục mọi người gật đầu đồng ý? Tin vui là có một kỹ thuật có thể giúp bạn làm được điều này, thậm chí còn khiến người khác dành...

MANG DANH NGHĨA SINH THÀNH

Con bé ngồi đó thật lâu, dường như là bất động. Nó đã không ăn, không ngủ mấy ngày liền. Nó đăm đăm nhìn vào thân thể đang bốc mùi kia. Mũi nó dường như đặc quánh, nó không thể ngửi được mùi gì nữa. Nó nhìn cái xác thối, đâu đó đã 4-5 ngày trôi qua mà ngoài nó ra,...

SAI LẦM PHÁ HỦY SỰ HẤP DẪN

Gần đây, tôi nhận thấy một vài lý do sâu sắc hơn tại sao phụ nữ lại luôn gặp khó khăn trong việc thu hút một người đàn ông tốt và gìn giữ mối quan hệ đó. Nếu bạn hiện tại vẫn loay hoay trong những mối quan hệ tình cảm không mấy tốt đẹp với nỗi buồn nhiều hơn niềm vui,...

SỰ CÔ ĐỘC XOA DỊU NỖI CÔ ĐƠN

Đôi khi, chúng ta gặp khó khăn trong việc làm chủ và định hướng mối quan hệ của mình với người khác, cũng như mối quan hệ của mình với chính mình. Chúng ta dựng nên một cộng đồng với những mối quan hệ xung quanh để đối phó với những vấn đề nội tại, trong bản thân mỗi...

CHẲNG AI CHỊU NHẬN MÌNH NGƯỢC ĐÃI CON

  Vẫn là gương mặt này, vẫn mái tóc bảy ba sắc lẹm, vẫn là nụ cười nghiêm nghị nằm trong tấm di ảnh trên bàn thờ, vậy mà đứa con gái chẳng thể nhỏ một giọt nước mắt ly biệt. Nỗi đau mà người cha ruột gây ra hóa ra đến cái chết cũng không thể gột rửa. Có gì đó cứ...

SÀI GÒN HOA

  Sài Gòn đẹp nhất có lẽ là vào thời điểm vừa qua Tết. Khi cái lạnh se se vẫn còn quyến luyến thành phố, hàng cây kèn hồng trên Điện Biên Phủ, Calmette, Phạm Văn Đồng… sẽ khiến những trái tim yêu cỏ cây, hoa lá, yêu sự lãng mạn thổn thức trước vẻ đẹp không thể...

NHỮNG ĐỨA CON CỦA MẸ

  Một dạo nọ tham gia triển lãm, tôi có dịp xem những thước ảnh trắng đen, ghi lại dáng hình của những chiếc bụng đã phải kinh qua ít nhất một lần vượt cạn của những người phụ nữ. Vùng da trùng xuống nhăn nheo, mấy vết rạn in hằn, một vóc dáng sồ sề, tất cả đều...

TÌNH DỤC CÓ LÀ CHUYỆN NHỎ?

  Trong cuộc sống, không thiếu những chàng trai, cô gái sử dụng tình dục như một công cụ để vụ lợi. Một anh chàng vì muốn thăng tiến nhanh trong công việc sẵn sàng nói yêu con gái của giám đốc mà không hề có tình cảm và ham muốn tình dục với cô ấy. Hay những cô...

GIÁNG SINH VÀ NHỮNG CÁNH THIỆP

Những ngày đông tới, thời tiết se se lạnh vào buổi sáng, vội vàng khoác thêm một chiếc áo mỏng khi đi ra ngoài- tất cả báo hiệu Sài Gòn đã vào mùa Giáng sinh. Giáng sinh đối với người công giáo như ngày tết, rộn rã và tưng bừng. Xóm Đạo nô nức treo cờ hoa, giăng dây...

Lối Suy Nghĩ Tiêu Cực Cố Hữu V Lỗi Tư Duy

Làm chủ tư duy, thay đổi vận mệnh. Cách suy nghĩ của mọi người quyết định cảm nhận của họ. Nhận biết các kiểu tư duy vô bổ, lối suy nghĩ tiêu cực và lỗi tư duy là rất quan trọng giúp tạo nên sự thay đổi và phát triển tư duy tích cực. (1) Khái quát quá mức (Chủ nghĩa...

ĐIỀU ĐÀN ÔNG LO SỢ

  Người đàn ông của bạn có thể không bao giờ thừa nhận anh ta lo lắng bất cứ điều gì, nhưng hãy tin tôi, anh ấy có những nỗi lo sợ thầm kín đấy. Sự yếu mềm và đàn ông thường không được phép đi kèm với nhau. Ăn sâu trong gen của đàn ông là niềm tin rằng họ sinh ra...

THUYẾT PHỤC NGƯỜI KHÁC LÀM THEO Ý MÌNH

  Bạn luôn bị ám ảnh bởi nỗi sợ bị từ chối khi đưa ra một yêu cầu nào đó? Bạn muốn tăng gấp đôi cơ hội thành công trong việc thuyết phục mọi người gật đầu đồng ý? Tin vui là có một kỹ thuật có thể giúp bạn làm được điều này, thậm chí còn khiến người khác dành...

NHỮNG ĐÊM “TÌNH” VỚI MẸ

  Người ta nói cuộc đời mà, luôn bày sẵn nhiều bất ngờ lắm. Có những điều thú vị khiến mình nâng niu vui sướng, muốn giữ gìn từng chút một trong ký ức thì có những bất ngờ khiến ta đau đớn đến tận cùng. Là đàn ông, cứ nghĩ “đầu đội trời chân đạp đất” thì có gì...

MANG DANH NGHĨA SINH THÀNH

Con bé ngồi đó thật lâu, dường như là bất động. Nó đã không ăn, không ngủ mấy ngày liền. Nó đăm đăm nhìn vào thân thể đang bốc mùi kia. Mũi nó dường như đặc quánh, nó không thể ngửi được mùi gì nữa. Nó nhìn cái xác thối, đâu đó đã 4-5 ngày trôi qua mà ngoài nó ra,...

BA CÂU HỎI VUN ĐẮP TÌNH YÊU

​ Khi còn độc thân, ta trăn trở làm thế nào để có thể kết đôi được với người ta thầm thương trộm nhớ. Đến giai đoạn yêu đương mặn nồng, ta tiếp tục suy tư những cách thức để có được một tình cảm hoàn hảo, bền vững. Để giải quyết được nỗi băn khoăn về việc duy trì một...

MONG MUỐN THẦM KÍN CỦA ĐÀN ÔNG

Là phụ nữ, ai cũng tò mò về những mong muốn thầm kín mà cánh đàn ông thường hiếm khi chia sẻ. Trên thực tế, người ta thường dành nhiều thời gian và công sức để nghiên cứu tâm lý phụ nữ, vì ai cũng biết “phụ nữ phức tạp” nhường nào. Nhưng không có nghĩa là ta nên bỏ...

NHỮNG ĐỨA TRẺ TO XÁC

  Bài học thứ 1: Đàn ông cần được xoa dịu Khi đàn ông cảm thấy bực bội, dù là khi đang lái xe, khi cố gắng sửa chữa điện hay Internet, khi bị giành mất chiếc remote tivi, tại một thời điểm nào đó, họ sẽ muốn sử dụng vũ lực để cố gắng làm mọi thứ theo cách của...

KHÔNG BIẾT MÌNH THÍCH GÌ

  Vào năm thứ ba của đại học, trong một lần mở chuyên mục Q&A trên Instagram, câu hỏi tôi nhận được nhiều nhất từ followers của mình là: “Trước đây, chị làm thế nào để xác định được trường mình thích và ngành học mình muốn?” hoặc “Bạn đã xác định sẽ làm nghề...

CHIẾC VÁY ĐẦU TIÊN

Tôi không nhớ mình nhận ra sự khác biệt trong mình với các đứa bé khác cùng xóm là từ khi nào. Chỉ biết ngày bé lắm, khi nhìn vào những con búp bê của các chị gái, tôi luôn thấy con gái là phải mặc váy mới đúng. Dần dà, sự nhận thức trong tôi về con trai và con gái...

7 LỜI KHUYÊN ĐỂ CÓ TƯ DUY TÍCH CỰC

  "Sức mạnh của tư duy tích cực" là một khái niệm phổ biến đến mức đôi khi bạn có thể cảm thấy nó có một chút sáo rỗng. Nhưng nhữnglợi ích về thể chất và tinh thần của tư duy tích cực đã được chứng minh bằng nhiều nghiên cứu khoa học. Tư duy tích cực có thể giúp...